Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng
3 Cách Chữa Nhiệt Miệng Bằng Nha Đam An Toàn, Hiệu Quả Nhất
Không chỉ có công dụng làm đẹp, nha đam còn hỗ trợ trị nhiệt miệng rất tốt. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về công dụng của loài thực vật này và 3 cách chữa nhiệt miệng bằng nha đam thông dụng nhất hiện nay.
Bật mí 3 cách chữa nhiệt miệng bằng nha đam tốt nhất
Nha đam có hơn 20 loại dưỡng chất, 12 loại vitamin và nhiều axit hữu cơ, chứa nhiều enzyme cùng các chất khoáng tốt cho cơ thể. Theo nhiều nguyên cứu, các thành phần trong nha đam có công dụng sát khuẩn, gây tê, ngoài ra còn giúp sát trùng, thanh nhiệt và làm dịu cơn đau. Đó là lý do vì sao loài thực vật này thường được sử dụng để giúp các vết loét chóng lành và tình trạng nhiệt miệng được cải thiện.
Bạn có thể tự chữa nhiệt miệng bằng nhau đam tại nhà theo 3 cách sau đây:
1. Sử dụng nước súc miệng từ nha đam
Nha đam có thể sử dụng để pha hoặc nấu thành nước súc miệng thảo mộc dùng hàng ngày tại nhà. Đây là cách làm rất đơn giản mà hiệu quả bạn có thể áp dụng mỗi ngày để cải thiện nhiệt miệng.
Cách thực hiện:
- Sử dụng nước thảo mộc có chiết xuất từ nha đam (bạn có thể tự nấu hoặc mua ngoài đều được) để súc miệng hàng ngày.
- Bạn nên thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày và thông thường chỉ sau 3 – 5 ngày các vết loét sẽ lành lại nhanh chóng.
2. Chữa nhiệt miệng bằng nha đam như thế nào? Dùng gel nha đam
Nên sử dụng nha đam để chữa nhiệt miệng như thế nào thì hiệu quả? Câu trả lời là dùng gel nha đam. Gel nha đam có thể dùng để thoa trực tiếp lên các vùng nổi nhiệt, lở loét giúp làm mát nhanh khi bị nhiệt miệng.
Cách thực hiện:
- Cắt bỏ phần vỏ, cạo phần xanh trên thịt rồi ép thịt để lấy được chất nhờn tiết ra.
- Bôi chất nhờn của nha đam lên những nốt nhiệt trong khoang miệng. Thực hiện khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày để các vết lở loét đỡ sưng đau và mau se lại.
3. Dùng trực tiếp nha đam để cải thiện nhiệt miệng nhanh chóng
Bên cạnh cách chữa nhiệt miệng bằng nước súc miệng và gel nha đam, bạn có thể dùng trực tiếp nguyên liệu này để cải thiện nhanh các triệu chứng. Phương pháp này giúp các vết loét lở trong khoang miệng mau chóng lành.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch nha đam rồi gọt vỏ, cạo bỏ phần xanh sau đó cắt phần thịt thành từng miếng nhỏ, mỏng.
- Đắp lên vết loét khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày để các vết nhiệt miệng bớt sưng và đau.
Sử dụng nha đam để chữa nhiệt miệng cần lưu ý gì?
Khi chữa nhiệt miệng bằng nha đam, để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn cần lưu ý những vấn đề sau đây:
- Không được sử dụng phần nhựa vàng trong cây nha đam trong quá trình chữa bệnh, bởi phần nhựa này có chứa Aloin có khả năng gây kích ứng da. Nếu sử dụng sẽ gây ra các tác dụng phụ như: Đau, co thắt dạ dày, làm suy giảm chất điện giải, gây nguy hại cho ruột, dẫn tới tình trạng tiêu chảy, các vấn đề về gan, thận, gây suy yếu cơ, rối loạn nhịp tim,…
- Trước khi sử dụng, bạn chú ý cần rửa nha đam thật sạch để loại bỏ phần nhựa vàng, đặc biệt là khi chế biến nha đam thành các món ăn giúp cải thiện nhiệt miệng.
- Nên lựa chọn sử dụng các lá nha đam nguyên chất, không màu để tránh xảy ra các triệu chứng như: Chóng mặt, tiêu chảy, chuột rút,… hay các bệnh như u tuyến ruột kết, ung thư ruột,…
- Khuyến cáo không sử dụng nha đam cho các phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, trẻ em dưới 12 tuổi, người có vấn đề về đường tiêu hóa, người bị bệnh tim, người cao tuổi và người dễ bị dị ứng.
- Không dùng chung nha đam với các loại thuốc nhuận tràng.
- Trong trường hợp sử dụng nha đam nhưng không khiến tình trạng nhiệt miệng thuyên giảm, bạn nên tìm tới bác sĩ để được hướng dẫn cách điều trị phù hợp.
Hy vọng rằng những cách chữa nhiệt miệng bằng nha đam cùng các lưu ý khi sử dụng được chia sẻ trong bài viết trên sẽ giúp bạn lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp và sớm khỏi bệnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!