Hướng Dẫn Cách Chữa Nhiệt Miệng Cho Bé Hiệu Quả Bất Ngờ

Bệnh nhiệt miệng khiến trẻ bị đau nhức, lười ăn và quấy khóc. Điều này khiến các bậc phụ huynh vô cùng băn khoăn, lo lắng. Vậy làm sao để cải thiện tình trạng này, trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn đọc một số cách chữa nhiệt miệng cho bé đơn giản, nhưng đem lại hiệu quả cao.

Một số cách chữa nhiệt miệng cho bé đơn giản, hiệu quả

Bệnh nhiệt miệng ở trẻ em do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Điển hình có thể kể đến như do bé ăn nhiều đồ cay nóng, hoặc được bổ sung dư chất béo khiến lớp niêm mạc bị ảnh hưởng, từ đó dẫn đến viêm loét, nhiệt miệng. Bên cạnh đó, một số lý do phổ biến khác là xuất phát từ việc hệ miễn dịch của các bé bị suy giảm, từ đó trẻ hay bị mắc bệnh, vi khuẩn gây hại có điều kiện xâm nhập và tấn công gây bệnh.

Bệnh nhiệt miệng ở trẻ em do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra
Bệnh nhiệt miệng ở trẻ em do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra

Vậy tình trạng nhiệt miệng ở trẻ có nguy hiểm không, theo các chuyên gia đây không phải hiện tượng quá nguy hiểm. Đồng thời, những vết viêm loét này có thể tự khỏi sau khoảng 1 tuần đến 10 ngày. Tuy nhiên, chúng lại khiến các bé khó chịu, bị đau đớn, đặc biệt là khi ăn và chạm phải các vết loét. Để làm giảm các cơn đau, cũng như liền nhanh vết loét, ba mẹ nên lựa chọn những phương pháp chữa trị và chăm sóc phù hợp cho bé.

Tương tự như khi điều trị nhiệt miệng ở người lớn, với trẻ em cũng có nhiều cách để chữa trị đơn giản mà các bậc phụ huynh có thể dễ dàng áp dụng cho con như dưới đây.

Áp dụng mẹo dân gian

Do các bé còn nhỏ nên việc lựa chọn cách chữa nhiệt miệng là vấn đề các bậc phụ huynh đang rất quan tâm. Với những trường hợp nhẹ, ba mẹ có thể sử dụng một số nguyên liệu quen thuộc trong tự nhiên để cải thiện bệnh lý hiệu quả, mà vẫn đảm bảo an toàn như sau:

Mật ong

Cách trị nhiệt miệng ở trẻ em bằng nguyên liệu là mật ong được đánh giá cao. Do nguyên liệu này có tính kháng khuẩn và chống viêm hiệu quả, nhờ đó những tổn thương do bị nhiệt miệng sẽ nhanh chóng lành lại. Hơn nữa, mật ong cũng rất dễ kiếm, đồng thời chi phí thực hiện không cao.

Cách thực hiện:

  • Bạn cần chuẩn bị một lượng mật ong nguyên chất vừa đủ.
  • Thoa trực tiếp mật ong lên khu vực bị nhiệt miệng 3 – 4 lần mỗi ngày để nhanh đạt được hiệu quả như mong muốn.

Bột sắn dây

Cách chữa nhiệt miệng cho bé bằng bột sắn dây được nhiều bậc phụ huynh tin dùng và phản hồi tác dụng tốt. Trong Đông y, bột sắn dây có vị ngọt cay, tính bình, mát, mang lại nhiều công dụng như giải độc gan và trị nhiệt miệng hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Bạn cần chuẩn bị 10 – 15g bột sắn dây.
  • Đem hòa sắn dây với nước đun sôi để nguội đến khi tan, đồng thời thêm vào một chút đường để các bé dễ uống.
  • Mỗi ngày cho trẻ uống 2 cốc vừa đủ, kiên trì trong vài ngày để đạt được hiệu quả như mong muốn.

Cam thảo

Theo Đông y, cam thảo là một dược liệu lành tính, mang đến hiệu quả chữa nhiệt miệng an toàn mà hoàn toàn không gây nóng trong, hay táo bón.

Bột cam thảo mang đến nhiều tác dụng tốt
Bột cam thảo mang đến nhiều tác dụng tốt

Cách thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị bột cam thảo và nước ấm.
  • Pha một muỗng cafe bột cam thảo trong khoảng 50 – 100ml nước.
  • Bên cạnh đó, bạn cũng có thể trộn bột cam thảo cùng với mật ong hoặc bột nghệ bôi trực tiếp lên khu vực bị nhiệt miệng. Sau vài ngày, tình trạng bệnh của các bé sẽ cải thiện đáng kể.

Sử dụng những loại trái cây giàu vitamin C

Việc cơ thể bị thiếu hụt vitamin C sẽ khiến cho tình trạng nhiệt miệng ở trẻ trở nên nghiêm trọng hơn. Chính vì vậy, ba mẹ nên bổ sung nhiều vitamin C vào thực đơn hàng ngày cho con. Điều này vừa giúp tình trạng nhiệt miệng nhanh chóng biến mất, đồng thời phòng ngừa bệnh tái phát và tăng đề kháng cho trẻ hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Ba mẹ chuẩn bị các loại trái cây giàu vitamin C như bưởi, cam ổi, quýt,…
  • Đem xay lấy nước uống hoặc thưởng thức trực tiếp.

Nước rau má

Chất Triterpenoids có trong rau má mang lại hiệu quả tối ưu trong việc chữa lành các vết thương, cũng như điều trị các vết loét nhanh chóng. Cách thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị 1 nắm rau má, đem rửa sạch và để ráo.
  • Giã nát rau má và vắt lấy nước cốt uống vài ngày, các vết nhiệt miệng sẽ được cải thiện hiệu quả.

Chữa nhiệt miệng cho bé bằng thuốc Tây y và sản phẩm hỗ trợ

Bên cạnh những mẹo dân gian đơn giản phía trên, sử dụng thuốc Tây và các sản phẩm hỗ trợ đang là phương pháp chữa nhiệt miệng cho bé hiệu quả hàng đầu mà cha mẹ có thể tham khảo.

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Tuy nhiên, phần lớn các sản phẩm kê đơn đều là thuốc kháng sinh với tác dụng chống viêm, ngăn ngừa dị ứng để kiểm soát tình trạng bệnh diễn biến nguy hiểm và phát sinh biến chứng. Chính vì vậy, nếu thực hiện theo cách này, ba mẹ cần đưa trẻ đi khám và có chỉ định kê đơn từ bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý kê đơn và cho trẻ sử dụng thuốc Tây y.

Các phụ huynh có thể tham khảo một số dòng sản phẩm hỗ trợ trị nhiệt miệng được sản xuất dưới dạng chai xịt hoặc siro dưới đây:

Chữa nhiệt miệng cho bé bằng các sản phẩm hỗ trợ
Chữa nhiệt miệng cho bé bằng các sản phẩm hỗ trợ
  • Siro Tametop: Đây là sản phẩm hỗ trợ điều trị chứng nhiệt miệng ở bé và giúp ngăn ngừa tình trạng viêm lợi sưng má, chảy máu chân răng. Loại siro này được bào chế hoàn toàn từ các dược liệu tự nhiên an toàn cho sức khỏe. Liều lượng dùng cho trẻ trên 2 tuổi là 5ml/lần, còn trẻ sơ sinh và bé dưới 2 tuổi là 5 – 10ml mỗi lần và mỗi ngày 2 – 3 lần.
  • PV Kids: Sản phẩm này cũng được sản xuất dưới dạng siro trị nhiệt miệng cho bé. PV Kids được đánh giá mang lại hiệu quả nhanh chóng nhờ thành phần được chiết xuất từ những thảo dược có công dụng tốt như huyền sâm, cam thảo, tri mẫu, kim ngân hoa,… Sản phẩm này dành cho các bé trên 2 tuổi, sử dụng 3 lần/ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
  • Chai xịt trị nhiệt miệng Traful: Đây là sản phẩm có nguồn gốc từ xứ sở hoa anh đào, không chỉ dành riêng cho trẻ nhỏ mà người lớn cũng có thể sử dụng. Traful giúp giảm sưng đau và ngăn ngừa nấm hình thành trong khoang miện, gây viêm nướu hoại tử lở loét. Mỗi ngày ba mẹ xịt trực tiếp vào vùng miệng lở loét của các bé 3 – 4 lần để các con cảm thấy dễ chịu hơn.

Can thiệp nha khoa điều trị nhiệt miệng ở trẻ em

Chữa nhiệt miệng cho bé bằng cách can thiệp nha khoa được áp dụng khi các phương pháp trên không mang lại hiệu quả như mong muốn. Thông thường, khi bạn lựa chọn cách này trị bệnh lý cho con, các nha sĩ sẽ tiến hành điều trị theo những bước sau đây:

  • Tiến hành kiểm tra sức khỏe răng miệng tổng quát cho các bé.
  • Thực hiện làm sạch răng miệng, lấy cao răng để hạn chế nơi trú ẩn của các vi khuẩn.
  • Kê đơn thuốc phù hợp tùy theo tình hình sức khỏe răng miệng, gồm có nước súc miệng chuyên dụng và một số loại thuốc Tây để điều trị viêm nhiễm tối ưu.

Nhìn chung, tình trạng nhiệt miệng ở trẻ em không khó giải quyết, tùy vào mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe răng miệng của bé mà chúng ta lựa chọn phương pháp điều trị cho phù hợp. Trong đó, cùng với việc chữa dứt điểm, làm sao để bệnh không tái phát càng quan trọng hơn.

Lưu ý phòng ngừa tình trạng nhiệt miệng cho các bé

Để hạn chế tối đa tình trạng nhiệt miệng cho các bé, phụ huynh cần lưu ý thực hiện một số biện pháp chăm sóc sức khỏe răng miệng cho con. Cụ thể gồm có:

  • Tránh để các bé sử dụng vật nhọn, đồ chơi đưa vào trong miệng gây ra những tổn thương.
  • Thường xuyên đưa các bé đi khám răng miệng định kỳ nhằm kịp thời phát hiện các triệu chứng bệnh.
  • Hướng dẫn các bé duy trì thói quen đánh răng và súc miệng đều đặn mỗi ngày bằng sản phẩm phù hợp.
  • Bổ sung vào chế độ hàng ngày cho con nhiều loại rau củ quả, hạn chế đồ ăn cay nóng.
  • Các bậc phụ huynh nên tăng cường thêm vitamin C và tạo cho bé thói quen uống nhiều nước để thanh lọc cơ thể, giải nhiệt.

Trên đây là gợi ý của chúng tôi về một số cách chữa nhiệt miệng cho bé, hy vọng đã cung cấp cho các phụ huynh những thông tin hữu ích để chăm sóc con yêu tốt hơn. Chúc các bé và gia đình luôn khỏe mạnh, nếu cần hỗ trợ thêm những thông tin khác hãy để lại lời nhắn phía dưới đây cho chúng tôi.

Array