Nhiệt Miệng Chảy Máu Chân Răng

Nhiệt miệng chảy máu chân răng gây khó chịu, đau xót cho người bệnh. Dù không nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt hàng ngày. Vậy khi gặp tình trạng này, nguyên nhân do đâu và cần làm gì để khắc phục?

Hiểu rõ nguyên nhân gây nhiệt miệng chảy máu chân răng

Theo các chuyên gia y tế, nhiệt miệng chảy máu là bệnh lý răng miệng khá phổ biến, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, chủ yếu là do thói quen sinh hoạt không điều độ hoặc do một số bệnh lý nha khoa khác.

Có nhiều nguyên nhân gây ra nhiệt miệng chảy máu chân răng
Có nhiều nguyên nhân gây ra nhiệt miệng chảy máu chân răng

Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng nhiệt miệng chảy máu:

  • Vệ sinh răng miệng không cẩn thận, khiến các vi khuẩn, nấm có điều kiện thuận lợi tấn công khoang miệng và gây ra các bệnh lý nha khoa, trong đó có nhiệt miệng chảy máu chân răng.
  • Ăn đồ cay nóng, uống nhiều nước ngọt, nước có gas, khiến cơ thể bị nóng trong lâu dần dẫn tới nhiệt.
  • Sinh hoạt không điều độ, thức khuya, thiếu ngủ, nghỉ ngơi không đủ khiến sức đề kháng suy giảm, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm xâm nhập, tấn công và dẫn tới nhiệt miệng.
  • Không may cắn vào lợi, nướu khi ăn, nhai gây ra các vết xước và phát triển thành vết viêm loét.
  • Do một số bệnh nha khoa như viêm quanh răng. Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời không chỉ gây ra nhiệt miệng mà còn có thể làm hỏng mô và xương nâng đỡ răng, khiến nướu bị tổn thương nặng, lợi bị tụt khỏi chân răng.
  • Do thiếu dinh dưỡng, cụ thể là vitamin C, K. Đây là hai thành phần ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ nướu. Nếu thiếu có thể gây chảy máu chân răng, khiến lợi dễ bị tấn công và xuất hiện ổ sưng, mưng mủ, chảy máu.
  • Do thay đổi nội tiết tốt, nhất là ở các bà bầu, tuổi dậy thì, dẫn tới xuất huyết chân răng.

Xem thêm: Tại Sao Bị Nhiệt Miệng Liên Tục?

Mức độ nguy hiểm của bệnh?

Thực tế, nhiệt miệng chảy máu chân răng không quá nguy hiểm, có thể thuyên giảm nếu vệ sinh răng miệng đúng cách, ăn uống, sinh hoạt điều độ. Tuy nhiên, nếu tình trạng này không tự biến mất mà kéo dài, chảy máu nhiều, người bệnh cần tới thăm khám tại các cơ sở y tế bởi đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm khác, cụ thể:

  • Bệnh tiểu đường: Hệ miễn dịch của người bị tiểu đường thường kém vì thế khó chống lại các tác nhân gây hại từ bên ngoài. Lúc này, vi khuẩn, virus, nấm có thể dễ dàng tấn công vào lợi và gây ra tình trạng nhiệt miệng, chảy máu chân răng. Lượng đường trong máu càng cao, quá trình oxy hoá cũng được đẩy mạnh, kết quả là mao mạch bị tổn thương, máu vận chuyển đến nướu bị giảm.
  • Hạ tiểu cầu: Tiểu cầu được coi là thành phần quan trọng, liên quan trực tiếp tới quá trình cầm máu của cơ thể. Tiểu cầu suy giảm cũng có thể gây ra tình trạng chảy máu chân răng, chảy máu nướu. Tình trạng hạ tiểu cầu thường gặp ở bệnh nhân u bướu. Nếu thấy tình trạng nhiệt miệng chảy máu chân răng kéo dài bạn hãy cẩn trọng với sức khỏe của bản thân.

Cách chữa nhiệt miệng chảy máu chân răng hiệu quả

Thông thường, các vết nhiệt miệng có thể tự lành sau 1 - 2 tuần mà không để lại sẹo. Tuy nhiên, nhiệt miệng chảy máu chân răng kéo dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt, ăn uống, vì thế bạn có thể tham khảo một số nhiệt miệng nhanh nhất tại nhà.

Xem ngay: Hướng Dẫn Cách Chữa Nhiệt Miệng Cho Bé Hiệu Quả Bất Ngờ

Có nhiều cách đẩy lùi điều trị nhiệt miệng chảy máu bằng mẹo dân gian
Có nhiều cách đẩy lùi điều trị nhiệt miệng chảy máu bằng mẹo dân gian

Sử dụng mẹo dân gian và nguyên liệu thiên nhiên

Dưới đây là một số mẹo cải thiện nhiệt miệng chảy máu chân răng hiệu quả tại nhà:

  • Súc miệng với nước muối: Việc dùng nước muối không giúp bạn khỏi nhiệt miệng chỉ sau 1 - 2 ngày tuy nhiên lại rất an toàn, dễ thực thực hiện và rất tiết kiệm. Nước muối có tính sát khuẩn cao, sử dụng hàng ngày vừa giúp loại bỏ nguyên nhân gây nhiệt, vừa giảm đau và giúp các vết nhiệt nhanh khô hơn. Bạn có thể sử dụng 5g muối tinh pha vớ 230ml nước ấm rồi súc miệng mỗi ngày, mỗi lần súc miệng 15 - 30 giây. Khi súc miệng, bạn để nước muối trôi sâu vào họng nhưng không được nuốt. Kiên trì súc miệng mỗi ngày, không chỉ tình trạng nhiệt miệng được đẩy lùi mà bạn cũng hạn chế được nguy cơ mắc các bệnh răng miệng khác.
  • Dùng mật ong chữa nhiệt miệng chảy máu chân răng: Mật ong là nguyên liệu có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giúp các vết thương trở nên mau lành hơn. Ngoài ra, việc dùng mật ong chữa nhiệt cũng không gây ra cảm giác sưng đỏ, bỏng rát cho người bệnh. Với loại nguyên liệu này, bạn có thể sử dụng bôi trực tiếp lên vết loét 4 lần mỗi ngày. Ngoài ra, có thể dùng mật ong pha trà để uống hàng ngày. Lúc uống, nên nuốt từ từ để dung dịch thẩm thấu vào vết nhiệt miệng. Bạn cũng có thể dùng mật ong kết hợp với bột nghệ, trộn đều thành hỗn hợp rồi đắp lên vết nhiệt 2 - 3 lần/ngày.
  • Chữa nhiệt miệng chảy máy bằng sữa chua: Sữa chua có chứa hàm lượng lớn men vi sinh sống Lactobacillus, thành phần giúp cân bằng lượng vi sinh đường tiêu hoá. Trong các trường hợp nhiệt miệng là do vi khuẩn HP, bệnh dạ dày, ruột, sử dụng sữa chua để đẩy lùi sẽ rất hiệu quả. Bạn có thể ăn sữa chua mỗi ngày sau ăn vừa giảm đau, giảm sưng cho vết nhiệt vừa giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
  • Giảm triệu chứng với baking soda: Một trong những cách chữa nhiệt miệng nhanh chóng và hiệu quả phải kể tới dùng baking soda. Loại muối nở này có thể cân bằng pH khoang miệng từ đó giảm sưng, giảm viêm và giúp vết loét nhanh lành hơn. Với nguyên liệu này, bạn có thể pha thành nước súc miệng theo tỷ lệ 5g baking soda với 230ml nước lọc. Dùng hỗn hợp súc miệng trong 15 - 30 giây rồi nhổ đi. Mỗi ngày súc miệng 2 - 3 lần cho tới khi tình trạng nhiệt miệng được khắc phục.
  • Dùng dầu dừa: Dầu dừa có tính sát khuẩn rất tốt nhờ thành phần Acid Lauri tự nhiên. Hơn nữa, nó cũng có thể giảm đau, giảm sưng và giúp vết thương nhanh lành hơn. Để điều trị, bạn có thể sử dụng 1 lượng vừa đủ dầu dừa bôi lên khu vực bị nhiệt. Mỗi ngày bôi dầu dừa vài lần, sau khi bôi cần hạn chế nuốt nước bọt để dầu dừa lưu lại trên vết nhiệt lâu hơn.
  • Thanh nhiệt bằng trà hoa cúc chữa nhiệt miệng: Trà hoa cúc có vị ngọt tự nhiên, mùi thơm dễ chịu là thức uống được nhiều người ưa chuộng. Loại trà này cũng có thể giảm đau và giúp vết nhiệt nhanh lành hơn. Lý do là bởi nó chứa thành phần Levomenol và Azulene, đây là hai chất giúp sát trùng, chống viêm rất tốt. Để trị nhiệt miệng chảy máu chân răng, bạn cũng có thể dùng túi trà hoa cúc đắp lên khu vực bị nhiệt vài phút. Ngoài ra, mỗi ngày có thể dùng trà hoa cúc pha với nước ấm để súc miệng cho tới khi vết nhiệt lành hẳn.
  • Sử dụng bã chè khô: Trong bã chè có chứa thành phần Tannis, giúp giảm sưng đau, chống viêm hiệu quả. Cũng vì thế, người bị nhiệt miệng có thể sử dụng bã chè đắp lên khu vực nhiệt để đẩy lùi tình trạng này nhanh chóng.

Chữa nhiệt miệng bằng bã chè
Chữa nhiệt miệng bằng bã chè

Dùng sản phẩm nước súc miệng chuyên dụng

Bên cạnh các mẹo sử dụng nguyên liệu tự nhiên, bạn có thể đẩy lùi tình trạng nhiệt miệng chảy máu chân răng bằng các loại nước súc miệng chuyên dụng. Các sản phẩm này giúp vệ sinh khoang miệng hiệu quả, hạn chế các lớp vi khuẩn gây bệnh, giảm mảng bám, làm dịu nhiệt miệng rất tốt. Một số sản phẩm nước súc miệng cho người bị nhiệt được sử dụng phổ biến nhất phải kể tới:

  • Nước súc miệng Listerine: Đây là sản phẩm nổi tiếng từ thương hiệu Johnson & Johnson (Mỹ) được đông đảo người tiêu dùng Việt lựa chọn. Dòng sản phẩm này có thể làm sạch sâu từng kẽ răng từ đó giải quyết các vấn đề răng miệng, làm các vết nhiệt dù nặng hay nhẹ trở nên dễ chịu hơn. Đặc biệt, sản phẩm cũng có thể hỗ trợ ngăn ngừa sâu răng, viêm lợi và giúp bạn có hơi thở thơm mát hơn.
  • Nước súc miệng Valentine: Sản phẩm này từ Công ty Sao Thái Dương, được sản xuất theo công nghệ Nano bạc tiên tiến. Thành phần sản phẩm có chứa một số loại tinh dầu tự nhiên giúp ngăn ngừa vi khuẩn, loại bỏ mảng bám và hạn chế tình trạng nhiệt miệng, sưng lợi chảy máu chân răng. Sản phẩm này không chứa cồn nên có thể dùng cho cả trẻ em và người lớn.
  • Nước súc miệng Propolinse: Propolinse là sản phẩm nổi tiếng từ Nhật Bản, giúp làm sạch khoang miệng, đánh bay mảng bám và làm dịu các vết nhiệt. Sản phẩm có thể mang lại những tác dụng này là nhờ thành phần Xylitol giúp kiểm soát tình quá trình chuyển hóa đường, ngăn ngừa vi khuẩn gây hại. Ngoài ra, thành phần sáp ong và trà xanh cũng giúp làm dịu các vết nhiệt miệng rất tốt.

Nước súc miệng Propolinse
Nước súc miệng Propolinse

Sử dụng thuốc chữa nhiệt miệng

Để đẩy lùi các vết nhiệt miệng nhanh chóng, hiệu quả, bạn cũng có thể sử dụng các loại thuốc trị nhiệt miệng chuyên dụng. Trong đó, một số sản phẩm tiêu biểu được đông đảo người bệnh lựa chọn phải kể tới:

  • Thuốc bôi Oracortia chữa nhiệt miệng: Đây là thuốc mỡ thuộc nhóm Steroid có tác dụng giảm sưng, giảm viêm với các tổn thương ở khoang miệng. Thành phần chính của thuốc là Triamcinolone acetonide, một Glucocorticoid tổng hợp Flo, cho phép giảm đau, chống viêm nhanh chóng. Mỗi ngày bạn chỉ cần sử dụng một lượng vừa đủ thuốc bôi lên vết nhiệt 2 - 3 lần, bôi sau ăn là có thể giúp đẩy nhanh thời gian phục hồi của các vết nhiệt.
  • Thuốc bôi nhiệt miệng Kamistad Gel N: Đây là thuốc giúp giảm nhanh các triệu chứng đau rát do nhiệt miệng gây ra. Nó cũng có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, ngừa nhiễm trùng rất tốt. Lý do là bởi thuốc chứa một số thành phần như Lidocain có tác dụng gây tê Benzalkonium Clorid có tác dụng kháng khuẩn, tinh chất hoa cúc làm dịu các mô tế bào bị tổn thương. Mỗi ngày bôi 3 lần, thực hiện bôi thuốc liên tục 5 - 7 ngày.
  • Thuốc chữa nhiệt Zytee RB Gel: Loại thuốc này được sử dụng giảm đau, giảm sưng và làm dịu các vết nhiệt. Thành phần của thuốc chứa hợp chất Benzalkonium Clorid giúp giảm đau, giảm sưng đỏ trong miệng. Chỉ sau 3 - 4 phút bôi, thuốc sẽ mang tới tác dụng và bảo toàn tác dụng trong 3 - 4 giờ sau đó. Mỗi ngày bôi 1 - 2 giọt gel thuốc/lần, bôi trong 3 - 4 hôm để đạt hiệu quả tốt nhất.

Click ngay: Mách Bạn Cách Chữa Nhiệt Miệng Cho Bà Bầu An Toàn, Hiệu Quả 

Thuốc chữa nhiệt Zytee RB Gel
Thuốc chữa nhiệt Zytee RB Gel

Phòng nhiệt miệng tái phát thế nào hiệu quả?

Bên cạnh áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp, để tình trạng nhiệt miệng không quay lại trong tương lai, bạn cũng cần chú ý một số phương pháp như sau:

  • Sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm nhằm tránh tổn thương cho lợi, nướu khi đánh răng.
  • Nên ăn chậm, nhai kỹ, không ăn các món quá cứng nhằm hạn chế nguy cơ cắn vào lưỡi, bên trong má.
  • Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể, nhất là vitamin, khoáng chất như vitamin B, kẽm, sắt.
  • Hạn chế các món cay nóng, nhiều dầu mỡ, rượu bia, thuốc lá...
  • Không nên căng thẳng, mệt mỏi, không thức khuya, ngủ thiếu giấc.
  • Nên cải thiện sức khỏe bằng cách tập thể dục, thể thao hàng ngày.
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách, sử dụng thêm chỉ nha khoa, nước súc miệng và lấy cao răng định kỳ.

Thay đổi thói quen, chế độ sinh hoạt để phòng nhiệt
Thay đổi thói quen, chế độ sinh hoạt để phòng nhiệt

Nhiệt miệng chảy máu chân răng thường gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày. Vì thế, để rút ngắn thời gian mắc bệnh, bạn nên áp dụng các biện pháp điều trị và phòng ngừa sao cho phù hợp.

Trên đây là những giải pháp giúp bạn có thể cải thiện tình trạng nhiệt miệng chảy máu chân răng hiệu quả, dễ thực hiện mà quý bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng.

Bệnh liên quan

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *