Sưng Lợi Chảy Máu Chân Răng

Việc vệ sinh răng miệng không đúng cách có thể dẫn đến tình trạng sưng lợi chảy máu chân răng. Ngoài ra, một số vấn đề bệnh lý cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Để tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách điều trị, bạn nên tham khảo những thông tin dưới đây.

Sưng lợi chảy máu chân răng là gì? Nguyên nhân gây bệnh

Sưng lợi chảy máu chân răng là tình trạng lợi (nướu) bị tổn thương dẫn đến viêm sưng, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng nướu răng gây chảy máu. Triệu chứng điển hình của tình trạng này là lợi bị sưng, có màu đỏ sẫm và rất dễ chảy máu khi dùng chỉ nha khoa hoặc bàn chải. Cùng với đó, người bệnh sẽ bị tụt nướu, hôi miệng nặng, thậm chí lung lay răng.

Sưng lợi chảy máu chân răng là tình trạng lợi (nướu) bị tổn thương dẫn đến viêm sưng
Sưng lợi chảy máu chân răng là tình trạng lợi (nướu) bị tổn thương dẫn đến viêm sưng

Bị viêm lợi chảy máu chân răng chủ yếu là do việc vệ sinh răng miệng không khoa học để các mảng bám hình thành trên răng gây viêm lợi. Các nguyên nhân phổ biến có thể dẫn đến viêm sưng lợi là:

  • Hình thành mảng bám trên răng: Mảng bám răng hình thành do thức ăn thừa đọng lại trong khoang miệng, trong kẽ răng. Khi tương tác với vi khuẩn, các mảng bám này dễ làm viêm lợi, chảy máu và làm hại cho răng.
  • Do cao răng: Mảng bám trên răng lâu ngày không được loại bỏ sẽ hình thành cao răng. Cao răng rất khó loại bỏ, dễ gây kích ứng dọc viền nướu và bảo vệ vi khuẩn bên trong gây viêm sưng lợi nghiêm trọng.
  • Do viêm lợi: Một số bệnh lý như mọc răng khôn, sâu răng… có thể dẫn đến viêm lợi. Khi lợi bị viêm sẽ dễ dàng bị đau sưng, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống cũng như khiến chảy máu chân răng.

Ngoài các nguyên nhân chính nêu trên, một số yếu tố nguy cơ cũng làm tăng thêm khả năng bị sưng lợi, cụ thể:

  • Do thói quen chăm sóc răng không khoa học, lười vệ sinh răng, không đi lấy cao răng.
  • Người hút thuốc lá có nguy cơ bị bệnh răng miệng nhiều hơn.
  • Yếu tố tuổi tác cũng dễ gây sưng viêm, chảy máu chân răng ở người lớn tuổi.
  • Người thường xuyên bị khô miệng, thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là người bị thiếu vitamin C.
  • Người phục hình răng không được khít, người bị răng khấp khểnh khó làm sạch cũng dễ gây viêm lợi hơn.
  • Yếu tố nội tiết tố trong cơ thể cũng làm ảnh hưởng đến sức khỏe của răng miệng.
  • Người thường xuyên phải sử dụng các loại thuốc huyết áp, thuốc tim mạch và chẹn canxi sẽ có nguy cơ bị viêm lợi nhiều hơn.
  • Người mắc bệnh nhiễm trùng do nấm, vi khuẩn gây ra.

Cách điều trị viêm lợi chảy máu chân răng phổ biến nhất

Viêm lợi chảy máu chân răng không phải là tình trạng hiếm gặp và cũng không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu để tình trạng này kéo dài không điều trị sẽ dẫn đến viêm nha chu cấp, làm ảnh hưởng đến tổ chức răng, có nguy cơ mất răng. Do vậy, việc điều trị bệnh lý này rất quan trọng.

Tình trạng này cần được điều trị nhanh chóng
Tình trạng này cần được điều trị nhanh chóng

Việc điều trị sưng lợi chảy máu chân răng bằng thuốc mang lại hiệu quả rất tích cực. Bạn nên đến gặp bác sĩ để được chỉ định dùng thuốc một cách tốt nhất. Tại bệnh viện, cơ sở nha khoa, các bác sĩ thường chỉ định một số loại thuốc điều trị sưng lợi khiến chân răng chảy máu là:

  • Nhóm thuốc chống viêm: Được sử dụng nhiều nhất là Alpha chymotrypsin giúp chống viêm, giảm sưng, ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm.
  • Nhóm thuốc kháng sinh: Thường được sử dụng là Azithromycin, Tetracycline, Ciprofloxacin, Metronidazole, Amoxicillin… Các loại kháng sinh này có thể dùng ở dạng thuốc uống, thuốc bôi hoặc nước súc miệng.
  • Nhóm thuốc giảm đau: Trong trường hợp bị viêm lợi sưng má gây đau đớn, khó chịu, người bệnh có thể dùng thêm thuốc giảm đau để dễ chịu hơn.

Việc sử dụng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh phải tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định, liều lượng, cách dùng của bác sĩ. Nếu sử dụng thuốc tùy tiện có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Lưu ý khi bị sưng lợi chảy máu chân răng

Để hỗ trợ cho việc điều trị bằng thuốc cũng như phòng ngừa bệnh tái phát, giảm nguy cơ mắc bệnh, bạn cần biết một số phương pháp để giảm sưng lợi tại nhà cũng như phòng ngừa chảy máu chân răng như sau:

  • Lấy cao răng định kỳ: Việc lấy cao răng nên được thực hiện định kỳ 6 tháng mỗi lần để làm sạch răng, giảm nguy cơ mắc bệnh về răng miệng.
  • Thăm khám nha khoa: Bạn cần thăm khám nha khoa một năm hai lần hoặc bất cứ khi nào có những triệu chứng bất thường về sức khỏe răng miệng.
  • Vệ sinh răng đúng cách: Cần đánh răng ít nhất 2 ngày mỗi lần với bàn chải có lông mềm. Dùng thêm nước súc miệng hoặc nước muối sinh lý để súc miệng hàng ngày. Hạn chế dùng tăm, nên sử dụng chỉ nha khoa mỗi ngày.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Bạn cần được bổ sung vitamin D và C hàng ngày để tăng đề kháng, cho răng chắc khỏe cũng như phòng ngừa chảy máu chân răng.
  • Sử dụng thuốc và điều trị theo chỉ định của nha sĩ: Tuyệt đối không được bôi, ngậm những loại thuốc không rõ nguồn gốc hoặc áp dụng những mẹo dân gian không có cơ sở khoa học điều trị răng vì sẽ làm tăng nguy cơ bội nhiễm.

Bạn nên dùng chỉ nha khoa kết hợp với đánh răng đúng cách để bảo vệ răng
Bạn nên dùng chỉ nha khoa kết hợp với đánh răng đúng cách để bảo vệ răng

Tình trạng sưng lợi chảy máu chân răng khá thường gặp và có thể xảy ra với bất cứ ai. Do vậy, bạn cần chú ý chăm sóc sức khỏe răng miệng cho bản thân mình một cách khoa học, tránh những biến chứng không đáng có.

Bệnh liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *