Danh Sách 7 Thuốc Trị Lao Phổi Hiệu Quả Và Lưu Ý Khi Dùng

Thuốc trị lao phổi là thuốc theo đơn được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ nhằm tiêu diệt vi khuẩn lao và ngăn ngừa các biến chứng liên quan. Trong trường hợp bệnh lao kháng thuốc, bác sĩ có thể đề nghị các loại thuốc mạnh hơn nhằm tăng cường hiệu quả điều trị. Dưới đây DrVitamin sẽ cập nhật các loại thuốc đặc trị lao hiệu quả nhất, người bệnh có thể cân nhắc sử dụng.

Thuốc trị lao phổi
Thuốc trị lao phổi được sử dụng để tiêu diệt vi khuẩn lao, tăng cường chức năng phổi và ngăn ngừa các biến chứng liên quan

Top 7 thuốc chữa bệnh lao phổi hiệu quả được đánh giá cao

Bệnh lao là một bệnh truyền nhiễm thường tấn công đến phổi, nhưng cũng có thể gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể, bao gồm cả cột sống và não. Điều trị bệnh lao phụ thuộc vào tình trạng nhiễm trùng và giai đoạn của bệnh. Điều quan trọng khi bị bệnh lao là sử dụng thuốc theo đúng liệu trình đã được chỉ định, kể cả khi các triệu chứng đã trở nên tốt hơn. Nếu ngừng thuốc quá sớm, vi khuẩn lao có thể trở nên kháng thuốc, nghiêm trọng và khó điều trị hơn.

Dưới đây là các loại thuốc chữa bệnh lao phổi phổ biến nhất, thường được bác sĩ chỉ định sử dụng, chẳng hạn như:

1. Meko Inh 150 – Thuốc trị lao phổi phổ biến

  • Nhà sản xuất: Mekophar
  • Xuất xứ: Việt Nam
  • Hoạt chất chính: Isoniazid
  • Dạng bào chế: Viên nén
  • Giá bán tham khảo: 50.000 đồng / Hộp 1 lọ x 100 viên

Meko Inh 150 là thuốc điều trị lao phổi với thành phần chính là Isoniazid, thường được sử dụng để điều trị và dự phòng lao phổi hoặc lao ngoài phổi. Thuốc hoạt động bằng cách tác động lên các chủng Mycobacterium, đặc biệt là Mycobacterium tuberculosis, phá vỡ thành tế bào vi khuẩn và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.

thuốc chữa bệnh lao phổi
Meko Inh 150 có thành phần chính là Isoniazid có tác dụng điều trị và dự phòng bệnh lao phổi

Thành phần chính:

  • Isoniazid 150 mg
  • Tá dược vừa đủ 1 viên bao gồm Magnesium stearate, Pregelatinized starch và Povidone.

Chỉ định sử dụng:

  • Điều trị lao phổi hoặc lao ngoài phổi và điều trị các triệu chứng lao phổi nguyên phát.
  • Dự phòng nhiễm trùng lao nguyên phát được chẩn đoán thông qua test Mantoux.
  • Người bệnh có nguy cơ tái phát lao, chẳng hạn như trẻ nhu nhi, người bệnh được điều trị bằng corticosteroid hoặc thuốc ức chế hệ thống miễn dịch.
  • Phòng ngừa vi khuẩn lao lây lan hoặc điều trị nhiễm khuẩn lao tiềm ẩn được chẩn đoán thông qua xét nghiệm da tuberculin.
  • Có tiền sử bệnh lao.

Chống chỉ định:

  • Mẫn cảm hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Người bệnh suy gan nghiêm trọng, viêm gan nặng, bệnh nhân động kinh hoặc viêm đa dây thần kinh.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của thầy thuốc.
  • Liều khuyến nghị: Uống 1 viên mỗi ngày trước khi ăn 1 giờ hoặc sau khi ăn 2 giờ.
  • Dự phòng lao ở đối tượng nguy cơ: Người lớn và trẻ em mỗi lần uống 5 mg / kg / ngày, dùng thuốc mỗi ngày kéo dài trong 6 – 12 tháng.
  • Điều trị lao kết hợp với các loại thuốc khác:
    • Người lớn điều trị theo từng đợt: 5 mg / kg / ngày (không quá 300 mg mỗi ngày)
    • Người lớn điều trị theo từng đợt: 15 mg / kg / 2 – 3 lần mỗi tuần
    • Trẻ em: 10 mg / kg / ngày / 3 lần mỗi tuần hoặc 15 mg / kg / ngày / 2 lần mỗi tuần

Tác dụng phụ: 

Thận trọng khi sử dụng:

  • Người suy giảm chức năng thận, có độ thanh thải creatinin dưới 25 ml / phút chuyển hóa Isoniazid chậm, do đó cần phải giảm liều.
  • Không sử dụng rượu hoặc kết hợp với thuốc đặc trị lao phổi Rifampicin để tránh độc tính đến gan.
  • Thuốc có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú, tuy nhiên cần trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Sử dụng Meko Inh 150 theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý thay đổi liều lượng. Nếu nhận thấy các triệu chứng quá liều, chẳng hạn như buồn nôn, nôn, mất khả năng định hướng, nhìn mờ hoặc co giật, nổi mề đay vui lòng đến bệnh viện gần nhất để được chăm sóc sức khỏe phù hợp.

2. Pyrazinamide 500 mg – Thuốc đặc trị lao phổi

  • Nhà sản xuất: Mekophar
  • Xuất xứ: Việt Nam
  • Hoạt chất chính: Pyrazinamide
  • Dạng bào chế: Viên nén
  • Giá bán tham khảo: 120.000 đồng / Hộp 10 vỉ x 10 viên

Pyrazinamide là thuốc trị lao phổi mới được chẩn đoán hoặc tái điều trị bệnh lao ở phổi và ngoài phổi. Thuốc thường được sử dụng ở giai đoạn đầu và kết hợp với các loại thuốc đặc trị lao phổi khác để tăng cường hiệu quả điều trị. Pyrazinamide hoạt động bằng cách ngăn chặn hoặc tiêu diệt Mycobacterium tuberculosis và cải thiện các triệu chứng lao.

Phác đồ điều trị lao phổi 2021
Pyrazinamide 500 mg được sử dụng để điều trị lao phổi trong giai đoạn đầu hoặc lao phổi tái phát

Thành phần chính của thuốc:

  • Pyrazinamide 500 mg
  • Tá dược vừa đủ 1 viên, bao gồm Magnesium stearate, Gelatin và Sodium starch glycolate.

Chỉ định sử dụng:

  • Điều trị bệnh lao mới được chẩn đoán, thường được chỉ định trong 8 tuần đầu của các đợt điều trị ngắn hạn.
  • Điều trị bệnh lao tái phát ở phổi hoặc ngoài phổi, thường được dùng kết hợp với các loại thuốc kháng lao khác.

Chống chỉ định:

  • Quá mẫn hoặc dị ứng với Pyrazinamide hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Người bệnh gout cấp, rối loạn chức năng chuyển hóa porphyrin hoặc tổn thương gan nghiêm trọng.

Hướng dẫn sử dụng: Thuốc điều trị bệnh lao phổi Pyrazinamide 500 mg được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.

Liều dùng đề nghị cho cả người lớn và trẻ em như sau:

  • Điều trị hàng ngày: 20 – 30 mg / kg / ngày
  • Điều trị cách ngày (3 ngày mỗi tuần): 30 – 40 mg / kg / ngày
  • Điều trị cách quãng (2 ngày mỗi tuần): 40 – 60 mg / kg / ngày

Tác dụng phụ:

  • Tăng nồng độ acid uric máu và dẫn đến các cơn gout cấp
  • Đau nhức xương khớp
  • Gây độc gan và suy gan nếu lạm dụng
  • Các phản ứng phụ hiếm gặp bao gồm buồn nôn, nôn, chán ăn, khó tiểu tiện, mẫn cảm với ánh sáng, ngứa da, phát ban, hụt hơi

Thận trọng khi sử dụng:

  • Người có tiền sử đái tháo đường, bệnh gout, suy thận, viêm khớp, cần thận trọng khi sử dụng.
  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú chỉ sử dụng thuốc khi nhận được sự chỉ định của bác sĩ.

3. Ethambutol 400 mg – thuốc chữa bệnh lao phổi và lao tái phát

  • Nhà sản xuất: Mekophar
  • Xuất xứ: Việt Nam
  • Hoạt chất chính: Ethambutol
  • Dạng bào chế: Viên bao phin
  • Giá bán tham khảo: 380.000 đồng / Hộp 20 vỉ x 10 viên

Thuốc chữa bệnh lao phổi Ethambutol có thành phần chính là ethambutol hydrochloride, được sử dụng để điều trị các triệu chứng bệnh lao mới và lao tái phát. Đôi khi Ethambutol 400 mg cũng được sử dụng với các loại thuốc trị lao phổi khác, như Pyrazinamide, để ngăn ngừa tình trạng lao kháng thuốc.

thuốc đặc trị lao phổi
Ethambutol 400 mg thường được sử dụng kết hợp với các loại thuốc kháng lao khác để tăng cường hiệu quả điều trị

Thành phần chính:

  • Ethambutol hydrochloride 400 mg
  • Tá dược vừa đủ cho một viên bao gồm:
    • Colloidal silicon dioxide
    • Povidone
    • Magnesium stearate
    • Ethanol 96%
    • Manitol
    • Dicalcium phosphate
    • Hydroxypropylmethylcellulose
    • Crospovidone
    • Microcrystalline cellulose
    • Titanium dioxide
    • Polyethylene glycol 6000
    • Bột Talc
    • Màu Tartrazine

Ethambutol là thuốc theo toa, được chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Điều trị các triệu chứng lao mới và lao tái phát
  • Kết hợp với các loại thuốc khác để ngăn ngừa các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn hoặc bệnh lao kháng thuốc

Chống chỉ định:

  • Người mẫn cảm hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc
  • Viêm dây thần kinh thị giác

Hướng dẫn sử dụng:

  • Ethambutol 400 mg được sử dụng kết hợp với các loại thuốc kháng lao khác theo hướng dẫn của thầy thuốc.
  • Uống 1 viên duy nhất mỗi ngày, uống khi bụng đói để đạt hiệu quả tốt nhất.

Liều lượng sử dụng khuyến nghị:

  • Người lớn và trẻ em từ 6 tuổi trở lên: 15 mg / kg / ngày, uống 1 lần
  • Liều cách ngày uống 30 mg / kg / ngày, mỗi tuần dùng 3 lần
  • Liều cách quãng: 45 mg / kg / ngày, tuần uống 2 lần

Tác dụng phụ:

  • Tăng acid uric máu trong 2 tuần đầu
  • Có thể dẫn đến đau khớp, sốt

Thận trọng khi sử dụng:

  • Điều chỉnh liều lượng sử dụng đối với người suy giảm chức năng thận.
  • Kiểm tra thị giác, đặc biệt là ở trẻ em trước khi chỉ định Ethambutol. Nếu có dấu hiệu rối loạn thị giác cần ngừng sử dụng thuốc.
  • Không chỉ định Ethambutol cho trẻ em dưới 6 tuổi.
  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để tránh các rủi ro nghiêm trọng.
  • Sử dụng Ethambutol có thể thúc đẩy hoặc khiến các triệu chứng thống phong (gout) trở nên nghiêm trọng hơn.

Ethambutol là thuốc chữa bệnh lao phổi được sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ. Không được tự ý thay đổi liều lượng hoặc ngừng sử dụng thuốc mà không thông báo với bác sĩ điều trị.

4. Rifampicin 300 mg – Thuốc trị lao phổi và phong

  • Nhà sản xuất: Mekophar
  • Xuất xứ: Việt Nam
  • Hoạt chất chính: Rifampicin
  • Dạng bào chế: Viên nang
  • Giá bán tham khảo: 265.000 đồng / Hộp 10 vỉ x 10 viên

Rifampicin là thuốc trị lao phổi dùng theo đơn của bác sĩ. Ngoài ra, thuốc cũng được chỉ định để điều trị bệnh phong, dự phòng viêm não liên quan đến Neisseria meningitidis, Heamophilus influenzae và điều trị bệnh do Brucella.

Uống thuốc lao phổi 6 tháng
Rifampicin 300 mg được sử dụng để điều trị lao phổi, bệnh phong và phòng ngừa lao phổi

Thành phần chính:

  • Rifampicin 150 mg
  • Tá dược vừa đủ bao gồm Magnesi stearat, Microcrystalline cellulose và bột Talc.

Chỉ định:

  • Điều trị lao, phong và nhiễm vi khuẩn gram dương – gram âm nhạy cảm.
  • Dự phòng viêm màng não liên quan đến Neisseria meningitidis hoặc Heamophilus influenzae.
  • Điều trị và cải thiện các triệu chứng bệnh do Brucella.

Chống chỉ định:

  • Người mẫn cảm hoặc dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Người rối loạn chuyển hóa porphyrin hoặc suy gan nặng (nếu kết hợp với thuốc INH).

Hướng dẫn sử dụng thuốc trị lao phổi Rifampicin:

  • Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Nên uống thuốc lúc đói (trước khi ăn 1 giờ hoặc sau khi ăn 2 giờ) cùng với một cốc nước đầy.

Liều dùng đề nghị:

  • Người lớn và trẻ em mỗi ngày sử dụng một lần 10 mg / kg thể trọng, không dùng quá 600 mg mỗi ngày.
  • Có thể dùng phối với các loại thuốc trị lao phổi khác để tăng cường hiệu quả.

Tác dụng phụ:

  • Rối loạn tiêu hóa nhẹ, ngứa da, phát ban
  • Nước tiểu, phân, nước mắt có màu đỏ hoặc da cam.
  • Các tác dụng phụ ít gặp chẳng hạn như đau đầu, mệt mỏi, vàng da.
  • Tác dụng phụ hiếm gặp bao gồm giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, thiếu máu.

Thận trọng khi sử dụng:

  • Phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ cần sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Cần xét nghiệm máu và kiểm tra chức năng gan định kỳ sử dụng thuốc.

5. AgiFamcin 300 mg – Thuốc điều trị bệnh lao và bệnh phong

  • Nhà sản xuất: Agimexpharm
  • Xuất xứ: Việt Nam
  • Hoạt chất chính: Rifampicin
  • Dạng bào chế: Viên nén
  • Giá bán tham khảo: 1.970 đồng / Viên

Thuốc Agifamcin 300 mg có thành phần chính là Rifampicin được sử dụng để điều trị các chứng lao, bao gồm lao phổi, lao màng não. Thuốc cũng được chỉ định để điều trị bệnh phong hoặc nhiễm khuẩn nghiêm trọng do Staphylococcus ở bệnh nhân AIDS. Bên cạnh đó, thuốc cũng được sử dụng để điều trị viêm màng não do Haemophilus influenzae và Neisseria meningitidis ở các đối tượng nguy cơ.

Thuốc trị lao phổi mua ở đầu
AgiFamcin 300 mg có thể điều trị lao phổi và các dạng nhiễm khuẩn nghiêm trọng ở bệnh nhân AIDS

Thành phần:

  • Rifampicin 300 mg

Chỉ định sử dụng:

  • Điều trị các thể lao và có thể được chỉ định với các loại thuốc khác như Isoniazid, Pyrazinamide, Ethambutol hoặc Streptomycin, để phòng ngừa bệnh lao kháng thuốc.
  • Điều trị bệnh phong.
  • Phòng ngừa viêm màng não do Haemophilus influenzae và Neisseria meningitidis.
  • Điều trị các triệu chứng nhiễm khuẩn do Staphylococcus hoặc các chủng đã kháng Methicillin.
  • Điều trị nhiễm Mycobacterium không điển hinh (M. avium) ở  bệnh nhân AIDS.

Hướng dẫn sử dụng AgiFamcin 300 mg trị bệnh lao phổi:

  • Uống AgiFamcin 300 mg lúc đói (khoảng 1 tiếng trước khi ăn hoặc 2 giờ sau khi ăn) cũng với một cốc nước đầy. Nếu bị kích ứng tiêu hóa, đau dạ dày hoặc hệ thống tiêu hóa hoạt động kém, có thể sử dụng thuốc ngay sau khi ăn.
  • Chỉ uống uống duy nhất một lần trong ngày.

Liều dùng điều trị bệnh lao khuyến cáo: Người lớn và trẻ em sử dụng 10 mg / kg thể trọng, không vượt quá 600 mg, sử dụng ngày 1 lần hoặc 2 – 3 lần mỗi tuần.

Tác dụng phụ:

  • Tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn, nôn, chán ăn
  • Nổi mẩn đỏ, phát ban có thể kèm theo ngứa hoặc không
  • Rối loạn kinh nguyệt
  • Tác dụng phụ hiếm gặp bao gồm đau đầu, hoa mắt chóng mặt, sốt, mệt mỏi, có thể ảnh hưởng đến đến chức năng gan và viêm kết mạc mắt

Thận trọng khi sử dụng:

  • Người có rối loạn chuyển hóa Porphyrin cần đặc biệt thận trọng khi sử dụng.
  • Cần thận trọng và theo dõi chức năng gan định kỳ ở bệnh nhân suy gan.
  • Trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sinh non chỉ sử dụng thuốc khi cần thiết và khi nhận được sử chỉ định của bác sĩ.
  • Dùng Rifampicin cùng với Isoniazid và Pyrazinamid có thể làm tăng độc tính lên gan. Do đó cần cân nhắc giữa lợi ích và rủi ro khi chỉ định thuốc.
  • Thuốc đặc trị lao phổi Rifampicin có thể khiến nước tiểu, phân, mồ hôi và nước mắt có màu cam đỏ. Ngoài ra, kính sát tròng có thể bắt màu vĩnh viễn, do đó nên thận trọng khi sử dụng.

6. Turbe – Thuốc trị lao phổi hiệu quả

  • Nhà sản xuất: Nam Hà
  • Xuất xứ: Việt Nam
  • Hoạt chất chính: Rifampicin + Isoniazid: 150 mg + 100 mg
  • Dạng bào chế: Viên nén bao phim
  • Giá bán tham khảo: 130.000 đồng / Hộp 3 vỉ x 12 Viên

Turbe là thuốc trị lao phổi ở người lớn, với thành phần dược chất chính là Rifampicin + Isoniazid. Đây là thuốc sử dụng theo chỉ định của bác sĩ dựa trên trọng lượng cơ thể và phác đồ chống lao của quốc gia. Do đó, người bệnh không được tự ý sử dụng hoặc thay đổi liều lượng thuốc để tránh các rủi ro không mong muốn.

Chương trình chống lao quốc gia
Turbe là thuốc điều trị lao phổi và lao ngoài phổi được sử dụng kết hợp với các loại thuốc khác trong phác đồ điều trị lao phổi của quốc gia

Thành phần chính: Rifampicin + Isoniazid: 150 mg + 100 mg

Chỉ định sử dụng: Lao phổi và lao ngoài phổi

Chống chỉ định:

  • Người mẫn cảm hoặc dị ứng với bất cứ thành phần của thuốc.
  • Người bệnh nhạy cảm với Rifampicin dẫn đến rối loạn chuyển hóa Porphyrin
  • Người suy giảm chức năng gan, động kinh và viêm đa dây thần kinh

Hướng dẫn sử dụng:

  • Sử dụng thuốc thông qua đường uống, với một ly nước đầy
  • Uống thuốc lúc đói, tốt nhất là vào buổi sáng
  • Liều dùng theo chỉ định của bác sĩ và phải tuân thủ theo phác đồ điều trị lao của chương trình chống lao quốc gia
  • Liều lượng đề nghị: Đối với người dưới 50 kg là 3 viên / ngày và đối với người trên 50 kg là 4 viên / ngày

Tác dụng phụ:

  • Rifampicin được dung nạp tốt nhưng có thể gây tăng men gan, viêm da, vàng da.
  • Isoniazid có thể dẫn đến suy thoái thần kinh ngoại biên ở người suy dinh dưỡng, nghiện rượu hoặc người bệnh tiểu đường.

Thận trọng khi sử dụng:

  • Cần đánh giá chức năng gan ở bệnh nhân nghiện rượu trước khi chỉ định sử dụng Turbe.
  • Phải kiểm tra nồng độ men chuyển hóa của gan trong huyết thanh ở bệnh nhân nghiện rượu, tiểu đường.
  • Cần kiêng rượu khi sử dụng thuốc điều trị lao phổi Turbe.

7. Thuốc Trecator Ethionamide – Thuốc điều trị lao kháng thuốc

  • Nhà sản xuất: Pfizer
  • Xuất xứ: Pháp
  • Dạng bào chế: Viên nén
  • Hoạt chất chính: Ethionamide

Trecator Ethionamide là thuốc chống lao hàng hai, được kê đơn khi bệnh lao kháng các loại thuốc điều trị thông thường. Thuốc thường được sử dụng kết hợp với các loại thuốc đặc trị khác, chẳng hạn như Pyrazinamid và Ethambutol, để tăng cường hiệu quả điều trị. Ngoài ra, Trecator Ethionamide cũng phối hợp với các loại thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống lao khác để điều trị nhiễm trùng phức hợp M. avium.

Các thuốc chống lao hàng 2
Trecator Ethionamide là thuốc chống lao hàng 2 được sử dụng khi thuốc chống lao hàng 1 không mang lại hiệu quả điều trị

Thành phần chính:

  • Ethionamide 250 mg
  • Tá dược vừa đủ bao gồm Sucrose, Lactose, Orange Oil, Starch, Saccharin, bột Talc

Chỉ định:

  • Điều trị bệnh lao ở người bệnh kháng thuốc chống lao hàng một
  • Sử dụng ở bệnh nhân nhạy cảm hoặc không dung nạp thuốc kháng lao hàng đầu
  • Điều trị bệnh phong

Hướng dẫn sử dụng:

  • Sử dụng thuốc thông qua đường uống.
  • Liều dùng khuyến cáo cho người lớn là 15 – 20 mg / kg / ngày. Thông thường có thể sử dụng từ 500 – 750 mg / ngày, tuy nhiên không vượt quá 1 g mỗi ngày. Có thể uống một liều mỗi ngày nếu dung nạp tốt.
  • Ở bệnh nhân rối loạn tiêu hóa, có thể uống với liều lượng 250 mg / lần, 8 – 12 giờ / liều. Liều đầu tiên thường là 250 mg sau đó tăng dần đến mức người bệnh có thể dung nạp được.
  • Ở trẻ em liều phổ biến là 10 – 20 mg / kg / ngày. Liều trung bình khoảng 15 mg / kg / ngày, chia thành 2 – 3 lần và tối đã là 1 g mỗi ngày.
  • Ở bệnh nhân suy thận có thể cần điều chỉnh liều lượng để đảm bảo sức khỏe. Ở bệnh nhân có độ thanh thải creatinin < 30 m / phút hoặc cần lọc máu, cần giảm liều xuống còn 250 – 500 mg / ngày.

Thuốc đặc trị lao phổi Ethionamide không được sử dụng đơn độc mà cần phối hợp với các loại thuốc khác để đạt hiệu quả tốt nhất. Thông thường, người bệnh có thể cần dùng Ethionamide liên tục trong 6 tháng.

Tác dụng phụ:

  • Chán ăn
  • Buồn nôn, nôn, có thể nghiêm trọng đến mức cần ngừng sử dụng thuốc
  • Tăng tiết nước bọt
  • Cảm thấy có vị kim loại trong miệng
  • Tiêu chảy
  • Rối loạn tầm thần, ngủ chập chờn, bồn chồn, lo lắng, trầm cảm
  • Viêm gan, vàng da
  • Yếu cơ và xương

Thận trọng khi sử dụng:

  • Ethionamide có khả năng gây độc cho gan, do đó cần kiểm tra chức năng gan định kỳ trong quá trình sử dụng thuốc
  • Người bệnh đái tháo đường cần được định lượng mức đường huyết trước khi sử dụng thuốc
  • Cần kiểm tra mắt trước khi sử dụng Ethionamid, nếu có dấu hiệu nhìn mờ hoặc giảm thị lực, cần tránh sử dụng thuốc
  • Đối với bệnh nhân lao phổi có HIV cần tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ để tránh các rủi ro nghiêm trọng.

Trecator Ethionamide được chỉ định kết hợp với một số loại thuốc kháng lao khác để điều trị các trường hợp lao phổi kháng thuốc. Thuốc được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, do đó người bệnh không tự ý sử dụng để tránh các rủi ro không mong muốn.

Lưu ý khi sử dụng thuốc trị lao phổi

Điều quan trọng khi sử dụng thuốc trị lao phổi là trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể. Không tự ý ngừng thuốc hoặc thay đổi loại thuốc ngay cả khi các triệu chứng đã được cải thiện. Nếu không tiêu diệt hết tất cả các vi khuẩn lao trong cơ thể, các triệu chứng bệnh có thể trở nên nghiêm trọng hơn, phát triển bệnh lao kháng thuốc và khó điều trị.

Ngoài ra, để các loại thuốc điều trị lao đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề như:

  • Uống thuốc vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Để ghi nhớ thời gian sử dụng thuốc, hãy đánh dấu trên lịch để tránh nhầm lẫn hoặc quá liều.
  • Thông báo với bác sĩ nếu nhận thấy các tác dụng phụ hoặc phản ứng không mong muốn khi sử dụng thuốc.
  • Khi ho, cười hoặc hắt hơi, hãy che miệng bằng khăn giấy để tránh lây lan bệnh lao.
  • Tránh tiếp xúc gần với người khác và ngủ một mình.

Nếu đã bị nhiễm trùng lao, bất kể lao hoạt động hoặc không hoạt động, người bệnh cần có kế hoạch điều trị và chăm sóc sức khỏe phù hợp. Sử dụng thuốc trị lao phổi theo chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất và tránh các tác dụng phụ liên quan. Nếu nhận thấy các tác dụng phụ không mong muốn, hãy thông báo với bác sĩ ngay lập tức.

Tham khảo thêm:

Tức Ngực Buồn Nôn: Nguyên Nhân Và Cách Phòng Ngừa, Điều Trị

Tức Ngực Buồn Nôn: Nguyên Nhân Và Cách Phòng Ngừa, Điều Trị

Đôi khi bạn cảm thấy tức ngực buồn nôn kèm các triệu chứng khác như khó thở, đau bụng, ho,... mà không biết nguyên nhân…

Danh Sách 7 Thuốc Bổ Phổi Cho Trẻ Em Hiệu Quả và An Toàn

Thuốc bổ phổi cho trẻ em được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ để cải thiện các triệu chứng, tăng cường sức khỏe…

7 Thuốc Giãn Phế Quản Dạng Xịt Tốt, Bác Sĩ Khuyên Dùng

Thuốc giãn phế quản dạng xịt có thể giúp làm sạch đường thở, loại bỏ chất nhầy ra khỏi phổi và giúp người bệnh hít…

Top 7 Thuốc Điều Trị Viêm Phổi Ở Trẻ Em An Toàn Và Tốt Nhất

Các loại thuốc điều trị viêm phổi ở trẻ em được chỉ định phụ thuộc vào độ tuổi, sức khỏe tổng thể, mức độ nghiêm…

7 Thuốc Điều Trị Bệnh Phổi Tắc Nghẽn Mạn Tính Hiệu Quả

Thuốc điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được chỉ định để kiểm soát các triệu chứng, phòng ngừa các biến chứng và tránh…
Bầu 6 Tháng Khó Thở Có Nguy Hiểm Không? Điều Trị Như Thế Nào?

Bầu 6 Tháng Khó Thở Có Nguy Hiểm Không? Điều Trị Như Thế Nào?

Bầu 6 tháng khó thở là một trong những triệu chứng thường gặp ở phụ nữ mang thai, nhất là khi về đêm. Chứng khó…
Bầu 4 Tháng Khó Thở: Nguyên Nhân, Mức Độ Nguy Hiểm Và Cách Xử Lý

Bầu 4 Tháng Khó Thở: Nguyên Nhân, Mức Độ Nguy Hiểm Và Cách Xử Lý

Bà bầu dễ cảm giác khó thở khi mang thai, đặc biệt là trong giai đoạn đầu và giữa của thai kỳ. Đây là triệu…

Tràn Dịch Màng Phổi Uống Thuốc Gì? Top Các Loại Hiệu Quả Nhất

Tràn dịch màng phổi uống thuốc gì phụ thuộc vào các triệu chứng lâm sàng, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và chỉ…
Chia sẻ
Bỏ qua