[Giải Đáp] Mụn Tuổi Dậy Thì Kéo Dài Bao Lâu Và Có Tự Hết Không?

Cơ thể nam và nữ khi bước sang độ tuổi dậy thì đều có những sự thay đổi lớn. Một trong những vấn đề da liễu khó chịu ở độ tuổi này mà nhiều người gặp phải chính là sự xuất hiện của các nốt mụn trên da. Vậy mụn tuổi dậy thì kéo dài bao lâu và có tự khỏi không? Nên chăm sóc da như thế nào để điều trị và hạn chế mụn trứng cá ở tuổi dậy thì? Tất cả sẽ được giải đáp bởi chuyên gia da liễu trong bài viết dưới đây.

Trình trạng da mụn tuổi dậy thì kéo dài bao lâu?

Tuổi dậy thì là một giai đoạn phát triển quan trọng của mỗi người. Nhiều sự thay đổi cả bên trong lẫn bên ngoài cơ thể gây nên nhiều lo lắng cho nam và nữ giới. Trong đó, sự xuất hiện nhiều của mụn trên da là vấn đề được nhiều người quan tâm. So với các giai đoạn phát triển khác, tuổi dậy thì thường xuất hiện mụn nhiều hơn và có thể để lại hậu quả lâu dài dù đã hết giai đoạn dậy thì.

Mụn tuổi dậy thì là một chủ đề được nhiều người quan tâm
Mụn tuổi dậy thì là một chủ đề được nhiều người quan tâm

Tuy nhiên, vậy tình trạng mụn tuổi dậy thì kéo dài bao lâu? Những nốt mụn xuất hiện trên da ở độ tuổi dậy thì có tự hết không? Đây đều là những câu hỏi về tình trạng mụn được nhiều thanh thiếu niên quan tâm nhất giai đoạn dậy thì.

Thời điểm mụn dậy thì xuất hiện từ lúc nào?

Tuổi dậy thì là một quãng thời gian phát triển và tăng trưởng của thể chất, tâm sinh lý ở cả nam và nữ giới. Giai đoạn phát triển này đóng một vai trò quan trọng đối với mỗi thanh thiếu niên.

Thường tuổi dậy thì sẽ kéo dài từ 2 – 5 năm và bắt đầu chậm hơn ở nam. Nữ giới thường dậy thì sớm hơn 1 – 2 năm so với bạn nam đồng lứa. Độ tuổi dậy thì ở nữ thường ở 8 – 13 tuổi. Trong khi đó, tuổi dậy thì ở nam thường từ 9 – 14 tuổi.

Tuy nhiên, độ tuổi bắt đầu và kết thúc giai đoạn dậy thì của mỗi người sẽ khác nhau. Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến thời gian của tuổi dậy thì gồm: Thể trạng, đặc điểm chủng tộc, điều kiện sống, chế độ dinh dưỡng và vận động,…

Trong giai đoạn dậy thì, các hormon trong cơ thể sẽ có sự thay đổi, xáo trộn để đáp ứng sự phát triển đặc điểm giới tính. Đặc biệt, hormon giới tính Androgen gia tăng mạnh mẽ. Tăng sinh và dư thừa Androgen sẽ thúc đẩy hoạt động của các tuyến bã nhờn trên da. Điều này gây nên sự bí tắc lỗ chân lông, đồng thời là cơ hội cho sự phát triển của vi khuẩn Propionibacterium Acnes gây mụn dậy thì trên da.

Ngoài ra, nhu cầu ăn uống của những bạn trẻ thuộc độ tuổi dậy cao. Khi cơ thể tiếp nạp nhiều dầu mỡ, đường hóa học và các chất có hại cho da từ thức ăn nhanh, nước uống có ga hay bánh kẹo sẽ gây tổn thương da và tăng nguy cơ mụn.

Mặt khác, kiến thức, ý thức về vệ sinh và chăm sóc da ở độ lứa tuổi này chưa thực sự đầy đủ và chính xác. Làn da không được chăm sóc đúng cách gây tích tụ vi khuẩn gây mụn, làm chậm quá trình lành da và dễ để lại sẹo mụn. Đặc biệt nếu da không được bảo vệ đúng cách khi tiếp xúc trực tiếp một cách thường xuyên với ánh mặt trời sẽ gây nên nhiều vấn đề da liễu khác.

Mụn tuổi dậy thì kéo dài bao lâu là câu hỏi của nhiều thanh thiếu niên
Mụn tuổi dậy thì kéo dài bao lâu là câu hỏi của nhiều thanh thiếu niên

Đây chính là những lý do dẫn đến sự xuất hiện của mụn ở độ tuổi dậy thì. Thời điểm bắt đầu của tuổi dậy thì cũng là khởi điểm xuất hiện mụn trên da. Thường các bạn nữ sẽ bắt đầu nổi mụn khi có dấu hiệu kinh nguyệt. Mụn lên nhiều nhất vào trước chu kỳ kinh nguyệt. Trong khi đó, mụn tuổi dậy thì ở nam có tần suất xuất hiện khó nắm bắt hơn.

Mụn tuổi dậy thì kéo dài bao lâu? Các nốt mụn có tự biến mất không?

Giải đáp cho câu hỏi “Mụn tuổi dậy thì kéo dài bao lâu”, theo các chuyên gia da liễu, tình trạng mụn xuất hiện nhiều khi bắt đầu giai đoạn dậy thì thường tự hết sau khi độ tuổi này đã qua và lượng hormon trong cơ thể đã bắt đầu ổn định. Thường mụn sẽ không xuất hiện thêm sau năm 18 tuổi.

Vậy tình trạng da nhiều mụn ở thanh thiếu niên tuổi dậy thì có tự hết không? Câu trả lời thường là có. Tuy nhiên, nhiều trường hợp vẫn gặp tình trạng da mụn dù đã hết tuổi dậy thì. Đó là bởi thực tế tuổi dậy thì kết thúc và mụn biến mất sẽ tùy thuộc cơ địa và cách điều trị, chăm sóc da của mỗi người.

Mặt khác, vấn đề mụn sau tuổi dậy thì có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác như: Cơ địa, cách dưỡng da mặt và toàn thân, thời tiết, mỹ phẩm,… Lúc này mụn trên da không phải là mụn tuổi dậy thì và cần có cách điều trị riêng.

Tuy nhiên, dù mụn tuổi dậy thì hết sau năm 18 tuổi thì bạn vẫn cần chú ý cách phòng ngừa, rút ngắn thời gian bị mụn cũng như nắm rõ kiến thức chăm sóc da đúng cách ở độ tuổi này. Đây cũng là giai đoạn ảnh hưởng quan trọng đến tình trạng da sau khi hormon, nội tiết tố ổn định, đồng thời quyết định mức độ thương và sự xuất hiện của sẹo mụn trên da.

Những loại mụn thường xuyên xuất hiện ở nam và nữ giới độ tuổi dậy thì gồm: Mụn trứng cá, mụn đầu trắng, mụn đầu đen,… Hầu hết các loại mụn đều là loại không viêm và dễ điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, nếu không chăm sóc và điều trị mụn tuổi dậy thì đúng cách có thể để lại thâm sẹo.

Không tự nặn mụn và cần chăm sóc đúng cách để mụn nhanh khỏi
Không tự nặn mụn và cần chăm sóc đúng cách để mụn nhanh khỏi

Để hạn chế và rút ngắn thời gian kéo dài mụn tuổi dậy thì, thanh thiếu niên cần chờ nhân mụn già mới loại bỏ khỏi da. Tuyệt đối không nặn mụn khi mụn chưa chín hẳn. Đồng thời bạn cần kết hợp các sản phẩm chăm sóc da có tác dụng sát khuẩn, chống viêm, ngừa sẹo và cân bằng dầu.

Trong một số trường hợp nặng do nặn mụn không đúng cách có thể gây nên mụn viêm (mụn bọc, mụn sưng đỏ,…). Điều trị mụn viêm không đúng cách sẽ hình thành mụn lan rộng, khó điều trị, xuất hiện nang ở sâu dưới da có thể hình thành áp-xe và để lại sẹo rất xấu.

Để chăm sóc và điều trị mụn tuổi dậy thì đúng cách và kịp thời, bạn nên thăm khám bác sĩ, chuyên gia da liễu để được hướng dẫn chi tiết và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Lưu ý cách chăm sóc da ngừa và giảm mụn tuổi dậy thì

Để không phải bận tâm về vấn đề “mụn tuổi dậy thì kéo dài bao lâu?” thì các thanh thiếu niên cần chú ý quy trình chăm sóc da hàng ngày khi đến độ tuổi này, đặc biệt khi mụn bắt đầu xuất hiện. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng mà chị em cần chú ý:

  • Mỗi ngày rửa mặt sạch với sữa rửa mặt 2 lần, nên sử dụng các sản phẩm chuyên dụng cho làn da mụn nếu tình hình mụn nhiều. Đối với các bạn nữ có trang điểm cần tẩy trang trước khi rửa mặt. Khi rửa mặt nên massage da một cách nhẹ nhàng, hạn chế chà xát mạnh làm vỡ nốt mụn chưa chín.
  • Thoa kem chống nắng hoặc che chắn vật lý để bảo vệ da khi ra ngoài tiếp xúc ánh nắng mặt trời.
  • Nên tẩy tế bào chết cho da khoảng 2 – 3 lần mỗi tuần. Bạn có thể chọn tẩy tế bào chết hóa học hoặc vật lý. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các công thức tẩy tế bào chết từ nguyên liệu tự nhiên tại nhà. Tẩy tế bào chết giúp loại bỏ chai sần mụn, lớp sừng bám trên da để giữ thông thoáng lỗ chân lông, hạn chế vi khuẩn gây mụn.
  • Không nên tự nặn mụn tại nhà mà nên thăm khám, điều trị tại các cơ sở uy tín, có các bác sĩ da liễu giàu kinh nghiệm. Các dụng cụ nặn mụn và chăm sóc da cần được vệ sinh thường xuyên, sát khuẩn đúng cách. Mụn chỉ được nặn khi nhân chín già.
  • Không nên chạm tay lên da mặt thường xuyên, cọ sát mạnh khi rửa mặt.
  • Có thể tham khảo chuyên gia da liễu để sử dụng các loại kem trị mụn tuổi dậy thì.
  • Uống nhiều nước và có chế độ dinh dưỡng hợp lý, hạn chế đồ dầu mỡ, cay nóng, đồ ăn nhanh hoặc các chất kích thích như thuốc lá, cồn, bia, rượu,… Đồng thời, bạn cần duy trì giờ giấc sinh hoạt lành mạch, hạn chế căng thắc hoặc thức khuya.
  • Điều trị dứt điểm mụn tuổi dậy thì để hạn chế để lại sẹo và khiến tình trạng mụn kéo dài dù đã qua 18 tuổi.
Cần vệ sinh sạch và chăm sóc da đúng cách mỗi ngày
Cần vệ sinh sạch và chăm sóc da đúng cách mỗi ngày

Như vậy, bài viết trên đã giải đáp chi tiết cho câu hỏi: “Mụn tuổi dậy thì kéo dài bao lâu?”. Hy vọng những thông tin được chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về tình trạng da mụn và những kiến thức hữu ích để chăm sóc khi cơ thể bước sang giai đoạn dậy thì. Chỉ cần chăm sóc da và điều trị mụn đúng cách, bạn sẽ có được làn da mịn màng, khỏe mạnh như mong muốn.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *