8 Thuốc Điều Trị Suy Tim Hiệu Quả Và Lưu Ý Khi Dùng

Bệnh nhân bi suy tim phải sử dụng rất nhiều loại thuốc khác nhau để điều trị bệnh. Mỗi loại thuốc sẽ có công dụng và cơ chế hoạt động khác nhau, bạn cần phải nắm rõ trước khi dùng. Ngay khi có dấu hiệu của bệnh, bạn cần thăm khám chuyên khoa xác định mức độ bệnh trạng. Dựa vào tình trạng bệnh cũng như các triệu chứng đi kèm, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị cho phù hợp.

Suy tim khiến chức năng tim bị suy giảm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
Suy tim khiến chức năng tim bị suy giảm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe

Các loại thuốc điều trị suy tim hiệu quả

Suy tim là hiện tượng tim bị rối loạn chức năng hoặc tổn thương thực thể. Lúc này, tâm thất sẽ không có khả năng tiếp nhận máu hoặc bơm máu đi đến các cơ quan khác trên cơ thể. Một số nguyên nhân gây suy tim thường gặp là cao huyết áp, mắc bệnh lý chuyển hóa, nhiễm độc gây tổn thương tim, mắc bệnh mạch vành, tim bẩm sinh,…

Khi mắc bệnh suy tim, chức năng tim sẽ suy giảm nghiêm trọng. Các triệu chứng điển hình của bệnh lý này là khó thở, mệt mỏi, sưng mắt cá chân, đầy hơi, thở khò khè, choáng váng, tim đập nhanh, mệt mỏi,… Điều này đã khiến cho người bệnh gặp nhiều khó khăn khi thực hiện các hoạt động sống hàng ngày. Nếu gắng sức thực hiện sẽ gây ứ dịch khiến phổi bị phù và xung huyết ngoại vi.

Thông thường, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh sử dụng thuốc Tây y để điều trị bệnh suy tim. Dược tính trong thuốc sẽ cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của bệnh và phòng ngừa biến chứng. Dựa vào mức độ bệnh trạng ở từng trường hợp cụ thể mà loại thuốc điều trị sẽ có sự khác nhau. Vì thế, bạn nên thăm khám chuyên khoa xác định mức độ bệnh trạng để được bác sĩ lên phác đồ điều trị sao cho phù hợp. Dưới đây là thông tin các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị bệnh suy tim bạn có thể tham khảo:

1. Thuốc ức chế men chuyển angiotensin

Tác dụng chính của nhóm thuốc này là ức chế men chuyển angiotensin để ngăn chặn quá trình chuyển đổi angiotensin I thành angiotensin II. Điều này đã làm cho sự bài tiết aldosterone bên trong cơ thể giảm thấp, làm giãn nở mạch máu và giúp quá trình bơm máu về tim diễn ra dễ dàng hơn. Nhóm thuốc này có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc điều trị bệnh suy tim. Thành phần dược tính của thuốc sau khi được cơ thể hấp thụ sẽ mang lại hiệu quả giảm huyết áp, giảm tổn thương tim sau nhồi máu cơ tim, ngăn ngừa tổn thương tim,…

Dùng thuốc ức chế men chuyển angiotensin điều trị bệnh suy tim giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh
Dùng thuốc ức chế men chuyển angiotensin điều trị suy tim giúp kiểm soát các triệu chứng của bệnh

Tuy nhiên, loại thuốc điều trị bệnh này mang lại hiệu quả khá chậm, bạn sẽ không thấy bệnh có chuyển biến tốt trong thời gian đầu sử dụng thuốc. Thay vào đó, hãy cố gắng duy trì việc dùng thuốc kéo dài để kiểm soát cơn suy tim mạn tính và ngăn ngừa bệnh trở nên tồi tệ hơn. Một vài nghiên cứu đã chỉ ra, sử dụng thuốc ức chế men chuyển trong điều trị suy tim sẽ kéo dài tuổi thọ cho người bệnh nặng, tăng tỉ lệ sống, cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa tình trạng tái nhập viện. Thuốc ức chế men chuyển angiotensin sẽ có đuôi “-pril” trong tên hoạt chất. Điển hình là Captopril, Fosinopril, Ramipril, Enalapril, Trandolapril,…

Cách dùng:

  • Thuốc được sử dụng bằng đường uống. Thời điểm dùng thuốc tốt nhất là khi bụng đói, trước khi ăn khoảng 1 giờ. Liều lượng của thuốc sẽ có sự thay đổi dựa vào mức độ bệnh trạng ở từng trường hợp.
  • Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc là đỏ ngứa da, nổi mẩn đỏ, chóng mặt, thay đổi vị giác,..

2. Thuốc ức chế thụ thể angiotensin II (ARB)

Loại thuốc này được ưu tiên kê đơn điều trị cho những bệnh nhân bị suy tim ở mức độ nhẹ đến trung bình hoặc rối loạn chức năng tâm thất trái. Tác dụng chính của thuốc là ngăn chặn tác dụng của chất angiotensin II lên cơ thể (đây là chất gây co mạch và tăng huyết áp). Từ đó, mạch máu sẽ được mở rộng, đưa chỉ số huyết áp trở về bình thường và giúp quá trình bơm máu ở tim diễn ra dễ dàng hơn.

Việc sử dụng thuốc ức chế thụ thể angiotensin II để điều trị bệnh suy tim sẽ hạn chế gây áp lực lên tim và bảo vệ tâm thất trái. Các thuốc thường được kê đơn là Candesartan, Losartan và Valsartan.

Cách dùng:

  • Thuốc được sử dụng theo đơn kê của bác sĩ, bạn có thể uống thuốc khi đói hay khi no đều được.
  • Tác dụng phụ có thể gặp phải là chóng mặt khi đứng dậy, phù mạch, tiêu chảy, giảm cân, tăng kali máu,…
  • Chống chỉ định với những người bị hẹp động mạch thận hai bên, người bị tăng kali máu và phụ nữ có thai.
Sử dụng thuốc điều trị bệnh theo đơn kê của bác sĩ để mang lại hiệu quả tốt nhất
Sử dụng thuốc điều trị bệnh theo đơn kê của bác sĩ để mang lại hiệu quả tốt nhất

3. Thuốc ức chế kép thụ thể angiotensin-neprilysin (ARNI)

Thuốc ức chế thụ thể angiotensin-neprilysin được sản xuất dựa trên sự kết hợp của một chất ức chế neprilysin và một chất ức chế thụ thể angiotensin II. Đây là thuốc điều trị mới, có thể kê đơn để điều trị bệnh suy tim mạn tính thay thế cho nhóm thuốc ức chế men chuyển hoặc thuốc ức chế thụ thể angiotensin với những trường hợp không đáp ứng điều trị với hai nhóm thuốc này.

Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, sử dụng thuốc ức chế thụ thể kép điều trị suy tim giúp giảm đáng kể nguy cơ tử vong do tim mạch và nguy cơ nhập viện do suy tim mạn tính. Loại thuốc này gồm có Sacubitril và valsartan.

Cách dùng:

  • Thuốc được sử dụng bằng đường uống và tuân thủ theo đúng liều lượng mà bác sĩ chuyên khoa đã đưa ra.
  • Chống chỉ định với những người có tiền sử phù mạch khi dùng thuốc ức chế men chuyển, bệnh nhân bị suy thận, phụ nữ có thai, hẹp động mạch thận hai bên,…

4. Điều trị suy tim bằng thuốc chẹn kênh If

Trên cơ thể người, vị trí của kênh If được xác định là nút xoang của tim, có chức năng chính là kiểm soát nhịp tim. Sử dụng thuốc chẹn kênh If điều trị suy tim sẽ giúp tim đập chậm hơn và giảm khối lượng công việc lên tim. Nghiên cứu khoa học đã chỉ ra, thuốc chẹn kênh If điều trị suy tim có khả năng làm giảm tỷ lệ đau thắt ngực không ổn định, nhồi máu cơ tim và suy tim cấp độ 2 – 3. Từ đó sẽ làm tăng tỷ lệ sống sót cho bệnh nhân bị suy tim tiến triển. Ivabradine là thuốc chẹn kênh If được sử dụng phổ biến trong điều trị suy tim.

Sử dụng thuốc chẹn kênh If điều trị bệnh suy tim giúp điều chỉnh lại nhịp đập của tim
Sử dụng thuốc chẹn kênh If điều trị bệnh suy tim giúp điều chỉnh lại nhịp đập của tim

Cách dùng:

  • Thuốc được dùng với liều lượng khởi đầu là 5mg. Dựa vào mức độ đáp ứng của cơ thể mà bạn có thể tăng dần lên với liều lượng tối đa là 7.5mg hoặc giảm xuống liều tối thiểu là 2.5mg.
  • Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc là chóng mặt, mệt mỏi, rối loạn nhịp tim, dị ứng, ngất xỉu,….
  • Chống chỉ định với phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, mắc bệnh gan thận nặng, bị hạ huyết áp nặng, hội chứng mạch vành cấp,…

5. Thuốc điều trị suy tim nhóm chẹn beta

Thuốc chẹn beta cũng là một trong những loại thuốc có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc điều trị bệnh suy tim. Cơ chế hoạt động của nhóm thuốc này là ức chế hệ thần kinh giao cảm và ngăn chặn hoạt động co mạch của alpha1-adrenergic để giảm áp lực lên tim. Sử dụng thuốc chẹn beta điều trị suy tim giúp giảm tỷ lệ tử vong và nguy cơ nhập viện, hỗ trợ cải thiện chức năng của tâm thất trái. Các loại thuốc chẹn beta thường được kê đơn để điều trị bệnh suy tim là Bisoprolol, Metoprolol và Carvedilol.

Cách dùng:

  • Thuốc được điều chế dưới dạng viên uống, bạn chỉ cần uống trực tiếp với nước. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa về liều lượng phù hợp với tình trạng bệnh của bản thân.
  • Khi mới bắt đầu, bạn chỉ nên dùng thuốc với liều lượng rất thấp kết hợp theo dõi chặt chẽ. Dựa vào đó để đưa ra đánh giá hiệu quả để tăng dần liều lên.
  • Việc ngừng thuốc đột ngột có thể gây đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim,… Nếu muốn dừng hay đổi thuốc, cần giảm liều từ từ trong ít nhất trong 2 tuần.
  • Tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc là mệt mỏi, tay chân lạnh, đau đầu, rối loạn tiêu hóa, mất ngủ,…
  • Chống chỉ định với những người bị suy tim ứ huyết, nhịp tim chậm, bị hen phế quản,…
Nên thăm khám chuyên khoa để được hướng dẫn dùng thuốc trị bệnh đúng cách
Nên thăm khám chuyên khoa để được hướng dẫn dùng thuốc trị bệnh đúng cách

6. Thuốc đối kháng aldosterone

Thuốc đối kháng Aldosterone được kê đơn điều trị bệnh suy tim ở mức độ vừa và nặng, giúp ngăn ngừa tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn, giảm tỷ lệ tử vong và nhập viện. Ngoài ra, thuốc còn có khả năng cải thiện các triệu chứng của bệnh như phù nề, khó thở,… Các loại thuốc đối kháng aldosterone được sử dụng phổ biến là Spironolactone và Eplerenone.

Cơ chế hoạt động của nhóm thuốc này là ngăn chặn ảnh hưởng của hormone aldosterone đến tim, giúp đẩy lùi tình trạng viêm cơ tim và viêm mạch máu. Sau đó, thành phần dược tính trong thuốc còn ngăn chặn quá trình tự chết đi của tế bào, giảm kích thích hệ renin-angiotensin-aldosterone và hệ thần kinh giao cảm, ổn định màng tim và ngăn ngừa rối loạn nhịp tim.

Cách dùng:

  • Thuốc có tác dụng sau khoảng 12 – 24 giờ sử dụng. Vì vậy, người bệnh nên uống thuốc trong bữa ăn và cách thời điểm đi ngủ ít nhất 6 giờ để tránh bị đau dạ dày và tiểu đêm.
  • Tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc là chóng mặt, rối loạn tiêu hóa, choáng váng, khô miệng, sưng đau vú, phát ban,…

7. Thuốc lợi tiểu điều trị suy tim

Việc sử dụng thuốc lợi tiểu trong điều trị bệnh suy tim nhằm mục đích đào thải bớt dịch và natri dư thừa ra ngoài cơ thể thông qua nước tiểu, giảm gánh nặng cho tim và giảm tích tụ dịch tại các cơ quan khác trên cơ thể. Ở mỗi loại thuốc lợi tiểu khác nhau sẽ có cơ chế hoạt động và mức độ đào thải dịch khác nhau. Dựa vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc điều trị cho phù hợp. Các loại thuốc lợi tiểu thường được sử dụng là Amiloride, Bumetanide, Chlorothiazide, Furosemide, Hydrochlorothiazide,…

Thuốc lợi tiểu được kê đơn điều trị cho những bệnh nhân bị suy tim có dấu hiệu phù nề
Thuốc lợi tiểu được kê đơn điều trị cho những bệnh nhân bị suy tim có dấu hiệu phù nề, tích tụ chất lỏng,…

Một số thuốc lợi tiểu khi sử dụng sẽ gây ra tình trạng giảm nồng độ kali trong máu. Ở trường hợp này, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh dùng thêm thuốc bổ sung kali kết hợp theo dõi chặt chẽ về lượng kali trong máu trong suốt quá trình dùng thuốc. Người bệnh không cần quá lo lắng khi dùng thuốc lợi tiểu để điều trị bệnh vì thuốc sẽ không gây ảnh hưởng đến số lượng hồng cầu và bạch cầu trong máu.

Cách dùng:

  • Thời điểm dùng thuốc tốt nhất là vào buổi sáng. Nếu bạn uống thuốc vào buổi tối sẽ gây ra tình trạng mất ngủ do đi tiểu nhiều.
  • Một số tác dụng phụ có thể gặp phải là khát nước, chóng mặt, đau đầu
  • , tụt huyết áp, tăng acid uric trong máu, hạ natri máu,…

8. Hỗ trợ điều trị suy tim bằng thuốc giãn mạch Nitrat

Thuốc giãn mạch Nitrat được kê đơn để cải thiện các triệu chứng của bệnh suy tim giảm phân suất tống máu. Ngoài ra, thuốc còn được sử dụng để phòng ngừa và điều trị cơn đau thắt ngực ở tim do bệnh mạch vành gây ra. Cơ chế hoạt động của nhóm thuốc này là làm giãn mạch máu giúp giảm áp lực lên tim, từ đó cơn đau thắt ngực sẽ được đẩy lùi nhanh chóng. Các loại thuốc giãn mạch Nitrat thường dùng là Nitroglycerin, Isosorbide mononitrate,…

Cách dùng:

  • Thuốc được điều chế dưới nhiều dạng khác nhau như xịt dưới lưỡi, ngậm dưới lưỡi, tiêm dưới da,… Dựa vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn loại thuốc điều trị cho phù hợp.
  • Tác dụng phụ có thể gặp phải là hạ huyết áp và đau đầu.
Nitroglycerin là thuốc giãn mạch được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh tim mạch
Nitroglycerin là thuốc giãn mạch được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh tim mạch

Lưu ý khi dùng thuốc điều trị suy tim

Người bệnh cần nắm rõ tên hoạt chất và tên biệt dược, tác dụng, liều lượng và cách dùng của các loại thuốc điều trị bệnh mà bác sĩ kê đơn. Tốt nhất, bạn nên sử dụng cùng một loại biệt dược của cùng một hoạt chất trong suốt quá trình điều trị để có thể đánh giá được hiệu quả mà thuốc mang lại. Đồng thời, hỏi bác sĩ về những tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc và hướng xử lý khi có dấu hiệu bất thường. Trong quá trình điều trị bệnh suy tim bằng thuốc bạn cần phải lưu ý những điều sau đây:

  • Tuân thủ theo đúng hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ chuyên khoa và tiến hành tái khám theo đúng lịch hẹn, tránh gây gián đoạn quá trình điều trị. Cần cất giữ toa thuốc cẩn thận để có thể tra cứu lại cách dùng hoặc liều lượng của thuốc khi cần thiết.
  • Nên uống thuốc vào một thời điểm cố định trong ngày. Tạo thói quen uống thuốc gắn liền với các hoạt động hàng ngày. Để tránh tình trạng quên liều, bạn có thể cài đặt nhắc nhở uống thuốc thông qua các ứng dụng trên điện thoại.
  • Không ngừng thuốc đột ngột hoặc tự ý tăng giảm liều lượng của thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Nếu chẳng may quên liều, tuyệt đối không tự ý uống bù vào ngày hôm sau.
  • Nếu xuất hiện triệu chứng bất thường khi dùng thuốc hoặc tình trạng bệnh không thuyên giảm sau thời gian dài dùng thuốc, cần trao đổi với bác sĩ để được thay thế loại thuốc điều trị khác phù hợp hơn.
  • Nếu muốn sử dụng thêm viên uống bổ sung vitamin hoặc bất kỳ loại thực phẩm chức năng nào khác, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước đó. Tránh tình trạng dùng nhiều thuốc cùng lúc gây ra tình trạng tương tác thuốc, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và tác động xấu đến sức khỏe.
  • Thuốc sau khi uống cần bảo quản ở những nơi khô thoáng, không đặt thuốc ở nơi quá nóng hay quá ẩm khiến thành phần dược tính trong thuốc bị biến đổi.
Thực đơn ăn uống của người bệnh nên ưu tiên các nhóm thực phẩm tốt cho tim mạch
Thực đơn ăn uống của người bệnh nên ưu tiên các nhóm thực phẩm tốt cho tim mạch
  • Thực đơn ăn uống hàng ngày cũng cần điều chỉnh lại sao cho phù hợp với tình trạng bệnh. Nên tăng cường tiêu thụ rau củ quả và thịt nạc, hạn chế nạp muối và kiểm soát lượng nước dung nạp vào cơ thể.
  • Tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày giúp cải thiện tuần hoàn máu và ngăn ngừa triệu chứng của bệnh suy tim trở nên tồi tệ hơn. Chỉ nên tập luyện nhẹ nhàng với cường độ phù hợp, tránh tập luyện gắng sức.

Bài viết trên đây là thông tin về các loại thuốc điều trị bệnh suy tim hiệu quả mà chúng tôi tổng hợp được có thể tham khảo. Suy tim là bệnh lý nguy hiểm, cần được điều trị đúng cách để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và đe dọa đến tính mạng. Nếu chẳng may mắc phải bệnh lý này, bạn cần thăm khám chuyên khoa để được hướng dẫn dùng thuốc điều trị đúng cách và phù hợp với tình trạng bệnh.

Có Thể Bạn Quan Tâm: 

7 Thuốc Bổ Tim Cho Người Già Hiệu Quả Cao, Được Review Tốt

Thuốc bổ tim cho người già được sử dụng để hỗ trợ chức năng tim mạch, phòng ngừa xơ vữa động mạch, đột quỵ và…
Huyết Áp Cao Tim Đập Nhanh Do Đâu? Điều Trị Và Phòng Ngừa

Huyết Áp Cao Tim Đập Nhanh Do Đâu? Điều Trị Và Phòng Ngừa

Chỉ số huyết áp và nhịp tim luôn có sự liên quan chặt chẽ với nhau, thường có tác động hai chiều qua lại. Nếu…

8 Nhóm Thuốc Tim Mạch Giúp Điều Trị Bệnh Hiệu Quả Nhất

Dùng thuốc trị bệnh tim mạch giúp cải thiện các vấn đề mà hệ tim mạch đang gặp phải và ngăn ngừa phát sinh rủi…

Top 5 Thuốc Bổ Tim Của Mỹ Chất Lượng Tốt Nhất Hiện Nay

Các loại thuốc bổ tim của Mỹ có thể ngăn ngừa hình thành và loại bỏ các cục máu đông, từ đó hỗ trợ quá…

TOP 9 Thuốc Bổ Tim Việt Nam Tốt Nhất Và Được Tin Dùng

Hầu hết các loại thuốc bổ tim Việt Nam được chiết xuất từ các thành phần tự nhiên, góp phần bổ sung năng lượng cần…
sữa dành cho người đột quỵ

TOP 6 Sữa Dành Cho Người Đột Quỵ Và Người Cao Tuổi

Các bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim, tai biến hay đột quỵ cần chế độ ăn uống hợp lý để hỗ trợ cho quá…
thuốc chống đột quỵ của Đức

6 Sản Phẩm Bổ Trợ Và Thuốc Chống Đột Quỵ Của Đức

Tai biến mạch máu não và đột quỵ là một căn bệnh nguy hiểm và có tỷ lệ tử vong, biến chứng khó phục hồi…
Top 17 Thực Phẩm Giảm Cholesterol Bạn Nên Ăn Mỗi Ngày

Top 17 Thực Phẩm Giảm Cholesterol Bạn Nên Ăn Mỗi Ngày

Chế độ ăn giàu chất xơ hòa tan, omega 3, vitamin và khoáng chất sẽ góp phần giúp làm giảm hàm lượng cholesterol xấu và…
Chia sẻ
Bỏ qua