Viêm Lợi Tụt Lợi

Viêm lợi tụt lợi là tình trạng lợi bị viêm nhiễm, yếu đi, mất liên kết với chân răng và co lại khiến chân răng bị lộ ra ngoài. Hiện tượng này không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn khiến người bệnh bị gặp nhiều phiền toái trong sinh hoạt bởi các triệu chứng như ê buốt, đau nhức. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng viêm lợi tụt chân răng sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn. 

Viêm lợi tụt lợi là gì?

Viêm lợi tụt chân răng là một trong những vấn đề răng miệng khá phổ biến. Người mắc phải căn bệnh này có phần nướu co lại, rút về phía chân răng, khiến chân răng lộ ra và răng dài hơn bình thường. Thông thường, tụt lợi thường xuất hiện tại vị trí những răng mặt ngoài như răng cửa hay răng nanh.

Viêm lợi tụt lợi là một trong những vấn đề nha chu thường gặp
Viêm lợi tụt lợi là một trong những vấn đề nha chu thường gặp

Tụt lợi có thể xảy ra ở cả hàm trên và hàm dưới gây mất thẩm mỹ. So với tụt lợi hàm trên, tụt lợi hàm dưới khó phát hiện hơn do môi dưới phủ phần răng và nướu. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện kịp thời, tình trạng viêm lợi, tụt lợi có thể gây ra nhiều vấn đề không tốt cho răng.

Nếu phát hiện răng xuất hiện một số dấu hiệu bất thường như sau, bạn cần liên hệ với bác sĩ để được tư vấn giải pháp điều trị tốt nhất:

  • Lộ phần chóp chân răng, chân răng bị lộ cả ngoài.
  • Xuất hiện các cơn đau nhẹ..
  • Chảy máu chân răng.
  • Cảm thấy gặp khó khăn khi đang ăn uống.

Nguyên nhân gây viêm lợi tụt lợi chân răng là gì?

Viêm lợi tụt chân răng chủ yếu là do vi khuẩn tấn công, khiến mô xương, lợi bị phá huỷ. Những loại vi khuẩn này có thể xuất hiện do một số lý do sau:

  • Cao răng (vôi răng): Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới nhiều vấn đề răng miệng như hôi miệng, sâu răng và viêm lợi, tụt lợi. Cao răng hình thành do các mảng bám thức ăn trên răng tích tụ lâu ngày. Các mảng bám này chứa vi khuẩn có thể tấn công mên răng và gây viêm nhiễm khoang miệng.
  • Bệnh viêm nha chu: Vi khuẩn gây nha chu có thể phá huỷ mô nướu, men răng và dẫn tới tình trạng tụt lợi.
  • Vệ sinh răng miệng sai cách: Vệ sinh răng miệng không đúng cách như dùng bàn chải đánh răng quá cứng có thể khiến lớp men răng bị tổn thương và nướu sẽ bị tụt xuống.
  • Thay đổi nội tiết: Lợi là bộ phận khá nhạy cảm vì thế khi nội tiết cơ thể thay đổi, bạn cũng có thể gặp phải tình trạng tụt lợi. Tình trạng này thường xuất hiện ở những đối tượng như tuổi dậy thì, mang thai, tiền mãn kinh, mãn kinh.
  • Áp dụng biện pháp thẩm mỹ sai cách: Nhiều thường chủ quan, áp dụng các biện pháp làm đẹp mà không thông qua tư vấn bác sĩ tại các địa chỉ kém uy tín, thực hiện sai kỹ thuật dẫn tới tụt lợi, viêm lợi.

CLICK ĐỌC NGAY: Viêm Lợi Có Ăn Được Thịt Gà Không? Bệnh Nhân Nên Ăn Và Kiêng Gì?

Một trong những nguyên nhân phổ biến gây tụt lợi là do cao răng nhiều
Một trong những nguyên nhân phổ biến gây tụt lợi là do cao răng nhiều

Bên cạnh những nguyên nhân này, một số đối tượng có nguy cơ mắc viêm lợi tụt lợi chân răng cao hơn những người khác, trong đó phải kể tới:

  • Người không có thói quen lấy cao răng thường xuyên, để cao răng tích tục trong thời gian dài.
  • Người hút thuốc lá.
  • Người từng mắc các bệnh răng miệng như viêm lợi, hôi miệng nặng, viêm nha chu,...
  • Người bị suy giảm miễn dịch như HIV, tiểu đường,...
  • Người sử dụng các loại thuốc gây khô miệng bởi thiếu nước bọt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây ra tụt lợi, viêm lợi.

Tụt lợi gây ra biến chứng gì?

Mặc dù là bệnh lý nha chu thông thường nhưng viêm lợi gây tụt lợi nếu không được điều trị kịp thời có thể tái phát nhiều lần, gây ra các vấn đề răng miệng nghiêm trọng khác, cụ thể:

  • Tụt lợi gây mất men răng, lộ ngà răng dẫn tới tình trạng ê buốt khi ăn uống, nhất là khi ăn những thực phẩm nóng hay lạnh.
  • Tụt lợi không diễn ra từ từ mà xuất hiện rất đột ngột với tốc độ nhanh chóng khiến răng bị mòn và khó điều trị.
  • Một số trường hợp có thể gặp các vấn đề như răng lung lay, mấy răng vĩnh viễn.

Bởi những biến chứng này, ngay khi phát hiện các triệu chứng bệnh, bạn cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được tư vấn giải pháp điều trị sớm nhất và phù hợp nhất.

Cách điều trị viêm lợi tụt lợi chân răng

Tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm lợi, tụt lợi, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Cách điều trị tình trạng tụt lợi nhẹ

Để ngăn ngừa ê buốt, không cho bệnh viêm lợi, tụt lợi phát triển nặng hơn, các bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch khu vực bị ảnh hưởng, loại bỏ cao răng, mảng bám và làm mịn các vùng dễ tiếp xúc với vi khuẩn. Bệnh nhân cũng có thể sử dụng một số loại thuốc được bác sĩ chỉ định nhằm loại bỏ vi khuẩn còn sót lại ở răng.

Viêm lợi tụt chân răng nhẹ điều trị dễ dàng hơn
Viêm lợi tụt chân răng nhẹ điều trị dễ dàng hơn 

Với những người bị tụt lợi nhẹ, bạn chỉ cần chú ý thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày của mình. Một số biện pháp giúp đẩy lùi tình trạng này như sau:

  • Dùng bàn chải đánh răng lông mềm nhằm tránh gây tổn thương răng trong quá trình vệ sinh răng miệng.
  • Chọn nước súc miệng trị viêm lợi có thành phần giảm đau, giảm ê buốt, mòn chân răng như Chlorhexidin, Potassium Nitrat, Sodium Fluorid,...
  • Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa để tăng hiệu quả làm sạch, loại bỏ vi khuẩn gây bệnh.

Ngoài ra, nếu thường xuyên gặp phải tình trạng cổ răng bị mòn vẹt và lộ chân răng ra ngoài, bạn có thể lựa chọn các kỹ thuật hàm trám răng để khắc phục nhanh chóng. Các vật liệu trám răng sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng mòn cổ răng và che đi phần chân răng, răng bị lộ. Nhờ vậy, các cảm giác ê buốt, khó chịu khi ăn đồ nóng, lạnh cũng được giảm đi đáng kể.

Cách chữa tụt lợi ở mức độ nặng

Với trường hợp bị tụt lợi, viêm lợi nặng đi kèm với cảm giác ê buốt răng, người bệnh có thể được chỉ định áp dụng một số  biện pháp như sau:

  • Nạo nha chu: Nạo nha chu là cách loại bỏ túi nha và giảm kích thước các túi này từ đó giúp làm sạch sâu vi khuẩn có hại ra khỏi túi. Sau khi nạo, bác sĩ sẽ tiến hành khâu sau đó khâu mô lợi tại khu vực trên gốc răng .
  • Ghép mô lợi: Nếu tụt lợi gây hở chân răng quá nhiều, các bác sĩ sẽ chỉ định ghép mô lợi để khắc phục. Phương pháp này giúp tái tạo hình dạng bình thường của lợi, chấm dứt tình trạng tụt lợi.
  • Cấy ghép xương: Nếu viêm lợi, tụt lợi gây lộ chân hàm, mô xương nâng của hàm bị phá huỷ, người bệnh sẽ được chỉ định cấy ghép xương để phục hồi. Các bác sĩ sẽ gấp, bọ lại mô nướu và loại bỏ vi khuẩn gây bệnh. Sau khi các vật liệu tái tạo được đưa vào đúng vị trí, các mô nướu sẽ cố định chân răng. Tuỳ thuộc vào tình trạng sức khoẻ của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng vật liệu ghép sao cho tương thích nhất.

Trường hợp tụt lợi nghiêm trọng cần tuân thủ chỉ dẫn bác sĩ
Trường hợp tụt lợi nghiêm trọng cần tuân thủ chỉ dẫn bác sĩ 

Việc điều trị viêm lợi, tụt lợi đơn giản, khá phổ biến nhưng không phải ai cũng thu được kết quả điều trị như nhau. Để đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần liên hệ với bác sĩ uy tín, giàu kinh nghiệm và chuyên môn hoặc sử dụng Nha Chu Tán - Bộ sản phẩm được ứng dụng rộng rãi trong phác đồ điều trị các vấn đề răng miệng nói chung.

Phòng ngừa viêm lợi tụt lợi thế nào?

Bên cạnh việc áp dụng các biện pháp chữa tụt lợi, người bệnh cũng cần chú ý các biện pháp phòng ngừa như sau:

  • Chăm sóc răng miệng đúng cách: Người bệnh cần vệ sinh răng miệng đúng cách, đánh răng 2 lần mỗi ngày, sử dụng thêm nước súc miệng hoặc nước muối loãng nhằm tăng hiệu quà làm sạch, đẩy lùi mảng bám, cao răng.
  • Khám răng định kỳ 4-6 tháng/lần: Việc khám răng miệng định kỳ giúp bạn sớm phát hiện các vấn đề nha khoa từ đó kịp thời điều trị. Ngoài ra, khi khám định kỳ bạn cũng có thể tiến hành thực hiện một số thủ thuật như lấy cao răng, vệ sinh răng miệng định kỳ,....
  • Thay đổi các thói quen xấu: Bạn nên bỏ thuốc lá, hạn chế các món ăn nóng, lạnh, nhiều đồ ngọt, đường,....

Thay đổi thói quen xấu để phòng viêm lợi, tụt lợi
Thay đổi thói quen xấu để phòng viêm lợi, tụt lợi 

Viêm lợi tụt lợi vừa ảnh hưởng tới vấn đề thẩm mỹ, vừa có thể dẫn tới một số bệnh lý nghiêm trọng khác. Trong sinh hoạt, bạn cần chú ý duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh để phòng bệnh tốt nhất. Nếu thấy các dấu hiệu của viêm lợi, tụt lợi, bạn cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được tư vấn giải pháp phù hợp.

Câu hỏi thường gặp

Viêm Lợi Trùm Có Tự Khỏi Được Không?

Viêm lợi trùm có tự khỏi được không là vấn đề được nhiều độc giả quan tâm tìm hiểu thời gian gần đây. Được biết đây là tình trạng răng bị kẹt bên trong lợi khi mọc lên gây ra viêm nhiễm, khó chịu. Nếu không được điều trị kịp...

Viêm Lợi Có Ăn Được Thịt Gà Không?

Khi bị viêm lợi, nhiều người lựa chọn kiêng ăn thịt gà. Nhưng một số khác lại cho rằng ăn thịt gà sẽ giúp bệnh tình thuyên giảm. Vậy thực chất, bị viêm lợi có ăn được thịt gà không? Trong bài viết dưới đây, Dr Vitamin sẽ giúp bạn...

Bệnh liên quan

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *