Bé Bị Nhiệt Miệng Chảy Máu Chân Răng: Nguyên Nhân, Cách Cải Thiện

Bé bị nhiệt miệng chảy máu chân răng dù không quá nguy hiểm nhưng lại khiến các bậc phụ huynh lo lắng bởi con cảm thấy khó chịu, quấy khóc. Vậy bạn có biết nguyên nhân của tình trạng này là do đâu và làm sao để khắc phục cho bé? Hãy tìm hiểu chi tiết tình trạng răng miệng này ở trẻ nhỏ trong bài viết dưới đây.

Bé bị nhiệt miệng chảy máu chân răng là do đâu?

Theo các bác sĩ, chảy máu chân răng là một trong những triệu chứng của nhiệt miệng,. Bé bị nhiệt miệng chảy máu chân răng thường xuất hiện các vết loét màu trắng nhỏ ở môi, lưỡi, nướu,… Các vết loét này có hình bầu dục hoặc tròn, mức độ nhiều hay ít tùy thuộc từng bé. Đáng nói, một số vết loét trên nướu có thể khiến bé dễ bị chảy máu, nhất là khi mẹ cho bé ăn các món mặn, món cay nóng, hay gặp tình trạng đồ ăn cọ xát với vết thương.

Nguyên nhân của tình trạng trẻ bị nhiệt miệng cháu máu chân răng là do sự hiện diện của vi khuẩn. Những loại vi khuẩn này khiến khoang miệng bé bị viêm, sưng, gây cháu máu, chảy mủ, nếu trở nặng có thể gây ra hiện tượng viêm lợi trùm có mủ.

Bé bị nhiệt miệng chảy máu chân răng là tình trạng khá phổ biến
Bé bị nhiệt miệng chảy máu chân răng là tình trạng khá phổ biến

Ngoài ra, một số nguyên nhân dẫn tới hiện tượng bé bị nhiệt miệng chảy máu chân răng phải kể tới:

  • Bé không may cắn phải môi, nướu, lưỡi khiến các niêm mạc bị tổn thương, từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus, nấm xâm nhập tấn công và gây viêm nhiễm.
  • Bé vệ sinh răng miệng không kỹ, chải răng mạnh khiến khoang miệng bị xước, từ đó dẫn tới viêm nhiễm và gây ra chảy máu chân răng.
  • Do bé sử dụng một số loại thuốc như kháng histamin, giảm đau,… dẫn tới khô miệng, một trong những nguyên nhân dẫn tới các vết viêm lợi, viêm nướu.
  • Nếu thấy các vết loét miệng, nốt mụn nước ở tay, chân hay nốt mẩn đỏ, bố mẹ cần chú ý có thể bé đang mắc bệnh chân tay miệng, thuỷ đậu hay sởi.

Tình trạng trẻ bị nhiệt miệng chảy máu chân răng kéo dài nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn tới mất máu, thiếu máu, thậm chí là dẫn tới viêm lợi viêm chân răng rất nguy hiểm.

Bên cạnh triệu chứng chảy máu chân răng, bé bị nhiệt miệng có thể kèm theo biểu hiện như miệng đau rát, đột ngột sốt, lười ăn, chán ăn, phần đầu lưỡi bị loét, bé thường xuyên uể oải, nhăn nhó, quấy khóc. Do đó, các bậc phụ huynh cần sớm có biện pháp xử lý và chăm sóc cho bé phù hợp nhất.

Trẻ bị nhiệt miệng chảy máu chân răng phải làm sao?

Nhiệt miệng chảy máu chân răng ở trẻ dù không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể gây ra các ảnh hưởng lớn tới quá trình ăn uống, hấp thu dinh dưỡng của bé. Do đó, các bậc phụ huynh cần nhanh chóng có các biện pháp xử lý kịp thời. Một số biện pháp giúp đẩy lùi tình trạng bé bị nhiệt miệng chảy máu chân răng để bạn tham khảo gồm:

Cài thiện nhiệt miệng cho bé tại nhà bằng mẹo dân gian

Với các cách làm này, bạn có thể sử dụng nguyên liệu tự nhiên để khắc phục tình trạng nhiệt miệng của bé. Những phương pháp này an toàn, đơn giản, dễ thực hiện nên được rất nhiều bậc phụ huynh tin tưởng.

Nhiều nguyên liệu thiên nhiên giúp cải thiện nhiệt miệng chảy máu chân răng ở trẻ nhỏ
Nhiều nguyên liệu thiên nhiên giúp cải thiện nhiệt miệng chảy máu chân răng ở trẻ nhỏ

Dưới đây là một số mẹo dân gian sử dụng nguyên liệu thiên nhiên an toàn để các phụ huynh tham khảo:

  • Sử dụng nước củ cải súc miệng: Củ cải là thực phẩm giàu dinh dưỡng, nhất là vitamin C cùng nhiều thành phần giúp kháng khuẩn, kháng viêm, chống oxy hoá. Đây đều là các thành phần có tác dụng rất tốt cho việc đẩy lùi nhiệt miệng ở trẻ nhỏ. Hãy dùng một củ cải gọt vỏ, giã nát hoặc xay nhuyễn, chắt lấy nước cốt. Dùng nước củ cải pha với 1 cốc nước lọc rồi cho bé súc miệng 3 lần mỗi ngày. Áp dụng cách này trong 2 ngày, triệu chứng của nhiệt miệng có thể được đẩy lùi hiệu quả.
  • Dùng rau ngót: Rau ngót là món ăn được nhiều người yêu thích trong đó có cả trẻ em. Loại rau này cũng chứa lượng vitamin C, chất kháng khuẩn cao vì thế, nó có thể giảm đau, giảm sốt và nhanh chóng làm se niêm mạc miệng cho bé. Bố mẹ có thể sử dụng vài nắm lá rau ngót rửa sạch, có thể ngâm với nước muối loãng để tăng hiệu quả làm sạch.Giã nhỏ lá lốt, lọc lấy nước cốt rồi trộn với mật ong, dùng hỗn hợp này thoa lên vết nhiệt của bé. Áp dụng 2 – 3 lần mỗi ngày, sau vài ngày tình trạng nhiệt miệng chảy máu chân răng của bé sẽ được cải thiện.
  • Dùng nước cam, chanh: Một trong những nguyên nhân gây nhiệt miệng phải kể tới thiếu vitamin. Lúc này, bố mẹ cần bổ sung các loại trái cây tươi, giàu vitamin A, B, C,… như cam, chanh để cải thiện sức đề kháng cho bé, giúp bé chống viêm và rút ngắn thời gian hồi phục.
  • Uống bột sắn dây: Uống bột sắn dây là cách giúp bé thanh nhiệt, giải độc hiệu quả. Khi bé bị nhiệt, bố mẹ có thể pha nước bột sắn dây cho bé để giảm cảm giác đau nhức, rát trong miệng. Việc uống nước bột sắn dây từ 1 – 2 cốc/ ngày để đẩy nhanh quá trình hồi phục bệnh.
  • Dùng nước cà chua: Cho bé uống nước cà chua là một trong những biện pháp giúp bé đẩy lùi nhiệt rất tốt. Phương pháp này cũng đồng thời cung cấp cho bé những vitamin và khoáng chất cần thiết giúp tăng cường sức đề kháng của bé. Mỗi ngày, bố mẹ có thể cho bé uống 1 – 2 cốc nước ép để đẩy lùi nhiệt miệng.
  • Dùng mật ong: Theo các nghiên cứu, mật ong là nguyên liệu có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, nấm và giúp vết loét hồi phục nhanh chóng hơn. Do đó, khi bé bị nhiệt, bạn có thể sử dụng mật ong chấm vào vết loét, mỗi ngày chấm 1 – 2 lần để giúp bé nhanh khỏi hơn. Lưu ý, với bé dưới 2 tuổi, bố mẹ không nên sử dụng mật ong cho bé.
  • Khế chua: Dùng khế chua là một trong những phương pháp giúp đẩy lùi nhiệt miệng rất hiệu quả. Bởi trong khế chua chứa nhiều thành phần có khả năng chống viêm, chống oxy hóa đồng thời tăng cường miễn dịch. Sử dụng khế chua có thể cải thiện chứng nhiệt miệng ở bé. Dùng 2 – 3 quả khế chua rửa sạch, ngâm với nước muối rồi cắt thành từng miếng nhỏ, đem khế chua thả vào nồi nước sôi vài phút. Đợi nước nguội thì cho bé dùng nước này súc miệng. Kiên trì thực hiện vài ngày để đạt được hiệu quả rõ rệt nhất.
Dùng khế chua chữa nhiệt miệng chảy máu chân răng ở trẻ
Dùng khế chua chữa nhiệt miệng chảy máu chân răng ở trẻ

Sử dụng thuốc chữa nhiệt miệng, chảy máu chân răng

Bên cạnh sử dụng các nguyên liệu tự nhiên, bố mẹ có thể sử dụng một số loại thuốc nhiệt miệng cho bé. Cách làm này giúp mang tới hiệu quả nhanh chóng cho bé. Tuy nhiên, bố mẹ cần sử dụng đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn.

  • Thuốc bôi Mouthpaste chữa nhiệt miệng cho bé: Mouthpaste có thành phần chính là Triamcinolon Acetonid giúp khắc phục các vết loét tại niêm mạc miệng bé. Bạn chỉ cần dùng một lượng vừa đủ thuốc bôi lên khu vực bị nhiệt. Mỗi ngày bôi 2 – 3 lần để giúp giảm đau, xót và giúp các vết nhiệt mau lành hơn.
  • Kamistad thuốc trị nhiệt miệng cho bé: Kamistad là thuốc bôi miệng được bào chế dưới dạng gel, có độ bám dính tốt giúp giảm đau, giảm sưng nhanh chóng. Loại thuốc này có hiệu quả với các vết loét, lở miệng do nhiệt miệng gây ra, có thể sử dụng được cho cả người lớn và trẻ em. Mỗi ngày, bố mẹ chỉ cần vệ sinh khoang miệng cho bé rồi dùng một lượng vừa đủ thuốc bôi trực tiếp lên vùng bị nhiệt 3 lần vào sáng, trưa, tối. Khi sử dụng, bố mẹ cần chú ý, thuốc có thể gây cảm giác bỏng rát nhẹ khi mới bôi.
  • Orrepaste thuốc trị nhiệt miệng cho bé: Orrepaste là thuốc bôi dạng kem, có thành phần chính của Orrepaste là Triamcinolone Acetonide giúp đẩy tình trạng đau xót, viêm nhiễm do nhiệt miệng. Sử dụng loại thuốc này cũng giúp thu nhỏ kích thước và số lượng các vết nhiệt. Với loại thuốc này, bố mẹ chỉ cần thoa một lượng kem nhỏ lên vùng bị nhiệt, mỗi ngày bôi trước ăn 1 giờ hoặc trước khi đi ngủ 1 – 2 giờ.
  • Trinolone Oral Paste: Trinolone Oral Paste là thuốc có nguồn gốc từ Thái Lan có tác dụng ngăn ngừa các vết loét miệng rất hiệu quả. Sản phẩm này ngăn cho các vết loét không lan rộng đồng thời giảm đau, giảm xót hiệu quả. Với loại thuốc này, bố mẹ cho mẹ súc miệng bằng nước muối sau đó bôi một lượng thuốc vừa đủ vào khu vực viêm loét. Mỗi ngày, bôi thuốc cho bé 2 – 3 lần để đạt hiệu quả tốt nhất. Lưu ý, không bôi thuốc Trinolone Oral Paste cho bé dưới tuổi.
Trinolone Oral Paste trị nhiệt miệng cho bé
Trinolone Oral Paste trị nhiệt miệng cho bé

Cách chăm sóc trẻ bị loét miệng chảy máu chân răng

Trẻ bị loét miệng chảy máu chân răng không chỉ cảm thấy đau xót, khó chịu mà còn ảnh hưởng tới việc ăn uống hàng ngày. Bên cạnh việc áp dụng biện pháp điều trị phù hợp, bố mẹ cũng cần chú ý một số biện pháp chăm sóc sức khỏe răng miệng của bé như sau:

  • Vệ sinh răng miệng cẩn thận: Bổ mẹ nên tập cho bé thói quen súc miệng nước muối hàng ngày. Tốt nhất, bạn nên sử dụng dung dịch nước muối loãng cho bé để đảm bảo nước được pha đúng tỷ lệ, đạt hiệu quả tốt nhất. Mỗi ngày, mẹ cần cho bé súc miệng 3 – 4 lần nhằm diệt khuẩn, giúp các vết nhiệt miệng nhanh chóng lành. Với các bé 2 – 3 tuổi trở nên, bố mẹ có thể cho bé đánh răng thường xuyên. Mỗi ngày, bố mẹ nên cho bé đánh răng 2 lần, khi đánh sử dụng kem đánh răng dành cho trẻ và bàn chải đánh răng dành riêng cho bé.
  • Chú ý tới chế độ ăn uống: Khi bé bị nhiệt miệng chảy máu chân răng, bố mẹ cũng cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống của bé. Bố mẹ nên hạn chế các đồ ăn cay nóng, đồ dai, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ. Thay vào đó, bố mẹ có thể nấu các món ăn mềm, lỏng như súp, cháo,… để bé dễ ăn hơn. Ngoài ra, bố mẹ cũng cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé, ưu tiên các thực phẩm giàu sắt, vitamin C, B12 để bé sớm lành vết nhiệt.
  • Cho bé uống nhiều nước: Cho bé uống nhiều nước có thể ngăn ngừa tình trạng mất nước, nguyên nhân khiến các vết loét trở nên trầm trọng hơn. Ngoài ra, việc bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể cũng có thể giúp thanh nhiệt, giải độc và nhanh khỏi nhiệt hơn. Với những bé đang còn bú mẹ, mẹ cần cho bú sữa nhiều hơn. Bởi trong sữa mẹ chứa nhiều chất kháng thể, giúp cải thiện sức đề kháng từ đó giúp việc nhiệt miệng nhanh khỏi hơn.
Cho bé uống đủ nước để phòng nhiệt
Cho bé uống đủ nước để phòng nhiệt

Bé bị nhiệt miệng chảy máu chân răng có thể gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt, ảnh hưởng tới sự phát triển của bé. Vì thế, bố mẹ cần hết sức chú ý, nếu thấy bé gặp các triệu chứng bất thường, bố mẹ cần nhanh chóng áp dụng các biện pháp điều trị sao cho phù hợp. Ngoài ra, việc đảm bảo chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh cũng là điều cần thiết giúp các bé sớm hồi phục.

XEM NGAY

Mách Bạn Cách Chữa Nhiệt Miệng Cho Bà Bầu An Toàn, Hiệu Quả

Mách Bạn Cách Chữa Nhiệt Miệng Cho Bà Bầu An Toàn, Hiệu Quả 

Nhiệt miệng là tình trạng không hiếm gặp khi mang thai. Mặc dù không phải bệnh nguy hiểm tới sức khoẻ, nhưng nhiệt miệng lại…
Chia sẻ
Bỏ qua