Gợi ý cách chữa thoái hóa cột sống bằng cây xương rồng đơn giản, hiệu quả

Cây xương rồng được coi là vị thuốc đem lại hiệu quả cao trong điều trị các bệnh về xương khớp. Phương pháp này lưu truyền trong dân gian qua nhiều thế hệ và được nhiều người áp dụng bởi tính an toàn, dễ thực hiện mà lại tiết kiệm chi phí. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn tác dụng và cách chữa thoái hóa cột sống bằng cây xương rồng đơn giản tại nhà.

Tác dụng của cây xương rồng đối với bệnh thoái hóa cột sống

Trước khi tìm hiểu về các cách chữa thoái hóa cột sống bằng cây xương rồng, hãy cùng xem cây xương rồng có tác dụng như thế nào.

Tác dụng của cây xương rồng đối với bệnh thoái hóa cột sống
Tác dụng của cây xương rồng đối với bệnh thoái hóa cột sống

Loại cây này có tên khoa học là Euphorbia antiquorum M, trong dân gian còn được gọi là xương rồng ông, hóa ương lặc hay bá vương tiêm.

Theo Đông y cây xương rồng có tính hàn, vị đắng:

  • Thân cây có tác dụng tiêu thũng, sát trùng.
  • Lá cây giúp thanh nhiệt, giải độc.
  • Nhựa dùng để chống ngứa.
  • Nhị hoa xương rồng giúp thanh nhiệt tiêu thũng.
  • Vỏ rễ dùng để chữa xổ, lợi cho tiêu hóa.

Còn theo nghiên cứu của y học hiện đại, trong xương rồng có chứa các hoạt chất như triterpenoid, acid citric, friedelan-3a-ol, taraxerol… Bởi vậy có tác dụng giảm đau lưng, nhức mỏi gối, đẩy lùi chứng tê bì chân tay. Ngoài ra, còn hỗ trợ điều trị các bệnh về dạ dày và bệnh ngoài da. Đặc biệt, chất flavonoids có trong cây xương rồng còn giúp kháng viêm, tăng khả năng chữa lành vết thương, chống oxy hóa và ngăn ngừa các gốc tự do phá hủy xương khớp, cột sống.

Hiện có hàng trăm loại xương rồng khác nhau được trồng ở nhiều nơi, tuy nhiên không phải loại nào cũng có thể sử dụng để chữa thoái hóa cột sống được. Theo kinh nghiệm dân gian, chỉ có xương rồng bẹ và xương rồng ba cạnh mới có khả năng hỗ trợ điều trị các bệnh xương khớp hiệu quả.

Ngoài ra, dùng xương rồng để chườm còn mang lại một số công dụng khác như:

  • Giúp hoạt huyết, tăng khả năng lưu thông máu tới xương khớp và cột sống.
  • Có khả năng hạn chế tình trạng thoái hóa xương khớp.
  • Tăng cường sức bền và giảm co cứng cơ.
  • Giúp thư giãn xương cốt, cột sống cùng các mô mềm bao quanh.
  • Cải thiện tình trạng tê bì chân tay, cứng khớp.
  • Giảm đau dây thần kinh do chấn thương cột sống hay thoát vị đĩa đệm chèn ép lên.

Có thể thấy, tác dụng tuyệt vời từ cây xương rồng không chỉ là bài thuốc dân gian truyền miệng mà còn có đầy đủ cơ sở khoa học, nên người bệnh có thể yên tâm sử dụng để chữa thoái hóa cột sống.

Mách bạn cách chữa thoái hóa đốt sống lưng bằng lá lốt hiệu quả tại nhà

Hướng dẫn cách chữa thoái hóa cột sống bằng cây xương rồng

Hiện nay có nhiều phương pháp khác nhau để chữa thoái hóa cột sống bằng cây xương rồng, tuy nhiên người bệnh cần thực hiện đúng cách để đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là những cách phổ biến được đánh giá mang lại hiệu quả cao trong quá trình sử dụng mà người bệnh có thể tham khảo:

Đắp xương rồng

Đây là phương pháp sử dụng xương rồng bẹ đơn giản nhất để chữa thoái hóa cột sống. Cụ thể giúp khí huyết lưu thông, hạn chế tình trạng ứ trệ, đau nhức, phục hồi chức năng cột sống và đẩy lùi tình trạng thoái hóa.

Nguyên liệu: 3 bẹ xương rồng.

Cách thực hiện: 

  • Loại bỏ sạch gai của xương rồng, sau đó ngâm với nước muối pha loãng khoảng 10 phút và để cho ráo nước.
  • Đặt bẹ xương rồng lên bếp than, nướng đều 2 mặt trong 5 phút.
  • Cho bẹ xương rồng vào khăn mỏng, đắp lên vùng cột sống bị đau. Chờ đến khi nguội thì sử dụng bẹ xương rồng khác, thực hiện 2 – 3 lần.
  • Lưu ý, cần để xương rồi nguội bớt rồi mới đắp để tránh bị bỏng.
  • Áp dụng phương pháp này liên tục 1 – 2 tuần.
Đắp xương rồng giúp hạn chế tình trạng ứ trệ, đau nhức, phục hồi chức năng cột sống
Đắp xương rồng giúp hạn chế tình trạng ứ trệ, đau nhức, phục hồi chức năng cột sống

Xương rồng với muối trắng

Cách chữa thoái hóa cột sống này khá giống với phương pháp trên, tuy nhiên thay bằng sử dụng xương rồng bẹ thì người bệnh sử dụng xương rồng ba cạnh kết hợp với muối trắng.

Nguyên liệu: 1 khúc xương rồng ba cạnh và một ít muối hạt.

Cách thực hiện:

  • Tỉa hết gai xương rồng, rửa sạch và ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 10 phút rồi vớt ra để ráo nước.
  • Đem xương rồng đập dập cùng với muối hạt, sau đó cho lên chảo sao nóng trong 1 phút.
  • Cho hỗn hợp trên vào mảnh vải mỏng và chườm lên vị trí cột sống bị sưng đau.
  • Ngày chườm 2 lần, mỗi lần 10 phút, sử dụng liên tục trong 7 – 10 ngày.

Kết hợp xương rồng với giấm táo, cám gạo

Với phương pháp này sẽ giúp người bệnh giảm sưng, đau nhức ở vùng cột sống bị tổn thương. Đồng thời tăng khả năng phục hồi đĩa đệm, đốt sống và các dây thần kinh xung quanh cột sống. Ngoài ra, giúp làm thư giãn cơ, mạch máu, cải thiện co thắt, giảm tê bì chân tay hiệu quả.

Nguyên liệu: 2 bẹ xương rồng, cám gạo 50g và 3 thìa giấm táo.

Cách thực hiện:

  • Cắt bỏ sạch gai xương rồng rồi đem ngâm với nước muối pha loãng 10 – 15 phút và rửa sạch.
  • Giã nhuyễn xương rồng, sau đó cho tất cả các nguyên liệu vào xào nóng, đợi hỗn hợp trên kết dính lại thì bỏ vào túi vải mỏng.
  • Chườm lên vùng lưng bị sưng, đau nhức.
  • Mỗi ngày chườm 1 lần trong 20 phút, áp dụng 10 – 12 ngày để thấy hiệu quả rõ rệt.
Kết hợp xương rồng với giấm táo, cám gạo chữa thoái hóa cột sống
Kết hợp xương rồng với giấm táo, cám gạo chữa thoái hóa cột sống

Bài thuốc xương rồng kết hợp với cúc tần, ngải cứu và dây tơ hồng

Kết hợp xương rồng, cúc tần, ngải cứu và dây tơ hồng có khả năng tác động trực tiếp lên cột sống cùng các mô mềm bao quanh. Nhờ đó giúp thư giãn mạch máu, dây thần kinh và các cơ quanh cột sống. Đặc biệt còn hỗ trợ giảm đau và tăng khả năng vận động cho người bệnh.

Ngoài ra, bài thuốc này còn giúp cải thiện tình trạng viêm sưng và tăng khả năng chữa lành tổn thương cho cột sống.

Nguyên liệu: 3 bẹ xương rồng, ngải cứu, cúc tần, dây tơ hồng mỗi loại một nắm.

Cách thực hiện

  • Loại bỏ sạch gai xương, sau đó rửa sạch và ngâm với nước muối pha loãng.
  • Ngải cứu, cúc tần và dây tơ hồng cũng đem đi rửa sạch và ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 10 phút.
  • Đem các nguyên liệu cắt thành từng khúc 3 – 5 cm rồi trộn đều lên.
  • Cho hỗn hợp trên vào chảo sao nóng, sau đó cho vào túi vải mềm và đắp trực tiếp lên vùng lưng bị đau.
  • Khi hỗn hợp nguội, có thể đem ra sao nóng lại rồi mới đắp tiếp.
  • Mỗi ngày đắp 2 lần, mỗi lần khoảng 30 phút.
Bài thuốc xương rồng kết hợp với cúc tần, ngải cứu và dây tơ hồng
Bài thuốc xương rồng kết hợp với cúc tần, ngải cứu và dây tơ hồng

Xương rồng, gừng và rượu trắng

Theo y học cổ truyền, gừng có tính ấm, giúp trừ phong tán hàn, làm ấm các khớp, giảm đau lưng và đau mỏi chân tay. Còn theo y học hiện đại, gừng chứa nhiều gingerol và curcumin có khả năng chống khuẩn, giảm viêm rất tốt. Hơn nữa, chất flavonoids trong gừng có tác dụng chống oxy hóa, nhờ đó ngăn ngừa các gốc tự do gây tổn thương cho sụn khớp.

Chính vì vậy khi kết hợp các nguyên liệu này với nhau sẽ tạo thành bài thuốc chữa thoái hóa cột sống rất hiệu quả.

Nguyên liệu: 

  • 2 – 3 bẹ xương rồng.
  • Muối hạt 5g.
  • Rượu trứng 20ml.

Cách thực hiện:

  • Xương rồng đem loại bỏ hết gai, cắt thành từng khúc rồi rửa sạch và ngâm với nước muối pha loãng.
  • Gừng rửa sạch, không cạo vỏ, giã nát hoặc xay nhỏ.
  • Đem xương rồng, gừng và rượu trắng xào nóng trên chảo, sau đó cho vào túi vải.
  • Chườm trực tiếp lên vùng cột sống bị đau, đến khi nguội thì làm nóng hỗn hợp trên lại rồi chườm tiếp.
  • Mỗi lần chườm 20 – 30 phút và thực hiện đều đặn mỗi ngày 2 lần.
Theo y học cổ truyền, gừng có tính ấm, giúp làm ấm các khớp, giảm đau lưng
Theo y học cổ truyền, gừng có tính ấm, giúp làm ấm các khớp, giảm đau lưng

Chế biến thành món ăn từ xương rồng

Ngoài phương pháp chườm, đắp xương rồng để chữa thoái hóa cột sống, người bệnh có thể sử dụng để chế biến thành các món ăn đơn giản. Điều này nhằm giúp giải độc, thanh nhiệt cơ thể, giảm viêm, bồi bổ cơ thể và phòng ngừa cơn đau tái phát.

Món xương rồng luộc

Bạn cần chuẩn bị 3 – 5 đọt xương rồng non, làm sạch gai rồi rửa và ngâm trong nước muối pha loãng. Bóp xương rồng với muối hạt, sau đó rửa sạch lại với nước. Cho xương rồng vào nồi nước sôi, luộc chín là có thể vớt ra dùng được.

Canh xương rồng nấu cá lóc

Để nấu món canh xương rồng cá lóc bạn cần chuẩn bị: 2 – 3 bẹ xương rồng non, 1 con cá lóc, tỏi, gừng và các gia vị cần thiết.

Hướng dẫn cách thực hiện:

  • Loại bỏ hết gai xương rồng, sau đó ngâm và rửa trong nước muối pha loãng khoảng 10 phút, để ráo nước rồi đem thái lát mỏng. Tiếp tục bóp xương rồng với muối hạt và rửa sạch lại với nước.
  • Gừng cạo sạch vỏ, thái sợi.
  • Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ.
  • Sơ chế và rửa sạch cá lóc, sau đó đem ướp với các gia vị trong 10 – 15 phút.
  • Cho gừng và tỏi vào chảo dầu nóng, rồi bỏ cá vào xào sơ để loại bỏ bớt mùi tanh. Tiếp đó thêm nước và xương rồng vào, nêm nếm gia vị, ninh đến khi cá chín mềm là có thể dùng được.
Canh xương rồng nấu cá lóc
Canh xương rồng nấu cá lóc

Lưu ý khi dùng cây xương rồng để chữa thoái hóa cột sống

Bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây khi sử dụng cây xương rồng để chữa thoái hóa cột sống nhằm không gây ra các tác dụng không mong muốn:

  • Trong xương rồng có độc, nên khi sử dụng bạn cần làm sạch gai và ngâm với nước muối để loại bỏ nhựa.
  • Nên sử dụng bao tay khi sơ chế xương rồng để không bị gây kích ứng.
  • Không nên sử dụng xương rồng liên tục trên 20 ngày.
  • Người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng xương rồng để chữa thoái hóa cột sống để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
  • Khi sử dụng xương rồng để chườm, đắp nên kiểm tra độ nóng trước tránh gây bỏng rát.
  • Với những người bị dị ứng với xương rồng không nên áp dụng phương pháp này.
  • Nếu thấy có các triệu chứng bất thường như chóng mặt, buồn nôn, nôn, đau bụng hay lở loét da nên ngưng sử dụng và đến cơ sở y tế để thăm khám.
  • Bạn nên uống nhiều nước lọc để có thể loại bỏ độc tố trong xương rồng.
  • Người bệnh nên kết hợp với các phương pháp khác như xoa bóp, bấm huyệt hay các bài tập chữa thoái hóa cột sống và có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để nâng cao hiệu quả điều trị.
  • Xương rồng chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị các triệu chứng, chứ không có khả năng chữa khỏi từ căn nguyên, nên người bệnh cần áp dụng thêm các phương pháp khác để  trị tận gốc.
Trong xương rồng có độc nên khi sử dụng bạn cần làm sạch gai
Trong xương rồng có độc nên khi sử dụng bạn cần làm sạch gai

Trên đây là các cách chữa thoái hóa cột sống bằng xương rồng hiệu quả và đang được nhiều người bệnh tin tưởng áp dụng. Tuy nhiên, do xương rồng là loại cây có độc, nên người bệnh cần tìm hiểu kỹ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hướng dẫn một số bài tập thể dục cho người bị thoái hóa cột sống

TOP 7 Bài Tập Thể Dục Cho Người Bị Thoái Hóa Cột Sống

Tập thể dục là một trong các phương pháp hỗ trợ điều trị an toàn, hiệu quả đối với người bị bệnh về xương khớp,…
Các tư thế yoga chữa thoái hóa đốt sống cổ

TOP 7 động tác yoga chữa thoái hóa đốt sống cổ an toàn nhất

Các bài tập yoga luôn được các chuyên gia khuyên áp dụng cho người có vấn đề về xương khớp, nhất là thoái hóa đốt…

Mách bạn cách chữa thoái hóa đốt sống lưng bằng lá lốt hiệu quả tại nhà

Lá lốt được sử dụng phổ biến để chế biến thành các món ăn. Tuy nhiên, ít ai biết được rằng đây là một dược…
Gợi ý 7 cách chữa thoái hóa cột sống bằng lá ngải cứu hiệu quả

Gợi ý 7 Cách Chữa Thoái Hóa Cột Sống Bằng Lá Ngải Cứu Hiệu Quả

Ngải cứu không đơn giản là một loại rau mà còn là dược liệu quý trong các bài thuốc dân gian. Chữa thoái hóa cột…
Mẹo chữa thoái hóa cột sống bằng lá lốt đơn giản ngay tại nhà

Mẹo chữa thoái hóa cột sống bằng lá lốt đơn giản ngay tại nhà

Bài thuốc dân gian chữa thoái hóa cột sống bằng lá lốt là phương pháp điều trị được nhiều người tin tưởng áp dụng. Bởi…