Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng
Thoát vị đĩa đệm có tập gym được không? Lời khuyên từ chuyên gia
Tập gym là một trong những hoạt động thể dục thể thao đem lại nhiều lợi ích cho việc cải thiện sức khỏe và vóc dáng. Thế nhưng, với những người mắc các bệnh lý về xương khớp, chẳng hạn như người bị thoát vị đĩa đệm có tập gym được không? Đó là vấn đề mà không ít bệnh nhân thoát vị đĩa đệm đang băn khoăn. Bài viết này sẽ giúp các bạn giải đáp được câu hỏi đó và tham khảo lời khuyên từ chuyên gia về việc luyện tập cũng như điều trị bệnh.
Thoát vị đĩa đệm có tập gym được không?
Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý xương khớp khá phổ biến tại Việt Nam. Tình trạng này xảy ra khi đĩa đệm (bộ phận nằm giữa hai đốt sống) bị thoái hóa. Nhân nhầy của đĩa đệm cột sống bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu, gây chèn ép lên các rễ thần kinh, khiến bệnh nhân cảm thấy đau nhức và tê bì ở vị trí đốt sống bị thoái hóa. Thậm chí, khi tình trạng bệnh trở nên nặng hơn, người bệnh có thể bị đau lan xuống các vùng khác như từ thắt lưng xuống chân.
Tập gym và những lợi ích sức khỏe
Gym là bộ môn rèn luyện thể chất với đa dạng các bài tập vận động được kết hợp cùng các dụng cụ, máy móc tập luyện. Tập gym thường xuyên giúp người tập tăng cường sức đề kháng, cải thiện sức khỏe tốt hơn, đồng thời giúp kiểm soát cân nặng hiệu quả. Ngay sau khi tập gym xong, người tập còn có thể cảm thấy rất hào hứng, tràn đầy năng lượng nhờ tác dụng kích thích hormon endorphin của bộ môn gym.
Người bị thoát vị đĩa đệm có nên tập gym không?
Với câu hỏi: Người bị thoát vị đĩa đệm tập gym có được không? Theo các chuyên gia về Cơ Xương khớp, bệnh nhân thoát vị đĩa đệm hoàn toàn có thể tập gym ở mức độ phù hợp nhưng cần tập luyện đúng cách. Việc tập gym đúng cách không chỉ đem lại nhiều lợi ích đối với người bình thường mà chúng còn giúp cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả với người bị thoát vị đĩa đệm.
Cụ thể, bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nếu biết tập gym đúng cách có thể làm chậm quá trình thoái hóa, ổn định cấu trúc đốt sống và cải thiện phạm vi chuyển động của các đốt sống. Ngoài ra, tập gym đúng cách còn giúp cải thiện triệu chứng của một số bệnh lý thường gặp khác như đau mỏi vai gáy, đau dây thần kinh tọa, thoái hóa đốt sống cổ.
Người bị thoát vị đĩa đệm nên tập luyện như thế nào?
Hiện nay, thoát vị đĩa đệm vẫn chưa có biện pháp điều trị dứt điểm tận gốc mà chỉ có thể làm giảm triệu chứng bằng việc dùng thuốc, vật lý trị liệu, phẫu thuật, chữa thoát vị đĩa đệm bằng ngải cứu,… Tập gym đúng cách cũng là một trong số những cách được áp dụng, nhờ hiệu quả tích cực đem lại cho bệnh nhân. Chẳng hạn như giúp làm giảm triệu chứng đau nhức, tê bì tại vùng bị thoát vị, giảm căng thẳng cột sống, giúp phục hồi tốt hơn.
Để đạt được những hiệu quả đó, người bệnh khi tập gym cần chú ý các yếu tố sau:
Cường độ luyện tập
Gym là bộ môn rèn luyện thể chất rất đa dạng các bài tập và hình thức tập luyện. Do đó, người bệnh cần chú ý lựa chọn các bài tập phù hợp với tình trạng bệnh của mình. Ở mỗi giai đoạn tiến triển của bệnh cần có chế độ tập luyện khác nhau.
Cách tốt nhất để biết được bài tập nào phù hợp với mình là nói với huấn luyện viên về tình trạng bệnh của bạn. Từ đó họ sẽ hướng dẫn bạn kỹ thuật thực hiện tư thế chuẩn và điều chỉnh mức độ tập luyện phù hợp nhất.
Thời lượng tập mỗi buổi
Thời lượng tập luyện mỗi buổi có tác động rất lớn đến hiệu quả điều trị bệnh. Đối với người khỏe mạnh bình thường, mỗi buổi tập nên kéo dài khoảng 45 – 60 phút để đạt kết quả tập luyện khả quan.
Tuy nhiên, với người bệnh thoát vị đĩa đệm, lời khuyên từ các chuyên gia sức khỏe là bạn chỉ nên tập trong khoảng từ 20 – 30 phút với cường độ tập vừa sức. Tuyệt đối không nên gắng sức quá mức khiến cột sống bị tổn thương nghiêm trọng hơn, gây phản tác dụng của việc tập gym.
Mặc dù thời gian mỗi buổi tập bị rút ngắn hơn so với người bình thường nhưng không thể vì thế mà bỏ qua bước khởi động ban đầu và bước thư giãn cuối buổi tập. Vì chúng cũng rất quan trọng, phòng tránh nguy cơ chấn thương khi tập luyện.
Thời điểm tập luyện
Thời điểm luyện tập tương ứng với mỗi giai đoạn tiến triển của bệnh. Giai đoạn đầu khi mới bị, bệnh nhân nên tránh các bài tập gây nhiều áp lực lên vùng sống lưng như tập tạ nhằm giúp tổn thương không trở nên nghiêm trọng hơn.
Ở giai đoạn đoạn sau, bệnh thường phát triển đan xen giữa 2 giai đoạn: Bùng phát và ổn định. Khi bệnh bùng phát tức là xảy ra tình trạng viêm cấp tính, các cơn đau có thể kéo dài trong nhiều giờ đến vài ngày liên tục. Lúc này, người bệnh chỉ nên nghỉ ngơi và bồi bổ sức khỏe bằng chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Ở giai đoạn sau là phục hồi, sửa chữa và ổn định cột sống thì bạn có thể lựa chọn các bài tập làm ổn định cột sống, tăng khả năng vận động cho vùng lưng. Đây là giai đoạn thường được các bác sĩ khuyến khích bệnh nhân vận động để phục hồi nhanh hơn.
Một số bài tập tốt nhất dành cho người bệnh
Người bị thoát vị đĩa đệm khi tập gym cần đặc biệt chú ý đến việc lựa chọn các bài tập phù hợp. Dưới đây là một số bài tập tốt cho người bệnh mà bạn có thể tham khảo:
Bài tập Dead Bug
Bài tập Dead Bug giúp ổn định cột sống và cấu trúc xương khớp, các chi và cột sống có thể hoạt động linh hoạt hơn, đồng thời tăng cường sức cơ giúp phòng tránh tình trạng tê bì chân tay và teo yếu cơ.
Cách thực hiện:
- Nằm ngửa trên sàn, thả lỏng tay chân dọc theo thân mình.
- Co hai chân lên sao cho phần đùi vuông góc mặt sàn, còn ống chân song song mặt sàn. Tạo một góc vuông ở đầu gối do ống chân và đùi tạo thành.
- Vươn hai tay hướng thẳng lên trần, giữ lưng và đầu thẳng, mắt hướng lên theo tay.
- Chân trái duỗi thẳng song song mặt sàn, hạ thấp xuống cách sàn 10 – 20cm (tùy sức). Đồng thời tay phải hạ xuống qua đầu, song song mặt sàn.
- Giữ thế từ 3-5 nhịp đếm sau đó trở về vị trí ban đầu.
- Tiếp tục thực hiện với bên chân phải và tay trái.
- Khuyến khích lặp lại động tác từ 10 – 15 lần mỗi bên.
Bài tập Bird Dog
Tư thế Bird Dog có vai trò cải thiện tình trạng tê yếu các chi (triệu chứng thường gặp của thoát vị đĩa đệm), tăng độ bền, giảm co thắt cơ, thúc đẩy quá trình phục hồi bệnh cho người bị thoát vị đĩa đệm. Ngoài ra, nó còn giúp người tập giữ thăng bằng tốt hơn, kéo dãn cột sống thắt lưng, cải thiện tuần hoàn máu.
Cách thực hiện:
- Quỳ gối trên sàn một góc 90 độ (đùi vuông góc ống chân và mặt sàn).
- Hai tay chống xuống sàn song song với hai đùi.
- Giữ lưng, cổ và đầu luôn thẳng bằng cách rút cơ bụng, xuôi xương cụt, tránh võng thắt lưng gây áp lực lên cột sống thắt lưng.
- Siết chặt cơ bụng, cơ đùi và mông.
- Duỗi thẳng chân trái về sau, đồng thời duỗi thẳng tay phải ra trước, tay và chân duỗi đều phải song song mặt sàn.
- Giữ thế trong 5 nhịp đếm sau đó trở về vị trí ban đầu.
- Tiếp tục thực hiện với bên còn lại trong 5 nhịp đếm tiếp theo.
- Khuyến khích lặp lại động tác từ 10-15 lần mỗi bên.
Bài tập Side Plank
Bài tập Side Plank hay còn gọi là tư thế ván bên, có tác dụng giảm đau, ổn định cột sống và cải thiện sự chèn ép lên dây thần kinh cột sống, rất tốt cho người đang bị thoát vị đĩa đệm.
Cách thực hiện:
- Nằm nghiêng trên sàn, thả lỏng cơ thể.
- Chống khuỷu tay và một bên chân nghiêng xuống sàn, hai chân khép sát nhau.
- Giữ thẳng toàn bộ cột sống lưng, cổ và đầu.
- Dùng lực toàn bộ phần trên cơ thể để nâng đỡ cơ thể.
- Tay còn lại hướng thẳng lên trần sao cánh tay, ngực, vai nằm trên một đường thẳng vuông góc với sàn.
- Giữ thế trong khoảng 10 – 30 nhịp đếm, đồng thời hít thở nhịp nhàng.
- Từ từ thả lỏng cơ thể để trở về vị trí ban đầu.
- Tiếp tục thực hiện tương tự với bên chân tay còn lại.
- Khuyến khích thực hiện động tác mỗi lần khoảng 120 – 150 giây.
Những lưu ý quan trọng cho người bị thoát vị đĩa đệm
Không thể phủ nhận những lợi ích mà việc tập thể hình đem lại cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên, nếu tập luyện sai cách, không tuân thủ nguyên tắc điều trị, người bệnh có thể gặp phải những hậu quả khôn lường như: Bị chấn thương, tăng triệu chứng bệnh, đĩa đệm bị tổn thương nghiêm trọng hơn,… Vì vậy, để đảm bảo an toàn trong suốt quá trình luyện tập, đồng thời đạt được kết quả phục hồi như mong muốn, người bệnh cần chú ý tuân thủ những lưu ý sau:
- Trước khi tập gym cần thăm khám cẩn thận để đánh giá tình trạng bệnh và lắng nghe lời khuyên từ bác sĩ trong việc tập luyện.
- Trong giai đoạn đầu mới tập thể hình, người bệnh chỉ nên chọn các bài tập vận động nhẹ nhàng để cơ thể dần thích nghi, tránh gây nên tình trạng đau cơ quá mức sau buổi tập đầu tiên.
- Có thể nâng dần cường độ tập luyện lên sau một thời gian tập gym nhằm hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả hơn, nhưng cần chú ý tập trong sức chịu đựng của bản thân
- Khởi động kỹ ở đầu mỗi buổi tập để làm nóng các cơ, xương khớp vận động linh hoạt hơn, tránh bị chấn thương trong suốt buổi tập.
- Lựa chọn các dạng bài tập phù hợp với thể trạng sức khỏe, nên tham khảo sự hướng dẫn từ huấn luyện viên tại phòng tập.
- Tuyệt đối không tập luyện ở giai đoạn viêm cấp tính, mà chỉ nên tập ở giai đoạn bệnh ổn định, phục hồi nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
- Duy trì thói quen tập luyện hằng ngày để đạt được hiệu quả.
Như vậy, bài viết này đã giúp độc giả giải đáp được câu hỏi người bị thoát vị đĩa đệm có nên tập thể dục không, hay thoát vị đĩa đệm có nên tập thể hình không. Người bệnh tập gym giúp hỗ trợ quá trình điều trị tốt hơn, đồng thời rút ngắn thời gian điều trị. Ngoài việc tập luyện hằng ngày, người bệnh cần duy trì chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, bổ sung các dưỡng chất cần thiết, tốt cho xương khớp để nhanh chóng đạt được hiệu quả điều trị bệnh.
Ngăn ngừa nguy cơ thoát vị đĩa đệm nhờ các sản phẩm tốt cho xương khớp của DrVitamin
Ngày nay, với sự phát triển của y học, việc cải thiện các bệnh lý xương khớp trở nên dễ dàng hơn. Bên cạnh tập gym, người bệnh có thể tìm đến giải pháp an toàn hơn như việc sử dụng thực phẩm chức năng. Thực tế cho thấy, có nhiều loại thực phẩm chức năng không chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm đau, chăm sóc, bảo vệ cho cấu trúc xương mà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Quý bạn đọc có thể tìm mua những sản phẩm này tại các nhà thuốc, các trang thương mại điện tử uy tín… Và một trong những địa chỉ được rất nhiều chuyên gia xương khớp đánh giá cao là DrVitamin.
DrVitamin là nền tảng liên kết chăm sóc sức khỏe toàn diện hàng đầu tại thị trường Việt Nam. Hiện nay, DrVitamin tập trung phân phối các thực phẩm chức năng CHÍNH HÃNG, được nhập khẩu từ các thương hiệu dược phẩm nổi tiếng hàng đầu thế giới. Bên cạnh đó, đơn vị cũng chủ động liên kết với các thương hiệu chuyên về sản xuất sản phẩm chăm sóc sức khỏe, trở thành địa chỉ đáng tin cậy giúp người dân dễ dàng tiếp cận các sản phẩm mới và nhận được nhiều ưu đãi hấp dẫn khi mua hàng.
Đặc biệt, DrVitamin còn mở rộng phân phối các thiết bị y tế & chăm sóc sức khỏe, hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân về mọi mặt, không chỉ riêng các sản phẩm chăm sóc sức khỏe trực tiếp.
Mặt khác, thương hiệu còn sở hữu Trung tâm hỗ trợ điều trị DrCare với mạng lưới hơn 10 cơ sở y tế liên kết. Đội ngũ chuyên gia/bác sĩ giàu kinh nghiệm của DrCare sẽ giúp người bệnh giải đáp mọi thắc mắc về sức khỏe cũng như thông tin về dịch vụ, thiết bị y tế hay sản phẩm bảo vệ sức khỏe.
Với mong muốn mang đến nhiều giá trị thiết thực cho sức khỏe người dùng qua những sản phẩm, thiết bị đạt chuẩn, DrVitamin không ngừng tối ưu hệ thống hoạt động, đa dạng hóa mô hình hoạt động, thỏa mãn mọi mong muốn của quý khách hàng về một dịch vụ hỗ trợ chăm sóc sức khỏe TOÀN DIỆN NHẤT.
Các sản phẩm bổ trợ xương khớp hiện nằm trong Top 3 chuyên mục HOT NHẤT tại DrVitamin. Với số lượng gần 100 sản phẩm, được chiết xuất từ các thành phần hoàn toàn tự nhiên, đảm bảo an toàn và lành tính trong việc tăng cường chức năng xương khớp, đây chắc chắn sẽ là lựa chọn HOÀN HẢO dành cho sức khỏe thể chất của bạn và gia đình.
Liên hệ đến Hotline của DrVitamin ngay hôm nay để trải nghiệm dịch vụ chăm sóc chuyên nghiệp và chất lượng sản phẩm uy tín hàng đầu thị trường.
Xem thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!