Trẻ Bị Sưng Lợi Chảy Máu Chân Răng Do Đâu Và Làm Sao Điều Trị?

Trẻ bị sưng lợi chảy máu chân răng là hiện tượng rất dễ gặp phải. Đa phần xuất phát từ thói quen vệ sinh và chăm sóc răng miệng không đúng cách. Tuy nhiên, điều này cũng có thể tiềm tàng nguy cơ gây sưng lợi, chảy máu chân răng do bệnh lý. Chính vì vậy, ngay khi thấy bệnh tiến triển với các triệu chứng nghiêm trọng hơn, ba mẹ nên đưa bé đi khám nha sĩ.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị sưng lợi chảy máu chân răng

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ gặp phải những vấn đề liên quan đến răng miệng, đặc biệt là tình trạng sưng lợi chảy máu chân răng do việc chăm sóc, vệ sinh răng miệng chưa được thực hiện tốt. Bởi đại đa số phụ huynh ít khi để ý đến việc chăm sóc răng miệng cho các bé, chỉ đến khi bé có triệu chứng bất thường, bị khó chịu mới đưa đi khám nha khoa.

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ gặp phải những vấn đề liên quan đến răng miệng
Trẻ nhỏ là đối tượng dễ gặp phải những vấn đề liên quan đến răng miệng

Về tình trạng trẻ bị sưng lợi chảy máu chân răng thông thường sẽ do một số nguyên nhân dưới đây:

Dùng bàn chải đánh răng cứng

Nếu ba mẹ cho bé sử dụng bàn chải đánh răng lông chải cứng, kết hợp với việc các bé chưa được dạy đúng kỹ thuật rất dễ dẫn đến trầy xước và chảy máu nướu. Do đó khi ba mẹ thấy các bé đánh răng bị chảy máu cần kiểm tra lại bàn chải và cách đánh răng của trẻ.

Việc đánh răng quá mạnh cũng có thể làm chảy máu chân răng, tổn thương lợi gây chảy máu. Đồng thời chú ý mua loại bàn chải mềm, kích thước phù hợp và hướng dẫn con chải răng đúng cách.

Do việc chăm sóc răng miệng

Để hình thành được thói quen tự chăm sóc răng miệng tốt ở các bé cần một thời gian dài và kiên trì của phụ huynh. Bởi rất nhiều trẻ em vẫn không biết cách đánh răng đúng và vệ sinh răng miệng thường xuyên.

Tình trạng này dẫn đến thức ăn thừa tích đọng lâu ngày trong kẽ răng, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây ra viêm nhiễm, chảy máu chân răng. Đặc biệt với các bé thích ăn ngọt hay thường xuyên ăn vặt, các ba mẹ cần kiểm tra kỹ lưỡng răng miệng con cả trước và sau khi đi ngủ.

Chế độ dinh dưỡng chưa đảm bảo

Nếu các bị thiếu hụt dưỡng chất do chế độ ăn không tốt, đặc biệt là thiếu hụt vitamin C, K, B2 và kẽm sẽ dẫn đến tình trạng viêm lợi sưng má, chảy máu chân răng. Đây là nguyên nhân phổ biến hàng đầu, ba mẹ cần hết sức chú ý.

Trẻ bị sưng lợi chảy máu chân răng do bệnh lý

Trong trường hợp các bé bị viêm lợi, chảy máu chân do nguyên nhân các bệnh lý cần được điều trị càng sớm càng tốt, tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng sau này:

  • Viêm loét niêm mạc lưỡi miệng: Cơ thể các bé bị nóng, kết hợp với việc vệ sinh răng miệng không sạch, thường xuyên ăn nhiều thức ăn cay nóng. Điều này sẽ trực tiếp dẫn đến tình trạng nhiệt miệng. Đặc biệt nếu vi khuẩn tấn công và sinh sôi sẽ dẫn đến tình trạng viêm nướu răng. Do đó, ba mẹ nên cho bé ăn nhiều đồ ăn mát hơn, hạn chế dùng thức ăn cay nóng và tiến hành điều trị ngay nếu việc đau nhức ảnh hưởng đến ăn uống.
  • Viêm lợi do mọc răng: Trong giai đoạn mọc răng, các bé cũng thường bị sưng lợi, đồng thời chân răng nhú lên có thể kèm theo các cơn sốt kéo dài gây khó chịu cho trẻ. Vào lúc này, các bạn nên hạn chế cho trẻ ăn đồ cay nóng, thay vào đó là thực phẩm giải nhiệt, tươi mát. Đặc biệt ba mẹ nên chú ý đến vấn đề vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho con.
  • Viêm lợi, chảy máu chân răng có mủ: Tình trạng sưng lợi có mủ thường do nguyên nhân nhiễm trùng. Tình trạng này xuất phát từ việc vệ sinh răng miệng không đúng cách tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ, phát triển làm sưng nướu răng. Hiện tượng trên gặp phổ biến hơn ở các bé khi bước vào giai đoạn mọc răng. Tuy nhiên để biết chính xác lý do và mức độ bệnh, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám nha khoa và tuân thủ hướng dẫn điều trị của nha sĩ.
Trẻ bị sưng lợi chảy máu chân răng do bệnh lý
Trẻ bị sưng lợi chảy máu chân răng do bệnh lý

Hướng dẫn cách điều trị tình trạng trẻ bị sưng lợi chảy máu chân răng

Hầu hết các trường hợp trẻ bị sưng lợi chảy máu chân răng đều nhanh chóng được cải thiện nhờ thực hiện tốt các biện pháp dưới đây:

Lấy cao răng

Trong trường hợp nếu trẻ đã mọc đủ răng vĩnh viễn, các bạn nên duy trì thói quen lấy cao răng cho con 6 tháng 1 lần. Bởi những mảng bám cứng hình thành ở chân răng lâu dần sẽ đẩy lợi và gây viêm nhiễm, kéo theo tình trạng chảy máu chân răng. Để đảm bảo lấy cao răng sạch và đúng cách, các bạn nên đưa bé đến phòng khám nha khoa uy tín. Đặc biệt tại vị trí đang chảy máu, sưng lợi ở răng có nhiều cao nên loại bỏ triệt để trước khi tiến hành điều trị bằng thuốc.

Bổ sung nhiều vitamin C và các loại vitamin nhóm B

Một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng là do cơ thể bị thiếu hụt vitamin C và các loại vitamin B. Chính vì vậy, nếu các bé đang gặp phải tình trạng này, bạn nên tăng cường bổ sung cho cơ thể con các loại vitamin này. Điều này không chỉ giúp mô nướu bị tổn thương, chảy máu nhanh phục hồi hơn mà còn tăng cường sức khỏe răng miệng và tăng sức đề kháng cho trẻ.

Chú ý vệ sinh răng miệng cho các bé đúng cách

Trong thời gian đang điều trị viêm lợi, chảy máu chân răng, cha mẹ không nên để trẻ đánh răng. Bởi lông bàn chải rất dễ làm tổn thương đến nướu và gây chảy máu răng nặng hơn. Thay vào đó nên cho các bé đi lấy cao răng, dùng nước súc miệng hoặc dùng gạc ngấm dung dịch NaCl để vệ sinh răng miệng cho trẻ.

Sử dụng thuốc kê toa

Trẻ bị sưng lợi chảy máu chân răng thì ba mẹ nên cho con đi khám để được chẩn đoán và kê thuốc điều trị phù hợp với tình trạng bệnh. Lưu ý việc sử dụng thuốc cho bé cần có sự hướng dẫn và giám sát của bố mẹ. Đồng thời phụ huynh cũng cần cho trẻ uống theo đúng liều lượng để sức khỏe răng miệng con sớm được cải thiện tốt hơn.

Dưới đây là một số thuốc kháng sinh thường được bác sĩ chuyên khoa chỉ định cho trường hợp viêm, sưng lợi, chảy máu chân răng. Các phụ huynh có thể tham khảo cho bé nhà mình:

  • Lysozyme: Đây là nhóm thuốc diệt khuẩn và chống viêm.
  • Tetracyclin và Penicillin: Hỗ trợ ngăn ngừa viêm, sưng đau, cũng như chống nhiễm trùng lợi,…

Tình trạng sưng lợi chảy máu chân răng ở trẻ đa phần không quá nguy hiểm. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, các bố mẹ cần theo dõi và đưa trẻ đi khám ngay khi các triệu chứng này gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt của trẻ và làm bé lười ăn. Tránh để tình trạng này diễn biến nghiêm trọng dẫn đến tụt nướu, viêm nha chu, sâu răng, hoặc bị mất răng vĩnh viễn,…

Biện pháp phòng ngừa

Để phòng ngừa tình trạng viêm nướu, sưng lợi chảy máu chân răng cho trẻ, ba mẹ cần duy trì các thói quen sau:

Hướng dẫn trẻ đánh răng sau khi ăn, hoặc ít nhất là 2 lần/ngày
Hướng dẫn trẻ đánh răng sau khi ăn, hoặc ít nhất là 2 lần/ngày
  • Hướng dẫn trẻ đánh răng sau khi ăn, hoặc ít nhất là 2 lần/ngày vào buổi sáng khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Dạy bé cách chải răng đúng cách, sao cho vẫn làm sạch được răng miệng mà không gây tổn thương cho lợi, nướu.
  • Dùng chỉ nha khoa hoặc máy tăm nước là cách để giúp trẻ loại bỏ nhanh chóng, sạch sẽ thức ăn thừa từ các kẽ răng.
  • Nên ưu tiên lựa chọn những loại kem đánh răng có chứa flo và các chất có lợi cho răng miệng.
  • Sử dụng loại bàn chải đánh răng mềm, lông mỏng có khả năng đi sâu vào những kẽ răng, loại bỏ mảng bám và những răng trong cùng mà không làm tổn thương đến lợi.
  • Đưa các bé đến nha sĩ lấy cao răng định kỳ hàng năm, cụ thể là 2 lần/năm, tránh để các mảng bám tích tụ trở thành môi trường cho vi khuẩn gây bệnh răng miệng sinh sôi, phát triển.
  • Tuyệt đối không cho trẻ dùng chất kích thích, đồ ăn cay nóng có thể gây đau rát lợi, nướu của các bé.
  • Chú ý bổ sung vào chế độ ăn của trẻ các thực phẩm chứa nhiều vitamin C để răng luôn chắc khỏe và tăng sức đề kháng.
  • Ngay khi thấy răng miệng của trẻ có những biểu hiện bất thường, các bạn nên đưa bé đi khám tại cơ sở y tế chuyên khoa để được hướng dẫn phương pháp điều trị đúng cách.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về tình trạng trẻ bị sưng lợi, chảy máu chân răng và một số cách chữa trị tốt. Nhìn chung, các bạn nên đi bé đi khám và điều trị sớm, tránh để bệnh nặng khiến trẻ gặp nhiều đau đớn và khó chịu. Đồng thời ba mẹ cũng nên chú ý chăm sóc răng miệng cho bé mỗi ngày để răng luôn chắc khỏe và các con tự tin tỏa sáng.

Chia sẻ
Bỏ qua