Tức Ngực Sau Khi Tiêm Vacxin Có Nguy Hiểm Không, Nên Làm Gì?

Vacxin là một loại chế phẩm sinh học có tính kháng nguyên, nguồn gốc từ vi sinh vật, tác dụng tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động, qua đó tăng cường sức đề kháng của cơ thể đối với một số tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên có những trường hợp tức ngực sau khi tiêm vaccine, khiến nhiều người lo lắng không biết tình trạng này có nguy hiểm không và nên xử lý như thế nào?

Giải đáp chi tiết: Tức ngực sau khi tiêm vacxin có nguy hiểm không?

Sau khi tiêm phòng vacxin, cơ thể có thể xuất hiện một số phản ứng phụ thông thường như tức ngực khó thở, phát sốt, sưng đau tại vị trí tiêm, mệt mỏi, đau nhức đầu, đau cơ, đau khớp, ớn lạnh, chóng mặt, tiêu chảy, buồn nôn… Hầu hết các triệu chứng này đều tự động biến mất sau một vài giờ hoặc một vài ngày mà không cần tới sự can thiệp về y tế.

Giải đáp chi tiết: Tức ngực sau khi tiêm vacxin có nguy hiểm không?
Giải đáp chi tiết: Tức ngực sau khi tiêm vacxin có nguy hiểm không?

Theo Bác sĩ CKII Huỳnh Ngọc Long, nguyên Trưởng khoa Thông tim can thiệp – Trung tâm Tim mạch – Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho biết, tình trạng tức ngực của bệnh nhân xuất hiện đa phần là do trước khi tiêm chủng có biểu hiện lo lắng, sợ sệt. Do đó, sau khi tiêm kết hợp cùng phản ứng phụ của vacxin sẽ làm cho triệu chứng tức ngực buồn nôn thêm nặng hơn. Đặc biệt là vacxin hoàn toàn không gây ra tình trạng này, mà đây chỉ là phản ứng phụ trong lúc tạo kháng thể.

Mặt khác, vacxin được đánh giá là an toàn với cơ thể, trước khi được đưa vào sử dụng chúng đều phải nghiên cứu để đảm bảo độ lành tính. Đồng thời trải qua quá trình kiểm định nghiêm ngặt, thử nghiệm lâm sàng trước khi được tiêm rộng rãi trong cộng đồng. Các dấu hiệu phản ứng phụ sau khi tiêm là hoàn toàn bình thường và nằm trong dự liệu, điều này chứng tỏ rằng vacxin đang kích thích cơ thể tạo ra phản ứng miễn dịch nên bạn có thể yên tâm.

Làm gì để tránh các phản ứng phụ sau khi tiêm vacxin?

Mặc dù việc xuất hiện phản ứng phụ sau khi tiêm vacxin là điều bình thường, thế nhưng vẫn có nhiều trường hợp nguy hiểm, cần can thiệp y tế,. Do vậy, trước vào sau khi tiêm phòng chúng ta cần đặc biệt lưu ý tới những vấn đề sau đây:

  • Không nên ăn quá no hoặc để quá đói để tránh tình trạng hạ đường huyết sau khi tiêm.
  • Nên vệ sinh thân thể thật sạch sẽ, đặc biệt là vùng được tiêm để tránh bị nhiễm trùng, khi tiêm nên mặc trang phục đơn giản để bác sĩ dễ dàng thao tác trong khi khám, không nên mặc quần áo chật hoặc ủ ấm quá nhiều.
  • Trước khi tiêm nên trao đổi thật kỹ với bác sĩ về tình trạng của bản thân hay các biểu hiện sức khỏe. Chẳng hạn như có mắc bệnh cấp tính (sốt, viêm phế quản, viêm phổi), tiền sử về bệnh tật, dị ứng với thuốc, thức ăn, hoá chất… nào hay không, qua đó giảm nguy cơ gặp phải các phản ứng bất lợi.
  • Nên ở lại điểm tiêm chủng để theo dõi sức khỏe sau tiêm ít nhất 30 phút để được cán bộ y tế đánh giá tình hình, phát hiện và xử lý sớm các phản ứng nặng hoặc nghiêm trọng sau tiêm. Tốt nhất không nên ở một mình, đặc biệt là khi đã xuất hiện các phản ứng phụ.
Lưu ý để tránh các phản ứng phụ sau khi tiêm vacxin
Lưu ý để tránh các phản ứng phụ sau khi tiêm vacxin
  • Sau khi tiêm nên chườm mát tại nơi tiêm (tuyệt đối không chườm nóng, uống nhiều nước, mặc đồ thoáng mát, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.
  • Nếu xuất hiện các phản ứng phụ nghiêm trọng sau tiêm như: Tê cứng quanh môi hoặc lưỡi, nổi phát ban, mẩn đỏ, tím tái hoặc đỏ da, ngứa, căng cứng họng, buồn nôn, tiêu chảy, đau quặn bụng, thở dốc, khó thở, nghẹt thở, mạch yếu, chóng mặt, tay chân co quắp… thì bạn nên liên hệ ngay với các bác sĩ hoặc tới cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và có hướng điều trị.

Như vậy, tức ngực sau khi tiêm vacxin là phản ứng khá bình thường của cơ thể, vì vậy chúng ta không cần quá lo lắng. Thay vào đó, nên chăm sóc sức khỏe thật tốt và chú ý theo dõi các biểu hiện để chủ động trong mọi trường hợp.

Tức Ngực Khó Thở Tim Đập Nhanh: Nguyên Nhân Và Hướng Điều Trị

Tức Ngực Khó Thở Tim Đập Nhanh: Nguyên Nhân Và Hướng Điều Trị

Thông thường tình trạng tức ngực khó thở tim đập nhanh là dấu hiệu cảnh báo bệnh tim. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp,…
Tức Ngực Về Đêm: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa

Tức Ngực Về Đêm: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị Và Phòng Ngừa

Tức ngực về đêm là hiện tượng thường gặp ở mọi lứa tuổi. Khi xuất hiện bệnh, nhiều người có suy nghĩ rằng nguyên nhân…
Tức Ngực Sau Khi Uống Rượu Là Do Đâu? Làm Sao Để Khắc Phục?

Tức Ngực Sau Khi Uống Rượu Là Do Đâu? Làm Sao Để Khắc Phục?

Bị tức ngực sau khi uống rượu là hiện tượng bất thường bạn có thể gặp phải, nhất là đối tượng nam giới. Biểu hiện…
Tức Ngực Sau Khi Ăn: Nguyên Nhân, Cách Phòng Ngừa Và Xử Lý

Tức Ngực Sau Khi Ăn: Nguyên Nhân, Cách Phòng Ngừa Và Xử Lý

Tức ngực sau khi ăn có thể là tình trạng thông thường, xuất hiện phổ biến gây khó chịu, buồn bực cho bạn, tuy nhiên…
Tức Ngực Sau Khi Ngủ Dậy Nguyên Nhân Do Đâu Và Cách Cải Thiện?

Tức Ngực Sau Khi Ngủ Dậy Nguyên Nhân Do Đâu Và Cách Cải Thiện?

Những cơn tức ngực sau khi ngủ dậy khiến cơ thể đau nhức, mệt mỏi và vô cùng khó chịu. Đó có thể là các…
Tức Ngực Buồn Nôn: Nguyên Nhân Và Cách Phòng Ngừa, Điều Trị

Tức Ngực Buồn Nôn: Nguyên Nhân Và Cách Phòng Ngừa, Điều Trị

Đôi khi bạn cảm thấy tức ngực buồn nôn kèm các triệu chứng khác như khó thở, đau bụng, ho,... mà không biết nguyên nhân…
Chia sẻ
Bỏ qua