Top 9 Thuốc Trị Vảy Nến Hiệu Quả Và Tốt Nhất Hiện Nay

Thuốc điều trị vảy nến chứa một số thành phần hoạt chất có khả năng cải thiện tình trạng viêm, giảm nhẹ triệu chứng của bệnh và phục hồi tổn thương trên da. Người bệnh sẽ được sử dụng thuốc bôi tại chỗ hoặc thuốc uống điều trị toàn thân dựa vào mức độ nghiêm trọng của bệnh lý. Việc dùng thuốc điều trị bệnh cần tuân thủ theo đúng phác đồ mà bác sĩ chuyên khoa đã đưa ra để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như hiệu quả mang lại.

Thuốc điều trị vảy nến giúp kiểm soát nhanh chóng triệu chứng cũng như mức độ tiến triển của bệnh
Thuốc điều trị vảy nến giúp kiểm soát nhanh chóng triệu chứng cũng như mức độ tiến triển của bệnh

Các loại thuốc trị vảy nến hiệu quả hiện nay

Vảy nến thuộc nhóm bệnh tự miễn, bệnh khởi phát do sự rối loạn hoạt động của hệ miễn dịch. Nếu bệnh không được điều trị đúng cách sẽ gây tổn thương nghiêm trọng đến làn da và ảnh hưởng đến hàng loạt các cơ quan khác như xương khớp, thận, tim mạch,… Khi bị vảy nến, bác sĩ sẽ kê đơn điều trị bằng thuốc để cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh lý này gây ra. Dựa vào mức độ nặng nhẹ của bệnh trạng, bác sĩ sẽ yêu cầu sử dụng thuốc bôi, thuốc uống hoặc kết hợp cả hai. Dưới đây là thông tin về các loại thuốc điều trị vảy nến khá hiệu quả bạn có thể tham khảo:

1. Thuốc bôi Betnovate

Kem bôi Betnovate thực chất là một loại corticosteroid có tác dụng tại chỗ. Sản phẩm chuyên dùng để cải thiện các vấn đề ngoài da như chàm, vảy nến, viêm da,… Thành phần chính của kem bôi Betnovate là Betamethasone valates 0.1%, Clioquinol, Neomycin sulphate cùng với một số loại tá dược vừa đủ khác. Thuốc có tác dụng chống viêm mạnh mẽ, giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng khó chịu do bệnh vảy nến gây ra. Đồng thời, tăng khả năng tổng hợp vitamin và tác động tích cực đến quá trình tăng sinh tế bào da gây bệnh.

Cách dùng:

  • Lấy một lượng kem vừa đủ thoa trực tiếp lên vùng da bị bệnh. Cần vệ sinh da sạch sẽ và thấm khô nước trước đó. Dựa vào độ tuổi cũng như mức độ bệnh trạng mà liều lượng thuốc sẽ có sự khác nhau.
  • Không sử dụng kem bôi Betnovate điều trị vảy nến nếu bạn bị dị ứng với dược tính trong thuốc và trẻ em dưới 1 tuổi.
  • Một số tác dụng phụ có thể gặp phải sau khi bôi thuốc là ngứa rát, nổi mẩn, thay đổi sắc tố da,…

Giá thành tham khảo: Thuốc bôi Betnovate điều trị bệnh vảy nến được bán trên thị trường với giá khoảng 1.400.000 VNĐ/tuýp 15g.

Kem bôi Betnovate mang lại hiệu quả điều trị vảy nến nhanh chóng và mạnh mẽ
Kem bôi Betnovate mang lại hiệu quả điều trị vảy nến nhanh chóng và mạnh mẽ

2. Thuốc trị vảy nến Daivonex

Daivonex là một trong những loại thuốc bôi chuyên dùng để điều trị bệnh vảy nến. Thành phần hoạt chất Calcipotriol trong thuốc có thể ức chế hoạt động của tác nhân gây hại tồn tại trên da và đẩy lùi các triệu chứng khó chịu do bệnh lý này gây ra. Đồng thời, kem còn có khả năng cấp ẩm cho da giúp làm dịu nhanh cơn ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, bong tróc,…

Cách dùng:

  • Vệ sinh da sạch sẽ, lấy một lượng kem vừa đủ thoa lên vùng da bị bệnh rồi tiến hành massage nhẹ nhàng. Sau khi bôi kem nên tránh để da tiếp xúc với nước. Không bôi thuốc lên vùng da nhạy cảm hoặc để thuốc tiếp xúc trực tiếp với niêm mạc mắt.
  • Nên bôi thuốc với tần suất 2 lần/ngày, khi bệnh thuyên giảm thì bôi duy trì 1 lần/ngày. Không bôi quá 100 gram thuốc/tuần.
  • Chống chỉ định với những người bị dị ứng mẫn cảm với thành phần dược tính trong thuốc và bị rối loạn chuyển hóa canxi. Thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai và trẻ em dưới 8 tuổi.

Giá thành tham khảo: Kem bôi điều trị vảy nến Daivonex được bán trên thị trường với gia khoảng 320.000 VNĐ/tuýp 30g.

3. Dermovate Cream

Dermovate Cream là kem bôi có nguồn gốc xuất xứ từ Thái Lan. Đây là sản phẩm chuyên dùng để chăm sóc da và cải thiện một số vấn đề ngoài da. Ngoài ra, kem bôi Dermovate Cream còn được sử dụng để điều trị ngắn hạn với một số bệnh lý da liễu mãn tính như vảy nến, lupus ban đỏ,…

Các thành phần dược tính có trong kem bôi Dermovate Cream là Clobetasol propionate 0,0525%, Cetosteryl Alcohol, Clorocresol, Propylene Glycol,… Các hoạt chất này có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa viêm nhiễm tại da bằng cách ức chế quá trình tổng hợp chất hóa học gây viêm. Đồng thời, đẩy lùi nhanh chóng các tổn thương trên da do bệnh lý gây ra như ngứa rát, sưng đỏ,…

Dùng kem bôi Dermovate Cream để điều trị bệnh vảy nến ngắn hạn
Dùng kem bôi Dermovate Cream để điều trị bệnh vảy nến ngắn hạn

Cách dùng:

  • Vệ sinh vùng da bị vảy nến rồi bôi một lớp thuốc mỏng lên. Nên bôi thuốc với tần suất 4 lần/ngày với liều điều trị và 2 lần/ngày với liều duy trì. Tuyệt đối không dùng quá 50 gram thuốc/tuần để tránh phát sinh tác dụng phụ.
  • Chống chỉ định cho trẻ em dưới 12 tuổi, người bị dị ứng với thành phần của thuốc, đang bị nhiễm nấm hoặc nhiễm khuẩn ngoài da. Cẩn thận khi dùng để trị bệnh cho phụ nữ mang thai hoặc sử dụng trên diện rộng.
  • Một số tác dụng phụ có thể gặp phải là châm chích da, ngứa ngáy, nóng rát, viêm nang lông, giảm sắc tố da,…

Giá thành tham khảo: Thuốc bôi Dermovate Cream điều trị vảy nến được bán trên thị trường với giá khoảng 290.000 VNĐ/tuýp.

4. Thuốc Elidel trị vảy nến

Thuốc bôi Elidel thường được sử dụng để điều trị các bệnh lý da liễu thường gặp như vảy nến, viêm da dị ứng,… Một số thành phần dược tính trong thuốc là Benzyl alcohol, Cetyl alcohol, Anhydrous citric acid, Sodium hydroxide,… Các hoạt chất này sau khi đi vào cơ thể sẽ ức chế hoạt động của hệ miễn dịch và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh vảy nến. Thuốc thường được kê đơn điều trị đối với những trường hợp bệnh nặng, không đáp ứng điều trị với các loại thuốc thông thường khác.

Khi dùng thuốc Elidel điều trị bệnh vảy nến sẽ giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra như ngứa ngáy, bong tróc da, sưng đỏ,… Đồng thời, ngăn ngừa tổn thương trên da tiến triển nặng và phát sinh biến chứng không mong muốn.

Thuốc bôi Elidel điều trị vảy nến bằng cách ức chế hoạt động của hệ miễn dịch
Thuốc bôi Elidel điều trị vảy nến bằng cách ức chế hoạt động của hệ miễn dịch

Cách dùng:

  • Vệ sinh tay và vùng da bị bệnh thật sạch sẽ, thấm khô nước bằng khăn sạch rồi thoa một lượng kem vừa đủ lên vùng da bị bệnh. Để cho da khô thoáng, không dùng gạc y tế băng kín lại.
  • Chỉ nên dùng thuốc điều trị bệnh trong khoảng thời gian tối đa là 6 tuần, không tự ý dùng kéo dài khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Chống chỉ định với người bị dị ứng với thành phần dược tính trong thuốc, đang tiến hành quang trị liệu,… Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc nếu đã từng chữa ung thư da, nhiễm trùng da, có hệ miễn dịch suy yếu,…
  • Một số tác dụng phụ có thể gặp phải sau khi dùng thuốc là ngứa ngáy, nóng rát, đỏ da, thay đổi sắc tố da, đau đầu,…

Giá thành tham khảo: Kem bôi Elidel điều trị vảy nến được bán trên thị trường với giá khoảng 350.000 VNĐ/tuýp.

5. Thuốc bôi ngoài da Trozimed

Trozimed là thuốc điều trị vảy nến được nghiên cứu và sản xuất bởi công ty TNHH Dược Phẩm Đạt Vi Phú. Sản phẩm được điều chế dưới dạng kem bôi, chuyên dùng để cải thiện bệnh vảy nến ở mức độ vừa và nhẹ. Thành phần dược tính chính của thuốc là Calcipotriol. Đây là một loại dẫn xuất của vitamin D, có thể biệt hóa tế bào và ức chế quá trình sản sinh sinh tế bào sừng trên da. Từ đó, triệu chứng bong tróc da do bệnh vảy nến gây ra sẽ dần được cải thiện.

Cải thiện triệu chứng của bệnh vảy nến bằng thuốc bôi ngoài da Trozimed
Cải thiện triệu chứng của bệnh vảy nến bằng thuốc bôi ngoài da Trozimed

Cách dùng:

  • Vệ sinh vùng da bị bệnh thật sạch sẽ bằng dung dịch sát khuẩn chuyên dụng, dùng khăn sạch lau khô rồi lấy một lượng kem vừa đủ thoa lên vùng da bị tổn thương. Để yên khoảng 5 phút cho kem thẩm thấu vào sâu bên trong lớp biểu bì da.
  • Nên sử dụng thuốc Trozimed điều trị bệnh vảy nến với tần suất 2 lần/ngày hoặc dùng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Không sử dụng sản phẩm nếu bạn bị dị ứng với dược tính trong thuốc, bị tăng canxi trong máu, xuất hiện mụn mủ ở vùng da bị tổn thương. Tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng để trị bệnh cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
  • Một số tác dụng phụ có thể gặp phải là da khô và bong tróc, đỏ da, ngứa ngáy, phát ban, viêm nang lông, teo da, tăng sắc tố da,…

Giá thành tham khảo: Thuốc bôi Trozimed điều trị bệnh vảy nến được bán trên thị trường với giá khoảng 200.000 VNĐ/tuýp.

6. Thuốc Retinoid đường uống

Retinoid là dẫn xuất của vitamin A, loại thuốc này cũng có tác động rất tích cực đến quá trình điều trị bệnh vảy nến. Khi dẫn xuất này được cơ thể hấp thụ sẽ mang lại hiệu quả kháng nhiễm sừng, điều hòa quá trình tăng trưởng da và biệt hóa tế bào. Ngoài ra, thuốc còn tác động vào gen của Keratin giúp kiểm soát quá trình tăng sinh biểu bì và đưa quá trình tái tạo da trở về trạng thái bình thường.

Thuốc Retinoid đường uống thường được kê đơn điều trị với những trường hợp bệnh nặng như vảy nến phát triển lan rộng trên diện rộng, vảy nến thể mụn mủ, vảy nến toàn thân,…

Vảy nến thể nặng hoặc phát triển lan rộng cần được điều trị bằng thuốc uống có tác dụng toàn thân
Vảy nến thể nặng hoặc phát triển lan rộng cần được điều trị bằng thuốc uống có tác dụng toàn thân

Cách dùng:

  • Thuốc Retinoid đường uống được sử dụng bằng cách uống trực tiếp với nhiều nước. Khi mới bắt đầu bạn chỉ nên dùng khoảng 10 gram/ngày rồi tăng dần lên 20 – 25 mg/ngày. Sau khoảng 6 – 15 tháng dùng thuốc, bạn nên giảm liều dùng hoặc sử dụng với liều duy trì để ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại.
  • Một số tác dụng phụ có thể gặp phải trong quá trình dùng thuốc là khô mắt, khô da, viêm kết mạc, ngứa da, nổi mề đay mẩn ngứa, rụng tóc, viêm mũi, khô miệng,…
  • Chống chỉ định với những người bị dị ứng với thành phần dược tính trong thuốc và phụ nữ đang mang thai.

7. Thuốc Acitretin trị vảy nến

Acitretin là thuốc điều trị vảy nến dạng uống, thường được kê đơn điều trị với những trường hợp bệnh nặng, không đáp ứng điều trị với thuốc bôi tại chỗ hoặc quang trị liệu. Dược tính trong thuốc có khả năng bình thường hóa quá trình biệt hóa tế bào và làm giảm tốc độ tăng sinh tế bào sừng. Từ đó, lớp sừng trên da sẽ bị bào mỏng dần. Ngoài ra, thuốc còn mang lại hiệu quả kháng viêm giúp cải thiện các tổn thương trên da như nổi ban đỏ, bong tróc da, bong biểu bì,…

Cách dùng:

  • Thuốc được sử dụng bằng cách uống trực tiếp với liều khởi đầu là 30mg/lần/ngày rồi tăng dần lên 50mg/lần/ngày theo chỉ định của bác sĩ. Sử dụng thuốc kéo dài trong khoảng 2 – 4 tuần rồi tiến hành khám chuyên khoa để được điều chỉnh lại liều dùng hàng ngày. Trường hợp bệnh chuyển biến tốt sẽ tiếp tục duy trì liều 25 – 50mg/ngày trong khoảng 6 – 8 tuần nữa.
  • Một số tác dụng phụ có thể gặp phải trong quá trình dùng thuốc là bong tróc da, khô mắt, tăng tiết mồ hôi, viêm quanh móng, rối loạn cốt hóa xương, rụng tóc, kích ứng niêm mạc mũi,…
  • Chống chỉ định với những người có ý định có con và phụ nữ đang cho con bú. Không được hiến máu trong suốt quá trình điều trị và trong khoảng 3 năm bắt đầu từ thời điểm ngừng thuốc.
Acitretin cũng là một trong những loại thuốc uống thường được kê đơn điều trị vảy nến
Acitretin cũng là một trong những loại thuốc uống thường được kê đơn điều trị vảy nến

8. Thuốc khử oxy Anthralin

Anthralin thuộc nhóm thuốc khử oxy, đây cũng là một trong những loại thuốc điều trị vảy nến được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Thuốc này được điều chế dưới hai dạng chính là bôi và dầu gội đầu. Thành phần dược tính trong thuốc có tác dụng tốt trong việc chống viêm, ngăn chặn quá trình tăng sinh tế bào ở vùng thượng bì. Đồng thời, hoạt chất trong thuốc còn có khả năng gián phân tại lớp biểu bì giúp ổn định quá trình tăng sinh tế bào sừng. Thông thường, thuốc Anthralin sẽ được kê đơn điều trị phối với hợp với thuốc mỡ axit salicylic để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.

Cách dùng:

  • Sử dụng thuốc Anthralin có nồng độ từ 0.1% đến 0.3% để bôi trực tiếp lên vùng da bị tổn thương do vảy nến. Sau khoảng 10 – 20 phút thì tắm lại để rửa sạch thuốc trên da. Nên bôi thuốc khoảng 2 lần/ngày và thực hiện liên tục trong 2 tuần đầu.
  • Không tắm nước nóng trong vòng 1 giờ sau khi bôi thuốc để tránh bị kích ứng. Tránh để thuốc tiếp xúc với mắt hoặc các vùng da nhạy cảm. Không dùng thuốc trị bệnh vảy nến thể mụn mủ hoặc thể đỏ da toàn thân.
  • Một số tác dụng phụ có thể gặp phải là kích ứng da, thay đổi màu sắc vùng da đang điều trị.

9. Thuốc uống Methotrexate

Methotrexate là thuốc ức chế miễn dịch, thường được kê đơn để điều trị bệnh lý tự miễn như vảy nến, viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ,…Thuốc hoạt động bằng cách hạn chế quá trình sản xuất tế bào da và ức chế phản ứng viêm xảy ra. Thuốc được cơ thể dung nạp tốt với liều lượng thấp nhưng vẫn có thể gây ra một số vấn đề như rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày, chán ăn,… Đồng thời, thuốc còn có thể gây độc tố cho gan. Vì thế, loại thuốc này chỉ được kê đơn điều trị cho những trường hợp vảy nến nặng như vảy nến đỏ da toàn thân, vảy nến phát triển lan rộng trên 50% diện tích cơ thể,…

Điều trị vảy nến thể nặng bằng thuốc ức chế miễn dịch đường uống Methotrexate
Điều trị vảy nến thể nặng bằng thuốc ức chế miễn dịch đường uống Methotrexate

Cách dùng:

  • Thuốc được dùng với liều khởi đầu là 2.5 – 5mg/lần, mỗi lần dùng thuốc nên cách nhau khoảng 12 tiếng và chỉ nên uống 3 lần/tuần. Với trường hợp nặng, bác sĩ sẽ yêu cầu sử dụng 2.5mg/lần và cứ sau khoảng 2 – 4 tuần sẽ tăng thêm một liều cho đến khi đạt liều tối đa là 25mg/tuần.
  • Chỉ nên dùng thuốc điều trị bệnh cho những người khỏe mạnh trên 50 tuổi. Chống chỉ định với những người trẻ tuổi và nữ giới đang trong độ tuổi sinh sản. Không nên sử dụng thuốc Methotrexate điều trị bệnh trong thời gian dài để tránh gây tổn thương gan và ảnh hưởng đến quá trình sản xuất máu.
  • Một số tác dụng phụ có thể gặp phải sau khi dùng thuốc là viêm dạ dày, buồn nôn và nôn, đau đầu, loét niêm mạc,…

Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị vảy nến

Vảy nến là bệnh lý tự miễn mãn tính gây tổn thương da nặng nề và ảnh hưởng đến hàng loạt các cơ quan khác trên cơ thể. Khi mắc phải bệnh lý, bạn cần dùng thuốc điều trị bệnh đúng cách để kiểm soát tốt triệu chứng cũng như mức độ tiến triển của bệnh. Tuy nhiên, việc dùng thuốc trị bệnh cũng rất dễ phát sinh tác dụng phụ gây hại đến sức khỏe. Vì thế, bạn cần phải lưu ý những điều sau đây:

  • Tuyệt đối không được lạm dụng thuốc bôi cũng như thuốc uống để điều trị bệnh. Nên tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị mà bác sĩ chuyên khoa đã đưa ra, không tự ý thay đổi liều lượng cũng như loại thuốc điều trị bệnh.
  • Nên báo cho bác sĩ về tiền sử bệnh nền cũng như các loại thuốc trị bệnh khác mà bản thân đang sử dụng. Dựa vào đó, bác sĩ sẽ kê toa thuốc điều trị vảy nến cho phù hợp, tránh tình trạng tương tác thuốc.
Nên dùng thuốc điều trị vảy nến theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả mang lại
Nên dùng thuốc điều trị vảy nến theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả mang lại
  • Nếu xuất hiện tác dụng phụ hoặc da bị kích ứng sau khi dùng thuốc, cần thông báo ngay cho bác sĩ để được hướng dẫn xử lý đúng cách.
  • Ngoài dùng thuốc, người bệnh cũng nên có các biện pháp chăm sóc da phù hợp kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học. Cách này có tác dụng hỗ trợ cải thiện tổn thương trên da và nâng cao sức đề kháng tổng thể.
  • Tiến hành tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi mức độ tiến triển của bệnh. Dựa vào đó, bác sĩ sẽ điều chỉnh lại phác đồ điều trị cho phù hợp, hạn chế nguy cơ phát sinh biến chứng.

Trên đây là thông tin về các loại thuốc điều trị vảy nến tốt nhất hiện nay bạn có thể tham khảo. Dùng thuốc Tây y điều trị vảy nến mang lại hiệu quả nhanh nhưng cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Vì thế, bạn nên tham khảo ý kiến chuyên gia về liều lượng cũng như cách dùng sao cho phù hợp với tình trạng bệnh của bản thân. Tuyệt đối không được lạm dụng thuốc để đảm bảo an toàn cho sức khỏe cũng như hiệu quả mang lại.

9 Loại Thuốc Trị Vảy Nến Da Đầu Hiệu Quả Và Được Tin Dùng

Thuốc trị vảy nến da đầu chứa một số hoạt chất có tác dụng kháng viêm, giảm ngứa và làm bong lớp vảy sừng trên…

7 Loại Thuốc Trị Vảy Nến Của Nhật Tốt Bác Sĩ Khuyên Dùng

Thuốc trị vảy nến của Nhật thường được điều chế dưới dạng bôi ngoài da, giúp kiểm soát nhanh chóng các triệu chứng khó chịu…

6 Thuốc Trị Vảy Nến Của Mỹ Chính Hãng Tốt Nhất Ở Nước Ta

Thuốc điều trị vảy nến của Mỹ là sản phẩm luôn được nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn sử dụng do có độ an…

Top 8 Loại Thuốc Bôi Trị Bệnh Vảy Phấn Hồng Hiệu Quả Nhất

Thuốc bôi điều trị vảy phấn hồng sẽ chứa một số thành phần dược tính có khả năng làm bong lớp vảy trên bề mặt…
Chia sẻ
Bỏ qua