Viêm Loét Dạ Dày Tá Tràng Nên Ăn Gì Và Kiêng Ăn Gì?

Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh lý khá phổ biến ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Bệnh có thể gây rối loạn tiêu hóa nặng và dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày. Vậy bị viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì và kiêng gì để đảm bảo an toàn cho sức khỏe người bệnh?

Viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì và kiêng gi
Viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì và kiêng gi

Bị viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì

Người bị viêm loét dạ dày tá tràng ngoài điều trị bằng thuốc thì chế độ ăn uống cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Một số thực phẩm nên ăn người bệnh có thể tham khảo:

Thực phẩm dễ tiêu hóa

Dạ dày vốn đang bị tổn thương, vì vậy người bệnh cần ăn những món dễ tiêu hóa để giảm áp lực cho dạ dày. Một số món ăn mềm dễ tiêu hóa có thể kể đến như cháo, súp, khoai lang,…

Đồng thời bổ sung các chất đạm nhưng vẫn đảm bảo giảm áp lực cho hệ tiêu hóa như lòng trắng trứng gà, thịt gà (không da), thịt lợn nạc, tôm, cá,… và lưu ý tuyệt đối không ăn đồ sống, gỏi.

Ngoài ra người bệnh cũng cần ăn thêm các loại rau củ chứa nhiều vitamin, tốt cho hệ tiêu hóa, hạn chế tình trạng táo bón, tuy nhiên nên chú ý chọn các loại rau củ non để giảm chất xơ khó tiêu.

Viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn súp để dễ tiêu hóa
Viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn súp để dễ tiêu hóa

Thực phẩm bảo vệ niêm mạc dạ dày

Ngoài thực phẩm dễ tiêu, giảm tiết axit dạ dày, người bệnh nên kết hợp với những loại thực phẩm giảm tiết axit dạ dày, tạo lớp bảo vệ dạ dày, làm lành các vết viêm loét, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh như:

  • Bánh mì: Vừa dễ tiêu hóa, vừa giúp giảm đau, ngăn chặn viêm loét, thấm hút dịch vị từ đó hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày.
  • Sữa chua: Giúp làm lành các vết thương ở niêm mạc dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa và tạo lớp bảo vệ niêm mạc.
  • Chuối chín: Theo một số nghiên cứu, trong chuối chín có chứa thành phần gây ức chế hoạt động của vi khuẩn HP và tăng chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày rất tốt.
  • Nghệ và mật ong: Chính là bài thuốc trong đông y giúp điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả, với tác dụng giảm viêm, trung hòa axit và hạn chế các cơn đau.
  • Gừng: Có khả năng kháng viêm, ngăn ngừa tình trạng buồn nôn, giúp giảm đau, đồng thời trung hòa axit trong dịch vị dạ dày.
Bánh mì giúp thấm hút dịch vị từ đó hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày
Bánh mì giúp thấm hút dịch vị từ đó hạn chế tình trạng trào ngược dạ dày

Bị viêm loét dạ dày tá tràng nên kiêng ăn gì

Khi sử dụng một số thực phẩm không phù hợp sẽ khiến tình trạng viêm loét trở nên trầm trọng hơn, không có lợi cho quá trình điều trị. Bên cạnh việc ăn những loại thực phẩm dễ tiêu hóa, bảo vệ niêm mạc dạ dày thì người bị viêm loét dạ dày cần kiêng ăn những thực phẩm sau:

Thực phẩm khó tiêu

Đồ chiên xào chứa nhiều chất béo, dầu mỡ sẽ khiến việc tiêu hóa thức ăn trở nên khó khăn hơn, làm cho cơn đau dạ dày càng tồi tệ hơn và kèm theo các triệu chứng đầy bụng, ăn không tiêu, tiêu chảy,… và cũng ảnh hưởng xấu tới tim mạch.

Hơn nữa, thực phẩm khó tiêu thường chứa hàm lượng lớn acid cyanhydric gây hại cho bao tử. Do đó người bệnh cần tránh những loại thực phẩm như thịt mỡ, xúc xích, lạp xưởng, thịt hun khói, đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp,…

Những thực phẩm chứa chất xơ có thể tốt cho tiêu hóa, nhưng nếu quá nhiều lại tác dụng ngược lại làm cho dạ dày tốn nhiều thời gian để tiêu hóa như củ cải già, măng, mướp già, rau hẹ,…

Ngoài ra, các loại đồ uống có gas cũng khiến hệ tiêu hóa phải làm việc vất vả hơn, các tổn thương trong dạ dày không được làm lành sẽ ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.

Thực phẩm cay nóng, chua

Đối với người bị viêm loét dạ dày tá tràng, khi ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh sẽ càng khiến dạ dày phải co bóp mạnh hơn dẫn đến các cơn đau, lâu dần sẽ hình thành các tổn thương.

Thực phẩm cay nóng khi tiếp xúc với dạ dày sẽ làm tăng tiết axit dịch vị, khiến dạ dày co bóp, từ đó dẫn đến tăng các cơn đau, cảm giác nóng rát, khó chịu trong dạ dày và vết viêm loét lan rộng hơn.

Đồ cay nóng người bệnh cần kiêng ăn có thể kể đến như ớt, tiêu, tỏi,…

Bên cạnh đó những thức ăn chua chứa nhiều axit như chanh, các loại hoa quả có vị chua, thực phẩm lên men (cà muối, dưa muối, hành muối,…) có thể làm bào mòn dạ dày, thành ruột.

Viêm loét dạ dày tá tràng không nên ăn thực phẩm cay nóng
Viêm loét dạ dày tá tràng không nên ăn thực phẩm cay nóng

Thực phẩm chứa chất kích thích

Nếu không muốn vết viêm loét trầm trọng hơn và các cơn đau xảy ra thường xuyên thì bạn không nên sử dụng các đồ uống chứa caffeine và cồn như cafe, cacao, socola, bia, rượu.

Vì những loại thức uống này làm tăng sản xuất axit trong dạ dày, thậm chí nếu sử dụng nhiều và thường xuyên còn có thể dẫn đến xuất huyết dạ dày nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.

Thực phẩm sống, không đảm bảo vệ sinh

Các đồ ăn sống như hải sản, gỏi, thịt tái, nem chua,… mặc dù ngon miệng nhưng lại là những món ăn mà người bị viêm loét dạ dày tá tràng cần tránh. Vì những thực phẩm này chưa được xử lý qua nhiệt độ có thể chứa nhiều loại vi khuẩn có hại, đặc biệt là vi khuẩn HP một trong những nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày.

Những lưu ý khi bị viêm loét dạ dày tá tràng

Để quá trình điều trị hiệu quả, những người bị viêm loét dạ dày tá tràng cần kết hợp uống thuốc, ăn uống điều độ và sinh hoạt khoa học.

  • Nếu mắc bệnh béo phì càng dễ dẫn đến viêm loét dạ dày, do đó bạn hãy chú ý đến cân nặng của mình để điều tiết lượng thực phẩm nạp vào cơ thể mỗi ngày.
  • Không nên ăn quá nhiều, quá no vì có thể làm tăng áp lực cho dạ dày trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Bạn có thể chia nhỏ các bữa ăn theo thời gian hợp lý để dạ dày hoạt động hiệu quả hơn.
  • Không để bụng đói, đảm bảo ăn đúng giờ, đủ bữa, ăn chậm nhai kỹ.
  • Bổ sung thêm các thực phẩm có chứa vitamin A, K, D, axit folic, kẽm, sắt để trung hòa dạ dày tốt hơn.
  • Không nằm ngay sau khi vừa ăn xong vì sẽ gây trào ngược dạ dày thực quản. Bạn có thể nâng cao đầu khi ngủ để hạn chế bị trào ngược.
  • Không thức quá khuya, tập thể dục điều độ, luôn giữ tinh thần thoải mái.
  • Uống thuốc theo đơn của bác sĩ, không tự ý mua thuốc về sử dụng, đặc biệt là thuốc giảm đau vì đây cũng là nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày. Thay vào đó có thể dùng một số cách dân gian để giúp giảm đau an toàn và hiệu quả.
Tập thể dục điều độ và luôn giữ tinh thần thoải mái
Tập thể dục điều độ và luôn giữ tinh thần thoải mái

Trên đây là thông tin về viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì và kiêng gì? Ngoài việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học, người bệnh nên kết hợp các phương pháp điều trị để sớm cải thiện tình trạng bệnh và bảo vệ sức khỏe tốt hơn.

Xem thêm:

Array
Viêm loét dạ dày tá tràng có nguy hiểm không? Chuyên gia giải đáp

Viêm Loét Dạ Dày Tá Tràng Có Nguy Hiểm Không? Chuyên Gia Giải Đáp

Viêm loét dạ dày tá tràng có nguy hiểm không? Theo các chuyên gia, đây là căn bệnh phổ biến ở độ tuổi từ 30…