Viêm Nướu Răng Sứ

Viêm nướu răng sứ là tính trạng nướu bị sưng đỏ thậm chí có ổ mủ hình thành gây đau nhức âm ỉ cho người bệnh. Nếu không được xử lý kịp thời có thể gây chảy máu chân răng, viêm quanh răng và rụng răng hàng loạt. Cùng tìm hiểu nguyên nhân cụ thể làm răng sứ bị viêm nướu và biện pháp khắc phục mang lại hiệu quả tốt nhất trong bài viết dưới đây. 

Nguyên nhân gây viêm nướu răng sứ sau khi bọc

Sau khi bọc răng sứ, một số trường hợp bị sưng đỏ vùng lợi, mô mềm quanh răng. Về lâu dài, vấn đề này có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe răng miệng. Nếu muốn khắc phục tình trạng viêm nướu sau khi lắp răng sứ, trước hết cần tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh là gì để từ đó đưa ra giải pháp phù hợp.

Vệ sinh răng miệng không đúng cách là nguyên nhân chính gây nên tình trạng viêm nướu răng sứ
Vệ sinh răng miệng không đúng cách là nguyên nhân chính gây nên tình trạng viêm nướu răng sứ

Một số nguyên nhân chính làm răng sứ bị viêm nướu gồm có:

  • Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Đa số các trường hợp bị viêm lợi răng sứ đều do chủ quan không vệ sinh răng miệng kỹ càng. Thức ăn và mảng bám tích tụ lại tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm.
  • Kích thước răng không chính xác: Một số trường hợp kích thước răng đo đạc không chuẩn dẫn răng sứ bị hở, chen chúc nhau cộm lên khiến thức ăn ứ đọng lại bên trong. Điều này kết hợp với việc vệ sinh không kỹ khiến vi khuẩn tích tụ và gây viêm nhiễm.
  • Sai sót trong quá trình thăm khám khám và lắp răng: Số ít trường hợp bị viêm nướu răng sứ là do sai sót của bác sĩ chủ quan không kiểm tra tình trạng bệnh răng miệng và xử lý triệt để trước khi bọc. Bệnh lý răng miệng không được điều trị triệt để trước khi bọc răng sứ, những mầm mống vi khuẩn sẽ gây nên viêm lợi.
  • Cơ địa bệnh nhân bị kích ứng với chất liệu làm răng: Điều này thường xảy ra khi sử dụng răng sứ có lớp bọc bên trong làm từ kim loại, cơ địa bệnh nhân dị ứng gây ra phản ứng viêm.
  • Kỹ thuật chuyên môn kém: Bên cạnh đó, khi làm răng tại những cơ sở không uy tín, bác sĩ có trình độ tay nghề kém, không lấy sạch chất gắn kết còn dư hoặc đặt lệch răng cũng gây ảnh hưởng không tốt tới răng sứ sau khi bọc.

Triệu chứng và những biến chứng của viêm nướu răng sứ

Khi bị viêm nướu răng sứ, người bệnh sẽ có một số biểu hiện như sưng tấy vùng nướu bị viêm, vùng sưng đỏ có quầng đặc biệt là ở vị trí tiếp xúc giữa răng sứ với nướu. Một số trường hợp viêm nặng sẽ có ổ mủ hình thành có màu trắng đục, hơi thở có mùi khó chịu. Cùng với đó là những cơn đau âm ỉ kéo dài khiến người bệnh gặp khó khăn trong ăn uống và sinh hoạt thường ngày.

Nướu răng bị sưng sau khi bọc răng sứ sẽ có biểu hiện sưng đỏ, đau nhức 
Nướu răng bị sưng sau khi bọc răng sứ sẽ có biểu hiện sưng đỏ, đau nhức

Khi bị viêm nướu lợi răng sứ, nếu không khắc phục sớm người bệnh có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng, cụ thể:

  • Viêm lợi chảy máu chân răng: Vùng nướu tổn thương va chạm với răng sứ mới lắp gây chảy máu chân răng, miệng có vị tanh khó chịu.
  • Tiêu xương: Một số trường hợp viêm nhiễm nghiêm trọng dẫn đến xương hàm bị tiêu biến không duy trì được phục hình răng sứ. Khi đó bắt buộc người bệnh phải làm lại răng và xử lý bổ sung xương với chi phí cực kỳ tốn kém.
  • Mất răng hàng loạt: Viêm lợi răng sứ không được điều trị sớm khiến vi khuẩn tấn công sang các răng bên cạnh hoặc cả hàm. Điều này sẽ gây ra các cơn đau nghiêm trọng đau và có thể người bệnh phải thay răng hàng loạt gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và khả năng nhai nuốt.
  • Ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe: Khi bị viêm nướu răng sứ, người bệnh gặp nhiều khó khăn trong ăn uống khiến cơ thể bị thiếu chất dinh dưỡng, suy nhược thể chất. Hơn nữa, các cơn đau kéo dài sẽ ảnh hưởng không tốt tới hệ thần kinh gây mất ngủ, lo lắng.

Cách khắc phục viêm nướu sau khi bọc răng sứ

Khi nhận thấy các triệu chứng viêm nhiễm nướu răng, người bệnh nên đi thăm khám tại nơi đã làm răng hoặc tham khảo ý kiến chuyên môn để xử lý kịp thời. Tùy theo tình trạng và nguyên nhân gây bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra phương án phù hợp.

Một số cách khắc phục viêm nướu răng sứ triệt để gồm có:

  • Vệ sinh khử khuẩn: Khi viêm nướu răng nhẹ chưa ảnh hưởng đến cấu trúc răng và xương hàm, người bệnh chỉ cần thực hiện vệ sinh tại vị trí viêm, loại bỏ mảng bám và thức ăn tích tụ. Có thể sử dụng thêm thuốc kháng viêm, giảm đau theo kê đơn của bác sĩ.
  • Cắt lợi: Trong trường hợp nướu răng bị viêm gây tiêu xương ổ răng, bác sĩ thực hiện sát khuẩn và cắt bớt lợi để phần răng sứ không bị chụp lên lợi quá nhiều.
  • Tháo bỏ răng sứ: Nếu viêm nướu ở cấp độ nặng, người bệnh cần tháo bỏ răng sứ để thực hiện phẫu thuật ghép lợi. Sau khi điều trị viêm cho đến khi khỏi hẳn mới có thể lắp phục hình lại răng sứ.
  • Bọc lại răng: Trường hợp các phương pháp trên không mang lại hiệu quả, bệnh nhân cần thảo bỏ hoàn toàn  răng sứ cũ và  bọc lại răng để chấm dứt viêm nhiễm, đảm bảo an toàn cho sức khỏe răng miệng.

CÓ THỂ BẠN CẦN: Viêm Nướu Răng Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Cắt lợi là một giải pháp khắc phục tình trạng viêm nướu khi làm răng sứ
Cắt lợi là một giải pháp khắc phục tình trạng viêm nướu khi làm răng sứ

Lời khuyên chăm sóc răng miệng và ngăn ngừa bệnh tái phát

Bệnh viêm nướu răng sứ không những gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe răng miệng nói riêng và sức khỏe người bệnh nói chung. Tình trạng kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng và tốn kém khi điều trị. Chính vì vậy, khi mới nhận thấy các triệu chứng bất thường khi mới lắp răng sứ, người bệnh cần đến cơ sở làm răng để kiểm tra ngay.

Bên cạnh đó, để ngăn ngừa viêm nướu sau khi làm răng sứ, người bệnh cần lưu ý:

  • Đánh răng 2 - 3 lần/ngày, sử dụng bàn chải lông mềm, cọ xát nhẹ nhàng để không làm tổn thương nướu.
  • Sử dụng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng trị viêm lợi 2 - 3 lần/ngày để loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng.
  • Hạn chế dùng tăm răng, tốt nhất nên dùng chỉ nha khoa để làm sạch thức ăn và mảng bám còn dính lại trong kẽ răng.
  • Ăn nhiều rau xanh, các loại hoa quả có chứa chất xơ giúp cuốn trôi mảng bám và cung cấp vitamin cần thiết nhằm tăng cường sức đề kháng tự nhiên cho cơ thể.
  • Sử dụng đồ ăn nấu mềm, không nên ăn đồ nóng, lạnh, dai, cứng để làm giảm sự va chạm của răng sứ với nướu lợi khi mới làm răng sứ.
  • Tránh sử dụng các loại thực phẩm kích ứng viêm như thịt gà, cơm nếp, đồ cay nóng, đồ uống có cồn… Các thực phẩm này gây ngứa và kích thích sưng viêm sau khi làm răng.
  • Khám răng định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để kịp thời phát hiện và khắc phục những biến chứng ngoài í muốn.
  • Lựa chọn địa chỉ làm răng uy tín, chuyên nghiệp, bác sĩ có tay nghề chuyên môn cao để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi bọc răng sứ.
  • Nên chọn các loại răng sứ toàn phần, tránh dùng răng sứ kim loại vì nếu cơ thể nhạy cảm sẽ rất dễ gây viêm nhiễm nướu lợi.

Người mới làm răng sứ không nên ăn đồ cay nóng gây kích ứng
Người mới làm răng sứ không nên ăn đồ cay nóng gây kích ứng

Viêm nướu răng sứ tuy là một bệnh lý không quá nguy hiểm nhưng cũng có nhiều biến chứng khiến người bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt thường ngày. Chưa kể đến chi phí phục hình răng sứ và điều trị viêm nướu cấp tính cũng không phải là rẻ. Vì vậy, mọi người nên chủ động chăm sóc và vệ sinh đúng cách để phòng tránh viêm nhiễm, đồng thời sở hữu hàm răng đẹp cùng nụ cười tươi sáng, rạng ngời.

Câu hỏi thường gặp

Viêm Lợi Trùm Có Tự Khỏi Được Không?

Viêm lợi trùm có tự khỏi được không là vấn đề được nhiều độc giả quan tâm tìm hiểu thời gian gần đây. Được biết đây là tình trạng răng bị kẹt bên trong lợi khi mọc lên gây ra viêm nhiễm, khó chịu. Nếu không được điều trị kịp...

Viêm Lợi Có Ăn Được Thịt Gà Không?

Khi bị viêm lợi, nhiều người lựa chọn kiêng ăn thịt gà. Nhưng một số khác lại cho rằng ăn thịt gà sẽ giúp bệnh tình thuyên giảm. Vậy thực chất, bị viêm lợi có ăn được thịt gà không? Trong bài viết dưới đây, Dr Vitamin sẽ giúp bạn...

Bệnh liên quan

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *