Hụt Hơi Khi Ngủ

Triệu chứng hụt hơi khi ngủ thường xảy đến bất ngờ khiến nhiều người cảm thấy hoang mang không biết nguyên nhân do đâu. Thực tế hiện tượng này có thể do rất nhiều bệnh lý nguy hiểm gây nên và cần được điều trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu cụ thể về tình trạng này.

Nguyên nhân gây ra hiện tượng khó thở hụt hơi khi ngủ

Hít thở là sự phối hợp của các cơ quan trong hệ hô hấp, bao gồm phổi, miệng và mũi. Không khí hít vào đi qua miệng và mũi rồi mới đến phổi. Tại đây nó tiếp tục tới phế nang. Khi phải gắng sức hơn mức bình thường để thở được xem là hiện tượng khó thở, hụt hơi khi ngủ. Điều này do lượng oxy trong máu giảm đi, lượng không khí hít vào khi ngủ quá ít hoặc do đường hô hấp của bạn có vấn đề vì một bệnh lý nào đó.

Hụt hơi khi ngủ cho thấy đường thở của bạn có vấn đề
Hụt hơi khi ngủ cho thấy đường thở của bạn có vấn đề

Các nguyên nhân gây nên tình trạng khó thở, hụt hơi khi ngủ có thể kể đến như:

  • Mệt mỏi, căng thẳng: Thường xuyên trải qua tình trạng mệt mỏi, căng thẳng trong thời gian dài là lý do khiến nhiều người bỗng nhiên bị khó thở trong lúc ngủ. Thậm chí có người mơ thấy ác mộng, bị bóng đè hoặc cảm thấy hụt hơi khi ngủ.
  • Chứng ngưng thở khi ngủ: Chứng ngưng thở khi ngủ được xem là tác nhân phổ biến dẫn đến hiện tượng khó thở ở nhiều người. Hiện tượng này xảy ra do đường thở của người bệnh bị tắc nghẽn đột ngột.
  • Bệnh suy tim: Bệnh nhân bị suy tim không những bị khó thở hụt hơi khi ngủ mà còn gặp phải tình trạng sưng mắt cá chân, sức bền vận động kém,....
  • Bệnh hen suyễn: Khi cơn hen bùng phát, niêm mạc đường hô hấp bị tăng tiết dịch nhầy nên oxy lên não bị thiếu. Hậu quả là khiến người bệnh bị khó thở, thở dồn dập, đau tức ngực,....
  • Phù phổi: Phù phổi khiến cho chất lỏng dư thừa trong túi khí tích tục lại, chèn ép và gây khó thở khi nằm xuống. Vì vậy trong lúc ngủ những người này thường cảm thấy bị hụt hơi khi ngủ.
  • Viêm xoang, viêm mũi dị ứng: Người bệnh sẽ có các dấu hiệu như chảy nước mũi, khó thở nhất là vào ban đêm. Điều này là do khi nằm ngửa, nước mũi chảy xuống cổ họng khiến đường thở bị tắc, oxy không đến được phổi và hệ thần kinh.
  • Tắc nghẽn phổi mạn tính: Đây là bệnh lý ở phổi khiến cho sự giới hạn thông khí không thể hồi phục hoàn toàn gây ra tắc nghẽn lưu thông khí, tăng khí cặn trong phổi nên người bệnh cảm thấy khó thở. Cơn khó thở có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào kèm theo các triệu chứng như thở khò khè, ho có đờm,...
  • Thuyên tắc phổi: Thuyên tắc phổi là bệnh lý xảy ra khi một cục máu đông đi từ một phần khác của cơ thể đến phổi. Bệnh có thể gây nên triệu chứng khó thở hụt hơi đột ngột kèm theo tình trạng đau ngực và ho ra máu. Bệnh thuyên tắc phổi có khả năng gây tử vong và cần được điều trị ngay lập tức.
  • Ngộ độc khí carbon monoxide (khí CO): Khí CO là một loại khí không màu, không mùi, không vị. Khí độc này thường tích tụ trong không gian nhỏ hẹp, bí bách và đi vào cơ thể thông qua đường hô hấp. Khi hít vào khí CO sẽ chiếm chỗ oxy trong các tế bào máu, khiến não bị tổn thương, thậm chí là tử vong.
  • Viêm phổi: Viêm phổi do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Bệnh có thể khiến cho đường thở của bạn bị sưng lên. Đồng thời các túi khí trong phổi của người bệnh sẽ bị lấp đầy các chất nhờn, dẫn đến khó thở và hụt hơi. Ngoài ra người bệnh còn có thể bị sốt, mệt mỏi, đau đầu, ho, ớn lạnh, chán ăn, buồn nôn.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến người bệnh bị hụt hơi khi ngủ
Có rất nhiều nguyên nhân khiến người bệnh bị hụt hơi khi ngủ

Hụt hơi khi ngủ có nguy hiểm không? Khi nào cần gặp bác sĩ?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, hiện tượng hụt hơi khi ngủ có thể có liên quan đến các bệnh như đau tim, cục máu đông trong phổi, động mạch chủ có vấn đề. Cùng với đó là hàng loạt biến chứng nguy hiểm khác như tổn thương não, hoại tử não, đột quỵ,... Điều quan trọng là cần tìm hiểu xem nguyên nhân dẫn đến hiện tượng hụt hơi khi ngủ là gì. Nếu không tìm được nguyên nhân và điều trị đúng cách có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng.

Cụ thể, người bệnh cần đi khám nếu có xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Hiện tượng hụt hơi khi ngủ diễn ra quá thường xuyên, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
  • Cảm giác khó thở vẫn tồn tại sau khi bạn đã nghỉ ngơi được 30 phút.
  • Bàn chân, mắt cá chân bị sưng phù.
  • Nhiệt độ cơ thể tăng cao, người bệnh cảm thấy ớn lạnh.
  • Người bệnh bị ho có đờm kéo dài.
  • Thở khò khè hoặc nghe như tiếng huýt sáo khi hít vào thở ra.
  • Thở tạo ra âm thanh the thé.
  • Đầu ngón tay hoặc môi xanh.
  • Tình trạng khó thở về đêm ngày càng trở nên tồi tệ hơn.
  • Đau hoặc có áp lực trong ngực.
  • Buồn nôn.
  • Ngất xỉu.
  • Sốt, ớn lạnh.
  • Mất khả năng hoạt động do khó hô hấp.

Người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời
Người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời

Phương pháp điều trị tình trạng hụt hơi khi ngủ

Dưới đây là một số phương pháp điều trị tình trạng hụt hơi khi ngủ người bệnh có thể tham khảo:

Thời điểm cần thăm khám

Không phải trong mọi trường hợp bị hụt hơi khó thở cũng đều nguy hiểm. Tuy nhiên hiện tượng này lại thường do những nguyên nhân bệnh lý khác gây nên. Vì vậy tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời nếu tình trạng kéo dài mà không có chiều hướng thuyên giảm.

Phương hướng điều trị

Việc điều trị tình trạng khó thở hụt hơi khi ngủ cần dựa vào nguyên nhân gây bệnh, cụ thể như:

Bị hụt hơi do tâm lý: Người bệnh điều chỉnh lại chế độ ăn uống, nghỉ ngơi sinh hoạt của mình, kết hợp với việc luyện tập thể thao không quá sức.

Người bệnh điều chỉnh lại chế độ ăn uống khoa học hơn
Người bệnh điều chỉnh lại chế độ ăn uống khoa học hơn

Do các vấn đề về phổi

  • Giảm viêm và mở đường thở bằng các loại thuốc giãn phế quản.
  • Chú ý chế độ dinh dưỡng và thực hiện các bài tập để phục hồi chức năng phổi.
  • Sử dụng liệu pháp oxy.

Do các bệnh về đường hô hấp:

  • Sử dụng thuốc kháng sinh để ngăn chặn vấn đề nhiễm trùng.
  • Dùng nước muối sinh lý rửa sạch mũi để làm thông thoáng đường thở kết hợp với giảm sưng viêm bằng thuốc.

Do suy tim hoặc ung thư phổi

  • Dùng thuốc và các biện pháp hỗ trợ làm giảm gánh nặng để việc bơm máu và vận chuyển oxy ở tim trở nên dễ dàng hơn.
  • Loại bỏ khối u bằng liệu pháp miễn dịch, hóa/xạ trị hoặc phẫu thuật.

Những người bị suy tim hoặc ung thư phổi cần được điều trị theo phác đồ của bác sĩ
Những người bị suy tim hoặc ung thư phổi cần được điều trị theo phác đồ của bác sĩ

Chăm sóc tại nhà

Bên cạnh việc thực hiện điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh bị hụt hơi khi ngủ cũng có thể áp dụng một số biện pháp giúp cải thiện tình trạng này như sau:

Chế độ ăn uống khoa học

Thường xuyên bị khó thở, hụt hơi khi ngủ sẽ khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, cơ thể bị suy nhược. Vì thế việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng và cân bằng là điều vô cùng cần thiết. Để làm được điều này bạn cần bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất, đặc biệt là chất béo thực vật để cung cấp năng lượng cho cơ thể, giúp hạn chế tình trạng tăng khí CO2 trong máu và giảm gốc tự do. Đồng thời nên hạn chế các chất kích thích bởi chúng sẽ làm gia tăng tình trạng khó ngủ.

Luyện tập thể thao

Luyện tập thể thao đều đặn mỗi ngày với những bài tập vừa sức sẽ giúp cải thiện các vấn đề hô hấp, nhất là hiện tượng khó thở, giúp giấc ngủ được sâu hơn. Nếu đi bộ, người bệnh cần hít thở đúng cách, không nên dừng lại đột ngột mà phải dừng từ từ. Điều này cũng sẽ giúp bạn giảm được tình trạng hụt hơi khi leo cầu thang.

Luyện tập thể thao đều đặn mỗi ngày sẽ giúp cải thiện các vấn đề hô hấp
Luyện tập thể thao đều đặn mỗi ngày sẽ giúp cải thiện các vấn đề hô hấp

Tránh căng thẳng

Căng thẳng mệt mỏi là tác nhân chính gây ra tình trạng khó thở, hụt hơi khi ngủ, giúp giấc ngủ được sâu hơn. Vì thế hãy cố gắng giữ cho mình tâm lý thoải mái, thư giãn để giấc ngủ được ngon và sâu hơn.

Tư thế thoải mái

Khó thở khi ngủ sẽ khiến người bệnh phải thức giấc nhiều lần, chất lượng giấc ngủ kém sẽ khiến cơ thể mệt mỏi. Vì thế việc tìm cho mình một tư thế thoải mái là rất quan trọng trong việc cải thiện hô hấp, nhất là đối với trường hợp do lo lắng hoặc làm việc quá sức.

Các tư thế sau được xem là có thể giúp làm giảm áp lực cho đường thở hiệu quả:

  • Ngồi cúi người ra phía trước trên một chiếc ghế hoặc đầu tựa lên bàn.
  • Khi đứng hãy chống hai tay xuống bàn để làm giảm áp lực cho đôi chân.
  • Dựa thẳng lưng vào tường.
  • Nằm nghiêng về một bên, đặt một chiếc gối kẹp giữa 2 chân, giữ thẳng lưng, dùng nhiều chiếc gối để kê cao đầu lên.
  • Nằm ngửa, lưng thẳng, kê cao gối, đặt thêm 1 chiếc gối ngay giữa 2 đầu gối.

Tình trạng khó thở hụt hơi khi ngủ khác nhau về mức độ và căn nguyên ở mỗi người bệnh. Vì thế việc tự tìm hiểu và điều trị tại nhà là điều không nên. Thay vào đó bạn hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và xác định căn nguyên khiến bạn gặp phải tình trạng này.

Sử dụng thực phẩm bổ sung dạng viên uống

Bên cạnh các phương pháp hỗ trợ khắc phục tình trạng hụt hơi khi ngủ phía trên, các chuyên gia tại Dr Vitamin khuyến khích khách hàng có thể sử dụng kết hợp các loại viên uống bổ sung từ các thương hiệu dược phẩm uy tín. Dưới đây là 3 sản phẩm hỗ trợ chức năng phổi, có thể kết hợp với chế độ dinh dưỡng hàng ngày, tăng cường hoạt động hô hấp hiệu quả.

Viên uống bổ phổi Kobayashi 80 viên

Một trong những sản phẩm được quan tâm nhất hiện nay chính là viên uống bổ phổi Kobayashi từ Nhật Bản. Sản phẩm có công thức bào chế từ thời xa xưa kết hợp với công nghệ hiện đại, được rất nhiều khách hàng lựa chọn sử dụng và chia sẻ với những người thân trong gia đình.

Thành phần: Medium Kiyoshihaiyu, Scutellaria, chiết xuất một số thảo dược

Công dụng: 

  • Giảm tình trạng viêm phế quản, viêm màng phổi
  • Phát huy khả năng kháng viêm, thanh lọc phổi
  • Chống oxy hóa mạnh
  • Hạn chế tình trạng suy giảm hô hấp

Viên uống hỗ trợ hệ hô hấp, thanh lọc và bảo vệ phổi
Viên uống hỗ trợ hệ hô hấp, thanh lọc và bảo vệ phổi

Dr Vitamin

Viên uống Healthy Care Original Lung Detox

Sản phẩm đến từ thương hiệu dược phẩm top đầu nước Úc, cải thiện hiệu quả một số chứng bệnh liên quan tới quá trình hô hấp, nâng cao các chức năng hoạt động của phổi, rất phù hợp với người có thể lực yếu, trung bình

Thành phần: Các loại thảo dược thiên nhiên, sáp ong, bông cải xanh…

Công dụng:

  • Ngăn ngừa vi khuẩn, vi rút gây ảnh hưởng tới hoạt động của hệ hô hấp
  • Ngăn ngừa sự oxy hóa của các gốc tự do, kháng viêm, kháng khuẩn, ngăn ngừa ung thư
  • Tăng cường trao đổi chất
  • Giảm mệt mỏi, căng thẳng

Thực phẩm chức năng bổ phổi Healthy Care Original Lung Detox
Thực phẩm chức năng bổ phổi Healthy Care Original Lung Detox

Bệnh liên quan

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *