Các Thuốc Điều Trị Rối Loạn Nhịp Tim Thường Dùng Hiện Nay

Bệnh nhân bị rối loạn nhịp tim thường được bác sĩ chỉ định điều trị bằng thuốc, giúp kiểm soát triệu chứng và đưa nhịp tim trở về trạng thái ổn định. Để quá trình điều trị có thể mang lại hiệu quả tốt nhất và tránh phát sinh tác dụng phụ không mong muốn, bạn cần sử dụng thuốc theo đúng chỉ định mà bác sĩ chuyên khoa đã đưa ra.

Rối loạn nhịp tim có thể phát sinh biến chứng đột quỵ nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời
Rối loạn nhịp tim có thể phát sinh biến chứng đột quỵ nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời

Các thuốc điều trị rối loạn nhịp tim thường dùng

Rối loạn nhịp tim là hiện tượng tim đập nhanh chậm bất thường. Nếu bạn bị rối loạn nhịp tim do tác dụng phụ của loại thuốc điều trị bệnh đang sử dụng thì không cần quá lo lắng, tình trạng này sẽ được cải thiện hoàn toàn sau một khoảng thời gian ngừng thuốc. Nhưng nếu bạn bị rối loạn nhịp tim do bệnh lý tim mạch thì không thể tự khỏi. Lúc này bạn cần thăm khám chuyên khoa để được hướng dẫn dùng thuốc điều trị đúng cách. Bác sĩ chuyên khoa cho biết, rối loạn nhịp tim được xem là bệnh lý nguy hiểm, cần được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách để hạn chế tối đa nguy cơ phát sinh biến chứng.

Thống kê y khoa cho biết, có khoảng 80% trường hợp đột tử đến từ biến chứng của bệnh rối loạn nhịp tim. Để bảo vệ sức khỏe và tránh gây nguy hiểm đến tính mạng, người bệnh cần thăm khám chuyên khoa để được hướng dẫn dùng thuốc điều trị đúng cách. Mục đích của việc dùng thuốc trong thời gian dài và điều chỉnh rối loạn xung điện và phục hồi nhịp tim bình thường. Các loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn điều trị rối loạn nhịp tim là:

1. Thuốc chống loạn nhịp tim

Một số triệu chứng mà bạn phải đối mặt khi có nhịp tim nhanh bất thường là hồi hộp, đánh trống ngực, mệt mỏi,… Khi gặp phải tình trạng này, bác sĩ sẽ ưu tiên kê đơn điều trị bằng thuốc chống loạn nhịp tim. Tác dụng chính của thuốc là ngăn chặn sự xuất hiện xung điện bất thường trong tim, làm chậm nhịp tim, điều hòa và ổn định nhịp tim. Cơ chế hoạt động của thuốc là ngăn chặn sự trao đổi kênh ion natri và ức chế dẫn truyền xung điện tim, từ đó tim sẽ đập chậm rãi hơn, giúp kiểm soát tình trạng rối loạn nhịp tim một cách hiệu quả. Thuốc chống loạn nhịp tim hiện được phân chia thành 3 nhóm nhỏ để phù hợp với từng nhóm đối tượng khác nhau. Cụ thể là:

Điều trị bệnh rối loạn nhịp tim bằng thuốc chống loạn nhịp tim
Điều trị bệnh rối loạn nhịp tim bằng thuốc chống loạn nhịp tim
  • Thuốc chống loạn nhịp tim nhóm IA: Thường được chỉ định điều trị cho những trường hợp có nhịp tim nhanh thất và nhịp tim trên thất. Được dùng phổ biến là Procainamide, Quinidine disopyramide….
  • Thuốc chống loạn nhịp tim nhóm IB: Thường chỉ định điều trị cho bệnh nhân có nhịp tim nhanh thất. Được dùng phổ biến là Lidocaine, Mexiletine, Phenytoin,…
  • Thuốc chống loạn nhịp tim nhóm IC: Thường được kê đơn điều trị cho bệnh nhân có nhịp tim nhanh trên thất. Dùng phổ biến là Propafenone, Flecainide,…

Thuốc chống loạn nhịp tim có thể dùng thông qua đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Thuốc tiêm sẽ được chỉ định sử dụng trong tình trạng khẩn cấp và thuốc uống sẽ sử dụng trong điều trị lâu dài. Loại thuốc điều trị bệnh này mang lại hiệu quả rất nhanh chóng nhưng cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Nghiêm trọng nhất là khiến cho tình trạng rối loạn nhịp tim trở nên nặng nề hơn. Lúc này, cơn rối loạn nhịp tim sẽ diễn ra với tần suất nhiều và kéo dài hơn. Tuy nhiên, tác dụng phụ này chỉ xảy ra ở những bệnh nhân đã có các dị tật bẩm sinh ở tim như hở van tim, tim to,…

2. Thuốc chẹn kênh calci

Thuốc chẹn kênh calci còn được gọi là chất đối kháng calci. Cơ chế hoạt động của loại thuốc này là bất hoạt kênh canxi của tim giúp ngăn chặn vận chuyển canxi vào tim và tăng thời gian dẫn truyền tim, từ đó tim sẽ đập ổn định và điều hòa hơn. Các loại thuốc chẹn calci được sử dụng phổ biến là Amlodipin, Diltiazem, Nifedipine, Verapamil… Để thuốc có thể phát huy công dụng tốt nhất, bạn nên uống vào bữa ăn sáng hoặc sau khi ăn. Đồng thời, không sử dụng chất kích thích và nước ép bưởi để tránh tương tác thuốc và làm giảm hiệu quả của thuốc.

Điều chỉnh lại nhịp tim bằng cách dùng thuốc chẹn kênh calci
Điều chỉnh lại nhịp tim bằng cách dùng thuốc chẹn kênh calci

Khi dùng thuốc chẹn kênh calci điều trị bệnh, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ nhẹ như táo bón, đau đầu, chóng mặt, phát ban, sưng bàn chân,… Nếu thấy bản thân có các triệu chứng này, bạn cần ngưng thuốc và đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn xử lý. Với những bệnh nhân bị tăng huyết áp, đây là loại thuốc không được ưu tiên sử dụng để điều trị bệnh.

3. Thuốc chẹn beta điều trị rối loạn nhịp tim

Khi bị rối loạn nhịp tim, bác sĩ cũng có thể kê đơn điều trị bằng thuốc chẹn beta. Cơ chế hoạt động của loại thuốc này là ức chế giải phóng hoạt chất gây co mạch và tăng nhịp tim – adrenalin. Từ đó, nhịp tim sẽ dần trở về trạng thái ổn định và hạn chế gây áp lực lên tim.

Loại thuốc này thường được sử dụng phối hợp với một số loại thuốc tim mạch khác để điều trị rối loạn nhịp tim, đau thắt ngực và tăng huyết áp. Nếu bạn bị rối loạn nhịp tim kèm theo nhiều bệnh nền tim mạch khác thì thuốc chẹn beta sẽ là loại thuốc điều trị được ưu tiên lựa chọn. Các loại thuốc chẹn beta được sử dụng phổ biến trong điều trị rối loạn nhịp tim là Propranolol, Acebutolol, Metoprolol,…

Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc chẹn beta điều trị bệnh là rối loạn tiêu hóa, rối loạn giấc ngủ, đau đầu, mệt mỏi kéo dài, tiêu chảy, chậm nhịp tim quá mức, tăng huyết áp đột ngột,… Để hạn chế gặp phải các tác dụng phụ này, bạn cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không tự ý ngưng thuốc mà phải giảm liều từ từ theo hướng dẫn của chuyên gia. Nếu đang mắc phải bệnh hen phế quản thì không được sử dụng chẹn beta để điều trị bệnh.

4. Dùng thuốc chống đông máu

Thuốc chống đông máu được kê đơn điều trị rối loạn nhịp tim để phòng ngừa biến chứng huyết khối và đột quỵ. Tác dụng chính của nhóm thuốc này là làm loãng máu, ổn định nhịp tim và ngăn ngừa sự hình thành cũng như phát triển của các cục máu đông bên trong lòng mạch.

Sử dụng thuốc chống đông máu để phòng ngừa biến chứng đột quỵ do rối loạn nhịp tim
Sử dụng thuốc chống đông máu để phòng ngừa biến chứng đột quỵ do rối loạn nhịp tim

Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn điều trị thuốc chống đông máu kết hợp với một số loại thuốc trị rối loạn nhịp tim khác để cải thiện tình trạng bệnh và phòng ngừa biến chứng. Các loại thuốc chống đông máu được dùng phổ biến là Aspirin, Warfarin, Plavix…

Việc dùng thuốc chống đông máu cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, điển hình là chứng xuất huyết quá mức. Nếu có các triệu chứng như bầm tím dưới da, chảy máu chân răng, máu khó đông, nổi mề đay… sau khi dùng thuốc bạn cần báo ngay cho bác sĩ để được hướng dẫn xử lý đúng cách.

Lưu ý khi dùng thuốc điều trị rối loạn nhịp tim

Dùng thuốc điều trị rối loạn nhịp tim giúp kiểm soát nhanh chóng các triệu chứng của bệnh và hỗ trợ đưa nhịp tim đập trở về trạng thái bình thường. Đây là phương pháp điều trị bệnh mang lại hiệu quả tốt và nhanh chóng nên được ưu tiên áp dụng hiện nay. Tuy nhiên, trong quá trình dùng thuốc bạn cũng cần lưu ý những điều sau đây:

  • Sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn và đơn kê mà bác sĩ chuyên khoa đã đưa ra. Không tự ý mua thuốc về dùng để điều trị bệnh tại nhà.
  • Luôn mang theo thuốc điều trị rối loạn nhịp tim bên mình để sử dụng khi cần thiết. Không tự ý ngưng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Nếu gặp phải tác dụng phụ trong quá trình dùng thuốc, cần báo ngay cho bác sĩ để được hướng dẫn xử lý và thay đổi loại thuốc điều trị khác phù hợp hơn.
  • Cần hỏi ý kiến bác sĩ nếu muốn sử dụng thêm thuốc bổ hoặc thực phẩm chức năng trong quá trình dùng thuốc điều trị bệnh theo đơn kê. Tránh tương tác thuốc gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
  • Dùng thuốc điều trị rối loạn nhịp tim cho trẻ em rất dễ gặp phải tác dụng phụ không mong muốn. Vì thế, bác sĩ thường sẽ dò liều cẩn thận trước khi tiến hành điều trị chính thức.
  • Mỗi loại thuốc đều có ưu nhược điểm riêng và phù hợp với từng đối tượng cụ thể. Vì thế, bạn cần thăm khám chuyên khoa để được bác sĩ tư vấn loại thuốc điều trị phù hợp nhất, giúp quá trình điều trị có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.
Dùng thuốc điều trị bệnh theo đơn kê để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và hiệu quả mang lại
Dùng thuốc điều trị bệnh theo đơn kê để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và hiệu quả mang lại
  • Nếu sử dụng thuốc mà tim vẫn đập nhanh chậm bất thường, bạn cần báo lại cho bác sĩ điều trị để được điều chỉnh liều lượng hoặc thay đổi loại thuốc điều trị khác phù hợp hơn.
  • Hình thành thói quen sinh hoạt tích cực để tăng cường tuần hoàn máu và hỗ trợ điều trị bệnh. Ví dụ như tập luyện thể dục thể thao 30 phút mỗi ngày với những bài tập nhẹ nhàng, giữ tinh thần thoải mái và ổn định, tránh căng thẳng kéo dài,…
  • Thực đơn ăn uống hàng ngày nên bổ sung thêm chất điện giải cho cơ thể thông qua các loại thực phẩm như rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc,… Cần hạn chế tiêu thụ chất béo, thịt đỏ, mỡ động vật,… Uống từ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày, nói không với thuốc lá và rượu bia.

Bài viết trên đây là thông tin về các loại thuốc điều trị rối loạn nhịp tim thường dùng hiện nay bạn có thể tham khảo. Việc sử dụng thuốc điều trị nhịp tim rối loạn mang lại hiệu quả rất nhanh chóng. Nhưng để quá trình điều trị có thể mang lại hiệu quả tốt nhất, bạn cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn dùng thuốc mà bác sĩ chuyên khoa đã đưa ra. Đồng thời, hình thành cho bản thân thói quen ăn uống và sinh hoạt tích cực trong suốt quá trình điều trị bệnh.

Có Thể Bạn Quan Tâm:

Thực phẩm chức năng tốt cho tim mạch

Top 13 Thực Phẩm Chức Năng Tốt Cho Tim Mạch Nên Dùng

Sử dụng thực phẩm chức năng là một trong những giải pháp chăm sóc sức khỏe tim mạch hiệu quả. Trên thị trường hiện có…
thuốc ổn định huyết áp của nhật

Chi Tiết 5 Thuốc Ổn Định Huyết Áp Của Nhật Bản Tốt Nhất

Thuốc ổn định huyết áp của Nhật Bản hiện nay được sử dụng khá phổ ở Việt Nam cùng nhiều quốc gia khác trong khu…
Top 17 Thực Phẩm Giảm Cholesterol Bạn Nên Ăn Mỗi Ngày

Top 17 Thực Phẩm Giảm Cholesterol Bạn Nên Ăn Mỗi Ngày

Chế độ ăn giàu chất xơ hòa tan, omega 3, vitamin và khoáng chất sẽ góp phần giúp làm giảm hàm lượng cholesterol xấu và…
9 Thuốc Giảm Cholesterol Của Mỹ Hiệu Quả Bạn Nên Dùng

9 Thuốc Giảm Cholesterol Của Mỹ Hiệu Quả Bạn Nên Dùng

Mỡ máu cao chính là yếu tố hàng đầu khiến nhiều người bị mắc các bệnh như huyết áp cao, gan nhiễm mỡ, nhồi máu…
thuốc chống đột quỵ của Nga

TOP 7 Thuốc Chống Đột Quỵ Của Nga Được Ưa Chuộng

Đột quỵ đang ảnh hưởng đến khoảng 20% dân số thế giới và ngày càng tăng. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại…

Đâu Là Thuốc Huyết Áp Hàn Quốc An Toàn, Hiệu Quả Nhất?

Chỉ số huyết áp là yếu tố quan trọng, phản ánh tình trạng sức khỏe của một người. Nếu huyết áp của bạn đang gặp…
Khi Nào Cần Giảm Cholesterol, Cách Giảm Cholesterol Hiệu Quả

Khi Nào Cần Giảm Cholesterol Và Cách Giảm Cholesterol Hiệu Quả

Cholesterol là một trong những nguyên nhân liên quan đến các bệnh lý tim mạch, mỡ máu, động mạch vành. Vậy trong trường hợp nào…

8 Nhóm Thuốc Tim Mạch Giúp Điều Trị Bệnh Hiệu Quả Nhất

Dùng thuốc trị bệnh tim mạch giúp cải thiện các vấn đề mà hệ tim mạch đang gặp phải và ngăn ngừa phát sinh rủi…
Chia sẻ
Bỏ qua