Suy Nhược Thần Kinh Thực Vật: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị

Suy nhược thần kinh thần kinh thực vật là tình trạng đang ngày càng phổ biến hiện nay, gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như đời sống của người bệnh. Việc nhận biết sớm các triệu chứng cũng như cách chữa trị sẽ giúp bệnh chóng khỏi và hạn chế các biến chứng nguy hiểm sau này.

Bệnh suy nhược thần kinh thực vật là gì?

Bệnh suy nhược thần kinh thực vật hay rối loạn thần kinh thực vật là tình trạng rối loạn chức năng vỏ não và một số trung khu thần kinh dưới vỏ não. Tình trạng này do tế bào vỏ não bị quá tải, chịu nhiều áp lực, căng thẳng từ công việc và cuộc sống. Suy nhược thần kinh thực vật có thể ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của cơ thể.

Bệnh suy nhược thần kinh thực vật là tình trạng rối loạn chức năng vỏ não
Bệnh suy nhược thần kinh thực vật là tình trạng rối loạn chức năng vỏ não

Bệnh này xuất hiện nhiều trong xã hội hiện đại ngày nay. Những người bị chứng suy nhược thần kinh thường mệt mỏi, dễ kích thích, hay than phiền, rối loạn giấc ngủ, chóng mặt, mệt mỏi, hay sợ hãi và lo âu,… 

Tại Việt Nam số người bị suy nhược thần kinh thực vật chiếm 3 – 4% dân số, lao động trí óc thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn và ngược lại, lao động chân tay có khả năng mắc bệnh thấp hơn.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh suy nhược thần kinh thực vật có thể là một biến chứng của một số bệnh hoặc tác dụng phụ của việc dùng thuốc. Nhìn chung, có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng này, cụ thể:

Người bệnh gặp phải các bệnh tự miễn, các cuộc tấn công hệ thống miễn dịch, gây ra tổn thương các bộ phận trong cơ thể và dây thần kinh.

  • Bệnh ung thư gây ra sự tấn công của hệ miễn dịch.
  • Trẻ bị di truyền trong quá trình người mẹ mang thai.
  • Những tư thế ngồi, đứng không tốt cho cơ thể gây ra áp lực đối với những động mạch quan trọng, tạo ra áp lực với dây thần kinh.
  • Người bệnh tiếp xúc với các chất độc hại trong thời gian dài.
  • Bệnh di truyền của tổ chức liên kết như hội chứng Ehlers – Danlos có thể là nguyên nhân gây bệnh.
  • Bệnh lý tự miễn như đái tháo đường, bệnh lý thoái hóa thần kinh như Parkinson,… cũng gây suy nhược.
  • Người bệnh bị chấn thương sọ não, chấn thương tủy sống, rối loạn tâm lý.

Dấu hiệu nhận biết suy nhược thần kinh thực vật

Suy nhược thần kinh có thể làm giảm hoạt động của cơ thể, người mệt mỏi, các chức năng trong cơ thể bị biến đổi. Cụ thể:

Người bệnh thường xuyên đau đầu, muốn nghỉ ngơi và thường xuyên mất ngủ
Người bệnh thường xuyên đau đầu, muốn nghỉ ngơi và thường xuyên mất ngủ
  • Người bệnh thường xuyên đau đầu, muốn nghỉ ngơi và thường xuyên mất ngủ, trí nhớ suy giảm.
  • Tình trạng ra mồ hôi toàn thân, mô hôi tay chân nhiều hơn khiến người luôn ẩm lạnh.
  • Bị rối loạn hệ sinh sản, mất ham muối, âm đạo khô, rối loạn cương dương, kinh nguyệt không đều.
  • Rối loạn tiêu chảy, gây táo bón, ăn không tiêu, đầy hơi, ợ chua, rối loạn chức năng dạ dày gây đau bụng thường xuyên.
  • Bị tăng huyết áp, nhịp tim nhanh, luôn cảm thấy hồi hộp, khó thích ứng với những hoạt động thể lực, thở nhanh hơn, có thể bị đau ngực và thở gấp khi vận động mạnh.
  • Đi tiểu không tự chủ, buồn tiểu khi bị kích thích và nếu kéo dài tình trạng này sẽ gây nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Co thắt cơ trơn phế quản gây khó thở, căng thẳng, hụt hơi nhiều lần, tức ngực, ngạt mũi, đau nhức xương khớp,…

Hệ lụy khi bị suy nhược thần kinh thực vật

Bệnh suy nhược thần kinh thực vật tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó khiến sức khỏe suy yếu, chất lượng cuộc sống và công việc suy giảm. Nếu bệnh kéo dài nhiều năm, tâm lý người bệnh sẽ bị ảnh hưởng, thường xuyên lo âu, mệt mỏi, thậm chí dẫn đến trầm cảm. 

Bên cạnh đó, bệnh suy nhược thần kinh cũng có thể gây biến đổi các cơ quan trong cơ thể, gây ra một số bệnh liên quan đến hệ tim mạch, hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, thậm chí cả hệ sinh dục,… 

Một số ảnh hưởng của bệnh suy nhược thần kinh với sức khỏe gồm:

  • Rối loạn giấc ngủ: Triệu chứng này thường gặp ở những người suy nhược, thường xuyên mất ngủ, ngủ không ngon giấc, dễ bị giật mình và hay gặp ác mộng.
  • Đau đầu, mệt mỏi: Người bị suy nhược kéo dài sẽ thường xuyên đau đầu, mệt mỏi khi thực hiện hoạt động mất sức, các cơn đau đầu diễn ra âm ỉ và tăng tần suất khi bạn bị căng thẳng hay áp lực.
  • Giảm trí nhớ: Người bệnh thường xuyên gặp tình trạng máu lưu thông lên não kém, gây hoa mắt, chóng mặt, đặc biệt khi làm việc nặng. Tình trạng này lâu ngày gây suy giảm trí nhớ, giảm khả năng tập trung và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
  • Rối loạn hành vi cảm xúc: Người bị suy nhược thần kinh thực vật thường khó khăn trong việc điều chỉnh hành vi cảm xúc của bản thân. Người bệnh cũng dễ cáu gắt, dễ nổi nóng, tâm trạng luôn bất ổn, không kiểm soát được hành vi của bản thân. Nếu kéo dài, việc này sẽ ảnh hưởng đến các mối quan hệ của người bệnh, gây nhiều hậu quả.
  • Tác động đến cơ quan trong cơ thể: Suy nhược thần kinh có thể chính là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa, tim mạch, tiết niệu,… người bệnh có nguy cơ cao bị tăng huyết áp, co mạch, chất lượng cuộc sống suy giảm.
Bệnh suy nhược thần kinh thực vật có thể gây ra nhiều ảnh hưởng với sức khỏe
Bệnh suy nhược thần kinh thực vật có thể gây ra nhiều ảnh hưởng với sức khỏe

Ngoài ra, đây cũng là căn bệnh khởi đầu dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm như đau đầu chi, xanh tím đầu chi, bệnh Raynaud,…

Phương pháp chữa trị suy nhược thần kinh thực vật hiệu quả

Việc điều trị chứng suy nhược thần kinh cần dựa theo nguyên nhân gây bệnh, thể lực người bệnh. Mục đích cuối cùng là tạo sự cân bằng trong hệ thần kinh, giữa hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Người bệnh có thể các nguyên liệu tự nhiên tại nhà hoặc các loại thuốc, thực phẩm bổ sung để giúp cơ thể khỏe mạnh, đẩy lùi suy nhược thần kinh.

Mẹo chữa tại nhà

Một số nguyên liệu tại nhà có thể giúp bạn xử lý bệnh suy nhược thần kinh thực vật vô cùng hiệu quả, đặc biệt là những ai đang bị bệnh ở giai đoạn nhẹ. Cách chữa suy nhược thần kinh không dùng thuốc ngay tại nhà như sau:

  • Trà xanh: Trà xanh có chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa chứng suy nhược thần kinh, phục hồi cơ thể nhanh chóng. Hoạt chất L-theanine có trong trà xanh có thể giúp người bệnh an thần và thư giãn hơn. Mỗi ngày bạn hãy dùng 1 – 2 tách trà để giúp cơ thể khỏe mạnh.
  • Rễ cây nữ lang: Rễ cây nữ lang có thể sản sinh ra GABA – một axit amin giúp phục hồi chức năng của tế bào thần kinh bị tổn thương. Qua đó giúp bạn giảm mệt mỏi, lo lắng, có một giấc ngủ ngon hơn.
  • Một số mẹo khác: Việc thay đổi tư thế thường xuyên, bổ sung thêm các thức ăn tốt cho cơ thể và tập thể dục, quan tâm đến sức khỏe nhiều hơn chính là cách giúp cải thiện bệnh nhanh chóng và an toàn.

Chữa bệnh bằng Y học hiện đại

Các thuốc Tây y có thể giúp đẩy lùi triệu chứng bệnh, giảm tình trạng lo âu, mệt mỏi, nhịp tim ổn định hơn. Một số thuốc Tây chữa bệnh phổ biến có thể kể đến như:

  • Thuốc an thần, chống trầm cảm Diazepam liều 10-30mg/ngày, mỗi ngày dùng 2 lần buổi sáng và tối, thuốc Amitriptylin liều 50-100mg/ngày.
  • Dùng thuốc trị mất ngủ như Stilnox, Selenium trước khi ngủ với liều thấp nhất.
  • Dùng thuốc trị lo âu Librium và anaxeryl mỗi ngày uống 2 – 3 lần.

Ngoài ra, nếu những ai bị suy nhược thần kinh thực vật có xuất hiện tình trạng tăng tiết mồ hôi do cường chức năng giao cảm thì cần tiểu phẫu hủy hạch giao cảm ở ngực. Người bệnh cũng có thể kết hợp các phương pháp như xông hơi, xoa bóp, bấm huyệt để giúp cải thiện bệnh, cơ thể mau khỏe.

Cách phòng ngừa suy nhược thần kinh thực vật

Để ngăn bệnh tái phát, đồng thời nâng cao hiệu quả điều trị bệnh bạn cần chú ý:

  • Nên kết hợp điều trị bằng thuốc và liệu pháp tâm lý dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.
  • Luôn duy trì lối sống khoa học, lành mạnh, vui tươi, không được căng thẳng hay lo âu.
  • Hạn chế việc dung nạp thực phẩm độc hại, chất kích thích gây tổn thương cơ thể.
  • Tập thể dục mỗi ngày để giải tỏa căng thẳng cũng như tăng cường sức khỏe tổng thể.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung các chất dinh dưỡng cho cơ thể và ăn đủ bữa, đa dạng món ăn.
  • Không làm việc quá sức, hạn chế căng thẳng và luôn có kế hoạch thư giãn, thả lỏng cơ thể.
  • Tuân thủ theo đúng hướng dẫn điều trị từ bác sĩ, hạn chế việc tự ý dùng thuốc khi không được chỉ định.
Bạn nên có chế độ ăn uống đủ chất để phòng suy nhược thần kinh thực vật
Bạn nên có chế độ ăn uống đủ chất để phòng suy nhược thần kinh thực vật

Suy nhược thần kinh thực vật gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống. Vậy nên bạn hãy theo dõi cơ thể, sớm phát hiện bệnh và chọn phương pháp điều trị phù hợp để bệnh nhanh chóng được đẩy lùi.

Đừng bỏ qua

1 Chu Kỳ Giấc Ngủ Kéo Dài Bao Lâu? Cách Tính Chu Kỳ Ngủ

1 Chu Kỳ Giấc Ngủ Kéo Dài Bao Lâu? Cách Tính Chu Kỳ Ngủ

Bên cạnh việc nâng cao chất lượng giấc ngủ, rất nhiều bạn còn quan tâm đến chu kỳ giấc ngủ. Thông thường, chúng ta cần…
Suy Nhược Thần Kinh Mất Ngủ Do Đâu Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả

Suy Nhược Thần Kinh Mất Ngủ Do Đâu Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả

Suy nhược thần kinh mất ngủ là hiện tượng khá nhiều người gặp phải hiện nay, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, chất…
Mất ngủ mắt thâm quầng là tình trạng thường gặp

Mất ngủ mắt thâm quầng do đâu, chúng ta phải làm sao?

Ngủ không đủ giấc, thường xuyên thức khuya, dị ứng hoặc mệt mỏi là những nguyên nhân có thể khiến mắt bị thâm. Tình trạng…
Suy Nhược Thần Kinh Ngoại Biên: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Chữa

Suy Nhược Thần Kinh Ngoại Biên: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Chữa

Suy nhược thần kinh ngoại biên là rối loạn chức năng của một hoặc nhiều dây thần kinh ngoại biên. Bao gồm nhiều hội chứng…
9 Lợi Ích Của Giấc Ngủ Đối Với Sức Khỏe Tổng Quát

9 Lợi Ích Của Giấc Ngủ Đối Với Sức Khỏe Tổng Quát

Giấc ngủ là chìa khóa để con người có sức khỏe tốt, duy trì cân nặng khỏe mạnh và làm giảm nguy cơ mắc bệnh…
Trẻ Khó Vào Giấc Ngủ: Cha Mẹ Phải Làm Sao Để Khắc Phục?

Trẻ Khó Vào Giấc Ngủ: Cha Mẹ Phải Làm Sao Để Khắc Phục?

Trong giai đoạn phát triển đầu đời, giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển cả về thể chất…
Mất ngủ đếm cừu là liệu pháp tinh thần khá hiệu quả

Mất ngủ đếm cừu có thực sự hiệu quả? Cách thực hiện thế nào?

Hiện nay có rất nhiều người thường xuyên gặp phải tình trạng mất ngủ, ngủ trằn trọc, không sâu giấc. Một trong những phương pháp…
Giấc Ngủ Khoa Học Là Gì? Cách Tính Thời Gian Ngủ Khoa Học

Giấc Ngủ Khoa Học Là Gì? Cách Tính Thời Gian Ngủ Khoa Học

Một giấc ngủ khoa học không phải là việc bạn ngủ đủ 7 - 8 tiếng mỗi ngày. Bởi thời gian ngủ sẽ phụ thuộc…
Chia sẻ
Bỏ qua