Viêm Da Cơ Địa Có Lây Không? Phòng Ngừa Bệnh Thế Nào?

Viêm da cơ địa là một căn bệnh khá phổ biến tại Việt Nam. Trung bình có khoảng 5% dân số ở nước ta mắc phải căn bệnh da liễu này. Vậy bệnh lý viêm da cơ địa có lây không? Phòng ngừa bệnh như thế nào? Bài viết sau đây của DrVitamin sẽ cùng bạn đi tìm lời giải đáp cho thắc mắc này.

Viêm da cơ địa có lây không?

Viêm da cơ địa là một trong những căn bệnh da liễu phổ biến và có rất nhiều người mắc phải căn bệnh này. Bệnh có dấu hiệu đặc trưng là da khô, ngứa, sần sùi và chuyển thành màu hồng đỏ. Cũng bởi đây là một căn bệnh da liễu gây ra nhiều khó chịu và làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ nên nhiều người thắc mắc viêm da cơ địa có lây không?

Viêm da cơ địa là một trong những căn bệnh da liễu phổ biến
Viêm da cơ địa là một trong những căn bệnh da liễu phổ biến

Thực tế cho thấy, viêm da cơ địa không có tính lây lan từ người bệnh sang người khác thông qua quá trình ăn uống, giao tiếp, sinh hoạt chung,… Ngay cả khi bạn tiếp xúc trực tiếp với dịch mủ và máu của người bệnh tại vết thương thì cũng không làm tăng nguy cơ lây nhiễm căn bệnh này.

Tuy nhiên, bệnh viêm da cơ địa lại có tính di truyền từ ông bà, cha mẹ sang cho con cái. Cụ thể, nếu trong gia đình có cả bố và mẹ đều bị mắc viêm da cơ địa thì tỷ lệ lây truyền bệnh sang cho con là 80%. Nếu chỉ có bố hoặc mẹ bị viêm da cơ địa thì tỷ lệ này sẽ giảm xuống còn 50%. Ngoài ra, nếu các thành viên khác trong gia đình cũng bị bệnh ví dụ: Ông bà, anh chị em, cô dì chú bác,… thì tỷ lệ bị di truyền bệnh cũng sẽ cao hơn.

Bệnh không lây từ người sang người nhưng có khả năng di truyền
Bệnh không lây từ người sang người nhưng có khả năng di truyền

Ngoài ra, có một vài yếu tố làm tăng nguy cơ bị viêm da cơ địa ở người bệnh đó là:

  • Tiền sử bị dị ứng với các loại thuốc, hóa chất, phấn hoa, thức ăn, bụi, côn trùng,…
  • Mắc các bệnh lý liên quan đến viêm da dị ứng, viêm mũi dị ứng, vảy nến, hen phế quản,…
  • Thường xuyên hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc lá trong thời gian dài.
  • Mỗi trường sống ô nhiễm, bụi bẩn.
  • Thời tiết giao mùa, đặc biệt là vào mùa đông, khô hanh.
  • Thường xuyên bị căng thẳng, stress, mệt mỏi, mất ngủ.
  • Bị suy giảm hệ miễn dịch do nhiễm trùng hoặc các bệnh lý cấp tính khác.

Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh viêm da cơ địa hiệu quả

Bệnh viêm da cơ địa không quá nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị kịp thời, bệnh vẫn có khả năng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Viêm loét, nhiễm trùng, hoại tử da, sốt rét, hen suyễn, suy hô hấp, viêm mí mắt, viêm kết mạc mắt, tổn thương nội tạng, suy tạng, thậm chí là tử vong.

Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nên cần phòng ngừa và điều trị từ sớm
Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nên cần phòng ngừa và điều trị từ sớm

Vì vậy việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị căn bệnh này rất được mọi người chú ý. Dưới đây là một số vấn đề bạn đọc cần quan tâm:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung thêm nhiều thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất để nâng cao sức đề kháng, giúp phòng chống lại bệnh tật nguy hiểm.
  • Hạn chế sử dụng thực phẩm lên men, đồ ăn cay nóng nhiều dầu mỡ, đồ uống có cồn,… để tránh làm tăng phản ứng khiến bệnh viêm da cơ địa ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Nên mặc quần áo rộng rãi, hạn chế mặc những đồ bó sát vào vùng da bị bệnh để tránh gây bí bách, ngứa ngáy khó chịu.
  • Uống nhiều nước hơn để cung cấp độ ẩm cho da, giúp thanh lọc cơ thể để hỗ trợ quá trình thải độc qua da hiệu quả.
  • Làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, đi ngủ sớm và ngủ đủ 7-8 tiếng/ngày để cơ thể luôn khỏe mạnh. Khi hệ miễn dịch hoạt động tốt sẽ tự khắc tiêu diệt và đào thải những vi khuẩn, virus gây hại.
  • Hạn chế nên tắm nước quá nóng vào mùa đông. Ngoài ra bạn cũng không nên tắm lâu sẽ khiến da dễ bị khô ráp, ngứa ngáy, nứt nẻ.
  • Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da uy tín, chất lượng, có nguồn gốc từ tự nhiên. Tránh dùng những sản phẩm chứa chất hóa học, cồn, hương liệu, chất bảo quản,…
  • Luôn giữ cho môi trường sống được sạch sẽ, khô thoáng, cân bằng độ ẩm để tránh phòng quá ẩm mốc hoặc quá khô.
  • Thường xuyên vệ sinh tay chân sạch sẽ bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc sau khi da tay tiếp xúc với đất cát, nước bẩn hoặc những bề mặt chứa nhiều vi khuẩn.

Như vậy bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc bệnh viêm da cơ địa có lây không? Hy vọng những chia sẻ này đã giúp bạn đọc có thêm được nhiều kiến thức hữu ích. Từ đó giúp bạn có thể chủ động hơn trong việc phòng ngừa và điều trị căn bệnh này. 

14 Cách Trị Viêm Da Cơ Địa Tại Nhà Không Dùng Thuốc Hiệu Quả

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Viêm Da Cơ Địa Kiêng Gì Và Nên Ăn Gì Để Bệnh Nhanh Khỏi?

Viêm Da Cơ Địa Kiêng Gì Và Nên Ăn Gì Để Bệnh Nhanh Khỏi?

Những người bị viêm da cơ địa đều gặp phải rất nhiều triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra như ngứa ngáy, đau rát,…
Viêm Da Cơ Địa Có Chữa Khỏi Được Không? Có Gây Sẹo Không?

Viêm Da Cơ Địa Có Chữa Khỏi Được Không? Có Gây Sẹo Không?

Viêm da cơ địa là bệnh lý khá phổ biến mà nhiều người Việt Nam mắc phải. Bệnh không quá nguy hiểm nhưng lại gây…