Viêm Lợi Ở Trẻ Em

Viêm lợi ở trẻ em là tình trạng răng miệng khá phổ biến, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. tình trạng này khiến bé khó chịu, gặp nhiều vấn đề trong sinh hoạt, ăn uống. Trẻ bị viêm lợi do nhiều nguyên nhân, để điều trị hiệu quả, các bậc phụ huynh cần hiểu rõ nguyên nhân và có biện pháp chăm sóc phù hợp. 

Vì sao trẻ bị viêm lợi?

Viêm lợi là tình trạng các mô quanh răng bị nhiễm trùng. Ở trạng thái bình thường, các mô này giúp nâng đỡ, hỗ trợ răng. Tuy nhiên, khi bị viêm nhiễm, các mô này xuất hiện mủ, vết loét. Nếu không được chăm sóc cẩn thận, viêm lợi có thể gây ra tiêu xương hàm, làm tổn thương các tổ chức quanh răng, tụt lợi, tiêu xương ổ răng, lung lay răng thậm chí là rụng răng.

Nguyên nhân của viêm lợi ở trẻ em có rất nhiều, trong đó chủ yếu là do các mảng bám tích tụ trên răng. Các mảng bám này chứa vi khuẩn, gây sản sinh độc tố, làm kích ứng và hỏng nướu răng.

Hình ảnh viêm lợi ở trẻ em
Hình ảnh viêm lợi ở trẻ em

Bên cạnh đó, nguyên nhân gây viêm lợi ở trẻ nhỏ còn phải kể tới:

  • Viêm lợi do mọc răng: Đây là tình trạng viêm lợi cấp ở trẻ em, có tính chất tạm thời, thường xuất hiện khi trẻ được 6 - 7 tuổi. Đây cũng là thời điểm bé mọc răng vĩnh viễn.
  • Viêm lợi do sang chấn: Đây là tình trạng viêm nhiễm do các tác động từ việc xỉa răng bằng tăm, cắn móng tay, nhai thức ăn,...
  • Viêm lợi do vi khuẩn Herpes: Đây là nguyên nhân gây viêm lợi ở trẻ từ 2 - 5 tuổi. Thông thường, bệnh sẽ tự khỏi sau 3 tuần nhưng cũng có trường hợp gặp các biến cố liên quan đến não bộ.

Dấu hiệu bệnh viêm lợi ở trẻ em và các giai đoạn bệnh

Tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây viêm lợi cùng đặc điểm của bé mà các triệu chứng xuất hiện cũng có sự khác biệt. Tuy nhiên, đa phần trẻ bị viêm lợi sẽ xuất hiện một số triệu chứng như sau:

  • Lợi bé bị sưng phồng, rất dễ chảy máu, nhất là trong lúc đánh răng.
  • Răng bị lung lay.
  • Hơi thở có mùi hôi khó chịu.
  • Lợi thâm, không còn màu hồng hào.
  • Nướu có các mảng bám trắng, đốm trắng bất thường.
  • Lợi bị tụt, lộ chân răng ra ngoài.
  • Khu vực má và nướu răng bị lở loét.

Ngoài ra, với tình trạng viêm lợi ở trẻ 2 tuổi, bạn có thể nhận biết qua các triệu chứng như sưng lợi chảy máu chân răng, nướu đỏ, mềm bất thường, dễ chảy máu, chảy nhiều dãi, đặc biệt là lúc ngủ. Ngoài ra, trẻ 2 tuổi còn cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu tại mô nướu nên hay cắn phá.

Bệnh viêm lợi ở trẻ nhỏ thường phát triển qua 2 giai đoạn chính gồm có:

  • Giai đoạn đầu: Đây là thời điểm lợi của bé bị sưng, đỏ, dễ chảy máu, nhất là trong lúc đánh răng. Nếu phát hiện bệnh sớm ở giai đoạn này và điều trị tích cực, tình trạng của bé sẽ nhanh chóng được đẩy lùi.
  • Giai đoạn hai: Đây là khi lợi bị viêm, thức ăn thừa tích tụ nhiều gây ra nhiễm trùng. Lợi của bé sưng đỏ, chảy máu, gây đau nhức, sưng má, mùi hôi miệng. Bên cạnh đó, thức ăn thừa bị mắc vào kẽ răng có thể dẫn tới các biến chứng như viêm nướu hoại tử lở loét, sâu răng, viêm tủy, viêm quanh cuống răng,... Ngoài ra, viêm lợi ở trẻ em có thể gây ảnh hưởng tới men răng của bé, khiến răng chuyển màu vàng ố.

Điều trị viêm lợi cho bé như thế nào?

Khi bé các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm lợi, các bậc phụ huynh cần đưa bé khám nha sĩ, không nên tự ý mua thuốc về điều trị. Để loại bỏ tình trạng viêm lợi, viêm lợi có mủ ở trẻ em, bố mẹ có thể tham khảo một số biện pháp như sau:

Áp dụng các mẹo chữa tại nhà

Để giảm các triệu chứng của viêm lợi ở trẻ và loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh, bố mẹ có thể tham khảo một số biện pháp áp dụng tại nhà như sau:

  • Cho bé súc miệng nước muối: Nước muối chứa các thành phần kháng khuẩn, kháng viêm, giúp giảm tình trạng nhiễm khuẩn và loại bỏ thức ăn thừa hiệu quả. Bố mẹ có thể tự pha nước muối hoặc dùng nước muối sinh lý cho bé súc miệng 2 lần mỗi ngày để đẩy lùi viêm lợi.
  • Súc miệng với tinh dầu sả: Tinh dầu sả có tác dụng kháng khuẩn, giảm mùi hôi miệnghiệu quả vì thế bạn có thể cho bé áp dụng phương pháp này để đẩy lùi tình trạng viêm lợi ở trẻ em. Tuy nhiên, trước khi cho bé súc miệng, bố mẹ cần pha loãng tinh dầu tránh gây kích ứng. Pha loãng 2 - 3 giọt tinh dầu sả với khoảng 225ml nước lọc, sau đó cho bé súc miệng trong khoảng 30 giây, mỗi ngày súc miệng 2 - 3 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Dùng nước cốt chanh: Chanh có tính kháng viêm, giàu vitamin C có khả năng đẩy lùi tình trạng nhiễm trùng khoang miệng. Ngoài ra, chanh cũng có tác dụng giúp nướu răng chắc khỏe, cải thiện sức đề kháng cho răng rất hiệu quả. Phụ huynh dùng nước cốt chanh hòa với nước ấm và một chút muối rồi khuấy đều, sau đó dùng tăm bông thấm đều hỗn hợp lên vùng lợi bị viêm rồi giữ nguyên trong vài phút sau đó cho bé súc miệng với nước ấm.

CLICK ĐỌC NGAY: Viêm Lợi Có Ăn Được Thịt Gà Không? Bệnh Nhân Nên Ăn Và Kiêng Gì?

Cho bé súc miệng nước muối để đẩy lùi viêm lợi
Cho bé súc miệng nước muối để đẩy lùi viêm lợi

Dùng thuốc chữa viêm lợi cho trẻ em

Sử dụng thuốc chữa viêm lợi cho bé là giải pháp mang lại hiệu quả cao mà các bậc phụ huynh có thể áp dụng. Một số loại thuốc thường được sử dụng trong trường hợp này phải kể tới:

  • Nhóm kháng sinh: Đây là thuốc có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn trú ngụ trong chân răng, nướu răng. Thông thường, bác sĩ sẽ kết hợp Spiramycin (kháng sinh nhóm Macrolid) và Metronidazol (kháng sinh có tác dụng diệt vi khuẩn kỵ khí) nhằm mang tới hiệu quả điều trị tốt nhất cho các tình trạng như viêm lợi, viêm nha chu, sâu răng,...
  • Thuốc kháng viêm không chứa Steroid: Một số thuốc tiêu biểu phải kể tới Ibuprofen, Diclophenac, Meloxicam,... giúp đẩy lùi triệu chứng sưng đỏ, đau do viêm lợi.
  • Nhóm thuốc Corticosteroid: Đây là nhóm thuốc giúp kháng viêm, điều trị hiệu quả tình trạng sưng, đỏ, đau nhức răng,... tiêu biểu phải kể tới Prednisolon, Dexamethason,...
  • Thuốc giảm đau thông thường: Thường được kê đơn nhằm giảm đau nhức do viêm lợi gây ra. Một số loại thuốc phổ biến phải kể tới Paracetamol, Aspirin,....

Dùng thuốc Tây y chữa viêm lợi cho bé
Dùng thuốc Tây y chữa viêm lợi cho bé

Lưu ý: Khi sử dụng các loại thuốc chữa viêm lợi cho bé, các bậc phụ huynh cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ, không được tự mua thuốc về cho bé dùng. Trong quá trình dùng thuốc, nếu thấy các dấu hiệu bất thường ở bé như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, nôn mửa,... phụ huynh cần đến ngay các cơ sở y tế để được tư vấn giải pháp phù hợp nhất.

Phòng ngừa viêm lợi ở trẻ em thế nào?

Bên cạnh việc sớm thăm khám và áp dụng các biện pháp điều trị viêm lợi sao cho phù hợp, các bậc phụ huynh cũng cần áp dụng một số biện pháp phòng ngừa viêm lợi ở trẻ em như sau:

  • Đảm bảo cho bé đánh răng kỹ hai lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối trước khi ngủ. Mỗi lần, cần đảm bảo đánh răng ít nhất 3 phút.
  • Bố mẹ nên tập cho bé thói quen dùng chỉ nha khoa, tăm nước thay vì dùng tăm xỉa răng.
  • Nên sử dụng các loại kem đánh răng giàu Flour cùng các hợp chất tốt cho răng lợi.
  • Chọn bàn chải đánh răng lông mềm cho bé bởi những loại bàn chải này vừa có thể làm sạch răng hiệu quả mà không gây tổn thương lợi. Sau 3 - 6 tháng sử dụng, bạn cần thay bàn chải đánh răng cho bé.
  • Xây dựng cho bé chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế các món ăn vặt nhiều đường, đồ uống có gas, bởi đây là những thực phẩm có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mảng bám phát triển.
  • Nên cho bé khám răng định kỳ 6 tháng một lần để sớm phát hiện những bất thường về răng miệng.

Bé bị viêm lợi cần được chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng
Bé bị viêm lợi cần được chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng

Viêm lợi ở trẻ em là tình trạng khá phổ biến, khiến các bé khó chịu, gặp nhiều phiền toái trong sinh hoạt. Vì thế, ngay khi phát hiện các dấu hiệu của bệnh, cha mẹ nên đưa bé đi khám và áp dụng các biện pháp điều trị kịp thời, tránh để lâu, bệnh phát triển nặng hơn khiến việc chữa trị gặp nhiều khó khăn.

Câu hỏi thường gặp

Viêm Lợi Trùm Có Tự Khỏi Được Không?

Viêm lợi trùm có tự khỏi được không là vấn đề được nhiều độc giả quan tâm tìm hiểu thời gian gần đây. Được biết đây là tình trạng răng bị kẹt bên trong lợi khi mọc lên gây ra viêm nhiễm, khó chịu. Nếu không được điều trị kịp...

Viêm Lợi Có Ăn Được Thịt Gà Không?

Khi bị viêm lợi, nhiều người lựa chọn kiêng ăn thịt gà. Nhưng một số khác lại cho rằng ăn thịt gà sẽ giúp bệnh tình thuyên giảm. Vậy thực chất, bị viêm lợi có ăn được thịt gà không? Trong bài viết dưới đây, Dr Vitamin sẽ giúp bạn...

Bệnh liên quan

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *