Viêm Loét Dạ Dày Ở Trẻ Em

Viêm loét dạ dày ở trẻ em không phải là căn bệnh hiếm gặp. Đây là bệnh lý về dạ dày có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng trẻ em nào nếu không biết cách chăm sóc trẻ khoa học. Vậy nguyên nhân do đâu gây ra tình trạng này và cách điều trị nào hiệu quả?

Viêm loét dạ dày ở trẻ em là bệnh gì?

Viêm loét dạ dày ở trẻ em tuy là bệnh ít gặp so với người lớn nhưng hiện nay, tình trạng các bé mắc phải căn bệnh này đang có xu hướng tăng cao. Viêm loét dạ dày là biểu hiện dạ dày bị tổn thương, dẫn đến hiện tượng viêm, loét ở niêm mạc.

Thông thường, các tổn thương này sẽ xảy ra ở lớp niêm mạc bảo vệ cuối cùng của dạ dày. Bệnh gây đau đớn và ảnh hưởng rất lớn đến hệ tiêu hóa nói riêng và sức khỏe, sự phát triển của trẻ nói chung.

Viêm loét dạ dày ở trẻ em hiện nay đang có xu hướng tăng cao
Viêm loét dạ dày ở trẻ em hiện nay đang có xu hướng tăng cao

Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày ở trẻ em

Viêm dạ dày ở trẻ nhỏ ngày càng có xu hướng tăng cao do nhiều nguyên nhân. Các yếu tố chính có thể gây ra tình trạng này ở trẻ là:

  • Trẻ bị nhiễm vi khuẩn HP: Đây là nguyên nhân rất phổ biến có thể gây ra viêm loét dạ dày tá tràng ở cả trẻ em và người lớn. Bé có thể bị lây nhiễm vi khuẩn này từ gia đình hoặc bạn bè.
  • Trẻ bị béo phì có nguy cơ viêm loét dạ dày cao hơn do sự co bóp tiêu hóa không ổn định.
  • Trẻ gặp nhiều áp lực, căng thẳng trong học tập, trong gia đình.
  • Trẻ dùng các loại thuốc chống viêm không chứa steroid để điều trị các bệnh lý như viêm khớp.

Ngoài ra, yếu tố môi trường và xã hội cũng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nguồn nước ô nhiễm, cho ăn cơm quá sớm hoặc thói quen mớm cơm cho các bé cũng khiến tỷ lệ trẻ bị viêm loét dạ dày tăng cao.

Các triệu chứng thường gặp

Để phát hiện sớm tình trạng viêm loét dạ dày, có hướng điều trị bệnh phù hợp, cha mẹ cần hết sức lưu ý đến các triệu chứng thường gặp ở trẻ như sau:

  • Các bé có dấu hiệu ợ hơi, ợ chua và ăn không ngon miệng.
  • Trẻ có thể bị nôn khan, nôn ói sau khi ăn.
  • Có các triệu chứng đau bụng âm ỉ, nhất là đau bụng ở vùng thượng vị, đau quanh rốn. Các cơn đau thường xuất hiện sau khi ăn và đau lúc nửa đêm.
  • Đôi khi trẻ có cảm giác bỏng rát ở thượng vị.
  • Bé có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón thường xuyên.
  • Biến chứng nguy hiểm của bệnh là xuất huyết dạ dày. Triệu chứng của biến chứng này là trẻ bị nôn ra máu, đi ngoài phân đen.

Các bậc cha mẹ cần hết sức chú ý đến tình trạng ăn uống của trẻ và các triệu chứng liên quan để có thể phát hiện bệnh kịp thời, từ đó việc điều trị mang lại hiệu quả hơn.

Trẻ thường có các triệu chứng đau bụng, ợ hơi, quấy khóc
Trẻ thường có các triệu chứng đau bụng, ợ hơi, quấy khóc

Viêm loét dạ dày ở trẻ em có gây nguy hiểm không?

Viêm loét dạ dày tá tràng ở trẻ là bệnh lý về tiêu hóa rất nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ. Trước hết, bệnh khiến trẻ kén ăn, chán ăn, ăn không ngon miệng dẫn đến thiếu hụt chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, gây ra tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ.

Suy dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ. Trẻ có thể thấp bé, nhẹ cân hơn so với các bạn đồng trang lứa và trí tuệ không được phát triển một cách tốt nhất.

Đặc biệt, khi bé bị viêm loét dạ dày có thể dẫn đến biến chứng xuất huyết dạ dày. Đây là biến chứng cực kỳ nguy hiểm, xảy ra khi các ổ viêm quá lớn, gây chảy máu trong dạ dày. Tình trạng này nếu không được cấp cứu kịp thời có thể dẫn đến tử vong do mất máu. Chính vì thế, cha mẹ không nên chủ quan và cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để kiểm tra nếu có các triệu chứng viêm dạ dày.

Cách điều trị viêm dạ dày ở trẻ em

Việc điều trị viêm dạ dày ở trẻ cần được thực hiện nhanh chóng, kịp thời ngay khi có dấu hiệu xuất hiện tình trạng bệnh. Các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để các bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây bệnh, từ đó có phương pháp khắc phục phù hợp. Hiện nay, có một số cách giúp chữa trị và hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả như sau:

Điều trị bằng thuốc

Việc điều trị viêm loét dạ dày bằng thuốc phải có sự chỉ định của bác sĩ. Thông thường, các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc cho trẻ trong trường hợp bệnh do vi khuẩn HP gây ra và nhóm thuốc điều trị nguyên nhân khác nếu có.

Nhóm kháng sinh điều trị do vi khuẩn HP:

  • Amoxicillin, Metronidazole.
  • Tetracycline, Hydroxylamine.
  • Clarythomycine.

Nhóm thuốc kháng sinh này có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại cho dạ dày. Các bậc cha mẹ không được tự ý dùng kháng sinh cho trẻ, cần sử dụng đúng liều lượng và đảm bảo thời gian điều trị theo đơn của bác sĩ.

Nhóm thuốc điều trị bệnh do nguyên nhân khác:

Thông thường, trẻ được chỉ định các loại thuốc điều trị các triệu chứng viêm loét dạ dày như thuốc ức chế bơm proton PPI gồm: Omeprazol, Pantoprazol, Lansoprazol… Sử dụng các thuốc kháng axit dịch vị.

Trên thực tế, việc sử dụng thuốc điều trị cho trẻ cần hết sức thận trọng, nhất là đối với trẻ dưới 6 tuổi. Các bác sĩ cần chẩn đoán được nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng bệnh cho trẻ, từ đó có thể chỉ định các loại thuốc phù hợp.

Sử dụng thuốc điều trị viêm loét dạ dày cho bé rất quan trọng
Sử dụng thuốc điều trị viêm loét dạ dày cho bé rất quan trọng

Điều trị không dùng thuốc

Ngoài phương pháp sử dụng thuốc, cha mẹ hoàn toàn có thể giúp bé cải thiện các triệu chứng bệnh tại nhà hiệu quả, từ đó giúp bé dễ chịu hơn và tăng hiệu quả điều trị bệnh.

  • Nên massage bụng cho bé nhẹ nhàng

Đây là phương pháp có thể giúp bé giảm đau nhanh chóng. Cha mẹ có thể dùng dầu ấm thoa lên vùng bụng cho trẻ và massage nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ giúp bé thoải mái hơn.

  • Giảm đau cho bé bằng mật ong và gừng

Gừng có tính ấm và vị cay giúp cải thiện triệu chứng đau nhức rất tốt. Bên cạnh đó, mật ong có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn rất mạnh, tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Việc kết hợp mật ong và gừng mang lại hiệu quả tốt trong hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày.

Cha mẹ cần chuẩn bị 1 củ gừng tươi gọt vỏ, rửa sạch rồi giã để chắt lấy nước cốt. Trộn nước cốt gừng với 1/2 thìa cà phê mật ong rồi cho trẻ uống 2 lần mỗi ngày.

  • Sử dụng sữa chua

Sữa chua không chỉ giúp trẻ ăn ngon miệng hơn mà còn có thể cải thiện các triệu chứng đau dạ dày hiệu quả nhờ tính mát và chứa nhiều lợi khuẩn. Cha mẹ có thể cho trẻ ăn sữa chua hàng ngày với lượng vừa phải để giúp hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn.

  • Chườm ấm cho bé để giảm đau

Khi bé có các triệu chứng đau, chướng bụng, cha mẹ nên dùng túi chườm ấm để chườm lên vùng bụng của bé. Nên chườm từ 1 đến 3 lần mỗi ngày cho bé và duy trì mỗi lần khoảng 15 phút. Nhờ đó, các cơn đau của bé có thể được xoa dịu.

  • Cho trẻ uống nhiều nước

Cha mẹ cần nhắc trẻ uống nước thường xuyên mỗi ngày. Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể sẽ giúp cân bằng được axit trong dạ dày, giảm thiểu các triệu chứng chướng bụng, ợ nóng, đầy hơi ở trẻ và giúp thức ăn tiêu hóa dễ dàng hơn.

Chế độ ăn cho trẻ bị viêm loét dạ dày

Chế độ ăn uống rất quan trọng đối với trẻ khi bị viêm loét dạ dày. Thực đơn khoa học sẽ có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm nguy cơ tiết axit dịch vị và cung cấp dưỡng chất cho bé. Các thực phẩm cần bổ sung trong chế độ ăn uống của bé khi bị bệnh là:

  • Nên sử dụng các nguồn protein từ thịt như lườn gà, nạc vai lợn, bổ sung sữa và trứng.
  • Nên tăng cường các chất béo từ cá giúp cung cấp axit béo thiết yếu cho cơ thể. Bổ sung các loại hải sản, thức ăn giàu kẽm trong khẩu phần ăn có thể giúp vết thương nhanh lành.
  • Tăng cường các nguồn vitamin từ rau củ, nhất là các loại rau chứa nhiều vitamin A và C.
  • Nên ăn các loại rau lá non như rau dền, mồng tơi hay rau đay.
  • Nếu trẻ nhỏ còn bú sữa mẹ, cần cho trẻ bú nhiều lần trong ngày.

Bên cạnh đó, các bậc cha mẹ cần lưu ý tránh cho bé ăn các thực phẩm sau:

  • Các thức ăn khó tiêu, chứa quá nhiều đạm hoặc mỡ động vật.
  • Không nên cho trẻ ăn quá nhiều bánh kẹo, thức ăn ngọt và các đồ ăn nhiều đường khác.
  • Các loại thực phẩm cứng, có thời gian tiêu hóa lâu như bí đỏ, mướp, rau muống, các loại thịt nhiều gân.
  • Không cho trẻ ăn các loại trái cây có tính chua và các thực phẩm lên men.
  • Tránh các món ăn có thể gây chướng bụng như hành, cần tây, giá đỗ.

Nên cho trẻ uống nhiều nước để cải thiện tình trạng bệnh
Nên cho trẻ uống nhiều nước để cải thiện tình trạng bệnh

Chữa viêm loét dạ dày cho bé ở đâu?

Việc điều trị kịp thời khi trẻ em bị viêm loét dạ dày rất quan trọng. Tuy nhiên nhiều bậc phụ huynh vẫn phân vân không biết nên đưa con mình đi khám và điều trị ở đâu. Dưới đây là gợi ý một số bệnh viện có thể điều trị viêm loét dạ dày rất tốt.

Bệnh viện Nhi Trung ương

Đây là bệnh viện đa khoa tuyến cuối chuyên chẩn đoán và điều trị bệnh cho trẻ em. Khi trẻ có dấu hiệu viêm loét dạ dày, cha mẹ có thể đưa bé đến khoa Tiêu hóa của bệnh viện để thăm khám và điều trị.

Tại đây có các bác sĩ Nhi khoa đầu ngành, giàu kinh nghiệm và có trang thiết bị chẩn đoán, điều trị hiện đại nên các bậc cha mẹ có thể hoàn toàn yên tâm.

  • Địa chỉ: 879 La Thành, P. Láng Thượng, Q. Đống Đa, Hà Nội.
  • Điện thoại: 024 6273 8532.

Bệnh viện Nhi đồng Thành phố

Là bệnh viện Nhi lớn nhất của TP Hồ Chí Minh và khu vực Nam bộ, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố là cơ sở y tế tiếp nhận điều trị các bệnh nhân nhi. Nơi đây có đội ngũ bác sĩ lành nghề và được đầu tư trang thiết bị y tế rất hiện đại. Các bé có triệu chứng viêm loét dạ dày có thể đến thăm khám tại bệnh viện này để đảm bảo được chăm sóc y tế một cách tốt nhất.

  • Địa chỉ: 15 đường Võ Trần Chí, P. Tân Kiên, Q. Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh.
  • Điện thoại: 028 2253 6688.

Bệnh viện Sản - Nhi Đà Nẵng

Đây là bệnh viện lớn của Đà Nẵng và khu vực miền Trung chuyên tiếp nhận và điều trị các ca bệnh sản, nhi. Chính vì thế, nếu ở khu vực này, các bậc cha mẹ có thể đưa con đến khám viêm loét dạ dày tại đây để đảm bảo con được điều trị tốt nhất. Bệnh viện có các bác sĩ Nhi khoa chuyên khoa tiêu hóa rất giàu kinh nghiệm cùng với trang thiết bị máy móc hiện đại giúp cha mẹ có thể yên tâm.

  • Địa chỉ: 402 đường Lê Văn Hiến, P. Khuê Mỹ, Q. Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.
  • Điện thoại: 0236 3957 777.

Cha mẹ nên cho trẻ đi khám sớm ngay khi có các triệu chứng để có phương pháp điều trị kịp thời
Cha mẹ nên cho trẻ đi khám sớm ngay khi có các triệu chứng để có phương pháp điều trị kịp thời

Những lưu ý khi trẻ bị viêm loét dạ dày

Viêm loét dạ dày gây ra nhiều hệ quả nghiêm trọng đối với sức khỏe của trẻ. Chính vì thế, ngoài việc đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám kịp thời, cha mẹ cần lưu ý:

  • Phải giữ vệ sinh cho trẻ sạch sẽ mỗi ngày. Tạo thói quen rửa tay trước khi ăn, khi đi từ bên ngoài về và sau khi đi vệ sinh cho trẻ.
  • Cho trẻ dùng riêng các vật dụng cá nhân như khăn mặt, bàn chải đánh răng để phòng ngừa các nguy cơ lây nhiễm khuẩn.
  • Cần giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh, nhà cửa được sạch sẽ, gọn gàng. Không cho trẻ chơi ở những nơi ẩm thấp, bẩn thỉu.
  • Tuyệt đối không nhai mớm cơm cho trẻ vì có thể khiến các vi khuẩn, giun và sán xâm nhập vào hệ tiêu hóa trẻ.
  • Hạn chế cho trẻ ăn các đồ ăn chiên xào, các loại thức ăn nhanh, đồ uống đóng hộp và đồ cay nóng.
  • Không nên cho trẻ dùng đồ chua và đồ uống có gas, tạo thói quen ăn uống lành mạnh cho bé.
  • Không nên bắt trẻ ăn quá nhiều, nên duy trì mức cân nặng của bé ở mức hợp lý để tránh nguy cơ gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe, nhất là các bệnh về dạ dày.
  • Cần cho trẻ ăn đúng giờ, đúng bữa và thay đổi thực đơn thường xuyên để kích thích khẩu vị của bé.

Trên đây là những thông tin về tình trạng viêm loét dạ dày ở trẻ em. Đây là tình trạng rất nguy hiểm, có thể khiến bé phải đối mặt với nhiều nguy cơ về sức khỏe. Cha mẹ cần hết sức chú ý và cho bé đi khám bệnh định kỳ để phát hiện sớm tình trạng bệnh nếu có.

Xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Viêm Loét Dạ Dày Tá Tràng Nên Ăn Gì?

Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh lý khá phổ biến ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Bệnh có thể gây rối loạn tiêu hóa nặng và dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày. Vậy bị viêm loét dạ dày...

Viêm Loét Dạ Dày Tá Tràng Có Nguy Hiểm Không?

Viêm loét dạ dày tá tràng có nguy hiểm không? Theo các chuyên gia, đây là căn bệnh phổ biến ở độ tuổi từ 30 - 50, tiềm tàng nhiều biến chứng khó lường, thậm chí đe dọa cả tính mạng. Để tìm hiểu chi tiết hơn, người bệnh hãy...

Bệnh liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *