[Giải Đáp] Người bệnh gai cột sống kiêng ăn gì để nhanh khỏi?

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điều trị và phục hồi bệnh, đặc biệt là các bệnh lý liên quan đến xương khớp. Bởi vậy câu hỏi “Gai cột sống kiêng ăn gì” đang là vấn đề rất nhiều người bệnh quan tâm. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết thắc mắc này cho các bạn.

Gai cột sống kiêng ăn gì tốt cho quá trình chữa bệnh?

Gai cột sống là căn bệnh gây ra nhiều đau đớn, khó chịu làm ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Bởi vậy, bạn cần được điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Song song với đó là điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và thay đổi thói quen sinh hoạt.

Vậy người bệnh gai cột sống kiêng ăn gì để tốt cho quá trình điều trị? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về nhóm thực phẩm này ngay sau đây:

Tránh xa đồ uống có cồn cùng các chất kích thích

Theo nhiều nghiên cứu, trong các loại đồ uống như trà, cà phê, rượu bia, thuốc lá,… chứa các thành phần ảnh hưởng xấu đến quá trình hấp thụ canxi vào xương. Từ đó gây ra nhiều nguy hiểm cho hệ xương khớp như dẫn đến thoái hóa, loãng xương và làm tình trạng gai cột sống trầm trọng hơn. Bởi vậy các chuyên gia đã khuyến cáo người bệnh nên tránh xa nhóm thực phẩm này.

Người bệnh không nên sử dụng các chất kích thích
Người bệnh không nên sử dụng các chất kích thích

Đồ ăn nhiều dầu mỡ

Với chất béo, nếu bổ sung một lượng vừa phải sẽ giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, không chỉ riêng gai cột sống, mà người mắc các bệnh lý khác cũng cần hạn chế nạp vào cơ thể một lượng quá nhiều, đặc biệt là nhóm chất béo có hại.

Bởi nếu cơ thể dư thừa chất béo sẽ dẫn đến béo phì, thừa cân gây áp lực lớn lên cột sống. Nếu không sớm được kiểm soát, điều chỉnh phù hợp, cả hệ thống xương khớp có nguy cơ tổn thương, lão hóa hình thành nên nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Gai cột sống kiêng ăn gì – Gạo nếp và bột mì

Các chế phẩm từ bột mì và gạo nếp chứa một lượng carbohydrate rất lớn. Bởi vậy sẽ giúp bạn được bổ sung nguồn năng lượng dồi dào. Tuy nhiên, giá trị dinh dưỡng từ nhóm thực phẩm này lại không cao, ăn quá nhiều dễ gây tăng cân. Béo phì làm vượt quá tải trọng của cột sống khiến các bệnh về xương khớp như thoái hóa, loãng xương,… trở nên nặng nề hơn. Ngoài ra, còn gây ra ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, gây khó tiêu, từ đó dinh dưỡng không được chuyển hóa đến các cơ quan trên cơ thể.

Đồ ăn nhiều muối, đường

Các loại đồ ngọt như bánh kẹo có hàm lượng đường cao và những thực phẩm nhiều muối là 2 nhóm dưỡng chất quan trọng chuyên gia khuyên người bệnh gai cột sống nên hạn chế tối đa.

Người bệnh gai cột sống kiêng ăn gì - Muối, đường
Người bệnh gai cột sống kiêng ăn gì – Muối, đường

Bởi nếu hấp thụ quá nhiều đường có thể dẫn tới tăng đường huyết, đẩy nhanh sự tích tụ mỡ ở các mô gây ra béo phì. Khi cân nặng tăng quá nhanh và không thể kiểm soát, hệ xương khớp sẽ bị quá tải và suy yếu. Từ đây, bệnh gai cột sống, thoái hóa, loãng xương cũng ngày càng trầm trọng hơn.

Bên cạnh đó, các thực phẩm chứa nhiều muối cũng có ảnh hưởng không kém đến bệnh gai cột sống. Cụ thể, cơ thể dư thừa muối sẽ làm chậm quá trình chuyển hóa và hấp thụ canxi, làm ảnh hưởng xấu đến tình trạng xương khớp.

Thực phẩm chế biến sẵn

Đồ ăn nhanh, chế biến sẵn ngày càng trở thành thói quen của nhiều người trong cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, các chuyên gia đã khuyến cáo người bệnh gai cột sống nên tránh xa nhóm thực phẩm này. Bởi khi hàm lượng calo nạp vào cơ thể quá nhiều sẽ gây béo phì, tạo sức ép rất lớn cho cột sống.

Thực phẩm nhiều đạm

Đạm là thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, tuy nhiên với người bệnh gai cột sống thì nên hạn chế. Bởi nếu bạn nạp quá nhiều đạm sẽ đẩy nhanh quá trình hình thành và phát triển gai xương, làm các cơn đau xuất hiện thường xuyên và trầm trọng hơn.

Đặc biệt, bạn nên tránh xa các thực phẩm như: Thịt bò, thịt gà, tôm, các loại hạt, sữa và chế phẩm từ sữa,…

Thực phẩm giàu axit oxalic

Người bệnh gai cột sống nếu thường xuyên sử dụng các thực phẩm giàu axit oxalic sẽ làm các cơn đau đớn dữ dội xuất hiện thường xuyên, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống. Bởi vậy, bạn nên hạn chế nạp vào cơ thể một số thực phẩm sau: Việt quất, mận, củ cải đường, khoai tây,…

Hạn chế các thực phẩm nhiều axit folic
Hạn chế các thực phẩm nhiều axit oxalic

Người bệnh gai cột sống không nên ăn gì – Thịt đỏ

Mặc dù thịt đỏ là một trong những thực phẩm chứa nhiều canxi nhưng lại có hàm lượng protein quá cao, không tốt cho bệnh gai cột sống. Bởi protein nếu nạp vào cơ thể quá nhiều sẽ thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển các gai xương, khiến bệnh trầm trọng hơn.

Các thực phẩm tốt cho người bệnh gai cột sống

Bên cạnh việc tìm hiểu gai cột sống kiêng ăn gì, người bệnh cũng rất quan tâm đến việc bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và tốt cho quá trình điều trị bệnh. Dưới đây là các thực phẩm cần thiết cho hệ xương khớp:

Thực phẩm giàu canxi tốt cho bệnh gai cột sống

Canxi là dưỡng chất có vai trò vô cùng quan trọng đối với quá trình hình thành, phát triển và phục hồi tổn thương của hệ xương khớp. Tuy nhiên, một số người lại lo lắng nếu bổ sung nhiều canxi cho cơ thể cũng làm gai xương phát triển. Giải đáp cho vấn đề này, các chuyên gia đã khẳng định nếu nạp vào một lượng vừa đủ, dưỡng chất này hoàn toàn không gây hại mà còn giúp kìm hãm sự phát triển và giảm các cơn đau của bệnh.

Các thực phẩm nhiều canxi bạn nên bổ sung bao gồm: Cá hồi, cá mòi, rau lá xanh, sữa chua,…

Người bị gai cột sống có nên uống canxi không ? Cần lưu ý gì khi uống?

Bổ sung thực phẩm giàu hàm lượng vitamin D

Cùng với canxi, vitamin D cũng là một trong những dưỡng chất không thể thiếu nhằm giữ cho hệ xương khớp chắc khỏe. Bởi vitamin D giúp cơ thể hấp thụ và chuyển hóa tối đa lượng canxi vào cơ thể. Đồng thời, dưỡng chất này còn tham gia quá trình tái tạo các mô xương, ngăn ngừa lão hóa và cải thiện các vấn đề về xương khớp.

Bạn nên ăn thực phẩm giàu vitamin D
Bạn nên ăn thực phẩm giàu vitamin D

Người bệnh gai cột sống nên bổ sung canxi qua các thực phẩm như: Cá trích, cá hồi, hàu, tôm, nấm,… Ngoài ra, bạn cũng có thể dành thời gian tắm nắng 5 – 10 phút mỗi ngày vào 7h – 9h30.

Thực phẩm giàu vitamin C tốt cho hệ xương khớp

Dựa trên nhiều nghiên cứu, các chuyên gia dinh dưỡng đã kết luận vitamin C rất tốt cho quá trình phục hồi và làm lành tổn thương mô xương khớp. Bên cạnh đó, dưỡng chất này cũng tham gia vào quá trình sản sinh collagen để hình thành và bôi trơn sụn khớp.

Trung bình mỗi ngày bạn nên bổ sung cho cơ thể ít nhất 60mg vitamin C và tốt nhất là thông qua các thực phẩm như: Dâu tây, cam, chanh, bưởi, cà chua,…

Các thực phẩm giàu vitamin K

Cùng với vitamin C và D, vitamin K cũng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh gai cột sống. Cụ thể, dưỡng chất này giúp kích thích quá trình đông máu và ngăn ngừa chảy máu kéo dài. Cùng với đó, vitamin K thúc đẩy sản sinh osteocalcin cùng với canxi và carbohydrate tham gia vào quá trình tái tạo và phục hồi các mô xương.

Ăn nhiều rau xanh

Rau xanh là thực phẩm rất có lợi cho sức khỏe. Bởi vậy, bổ sung rau xanh cho người bệnh gặp các vấn đề về xương khớp, trong đó có gai cột sống là điều vô cùng cần thiết. Trong rau xanh chứa rất nhiều loại vitamin, khoáng chất cũng như có một hàm lượng canxi dồi dào. Bạn nên ăn các loại rau như: Cải xoăn, bina, bông cải xanh, rau ngót,…

Tăng cường bổ sung rau xanh
Tăng cường bổ sung rau xanh

Thực phẩm giàu omega 3

Omega 3 có nhiều tác dụng tốt với hệ xương khớp, vì vậy người bệnh gai cột sống nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày. Đặc biệt là cá hồi, cá thu, bơ, dầu oliu,… giúp kháng viêm, giảm đau, cải thiện sự dẻo dai của đĩa đệm, sụn khớp và làm chậm diễn tiến của quá trình thoái hóa xương khớp.

Một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho người bệnh gai cột sống

Ngoài những quan tâm đến việc kiêng gì và nên ăn gì, người bệnh gai cột sống cũng cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để có một chế độ dinh dưỡng hợp lý nhất, hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn.

  • Người bệnh nên ăn các món chế biến đơn giản như luộc, hấp hỗ trợ tốt hơn cho quá trình điều trị bệnh. Hạn chế chiên xào nhiều dầu mỡ không tốt cho việc phục hồi và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
  • Khi chọn mua thực phẩm, cần chú ý chọn những loại còn tươi mới để được hấp thụ tối đa hàm lượng dinh dưỡng.
  • Thực hiện một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh bằng việc ăn đủ bữa, đúng giờ, cũng không nên ăn quá no làm ảnh đến bệnh gai cột sống.
  • Bên cạnh đó, kết hợp với việc tập luyện thể dục thể thao phù hợp nhằm nâng cao sức khỏe, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phục hồi.
  • Ngoài ra, khi thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường cho thấy bệnh trở nặng hơn, người bệnh nên đi khám tại các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ tư vấn và lên phác đồ điều trị phù hợp.

Hy vọng các thông tin mà chúng tôi cung cấp đã giải đáp được thắc mắc “Gai cột sống kiêng ăn gì” cho các bạn. Để giúp bệnh nhanh chóng phục hồi, bạn cần chú ý tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ điều trị, đồng thời thực hiện một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học.

Xem thêm:

Array
[Giải đáp]: Người bị gai cột sống có nên uống canxi không? Cần lưu ý gì khi uống?

[Giải đáp] Người bị gai cột sống có nên uống canxi không? Cần lưu ý gì khi uống?

Nhiều người cho rằng, sự lắng đọng canxi đã khiến xương khớp hình thành gai do đó không nên bổ sung thêm canxi. Nhưng cũng…

[Chuyên gia giải đáp] Người bệnh gai cột sống có nên tập yoga không?

Hiện nay có rất nhiều thông tin trái chiều về việc gai cột sống có nên tập yoga không? Vậy thực hư của vấn đề…