Hôi Miệng Dạ Dày

Hôi miệng dạ dày là bệnh lý phổ biến với đối tượng người trung niên và người già. Tình trạng này không chỉ gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày mà còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Vậy nguyên nhân gây bệnh lý này là gì, làm sao nhận biết và có thể điều trị triệt để được hay không? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết cho độc giả.

Tình trạng hôi miệng dạ dày là gì?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, hôi miệng từ dạ dày thường do cơ quan tiêu hóa và quá trình chuyển hóa dinh dưỡng gặp vấn đề, vì vậy lượng thức ăn đang tiêu hóa dở trong dạ dày và axit dịch vị bị đẩy ngược lên thực quản, vòm họng. Nếu không được điều trị sớm, acid dịch vị khi trào ngược có thể bào mòn lớp niêm mạc miệng và họng, vi khuẩn gây mùi có điều kiện sinh sôi phát triển gây ra tình trạng hôi miệng.

Triệu chứng hôi miệng nặng có thể do bệnh trào ngược dạ dày
Triệu chứng hôi miệng nặng có thể do bệnh trào ngược dạ dày

Triệu chứng hôi miệng nặng có thể do bệnh trào ngược dạ dày ở mức độ nghiêm trọng gây ra. Bên cạnh đó có thể do bạn mắc một số bệnh lý liên quan đến dạ dày như viêm loét dạ dày, hở van dạ dày,...

Với những tình trạng hôi miệng từ dạ dày, các bạn nên đến những cơ sở nha khoa uy tín để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và có phương pháp điều trị tận gốc.

Nguyên nhân dẫn đến hôi miệng dạ dày bạn cần biết

Hôi miệng dạ dày là tình trạng rất khó có thể xác định được nguyên nhân so với những trường hợp hôi miệng khác. Tuy nhiên, việc tìm hiểu rõ nguyên nhân gây hôi miệng sẽ giúp ích rất tốt với quá trình điều trị của người bệnh và tăng khả năng giải quyết triệt để tình trạng này.

Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp nhất của người bị hôi miệng dạ dày:

Bệnh trào ngược dạ dày

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng hôi miệng là do bệnh trào ngược dạ dày. Lý do khiến bệnh trào ngược dạ dày gây hôi miệng là do trong thức ăn chứa nhiều loại vi sinh, vi khuẩn khác nhau, vì vậy khi trào ngược, ợ hơi,... sẽ đưa vi sinh, vi khuẩn lên khoang miệng và tạo mùi hôi miệng.

Người bị trào ngược dạ dày trong quá trình tiêu hóa thức ăn có thể đưa lượng axit ở dịch vị dạ dày lên khoang miệng, khiến men răng bị tổn thương, từ đó gây ra tình trạng hôi miệng. Bên cạnh đó, những vấn đề ở dạ dày khác như viêm loét dạ dày, hở van dạ dày, hay ung thư thực quản,... cũng có thể dẫn đến mùi hôi miệng.

Do tắc nghẽn đường ruột

Một nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng hôi miệng dạ dày là người bệnh đang bị bệnh tắc nghẽn đường ruột. Cụ thể khi đường ruột gặp vấn đề tắc nghẽn, những thực phẩm khi nạp vào cơ thể hàng ngày sẽ bị đào thải ra ngoài.

Bên cạnh đó, những thực phẩm này sau khi tiêu hóa đa phần sẽ chuyển thành dạng phân và các dạng chất thải khác. Tuy nhiên, nếu bị tắc nghẽn đường ruột và không thể đào thải ra ngoài, chúng sẽ bốc mùi hôi khó chịu và theo đường thở gây hôi miệng cho người bệnh.

Nôn ói nhiều là nguyên nhân gây hôi miệng dạ dày

Nếu nôn ói nhiều trong quá trình mang thai, hoặc do các tác nhân khác cũng có thể khiến bà bầu bị hôi miệng. Do khi nôn ói, lượng thức ăn thừa cùng với axit và dịch vị dạ dày qua đường họng sẽ thoát ra ngoài. Những chất này sẽ bám lại một phần trên khoang miệng, cuống họng, amidan,... từ đó gây ra mùi hôi trong hơi thở của người bệnh.

Ngoài ra, lượng axit trong dạ dày có thể làm tổn thương đến men răng, vùng nướu và gây ra các bệnh lý răng miệng làm khoang miệng xuất hiện mùi hôi.

Chế độ ăn uống kém lành mạnh

Tình trạng hôi miệng vì dạ dày thường xuất hiện do người bệnh tiêu thụ những thức ăn và đồ uống không phù hợp với cơ thể như đồ quá ngọt, đồ ăn cay nóng, đồ chiên rán, đồ uống có ga, hay trái cây có vị chua,... Bởi chúng khiến cho dạ dày phản ứng lại gây ra mùi hôi trong hơi thở.

MÁCH BẠN: Hôi Miệng Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Để Sớm Lấy Lại Hơi Thở Thơm Mát?

Chế độ ăn uống kém lành mạnh thường xuyên tiêu thụ đồ ăn nhanh sẽ gây ra bệnh
Chế độ ăn uống kém lành mạnh thường xuyên tiêu thụ đồ ăn nhanh sẽ gây ra bệnh

Triệu chứng cho thấy bạn bị hôi miệng từ dạ dày

Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy bạn đang bị hôi miệng từ dạ dày:

  • Miệng bị khô: Đây là bệnh lý răng miệng khá phổ biến có thể gặp ở nhiều người khiến bạn cảm thấy vô cùng khó chịu khi bị khô niêm mạc miệng, thậm chí là nóng rát và mất cảm giác ngon miệng khi ăn. Hơn nữa, việc ăn nhai và nuốt cũng trở nên khó khăn hơn bình thường. Đồng thời khi dịch nước bọt tiết ra ít và không đủ làm ướt cho khoang miệng có thể khiến tình trạng hôi miệng tăng lên. Bởi nước bọt giữ nhiệm vụ trung hòa các loại axit và loại bỏ các vi khuẩn gây hại, trong đó có loại vi khuẩn gây hôi miệng từ dạ dày.
  • Lưỡi có nhiều mảng trắng: Rêu lưỡi hay lưỡi trắng thường có màu trắng đục như sữa, hoặc chuyển sang màu ngả vàng và càng về phần cuồng lưỡi lớp rêu này sẽ càng dày hơn. Điều này cũng sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển trong khoang miệng và gây mùi hôi khó chịu.
  • Viêm mũi: Một trong những cách nhận biết tình trạng hôi miệng từ dạ dày là ở bệnh nhân mắc bệnh viêm mũi, khiến nước mũi chảy xuống qua cả đường mũi và mặt sau của lưỡi, hay cổ họng nơi vi khuẩn đang sinh sống. Do chất nhầy từ dịch mũi chính là lớp thức ăn nuôi vi khuẩn hôi miệng phát triển rất tối ưu.

Hướng dẫn cách chữa hôi miệng dạ dày

Tình trạng hôi miệng gây ra nhiều phiền toái cho cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Chính vì vậy, nên lựa chọn cách trị hôi miệng như thế nào là vấn đề đang được rất nhiều người quan tâm. Hơn nữa, tùy vào tình trạng cơ thể và điều kiện mà người bệnh có thể lựa chọn cách chữa trị tình trạng này bằng nhiều biện pháp khác nhau.

Dưới đây là một số cách chữa hôi miệng dạ dày được nhiều người tin tưởng áp dụng.

Điều trị tại nhà

Nếu tình trạng bệnh còn nhẹ, hoặc trong trường hợp bạn chưa thể đến nha khoa thăm khám và điều trị thì có thể tham khảo một số phương pháp dân gian cải thiện tình trạng hôi miệng dạ dày ngay phía dưới đây:

  • Sử dụng lá bạc hà: Bạc hà là loại thảo dược chứa nhiều tinh dầu với công dụng rất tốt trong việc giúp cải thiện mùi hôi cơ thể, đặc biệt là bệnh hôi miệng dạ dày. Bên cạnh đó, lá bạc hà cũng mang lại hiệu quả làm sạch khoang miệng và kháng khuẩn. Hơn nữa, cách sử dụng loại lá này để chữa hôi miệng rất đơn giản, bạn chỉ cần nhai một vài lá bạc hà, rồi súc miệng lại với nước sạch. Áp dụng đều đặn chỉ sau một thời gian ngắn tình trạng hôi miệng sẽ dần được thuyên giảm.
  • Dùng gừng tươi: Gừng chắc chắn không còn là loại gia vị xa lạ trong gian bếp của mọi gia đình để tạo nên những món ăn thơm ngon. Hơn nữa, trong gừng tươi còn chứa rất nhiều thành phần giúp đẩy lùi mùi hôi khó chịu ở khoang miệng. Đồng thời có tác dụng tốt trong việc sát khuẩn và kháng viêm, ngăn ngừa các vấn đề như viêm lợi, viêm nha chu,... Cách thực hiện bài thuốc từ gừng tươi chữa hôi miệng cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần thái lát mỏng vào củ gừng, sau đó đem đun với nước lọc. Sử dụng nước gừng thu được súc miệng hàng ngày, tình trạng hôi miệng sẽ rất nhanh được cải thiện hiệu quả.
  • Nguyên liệu là vỏ chanh: Mặc dù không phải nguyên liệu xa lạ, nhưng không phải ai cũng biết trong vỏ chanh chứa cũng rất nhiều vitamin C với công dụng diệt khuẩn và giảm mùi hôi hiệu quả. Các bạn có thể nhai trực tiếp vỏ chanh hoặc sử dụng nước cốt chanh pha với nước muối để súc miệng hàng ngày, mùi hôi miệng sẽ nhanh chóng được loại bỏ.

Dùng gừng tươi giúp trị hôi miệng hiệu quả
Dùng gừng tươi giúp trị hôi miệng hiệu quả

Sử dụng thuốc Tây Y

Việc điều trị hôi miệng từ dạ dày bằng thuốc Tây y đang là phương pháp được nhiều người áp dụng hiện nay do mang lại hiệu quả tốt, lại rất đơn giản. Tùy vào nguyên nhân gây ra và từng tình trạng bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ kê những loại thuốc khác nhau khi bạn đến thăm khám, kiểm tra.

Dưới đây là một số loại thuốc điều trị tình trạng hôi miệng dạ dày được đông đảo người tin tưởng sử dụng.

  • Nhóm thuốc giúp bảo vệ niêm mạc: Một số loại thuốc có khả năng giúp bảo vệ niêm mạc khỏi những tác động từ axit và dịch vị dạ dày khi trào ngược lên khoang miệng. Điển hình phải kể đến như Dimeticol, Sucralfate, Alginat,…
  • Nhóm thuốc giúp điều hòa nhu động ruột: Đây là nhóm thuốc có công dụng thúc đẩy môn vị dạ dày, giúp đường ruột tăng cường vận động hơn, đồng thời hỗ trợ làm giảm chứng trào ngược dạ dày - nguyên nhân hàng đầu gây hôi miệng dạ dày. Một số loại thuốc phổ biến trong nhóm này là Domperidon, Metoclopramid,…

Lưu ý: Với bất kỳ loại thuốc Tây nào, bạn cũng tuyệt đối không được tự ý sử dụng nếu chưa được bác sĩ thăm khám và chỉ định. Hơn nữa, một số loại thuốc có tác dụng phụ, vì vậy bạn cần quan tâm đến vấn đề này và xem kỹ thành phần để tránh bị dị ứng, cũng như lựa chọn được loại thuốc phù hợp nhất cho bản thân.

Tiến hành các tiểu phẫu trị hôi miệng dạ dày

Đối với tình trạng bệnh đã diễn biến nặng, việc dùng thuốc không mang lại hiệu quả như mong đợi thì bác sĩ bắt buộc phải tiến hành các tiểu phẫu. Cụ thể:

  • Mổ nội soi Nissen: Phương pháp này còn được gọi là phẫu thuật tạo ra nếp gấp đáy vị, mang đến tác dụng thắt chặt và củng cố cho cơ vòng ở thực quản, từ đó hạn chế tình trạng trào ngược.
  • Phẫu thuật tăng cường cho cơ vòng thực quản phía dưới: Các bác sĩ sẽ sử dụng vòng tròn chứa hạt titan nhỏ và có từ tính. Cụ thể đem chúng quấn quanh cơ vòng thực quản để cải thiện vấn đề co thắt tại van dạ dày. Khi đó các hạt titan nhỏ này sẽ được từ hóa và di chuyển song song với nhau nhằm giữ cho van dạ dày và thực quản luôn đóng. Tuy nhiên, thức ăn vẫn sẽ có khả năng đi qua mà không gây ra bất kỳ một cản trở nào với quá trình hoạt động. Nhìn chung, phương pháp điều trị này ít xâm lấn nên thời gian phục hồi sẽ được rút ngắn so với phẫu thuật truyền thống. Nhờ đó, người bệnh cũng ít khi gặp phải cảm giác đau đớn sau phẫu thuật.
  • Thủ thuật Stretta: Thủ thuật này được thực hiện với ống nội soi mỏng có thể luồn sâu vào bên trong thực quản. Chính vì vậy, khi đến vị trí cần chỉ định, điện cực ở cuối ống sẽ làm nóng mô thực quản và tạo thành một vết cắt nhỏ. Từ đó làm hình thành nên mô sẹo trong thực quản nhằm ngăn chặn các dây thần kinh phản ứng với axit gây trào ngược. Đồng thời mô sẹo cũng sẽ giúp tăng cường cho các cơ xung quanh nhằm cản trở cơn ợ hơi, trào ngược. Stretta được đánh giá là phương pháp giúp cải thiện tình trạng hôi miệng dạ dày hiệu quả, nhanh chóng loại bỏ hết các triệu chứng do bệnh gây ra. Tuy nhiên, thủ thuật này còn khá mới nên kết quả về lâu dài vẫn chưa được xác định chính xác.

Lưu ý giúp phòng ngừa bị hôi miệng từ dạ dày

Để chữa trị hôi miệng từ dạ dày hiệu quả và an toàn thì các bạn nên lưu ý đến các cách phòng ngừa bệnh để có hơi thở thơm mát và tự tin hơn, cụ thể gồm có như sau:

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi ăn
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi ăn

  • Vệ sinh răng miệng sau khi ăn: Để phòng ngừa tình trạng hôi miệng từ dạ dày cũng như các bệnh lý răng miệng khác như hôi miệng đắng miệng, các bạn nên đánh răng thường xuyên sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Lưu ý nên chọn loại kem đánh răng có chứa florua và thực hiện đánh răng ít nhất 2 - 3 lần/ngày nhằm loại bỏ được tối ưu những mảng bám còn sót lại sâu bên trong răng.
  • Vệ sinh lưỡi: Lưỡi là nơi vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và tấn công gây ra những vấn đề răng miệng, bởi vậy bạn cần vệ sinh lưỡi thật sạch sẽ. Trong lưỡi của bạn có thể chứa rất nhiều cặn bã trên bề mặt và khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây ra tình trạng khô miệng. Chính vì thế, việc chải lưỡi cũng vô cùng quan trọng với việc điều trị bệnh hôi miệng từ dạ dày.
  • Hạn chế những đồ ăn có chứa đường và nặng mùi: Các bạn cần tránh lạm dụng những nhóm thực phẩm này bởi chúng có thể làm tăng tải trọng trên lá lách và dạ dày, từ đó dẫn đến tình trạng hôi miệng xuất phát từ hơi thở. Nguyên nhân do chúng làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa cũng như những chức năng khác của các bộ phận bên trong cơ thể. Từ đó gây chứng hôi miệng và làm mất tự tin khi giao tiếp hàng ngày.
  • Tránh để khô miệng: Tình trạng khô miệng có thể khiến cho bạn bị hôi miệng dạ dày. Chính vì vậy, các bạn nên uống đủ nước mỗi ngày để giữ cho miệng không quá khô. Đặc biệt một số trường hợp khô miệng mãn tính, bạn nên đi khám để được bác sĩ kê toa đơn thuốc để kích thích tuyến nước bọt tiết ra tốt nhất.
  • Khám nha khoa định kỳ: Việc khám răng tại cơ sở nha khoa định kỳ rất quan trọng trong thời gian điều trị bệnh. Bởi việc thường xuyên thăm khám, tối thiểu 6 tháng/lần để được bác sĩ làm sạch và kiểm tra răng miệng định kỳ kỹ lưỡng, tránh làm ảnh hưởng tới những răng xung quanh. Đồng thời điều này giúp cho bạn giảm tình trạng các bệnh lý răng miệng hiệu quả.

Trên đây là toàn bộ những thông cơ bản về tình trạng hôi miệng dạ dày. Mong rằng bài viết này đã giúp bạn giải đáp được toàn bộ thắc mắc, cũng như hiểu hơn về bệnh để có phương pháp điều trị hợp lý. Nhìn chung, với trường hợp hôi miệng dạ dày nặng các bạn nên đến ngay các cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám và được hướng dẫn điều trị triệt để bệnh. Tránh để lâu, tình trạng này phát sinh biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và toàn cơ thể.

Câu hỏi thường gặp

Đau Dạ Dày Có Nên Ăn Sữa Chua?

Đau dạ dày có nên ăn sữa chua? Có tốt cho dạ dày hay không? Ăn vào những thời điểm nào?...Đây là những vấn đề rất được mọi người quan tâm đến. Bởi sữa chua là một thực phẩm bổ sung men tiêu hóa rất tốt cho cơ thể. Để...

Đau Dạ Dày Có Nên Ăn Xôi Không?

Xôi là món ăn quen thuộc của người Việt, tuy nhiên nhiều người có chung thắc mắc bị đau dạ dày có nên ăn xôi không? Bởi lẽ với những người bị đau dạ dày nếu ăn uống không đúng cách sẽ khiến cho cơn đau tái phát và trầm...

Đau Dạ Dày Có Nên Ăn Khoai Lang Không?

Khoai lang là một món ăn dân dã, quen thuộc với nhiều gia đình, hơn nữa loại thực phẩm này lại có lợi cho hệ tiêu hóa. Vậy người bị đau dạ dày có nên ăn khoai lang không và cần lưu ý những gì? Bài biết dưới đây sẽ...

Đau Bao Tử Ăn Khổ Qua Được Không?

Chế độ ăn uống sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị bệnh đau dạ dày, vì thế có rất nhiều thắc mắc về các món nên và không nên ăn đối với người bệnh. Trong đó, đau bao tử ăn khổ qua được không cũng là câu...

Đau Dạ Dày Ăn Xoài Được Không?

Trái cây chứa nhiều vitamin và các loại khoáng chất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, đối với người bị đau dạ dày, cần đặc biệt quan tâm đến các loại thực phẩm nên và không nên sử dụng. Vì thế không ít người thắc mắc đau dạ dày ăn...

Đau Dạ Dày Có Ăn Được Cà Chua Không?

Những thực phẩm chua, cay nóng thường không tốt cho người bị đau dạ dày, gây ra tình trạng đau rát, viêm loét. Chính vì vậy mà nhiều người vẫn thường thắc mắc đau dạ dày có ăn được cà chua không? Liệu có ảnh hưởng gì tới người bệnh...

Đau Dạ Dày Ăn Phở Được Không?

Phở là món ăn ngon được đại đa số người dân Việt Nam ưa thích và thường sử dụng cho bữa sáng. Tuy nhiên, không ít người vẫn còn đang có chung thắc mắc đau dạ dày ăn phở được không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp...

Bị Đau Dạ Dày Nên Làm Gì?

Đau dạ dày là bệnh lý khá phổ biến liên quan đến đường tiêu hóa. Tình trạng đau thường xuyên, kéo dài ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày và sức khỏe của người bệnh. Vậy bị đau dạ dày nên làm gì, có cách nào giúp giảm đau hiệu...

Sản phẩm liên quan

Bệnh liên quan

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *