[Tìm hiểu ngay] Người bị thoái hóa cột sống nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất? 

Các chuyên gia đã khẳng định muốn điều trị bệnh xương khớp hiệu quả, người bệnh phải kết hợp với một thực đơn ăn uống thật hợp lý và khoa học. Bởi vậy câu hỏi thoái hóa cột sống nên ăn gì, kiêng gì giúp phục hồi và đẩy lùi các triệu chứng bệnh đang được rất nhiều người quan tâm đến. Để giải đáp cho thắc mắc này, hãy cùng chúng tôi đi vào phần thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.

Người bị thoái hóa cột sống nên ăn gì tốt cho quá trình điều trị?

Thoái hóa cột sống là bệnh lý xương khớp mãn tính gây ra các cơn đau nhức, khó chịu làm ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Nếu chủ quan và không điều trị sớm, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hại cho sức khỏe. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần chú ý điều chỉnh chế độ dinh dưỡng để hỗ trợ tốt hơn cho quá trình phục hồi các hư tổn của xương khớp.

Vậy người bị bệnh thoái hóa cột sống nên ăn gì tốt nhất? Dưới đây là một số nhóm thực phẩm, các chuyên gia khuyên người bệnh nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày:

Các gia vị tỏi và gừng

Trước khi kể đến các nhóm thực phẩm chính thì người dùng cũng nên quan tâm tới một số loại gia vị như tỏi và gừng. Chúng được đánh giá rất tốt cho sức khỏe xương khớp. Theo nghiên cứu của y học hiện đại, trong tỏi, gừng chứa các hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn, hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh thoái hóa cột sống. Cụ thể:

Thoái hóa cột sống nên ăn gì?
Thoái hóa cột sống nên ăn gì?
  • Tỏi: Hoạt chất sulphur có trong tỏi có khả năng cải thiện các cơn đau nhức xương khớp, mỏi vai gáy và đau lưng hiệu quả. Đồng thời, hoạt chất disulfide giúp ức chế quá trình sản xuất chất phân hủy lớp sụn khớp. Ngoài ra, còn có thành phần Allicin đem đến tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn hỗ trợ điều trị các ổ viêm nhiễm (nếu có).
  • Gừng: Trong gừng chứa thành phần chính là prostaglandin có công dụng kháng viêm, giảm đau hiệu quả nên hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị các bệnh lý về xương khớp. Đồng thời, nếu dùng với một lượng vừa đủ, loại gia vị này còn có khả năng thúc đẩy quá trình lưu thông máu, đặc biệt là đến vị trí thoái hóa cột sống.

Rau củ và trái cây tươi

Nhìn chung, các loại rau củ quả đều rất cần thiết trong thực đơn hàng ngày của tất cả mọi người, không với riêng người bệnh xương khớp. Bởi trong nhóm thực phẩm này chứa một lượng lớn vitamin, chất xơ và các khoáng chất tốt cho cơ thể. Đồng thời giúp hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh thoái hóa cột sống.

Một số loại rau củ quả, bạn nên bổ sung vào thực đơn như:

  • Cà rốt: Chứa nhiều vitamin A, E nên có tác dụng bảo vệ sụn khớp rất tốt. Người bệnh bị thoái hóa cột sống và các bệnh lý về xương khớp nên bổ sung lại củ này dưới dạng món ăn hoặc ép lấy nước uống trực tiếp.
  • Nấm: Trong nấm chứa một lượng vitamin D2 vô cùng lớn. Dưỡng chất này vô cùng cần thiết cho quá trình tổng hợp canxi, cải thiện các cơn đau viêm khớp và tê bì tay chân ở người bệnh thoái hóa cột sống.
  • Súp lơ xanh: Thực phẩm này chứa một lượng vitamin A, C, D và các khoáng chất khác cần thiết cho cơ thể. Điều này rất tốt cho việc bảo vệ và tái tạo các tế bào xương, sụn khớp.
  • Rau cải thìa: Cung cấp nhiều vitamin A, C, acid folic và sắt giúp cột sống chắc khỏe hơn, đồng thời hỗ trợ phục hồi và tái tạo các tổn thương xương khớp.
  • Chuối tiêu: Chứa nhiều kali nên hỗ trợ rất tốt cho việc chuyển hóa canxi và làm chậm quá trình thoái hóa các đốt sống.
  • Các loại trái cây giàu vitamin C: Cam, đu đủ, bưởi, táo,… chứa nhiều vitamin C rất tốt cho người bệnh thoái hóa cột sống. Chúng giúp cải thiện hệ miễn dịch, nâng cao sức khỏe, đồng thời chống oxy hóa, kháng viêm để bảo vệ cột sống và các phần mềm xung quanh.

Thực phẩm giàu canxi

Thực phẩm giàu canxi giúp người bệnh thoái hóa cột sống tăng cường sức mạnh xương khớp, đồng thời hỗ trợ đẩy nhanh quá trình làm lành và phục hồi các tổn thương. Theo các nghiên cứu, việc bổ sung canxi còn có khả năng kiểm soát cơn thèm ăn của bạn. Nhờ vậy, chúng ta có thể ngăn ngừa béo phì và chống tăng cân gây áp lực lên cột sống.

Bổ sung canxi từ các loại sữa
Bổ sung canxi từ các loại sữa

Mặc dù nạp canxi cho cơ thể tốt nhưng bạn cũng không nên lạm dụng, tránh gây tổn thương cho thận. Các chuyên gia cho biết, liều lượng sử dụng phù hợp nhất là khoảng 100 – 120mg/ngày. Loại thực phẩm giàu canxi bạn nên bổ sung là sữa và các chế phẩm từ sữa. Đây là nguồn dinh dưỡng tốt nhất, lại phổ biến và dễ hấp thụ.

Ăn các loại canh hầm xương

Hàm lượng chondroitin và glucosamine có trong nước hầm xương rất lớn. Đây chính là hai hoạt chất quan trọng góp phần cấu tạo nên sụn khớp giữa các đốt sống. Người bệnh thoái hóa cột sống nên tăng cường ăn các loại canh hầm xương từ bò, lợn,… sẽ hỗ trợ tốt hơn cho quá trình phục hồi tổn thương và tái tạo sụn khớp.

Ngoài ra, trong nước hầm xương còn chứa hàm lượng canxi cần thiết để nuôi dưỡng xương chắc khỏe, đồng thời cải thiện các triệu chứng.

Các chế phẩm từ đậu nành

Trong đậu nành chứa một lượng chất xơ và omega 3 dồi dào nên có tác dụng kháng viêm và tái tạo sức khỏe cho xương khớp rất tốt. Bởi vậy người bệnh nên bổ sung đậu nành hoặc các chế phẩm như: Đậu phụ, sữa đậu nành,… hàng ngày.

Thực phẩm giàu Omega 3

Omega 3 có hiệu quả cực kỳ tốt trong việc phục hồi những tổn thương do quá trình lão hóa gây nên, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến xương khớp. Tác dụng của dưỡng chất này có thể kể đến như: Cải thiện các cơn đau, ngăn ngừa viêm nhiễm phát triển và lan rộng, nâng cao sức khỏe tổng thể,…

Người bệnh có thể bổ sung thông qua các thực phẩm: Cá thu, cá tuyết, cá hồi, cá cơm, hàu, trứng cá muối,…

Thực phẩm giàu vitamin K

Bên cạnh các nhóm vitamin A, C, E, vitamin K cũng tham gia rất nhiều vào các quá trình tổng hợp và chuyển hóa trong cơ thể nhưng lại ít được nhắc đến. Đặc biệt, nó giúp tăng cường chất vôi hóa trong xương, từ đó hỗ trợ xương chắc khỏe để ngăn ngừa lão hóa và suy yếu.

Các thực phẩm giàu vitamin K tốt cho việc điều trị bệnh
Các thực phẩm giàu vitamin K tốt cho việc điều trị bệnh

Thiếu vitamin K chính là một trong những nguyên nhân gây ra thoái hóa đốt sống, đặc biệt với người trẻ hiện nay. Còn với trẻ nhỏ, nếu không được bổ sung đầy đủ dưỡng chất này khi còn bé có thể dẫn tới nhiều khuyết tật liên quan đến xương khớp và ống thần kinh.

Các loại thực phẩm giàu vitamin K người bệnh nên bổ sung như: Rau húng quế, bông cải xanh, cà rốt, dầu oliu, cải bó xôi, mù tạt, mùi tây, trái cây sấy khô,…

Trà xanh

Trong trà xanh chứa hợp chất polyphenolic có tác dụng chống oxy hóa và kháng viêm nên rất tốt với những người bị thoái hóa cột sống thắt lưng. Ngoài ra, nó cũng có khả năng kiểm soát các cơn đau và cải thiện chức năng cột sống hiệu quả cho người bệnh.

Thực phẩm lên men

Thực phẩm lên men chứa probiotics có lợi nên giúp duy trì sự cân bằng hệ thống vi sinh vật bên trong cơ thể. Bên cạnh đó, chúng còn giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại, ngăn ngừa viêm nhiễm và cải thiện nhanh chóng các triệu chứng thoái hóa cột sống.

Một số thực phẩm lên men đang được sử dụng phổ biến là: Kim chi, dưa cải muối chua, sữa chua,…

Kiêng gì tốt cho bệnh thoái hóa cột sống?

Bên cạnh việc quan tâm đến vấn đề “Thoái hóa cột sống nên ăn gì?”, người bệnh cũng nên chú ý đến nhóm thực phẩm cần kiêng để hạn chế trong thực đơn. Điều này sẽ giúp cho quá trình điều trị bệnh nhanh chóng đạt hiệu quả.

Cụ thể một số loại đồ ăn, thức uống bạn nên hạn chế như sau:

Thực phẩm dầu mỡ

Những thực phẩm này chứa nhiều chất béo không tốt sức khỏe, đặc biệt là ảnh hưởng xấu đến sự hình thành cấu trúc xương và cột sống. Bởi vậy người bệnh nên cân nhắc hạn chế tối đa các thực phẩm nhiều dầu mỡ trong thực đơn ăn uống hàng ngày.

Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ
Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ

Thực phẩm chứa nhiều hoạt chất omega 6

Dưỡng chất này rất tốt với sức khỏe người bình thường nhưng có thể gây ra nhiều vấn đề cho hệ xương khớp. Đặc biệt, omega 6 làm gia tăng khả năng lưu giữ nước của cơ thể, từ đó dẫn đến tình trạng tê bì ở vùng cổ và tay chân người bệnh.

Hàm lượng omega 6 có nhiều trong hạt hướng dương, hạt điều,… Bởi vậy, bạn nên hạn chế những thực phẩm này để bệnh thoái hóa cột sống nhanh có những chuyển biến tốt.

Đường và đồ ngọt

Nhiều người có sở thích ăn ngọt nên thường bổ sung đường vào bất kỳ món ăn nào. Tuy nhiên, với người bệnh xương khớp như thoái hóa cột sống, bạn cần hạn chế tối đa sử dụng đường trong ăn uống. Bởi chúng có khả năng làm tăng sản sinh cytokine, dẫn đến kích hoạt phản ứng viêm tại vị trí thoái hóa.

Ngoài ra, ăn quá nhiều đường và đồ ngọt sẽ làm tăng nguy cơ thừa cân, gây béo phì. Đây chính là yếu tố hàng đầu gây chèn ép và dẫn đến thoái hóa ở cột sống. Bởi vậy, khi chế biến món ăn, người bệnh nên hạn chế sử dụng đường, mà hãy thay thế bằng các chất tạo ngọt tự nhiên khác như: Siro thực vật, mật ong,…

Các loại thịt đỏ

Các loại thịt đỏ như thịt bò, lợn,… chứa rất nhiều protein cần thiết và tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, với người bị bệnh thoái hóa cột sống, nếu bổ sung quá nhiều và thường xuyên dưỡng chất này có thể gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt cho xương khớp như: Viêm, sưng, đau nhức xương khớp,…

Hạn chế các loại thịt đỏ
Hạn chế các loại thịt đỏ

Đồ ăn đóng hộp

Đồ ăn đóng hộp có chứa nhiều chất bảo quản nên dễ làm các cơn đau nhức xương khớp trầm trọng hơn. Bởi vậy người bệnh cần giảm tối đa các sản phẩm này trong bữa ăn để không làm tình trạng thoái hóa xấu đi.

Bột mì trắng

Bột mì trắng và các chế phẩm của nó có nguy cơ làm tình trạng viêm nhiễm trở nên trầm trọng hơn. Bên cạnh đó, hiệu quả chữa trị sẽ giảm đáng kể nếu người bệnh thường xuyên sử dụng thực phẩm này. Bởi vậy, các bác sĩ xương khớp và chuyên gia dinh dưỡng đã khuyến cáo người bệnh nên hạn chế sử dụng bột mì trắng trong bữa ăn hàng ngày.

Rượu bia và chất kích thích

Đồ uống có cồn như rượu bia hay các chất kích thích như thuốc lá, caffeine sẽ làm tăng nồng độ purin trong cơ thể. Điều này sẽ gây kích ứng tại các vị trí viêm nhiễm của cột sống làm bệnh tình chuyển biến xấu hơn.

Ngoài ra, các thức uống và chất kích thích kể trên đều không tốt cho sức khỏe, tiềm ẩn nguy cơ gây ra nhiều các bệnh lý khác. Bởi vậy, tất cả mọi người nên tránh xa chúng.

Thực phẩm chứa axit oxalic

Tương tự như đường, axit oxalic cũng sẽ ngăn cản quá trình hấp thụ canxi vào cơ thể, đồng thời kích thích các phản ứng sưng viêm ở bao khớp. Điều này dễ gây ra thoái hóa và làm bệnh chuyển biến nặng hơn. Ngoài ra, thực phẩm chứa axit oxalic còn tích tụ dưới dạng mỡ nên nguy cơ gây thừa cân và béo phì là rất cao. Điều này khiến cho các đốt sống lưng chịu áp lực nặng nề.

Ngô

Các chuyên gia luôn khuyến cáo người bệnh thoái hóa xương khớp, nên hạn chế ăn ngô (bắp). Bởi trong thành phần của ngô có chứa các hoạt chất dễ gây dị ứng, viêm và đau nhức ở các ổ khớp.

Ngô không tốt cho việc điều trị bệnh
Ngô không tốt cho việc điều trị bệnh

Một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống thường là một hiện tượng lão hóa tự nhiên nên rất khó để phòng ngừa cũng như điều trị dứt điểm. Gần như mọi phương pháp chữa trị chỉ nhằm cải thiện các cơn đau và ngăn không cho bệnh nặng hơn. Đồng thời giúp người bệnh đi lại, vận động nhẹ nhàng, linh hoạt.

Bên cạnh đó, ngoài việc chú ý nên ăn gì, kiêng gì, người bệnh thoái hóa cột sống cũng cần chú một số vấn đề như sau:

  • Ăn uống điều độ, khoa học: Một chế độ ăn uống vừa phải, cân bằng sẽ hỗ trợ rất tốt cho quá trình điều trị. Ngược lại nếu ăn uống quá mức và dồn dập có thể khiến cơ thể bị dư thừa chất, cân nặng tăng nhanh và gây áp lực lên cột sống. Ngoài ra, thường xuyên bỏ bữa có thể làm cơ thể suy nhược, sức khỏe giảm sút và rất khó lành bệnh.
  • Không kiêng khem quá mức: Nhiều người có tâm lý tất cả những món gì cảm thấy không tốt cho bệnh đều không ăn. Điều này đã vô tình làm cơ thể bị mất cân bằng dinh dưỡng và suy giảm sức đề kháng. Bởi vậy, bạn hãy cố gắng ăn đa dạng các nhóm thực phẩm khác nhau trong bữa ăn hàng ngày để cơ thể luôn khỏe mạnh.
  • Tăng cường các thực phẩm tốt cho xương khớp, cột sống: Bên cạnh việc cần tránh nạp vào cơ thể những thực phẩm gây hại, người bệnh cũng cần điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng thật hợp lý. Như đã tổng hợp phía trên, các thực phẩm tốt cho xương khớp cần được bổ sung nhiều hơn.
  • Luyện tập thường xuyên: Những người gặp vấn đề về xương khớp, đặc biệt là thoái hóa cột sống thường rất ngại vận động. Bởi mỗi lần tập luyện đều bị các cơn đau nhói hành hạ. Tuy nhiên, nếu không thường xuyên vận động, xương khớp của bạn sẽ ngày càng khô cứng và kém linh hoạt hơn. Mỗi ngày bạn nên dành ra ít nhất 20 – 30 phút để thực hiện các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp và thư giãn gân cốt.
  • Thực hiện thăm khám bác sĩ: Người bệnh nên thực hiện thăm khám để nhận lời khuyên của bác sĩ về phương pháp điều trị và chế độ dinh dưỡng phù hợp. Đối với những trường hợp bệnh nhẹ, bạn sẽ được hướng dẫn tự cải thiện các triệu chứng tại nhà. Tuy nhiên, ngay khi thấy các triệu chứng nặng hơn, người bệnh cần tái khám ngay để được hỗ trợ và đưa ra hướng điều trị kịp thời.

Hy vọng với những thông tin hữu ích trên đây đã giúp người bệnh được giải đáp thỏa đáng thắc mắc “Thoái hóa cột sống nên ăn gì”. Ngoài ra, các bạn cũng cần lưu ý, không chỉ riêng người mắc bệnh mà tất cả chúng ta đều cần có một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý. Điều này sẽ giúp nâng cao sức khỏe và bảo vệ bạn trước mọi bệnh tật.

Xem thêm:

Array
Thoái hóa cột sống có nên chạy bộ không?

Thoái hóa cột sống có nên chạy bộ không? Cần lưu ý điều gì?

Một trong những bệnh lý mãn tính về xương khớp có thể ảnh hưởng rất lớn đến khả năng vận động người bệnh là thoái…
Bị thoái hóa cột sống có nên tập gym

Bị thoái hóa cột sống có nên tập gym không? Các bài tập nào phù hợp?

Thoái hóa cột sống là căn bệnh khá nguy hiểm, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của người bệnh. Trong khi…