Viêm Lợi Nổi Hạch

Viêm lợi nổi hạch là một trong những tình trạng về nha khoa rất dễ gặp phải. Hiện tượng này có thể xảy ra do mọc răng khôn hoặc do nhiều bệnh lý về răng miệng. Trong trường hợp không được phát hiện, điều trị kịp thời, người bệnh khi bị viêm lợi sẽ gặp nhiều biến chứng về sức khỏe rất nguy hiểm và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. 

Nguyên nhân gây nên hiện tượng viêm lợi nổi hạch

Viêm lợi nổi hạch là bệnh lý về răng miệng có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào, ở bất cứ lứa tuổi nào. Trong giai đoạn đầu, người bệnh khi bị viêm lợi sẽ không xuất hiện những biểu hiện rõ ràng ngoài việc sưng, đau lợi. Nhưng vào giai đoạn toàn phát, người bệnh có thể bị sốt kèm theo nổi hạch ở cổ và hàm, trong vòm miệng khá nguy hiểm.

Viêm lợi nổi hạch có thể do mọc răng khôn hoặc một số bệnh lý về răng khác
Viêm lợi nổi hạch có thể do mọc răng khôn hoặc một số bệnh lý về răng khác

Lợi hay còn gọi là nướu răng là một bộ phận có mô niêm mạc màu hồng nhạt bao xung quanh ổ răng giúp nâng đỡ, bảo vệ chân răng và cấu thành viêm nha chu. Khi lợi bị tổn thương sẽ dẫn đến hiện tượng viêm, sưng đau rất khó chịu. Tình trạng viêm lợi nặng có thể dẫn đến nổi hạch rất nguy hiểm. Nguyên nhân khiến viêm lợi bị nổi hạch xuất phát từ những bệnh lý sau:

  • Mọc răng khôn: Mọc răng khôn là hiện tượng khá thường gặp, nhất là ở những người trong độ tuổi 18 đến 24 tuổi. Răng khôn nằm bên trong cùng của răng hàm, thường bị mọc lệch, kẹt lại các mô nướu. Khi răng khôn mọc, vùng lợi xung quanh răng sẽ sưng đỏ, đau nhức, nổi hạch.
  • Viêm nha chu: Đây là bệnh lý về răng thường gặp khi người bệnh bị viêm nướu răng không kiểm soát được và không điều trị. Khi đó, răng sẽ bị lung lay, kèm theo các triệu chứng như viêm lợi chảy máu chân răng, hôi miệng, viêm lợi tụt lợi, nổi hạch.
  • Do sâu răng: Sâu răng chủ yếu xuất hiện ở trẻ nhỏ và người lớn tuổi. Sâu răng hình thành do vi khuẩn phát triển ở những mảng bám trên thân răng, gây hủy hoại men răng. Ở giai đoạn sâu răng nghiêm trọng, người bệnh có thể bị sưng đỏ, đau nhức lợi, ê buốt răng, nổi hạch…
  • Do viêm tủy: Viêm tủy răng gây đau đớn rất nghiêm trọng cho người bệnh cũng như làm tăng nguy cơ mất răng, viêm lợi và nổi hạch.

Mức độ nguy hiểm của viêm lợi nổi hạch

Sưng lợi nổi hạch có thể thuyên giảm sau một vài ngày nếu do các nguyên nhân như mọc răng khôn, sâu răng nhẹ được điều trị. Tuy nhiên, nếu tình trạng này do các bệnh lý về răng nghiêm trọng gây ra, kèm theo việc người bệnh không phát hiện, điều trị kịp thời sẽ khiến người bệnh đối mặt với những biến chứng sau:

  • Gây viêm nhiễm xương hàm: Khi vi khuẩn viêm lợi xâm nhập sâu trong khoang miệng sẽ lan rộng vào các tổ chức răng xung quanh, làm cho vùng xương hàm bị hoại tử, viêm nhiễm nghiêm trọng.
  • Có nguy cơ gây mất răng: Khi tình trạng viêm lợi, viêm nha chu, viêm tủy răng dẫn đến nổi hạch nghiêm trọng, răng sẽ bị hư hại và người bệnh bắt buộc phải nhổ bỏ răng để tránh làm tổn thương đến các răng khác.
  • Gây hoại tử lợi: Tình trạng viêm nhiễm kéo dài vừa khiến người bệnh bị đau nhức, vừa làm tăng nguy cơ nhiễm trùng sang những tổ chức răng khác gây ra ổ áp xe, hoại tử chân răng, lợi…
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe: Nếu người bệnh bị viêm lợi dẫn đến viêm nha chu sẽ làm ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết trong cơ thể. Điều này rất nguy hiểm đối với người bệnh bị tiểu đường. Cùng với đó, vi khuẩn gây viêm có thể theo đường máu xâm nhập vào những cơ quan khác gây ra các bệnh lý tim mạch, nhiễm trùng đường hô hấp.

Tình trạng này gây đau đớn và có thể khiến người bệnh gặp phải biến chứng nguy hiểm
Tình trạng này gây đau đớn và có thể khiến người bệnh gặp phải biến chứng nguy hiểm

Cách điều trị nổi hạch do bị viêm lợi

Viêm lợi dẫn đến nổi hạch là bệnh nha khoa khá nguy hiểm cần được điều trị kịp thời. Hiện nay, phương pháp tốt nhất để điều trị bệnh lý này chính là điều trị tại các cơ sở nha khoa. Người bệnh cần đến bệnh viện, cơ sở nha khoa để thăm khám sớm, từ đó có hướng điều trị hợp lý, hạn chế biến chứng cho cơ thể.

Một số mẹo hỗ trợ điều trị viêm lợi nổi hạch tại nhà

Để hỗ trợ cho việc điều trị nha khoa, các biện pháp chăm sóc răng tại nhà cũng cần được áp dụng để loại bỏ vi khuẩn gây hại cho răng, duy trì sức khỏe răng miệng. Cụ thể:

  • Súc miệng với nước muối ấm: Nước muối sẽ làm dịu đi tổn thương do sưng viêm, có tác dụng sát trùng cũng như giảm viêm hiệu quả. Khi bị viêm lợi, người bệnh nên súc miệng bằng nước muối ấm 3 lần mỗi ngày.
  • Dùng giấm táo pha loãng: Ngoài nước muối, súc miệng bằng giấm táo cũng làm giảm đau nhức, giảm hôi miệng cũng như điều trị sưng mô nướu.
  • Uống trà gừng: Trà gừng ấm có tác dụng kháng viêm rất hiệu quả do gừng có tính sát trùng, kháng khuẩn và khử mùi hôi miệng.
  • Ăn sữa chua hàng ngày: Hệ thống lợi khuẩn có trong sữa chua sẽ cân bằng hệ vi sinh của khoang miệng, hạn chế hại khuẩn bùng phát và làm sạch mảng bám trên răng.

Điều trị bằng biện pháp nha khoa tân tiến

Khi thăm khám,các bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân, đánh giá mức độ nguy hiểm của mỗi bệnh nhân để đưa ra những chỉ định phù hợp. Thông thường, khi bị nổi hạch do viêm lợi, các bác sĩ sẽ điều trị tình trạng viêm lợi trước thông qua những biện pháp sau:

  • Cạo vôi răng: Vôi răng hay còn gọi là cao răng, là những mảng bám ở trên thân răng chứa vi khuẩn gây ra viêm lợi. Chính vì thế, khi cạo vôi răng sẽ làm giảm kích ứng ở phần mô lợi, giúp răng chắc khỏe hơn.
  • Chỉ định nhổ răng khôn: Răng khôn mọc lệch mọc ngầm sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, trong trường hợp răng mọc nguy hiểm, các bác sĩ sẽ chỉ định nhổ để bảo vệ những răng xung quanh, giảm sưng lợi.
  • Trám răng: Khi bị viêm lợi do sâu răng, các bác sĩ sẽ tiến hành làm sạch các ổ sâu răng, tạo trám vào các ổ sâu để điều trị.
  • Cố định răng: Một số chân răng có nguy cơ lung lay dẫn đến nguy cơ viêm lợi sưng má, mất răng, các bác sĩ sẽ áp dụng kỹ thuật cố định răng để giảm đau nhức cũng như cải thiện sức nhai cho người bệnh.
  • Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc thường được chỉ định dùng cho người bị viêm lợi là thuốc kháng sinh giúp điều trị bệnh nha chu và thuốc giảm đau để giảm cảm giác đau nhức, khó chịu cho người bệnh.

Việc thăm khám và điều trị nha khoa là rất cần thiết
Việc thăm khám và điều trị nha khoa là rất cần thiết

Lưu ý cách phòng ngừa viêm lợi nổi hạch

Viêm lợi nói riêng và các bệnh về răng miệng nói chung đều có thể phòng ngừa được phần nào nếu bạn biết cách chăm sóc khoa học. Để tốt cho việc điều trị, phòng ngừa bệnh lý về răng có thể gặp phải, bạn cần lưu ý:

  • Phải chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, mỗi lần chải duy trì từ 3 đến 5 phút để loại bỏ được mảng bám trên thân răng.
  • Thay bàn chải đánh răng 3 tháng một lần và nên dùng bàn chải lông mềm để giảm tổn thương cho mô nướu.
  • Cần sử dụng thêm nước súc miệng trị viêm lợi, chỉ nha khoa sau khi ăn giúp làm sạch sâu khoang miệng.
  • Không nên dùng nhiều đồ uống có cồn cũng như thực phẩm chứa nhiều đường.
  • Cần uống nhiều nước, không được để khô miệng, bổ sung thêm nhiều chất xơ, vitamin, probiotic giúp duy trì sức khỏe răng miệng, điều trị bệnh lý nha khoa và giảm mùi hôi miệng.
  • Cần đến nha khoa khám răng 6 tháng một lần để phát hiện sớm bệnh về răng cũng như điều trị kịp thời.

Trên đây là những thông tin về tình trạng viêm lợi nổi hạch mà người bệnh cần biết. Đây là bệnh lý về răng khá nguy hiểm, vì thế bạn cần hết sức chú ý đến sức khỏe răng miệng của mình, đi thăm khám răng ngay khi có những dấu hiệu bất thường.

BẠN ĐỌC THAM KHẢO:

Bệnh liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *