Viêm Loét Dạ Dày Tá Tràng Có Nguy Hiểm Không? Chuyên Gia Giải Đáp

Viêm loét dạ dày tá tràng có nguy hiểm không? Theo các chuyên gia, đây là căn bệnh phổ biến ở độ tuổi từ 30 – 50, tiềm tàng nhiều biến chứng khó lường, thậm chí đe dọa cả tính mạng. Để tìm hiểu chi tiết hơn, người bệnh hãy cùng theo dõi phần nội dung dưới đây của chúng tôi. 

Viêm loét dạ dày tá tràng có nguy hiểm không?

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là tình trạng những tổn thương xảy ra ở lớp niêm mạc dạ dày – tá tràng, cụ thể là xuất hiện những vết loét ở đầu ruột non và niêm mạc dạ dày. Đây là hậu quả của sự mất cân bằng các yếu tố như xoắn khuẩn Helicobacter pylori, acid clohydric, pepsin,… Theo thống kê của các bệnh viện trong nước, tỷ lệ người mắc bệnh này chiếm khoảng 14% dân số, chủ yếu trong độ tuổi 30 đến 50.

Viêm loét dạ dày tá tràng có nguy hiểm không
Viêm loét dạ dày tá tràng có nguy hiểm không

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng ở giai đoạn cấp tính không để lại biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên nếu để tái phát nhiều lần, bệnh rất dễ chuyển sang giai đoạn mãn tính. Khi đó, việc chữa trị sẽ gặp rất nhiều khó khăn cũng như dễ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như:

Thủng dạ dày

Đây là một biến chứng nặng nề của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, thường sẽ có 1 lỗ thủng, ít trường hợp thủng 2 lỗ hay nhiều lỗ. Đối tượng chủ yếu gặp phải là nam giới do thói quen uống bia rượu nhiều.

Triệu chứng cho thấy người bệnh bị thủng dạ dày là những cơn đau dữ dội, đau nhói ở vùng bụng và thượng vị. Kèm theo đó là bụng bị gồng cứng, người bệnh cảm thấy buồn nôn, đại tiện và tiểu tiện ít, tim đập nhanh, hơi thở gấp.

Thủng dạ dày nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến viêm phúc mạc và tử vong. Điều nguy hiểm là biến chứng này thường xảy ra rất đột ngột, bệnh nhân và người nhà không kịp phản ứng.

Xuất huyết tiêu hóa

Xuất huyết tiêu hóa là biến chứng nguy hiểm do những tổn thương viêm loét dạ dày tá tràng cấp và mãn tính gây ra. Trung bình sẽ có khoảng 15 – 20% người bệnh gặp phải tình trạng này.

Nguyên nhân do khi tình trạng viêm loét kéo dài, các tổn thương ăn sâu, axit của dạ dày ngày càng bào mòn vết loét làm tế bào, mạch máu bị tổn thương dẫn đến chảy máu vào ống tiêu hóa.

Biến chứng này cũng có thể xảy ra do người bệnh sử dụng nhiều bia rượu, thường xuyên căng thẳng, stress quá độ hay dùng nhiều thuốc giảm đau như aspirin, thuốc chống đông máu,… Ngoài ra, cũng có thể do ăn các gia vị kích thích như tiêu, ớt, mù tạt hay bị khó tiêu làm cho các tổn thương do viêm loét cọ xát, kích thích gây ra xuất huyết – xung huyết.

Viêm loét dạ dày tá tràng có thể dẫn đến xuất huyết
Viêm loét dạ dày tá tràng có thể dẫn đến xuất huyết

Biểu hiện của của tình trạng xuất huyết tiêu hóa người bệnh dễ dàng nhận thấy như: Nôn ra máu, đau vùng thượng vị dữ dội, cứng bụng, toát mồ hôi,… Ngoài ra có thể đại tiện ra phân đen (có mùi tanh nồng) hoặc phân có màu đỏ tươi tùy vào tình trạng chảy máu âm ỉ hay ồ ạt. Biến chứng này làm mất máu nhiều sẽ đe dọa tính mạng người bệnh, vì vậy cần được cấp cứu kịp thời.

Hẹp môn vị

Môn vị là điểm nối giữa dạ dày và tá tràng, giữ chức năng vận chuyển thức ăn từ dạ dày xuống tá tràng. Khi bị viêm loét dạ dày tá tràng có nguy cơ dẫn đến phù nề lớp niêm mạc, tạo thành sẹo gây ra tình trạng chít hẹp, thức ăn khó đi qua hậu môn và làm quá trình này bị đình trệ.

Triệu chứng khi bị hẹp môn vị mà người bệnh có thể dễ dàng nhận thấy như:

  • Giai đoạn 1: Quá trình lưu thông thức ăn bị cản trở, người bệnh sẽ bị đau vùng trên rốn, đặc biệt là sau khi ăn xong. Đồng thời buồn nôn và nôn hết các thức ăn mới ngay khi vừa ăn xong.
  • Giai đoạn 2: Quá trình vận chuyển thức ăn gần như bị đình trệ hoàn toàn, các triệu chứng nặng nề hơn rất nhiều. Điển hình là người bệnh thường xuyên đau và chướng bụng, nôn ra hết thức ăn, cả nước ứ đọng màu xanh đen, dịch vị có mùi hôi. Ngoài ra, có một số người bị khó nôn còn phải móc họng.

Hẹp môn vị nếu để lâu, cơ thể người bệnh sẽ bị mất nước, da dẻ xanh xao, tái nhợt, người mệt mỏi, khó chịu và bị sụt cân nhanh chóng. Vì vậy cần nhanh chóng được chữa trị.

Ung thư dạ dày

Đây là biến chứng nặng nề và nguy hiểm nhất của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Bệnh này càng kéo dài tỷ lệ ung thư dạ dày càng cao. Theo thống kê tỷ lệ ung thư dạ dày của các bệnh nhân khoảng 5 – 10%, chủ yếu ở những người mắc bệnh trên 10 năm. Trung bình mỗi năm trên thế giới có 870.000 người mắc mới và 650.000 người chết do bệnh ung thư dạ dày. Tại Việt Nam, đây là căn bệnh ung thư phổ biến thứ 3, chỉ sau ung thư phổi và ung thư vú.

Biến chứng nguy hiểm khôn lường là ung thu dạ dày
Biến chứng nguy hiểm khôn lường là ung thu dạ dày

Trường hợp phát hiện bệnh sớm, người bệnh vẫn có thể dùng thuốc và các biện pháp điều trị kéo dài tuổi thọ thêm 5 – 10 năm. Nguyên nhân ung thư dạ dày chủ yếu do biến chứng của các vết viêm loét ở tiền môn vị, bờ cong nhỏ hay hang vị. Tuy nhiên, bệnh lại không có dấu hiệu nhận biết quá rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý dạ dày tá tràng thông thường nên người bệnh thường bỏ qua, dẫn đến khi phát hiện đã quá trễ.

Bởi vậy, khi thấy có bất kỳ triệu chứng nào nghi ngờ mắc bệnh như: Đau dạ dày dai dẳng, sụt cân bất thường, nôn và đại tiện ra máu, chán ăn, ăn không được ngon,… người bệnh nên đến các bệnh viện gần nhất để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán để kịp thời phát hiện bệnh.

Lời giải đáp cho câu hỏi “Viêm loét dạ dày tá tràng có nguy hiểm không” là CÓ. Bởi vậy, khi thấy bất kỳ dấu hiệu khác thường nào của cơ thể, người bệnh nên thăm khám sớm để được hướng dẫn điều trị kịp thời, tránh để lãng phí thời gian.

Chuyên gia hướng dẫn phòng ngừa

Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Bởi vậy, nếu biết cách điều chỉnh phù hợp bạn có thể nhanh chóng có một cơ thể khỏe mạnh. Dưới đây là một số hướng dẫn từ phía các chuyên gia:

Thay đổi thói quen ăn uống

Một số lưu ý sau đây về thói quen ăn uống sẽ giúp quá trình phòng ngừa và điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng hiệu quả hơn:

  • Nên ăn chín, uống sôi và rửa tay sạch sẽ trước khi ăn là điều đầu tiên bạn cần chú ý. Điều này sẽ giúp phòng ngừa các loại vi khuẩn, ký sinh trùng xâm nhập gây hại cho dạ dày và ruột.
  • Ăn chậm, nhai kỹ để giúp dạ dày giảm bớt gánh nặng. Đồng thời tránh vừa ăn vừa tranh thủ làm việc sẽ làm ảnh hưởng tới việc hấp thụ các dưỡng chất có trong thức ăn.
  • Chú ý ăn uống đủ bữa đúng giờ và hạn chế ăn quá no để dạ dày có thể tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
  • Bạn cũng nên hạn chế vừa ăn vừa uống. Tốt nhất nên uống một cốc nước trước bữa ăn khoảng 30 phút và sau khi ăn uống thêm vài ngụm nhỏ.
  • Trước khi đi ngủ nên uống một ly sữa ấm sẽ rất tốt cho dạ dày, đồng thời tránh ăn đêm, bởi đây là lúc dạ dày cũng cần nghỉ ngơi.
  • Trong khoảng thời gian 30 phút sau ăn, bạn nên để đầu óc, cơ thể được nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh gây ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn của dạ dày.
Viêm loét dạ dày tá tràng có nguy hiểm không - Không ăn đồ cay nóng
Viêm loét dạ dày tá tràng có nguy hiểm không – Không ăn đồ cay nóng
  • Hạn chế các đồ ăn cay nóng như ớt đỏ, hạt tiêu,…; Thực phẩm chua như cóc, xoài, chanh, các loại dưa chua,…; Đồ uống có ga, cà phê cũng như rượu bia. Đồng thời các món nhiều muối, dầu mỡ, đồ ăn nhanh, đóng hộp, chế biến sẵn cũng nên ăn ít. Bởi chúng sẽ làm tăng tiết acid gây tổn thương, viêm loét dạ dày tá tràng.
  • Bên cạnh đó, hãy tăng cường bổ sung các thực phẩm như rau xanh và trái cây chứa nhiều vitamin A, D, B12, K,… để việc trung hòa axit dạ dày tốt hơn. Ăn các món dễ tiêu hóa, nhiều dinh dưỡng để bảo vệ niêm mạc dạ dày như cháo loãng, sữa đậu nành, bí xanh, khoai tây, thịt nạc, cá,…

Điều chỉnh chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi

Để phòng ngừa cũng như cải thiện các triệu chứng khó chịu do viêm loét dạ dày tá tràng gây ra, người bệnh nên chú ý điều chỉnh một số thói quen sinh hoạt như sau:

  • Duy trì một thói quen vận động khoa học, tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày, 5 lần/tuần để có một cơ thể khỏe và tinh thần thoải mái.
  • Hạn chế thức khuya kéo dài, nên tập cho mình thói quen ngủ sớm và đủ giấc để dạ dày được nghỉ ngơi.
  • Khi bạn bị căng thẳng, stress dạ dày sẽ tiết ra nhiều acid hơn làm tăng nguy cơ viêm loét. Bởi vậy, hãy luôn cố gắng có một tâm trạng thư giãn, thoải mái.

Ngoài ra, người bệnh cần chú ý khi thấy bất kỳ dấu hiệu khác thường nào của cơ thể như đau tức bụng, ợ hơi, ợ chua,… cần đi khám tại các cơ sở y tế ngay để phát hiện bệnh kịp thời và được điều trị và sử dụng thuốc viêm loét dạ dày kịp thời. Đồng thời sử dụng thuốc theo chỉ định và tái khám đúng lịch hẹn.

Qua bài viết của chúng tôi, chắc các bạn đã có được câu trả lời cho vấn đề “Viêm loét dạ dày tá tràng có nguy hiểm không”. Theo đó, bệnh lý này hoàn toàn có thể chữa được, bạn có thể bắt đầu bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, nghỉ ngơi sao cho khoa học và nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Xem thêm:

Array
Viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì

Viêm Loét Dạ Dày Tá Tràng Nên Ăn Gì Và Kiêng Ăn Gì?

Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh lý khá phổ biến ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Bệnh có thể gây rối loạn tiêu…