Vi Khuẩn HP

Vi khuẩn HP là gì và tác động đến cơ thể người như thế nào? Được biết, đây là vi khuẩn tồn tại trong môi trường dạ dày của con người. Chúng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các bệnh lý về đường tiêu hóa. Để tìm hiểu chi tiết về loại vi khuẩn này cũng như con đường lây nhiễm và cách điều trị, các bạn hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.  

Vi khuẩn HP là gì?

Vi khuẩn HP có tên đầy đủ là Helicobacter Pylori, chúng sinh sống và phát triển trong môi trường dạ dày người. Hiện nay, có nhiều loại khuẩn HP khác nhau, tuy nhiên HP mang gen CagA mới là nguyên nhân chính gây ra các bệnh lý về dạ dày - tá tràng ở người. Loại vi khuẩn này có khả năng tiết ra Enzym Urease đặc biệt và phù hợp để thích nghi với môi trường acid của dạ dày. Bởi vậy, nó sẽ gây ra các tổn thương và làm trầm trọng hơn tình trạng viêm nhiễm ở cơ quan này.

Bệnh lý về dạ dày nguyên nhân do khuẩn HP nếu không kịp thời được can thiệp và điều trị đúng cách sẽ nhanh chóng phát triển sang giai đoạn mãn tính. Từ đó sức khỏe bị ảnh nghiêm trọng, nguy hiểm hơn là dẫn tới ung thư dạ dày đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Theo các báo cáo mới nhất, khoảng 1% bệnh nhân nhiễm khuẩn HP diễn tiến thành ung thư.

Vi khuẩn HP là gì?
Vi khuẩn HP là gì?

Hiện nay, hơn ½ dân số trên thế giới nhiễm vi khuẩn HP, còn riêng với Việt Nam con số này lên đến 70%. Tuy nhiên phần lớn số người nhiễm không có biểu hiện hay triệu chứng nào của bệnh lý dạ dày. Chỉ khi chúng phát triển mạnh và tấn công lớp niêm mạc, người bệnh mới có thể phát hiện ra.

Bởi vậy người bệnh hãy thực hiện một sống khoa học, lành mạnh để vi khuẩn HP không có điều kiện sinh sôi, phát triển. Ngoài ra, nếu thấy cơ thể có bất kỳ biểu hiện khác thường nào cùng các dấu hiệu nhiễm khuẩn, hãy nhanh chóng liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ.

Con đường lây nhiễm vi khuẩn HP vào cơ thể người?

HP là loại vi khuẩn phổ biến với số lượng người nhiễm ngày càng tăng cao. Nguyên nhân do chúng dễ dàng lây nhiễm từ người này sang người khác thông qua nhiều con đường. Cụ thể như:

Đường miệng

Đây là con đường lây lan bệnh phổ biến nhất. Bởi chỉ cần tiếp xúc với nước bọt hay dịch tiết đường tiêu hóa của người bệnh, bạn hoàn toàn có thể nhiễm khuẩn HP. Ngoài ra khuẩn này có thể lây truyền nếu hôn hoặc dùng chung các đồ dùng cá nhân, dụng cụ ăn uống. Chính vì vậy, người thân và người tiếp xúc gần với người bệnh sẽ có nguy cơ nhiễm rất cao.

Đường phân

Vi khuẩn HP trong dạ dày cũng sẽ được đào thải một phần qua phân nên dễ gây lây lan trong cộng đồng. Đặc biệt, nếu bạn không giữ vệ sinh sạch sẽ hoặc có thói quen ăn các loại rau sống, cá sống, nguy cơ nhiễm khuẩn đường ruột là rất lớn.

Đường khác

Ngoài ra, vi khuẩn HP cũng có thể lây nhiễm khi bạn sử dụng chung các dụng cụ y tế không được tiệt trùng, vệ sinh kỹ càng như dụng cụ nha khoa, ống nội soi,... Tuy nhiên tỷ lệ lây nhiễm qua con đường này không cao.

Qua đây, chắc chắn bạn đọc có thể thấy vi khuẩn HP rất dễ lây nhiễm trong cộng đồng. Bởi vậy, chúng ta tuyệt đối không được chủ quan trong sinh hoạt mà phải luôn cẩn thận để phòng ngừa tối đa nguy cơ nhiễm bệnh.

Đối tượng nào dễ nhiễm vi khuẩn HP?

Dựa trên các con đường lây nhiễm vi khuẩn HP, chúng ta có thể thấy bất cứ ai cũng có khả năng là đối tượng của bệnh lý này. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh cao hay thấp còn phụ thuộc vào một số yếu tố như thói quen sống, môi trường sinh hoạt và tuổi tác.

Những đối tượng dễ nhiễm vi khuẩn HP bao gồm:

Xem thêm: Đau Dạ Dày: Vị Trí Dấu Hiệu Bệnh, Cách Chữa An Toàn Hiệu Quả

Trẻ nhỏ dễ nhiễm vi khuẩn HP
Trẻ nhỏ dễ nhiễm vi khuẩn HP

  • Trẻ nhỏ là đối tượng có nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn HP trong dạ dày cao nhất hiện nay. Nguyên nhân bởi trẻ em chưa ý thức được trong việc giữ gìn vệ sinh, hơn nữa sức đề kháng còn yếu kém. Ngoài ra, bố mẹ và người thân thường có thói quen hôn môi trẻ cũng khiến bé dễ bị lây nhiễm hơn người bình thường.
  • Những người thường xuyên sống ở môi trường đông đúc như ký túc xá, quân đội hoặc gia đình nhiều người. Bởi chỉ cần 1 người nhiễm vi khuẩn HP là có thể lây lan cho cả tập thể.
  • Khu vực sống bị thiếu nước sạch, thực phẩm nhiễm bẩn và vệ sinh môi trường kém.

Theo báo cáo, ở nhóm nước đang phát triển, đối tượng có nguy cơ bị nhiễm khuẩn cao là trẻ em từ 2 - 8 tuổi và người lớn trên 20 tuổi. Còn với các nước phát triển thường tập trung ở độ tuổi >50 tuổi. Bởi vậy, để kiểm soát bệnh, cách tốt nhất là bạn nên thực hiện thăm khám định kỳ để sớm phát hiện và điều trị kịp thời.

Dấu hiệu cho thấy dạ dày bị nhiễm vi khuẩn HP

Người bị nhiễm vi khuẩn HP vẫn có thể sống khỏe mạnh bình thường và không xuất hiện bất kỳ triệu chứng rõ ràng nào. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp bệnh nhân, có thể xảy ra viêm loét dạ dày. Các biểu hiện cụ thể như sau:

  • Cảm thấy đau bụng sau khi ăn, đặc biệt là rát nóng tại vùng dạ dày, tá tràng.
  • Thường xuyên cảm thấy buồn nôn hoặc có thể nôn nhiều.
  • Liên tục ợ hơi, ợ chua và ợ nóng.
  • Mất cảm giác ngon miệng, đầy hơi, chướng bụng và khó tiêu.
  • Cơ thể suy nhược, giảm cân nhanh chóng và không tăng cân trở lại được.
  • Trường hợp nhiễm khuẩn lâu ngày có thể nôn ra máu, đại tiện ra phân màu đen hoặc có lẫn máu đỏ tươi.

Nếu người bệnh thấy xuất hiện các triệu chứng trên hoặc nghi ngờ nhiễm vi khuẩn HP, cần nhanh chóng đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và kịp thời điều trị. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm do khuẩn HP gây ra.

Dạ dày nhiễm vi khuẩn HP có gây nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia, nhiễm vi khuẩn HP hoàn toàn có thể kiểm soát và khắc phục được nếu phát hiện sớm và kịp thời điều trị. Ngược lại, nếu bạn chủ quan để tình trạng này kéo dài, niêm mạc dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng rất có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Điển hình như:

Vi khuẩn HP có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm
Vi khuẩn HP có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm

  • Tắc nghẽn dạ dày: Lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương lâu ngày nguy cơ cao làm hình thành khối u. Điều này sẽ ngăn cản quá trình tiêu hóa thức ăn từ dạ dày xuống ruột non. Trong nhiều trường hợp, người bệnh còn có thể bị biến chứng tắc ruột nghiêm trọng.
  • Xuất huyết dạ dày: Nếu thành dạ dày bị bào mòn gây thương tổn đến mao mạch máu có thể dẫn đến xuất huyết dạ dày. Cơ thể bị thiếu sắt, thiếu máu và xuất hiện các triệu chứng nôn hoặc đại tiện ra máu.
  • Viêm phúc mạc: Nguy cơ dẫn đến niêm mạc bụng bị nhiễm trùng, thường xuyên xuất hiện cơn đau âm ỉ, khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng,...
  • Thủng dạ dày: Vết loét dạ dày trong trường hợp bị tổn thương nghiêm trọng có thể dẫn đến bị thủng. Lúc này, người bệnh cần được tiến hành phẫu thuật cắt bỏ một phần dạ dày tránh làm tình trạng nghiêm trọng hơn.
  • Ung thư dạ dày: Theo các nghiên cứu, người bệnh nhiễm khuẩn HP có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày cao hơn 8 lần so với người bình thường.

Vi khuẩn HP có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho dạ dày và cơ thể người. Bởi vậy, các bạn cần hết sức lưu ý chăm sóc sức khỏe và thực hiện một lối sống lành mạnh để bảo vệ bản thân.

Có chữa được tính trạng nhiễm khuẩn HP không?

Vi khuẩn Hp có chữa được không và cần điều trị trong bao lâu đang là băn khoăn, lo lắng của không ít người bệnh. Thông thường, khi bạn bị nhiễm khuẩn HP, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng sinh kéo dài trong ít nhất 2 tuần. Sau đó, nếu thấy hiệu quả, người bệnh sẽ cần dùng thêm 4 - 8 tuần để phục hồi và làm lành các vết viêm loét ở dạ dày, tá tràng.

Tuy nhiên, vi khuẩn HP trong dạ dày rất dễ kháng thuốc. Nó được xếp vào top 12 loại vi khuẩn kháng kháng sinh nguy hiểm nhất hiện nay. Bởi vậy, bị nhiễm vi khuẩn HP có chữa khỏi được không và thời gian điều trị nhanh hay chậm phụ thuộc hoàn toàn vào ý thức của người bệnh.

Trên thực tế, hoàn toàn có thể loại bỏ vi khuẩn HP ra khỏi cơ thể, nếu người bệnh tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị và thực hiện một lối sống lành mạnh. Ngoài ra, sau khi điều trị bạn cũng cần chú ý sinh hoạt và ăn uống khoa học, tuyệt đối không uống nhiều bia rượu hay thức khuya và để tâm trạng stress kéo dài. Những yếu tố này sẽ làm vi khuẩn HP tái phát lại trong dạ dày gây ra đau đớn, viêm nhiễm khó chịu cũng như nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Làm sao để phát hiện vi khuẩn HP kịp thời?

Để xác định được chính xác mình có đang bị nhiễm vi khuẩn HP hay không, bạn nên thăm khám sớm tại các bệnh viện và cơ sở y tế uy tín. Hơn nữa, vi khuẩn HP có thể gây viêm loét dạ dày nhưng không phải ai nhiễm khuẩn này đều bị bệnh. Bởi vậy, việc tiến hành các chẩn đoán là rất cần thiết. Tùy vào biểu hiện bệnh và thể trạng của từng người, bác sĩ sẽ đưa ra những chỉ định phù hợp.

Hiện nay có 2 phương pháp chính để chẩn đoán vi khuẩn HP bao gồm:

Cách phát hiển bệnh kịp thời
Cách phát hiển bệnh kịp thời

Phương pháp xâm phạm:

  • Xét nghiệm urease: Mục đích để phát hiện men urease của HP. Xét nghiệm này được thực hiện nhanh chóng, đơn giản, chi phí khá thấp, hơn nữa hiệu quả chẩn đoán có độ chính xác tương đối cao đạt >95%.
  • Nuôi cấy: Đây là phương pháp xét nghiệm đặc hiệu, được đánh giá là có khả năng chẩn đoán nhiễm HP chính xác nhất. Bên cạnh đó, trong trường hợp điều trị không hiệu quả, việc nuôi cấy còn được dùng làm công cụ kiểm tra tình trạng kháng thuốc của HP. Tuy nhiên, phương pháp này chịu ảnh hưởng của các yếu tố như mật độ vi khuẩn, môi trường nuôi cấy nên cần xem xét kỹ càng trước khi thực hiện.
  • Chẩn đoán MBH: Xét nghiệm này được sử dụng phổ biến trong chẩn đoán nhiễm HP, độ nhạy và độ chính xác đạt >95%. Ngoài ra, phương pháp MBH còn giúp bác sĩ có thể đánh giá được mức độ tổn thương của dạ dày.
  • Kỹ thuật PCR (Polymerase chain reaction): Đây là kỹ thuật chẩn đoán tiến tiến nên hiện tại chưa có nhiều phòng xét nghiệm đạt chuẩn có thể thực hiện được. Độ chính xác của phương pháp PCR đạt >90%.

Phương pháp không xâm phạm:

  • Xét nghiệm hơi thở: Đây là phương pháp chẩn đoán đơn giản, dễ thực hiện với độ chính xác đạt trên >90%. Tuy nhiên, xét nghiệm này có chi phí khá cao nên ít được sử dụng ở Việt Nam.
  • Xét nghiệm máu (Tìm kháng thể kháng HP trong huyết thanh): Máu được lấy làm bệnh phẩm để kiểm tra xem cơ thể có kháng thể chống lại vi khuẩn HP không, nếu có đồng nghĩa với việc bạn bị nhiễm vi khuẩn HP. Xét nghiệm này có độ chính xác trên 90%.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Phương pháp này được thực hiện nhằm tìm kháng thể kháng vi khuẩn HP thông qua nước tiểu. Xét nghiệm được thực hiện nhanh chóng chỉ trong vòng 10 - 20 phút, độ chính xác đạt 80 - 90%.
  • Xét nghiệm phân: Thực hiện phương pháp này nhằm tìm ra các protein ngoại lai (Kháng nguyên) của HP trong phân. Độ chính xác đạt khoảng 94 - 95%.

Hướng dẫn điều trị vi khuẩn HP trong dạ dày

Làm sao để tiêu diệt vi khuẩn HP tồn tại trong dạ dày nhanh nhất đang là mối quan tâm của nhiều người bệnh. Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị để bạn có thể lựa chọn áp dụng. Tuy nhiên, tùy theo tình trạng sức khỏe và mức độ nặng của bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ phù hợp. Kết hợp thêm việc thử khả năng tương tác với thuốc để đưa ra chỉ định tốt nhất.

Một số phương pháp được áp dụng điều trị nhiễm khuẩn HP dạ dày có thể kể đến như sau:

Uống thuốc Tây y diệt khuẩn HP

Điều trị nhiễm khuẩn HP bằng thuốc Tây là phương pháp có thể sử dụng được với hầu hết các trường hợp và đang được áp dụng phổ biến hiện nay. Thuốc Tây cho tác dụng nhanh chóng, kịp thời để tiêu diệt vi khuẩn và kiểm soát tốt các triệu chứng bệnh.

Thông thường các bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc sau:

  • Thuốc kháng sinh: Tác dụng tiêu diệt vi khuẩn HP trong dạ dày. Một số thuốc đang được sử dụng phổ biến là: Clarithromycin, Metronidazol, Amoxicillin, Tinidazol,...
  • Thuốc ức chế bơm proton: Các loại thường được dùng gồm Lansoprazol, Omeprazol, Esomeprazole và Rabeprazole. Chúng giúp giảm nhanh các triệu chứng của hệ tiêu hóa do tăng acid.
  • Thuốc anti H2: Đây là nhóm thuốc ức chế giải phóng histamin và giảm acid trong dạ dày, từ đó cải thiện hiệu quả các triệu chứng. Tuy nhiên, thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như tiêu chảy, chóng mặt, buồn nôn,.... Bởi vậy, người bệnh cần lưu ý trong quá trình sử dụng để báo lại với bác sĩ điều trị.
  • Thuốc trung hòa acid: Giúp kiểm soát tình trạng tiết acid trong dịch vị dạ dày. Các loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân sẽ chứa thành phần CaCO3 và NaHCO3.
  • Thuốc bảo vệ niêm mạc: Công dụng là tạo lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày, đồng thời chống vi khuẩn gây hại và ngăn acid tiết quá mức cho phép. Một số loại thuốc thường được kê bao gồm Sucralfate, Prostaglandin, Bismuth,...

Quá trình điều trị vi khuẩn HP ra khỏi cơ thể gặp nhiều khó khăn do chúng dễ kháng thuốc và tái phát. Bởi vậy, sau một thời gian sử dụng, người bệnh cần đi thăm khám và chẩn đoán lại.

Đối với trường hợp kháng thuốc, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng kháng sinh mạnh hơn. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không tự ý tăng chỉnh liều lượng mà phải tuân theo hướng dẫn, nhằm tránh các tác dụng phụ không mong muốn xảy ra.

Bài thuốc dân gian

Các bài thuốc dân gian từ xưa đã được chứng minh đem đến công dụng tốt trong cải thiện nhiều bệnh lý. Trong đó, đặc biệt phải kể đến bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng nguyên nhân do vi khuẩn HP. Cách chữa này còn được đánh giá là đơn giản, dễ thực hiện lại an toàn, lành tính với mọi người dùng.

Một số bài thuốc được nhiều người tin tưởng áp dụng hiện nay bao gồm:

Cây dạ cẩm

Dạ cẩm mọc nhiều ở vùng núi phía Bắc, có công dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, kháng khuẩn. Bởi vậy mà nó đã trở thành vị thuốc Nam được dùng để điều trị vi khuẩn HP trong dạ dày. Trong loại thảo dược này chứa các hoạt chất alkaloid, anthraglycosid và saponin không chỉ giúp ức chế khuẩn HP mà còn giúp làm lành những ổ viêm, loét tại niêm mạc dạ dày.

Bài thuốc dân gian chữa bệnh
Bài thuốc dân gian chữa bệnh

Cách thực hiện như sau:

  • Cách 1 - Hãm lấy nước uống: Người bệnh cần chuẩn bị 20 - 40g dạ cẩm khô, dùng sắc lấy nước uống hoặc hãm như trà. Để thêm vị ngọt cho dễ uống hơn, bạn có thể cho vào một chút đường. Mỗi ngày uống 2 lần trước bữa ăn hoặc khi bị những cơn đau hành hạ. Kiên trì uống đều đặn đến khi khỏi hoàn toàn.
  • Cách 2 - Làm cao dạ cẩm mật ong: Chuẩn bị 5 - 7 lá dạ cẩm, 2kg đường kính và 1kg mật ong. Bạn đem lá dạ cẩm rửa sạch và ngâm với nước muối pha loãng để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn. Sau đó cho nước và lá dạ cẩm vào nấu, chờ đến khi cô đặc lại thì bỏ đường, mật ong vào khuấy đều. Hỗn hợp thu được bảo quản trong hộp thủy tinh kín, mỗi ngày lấy 10 - 15g ra dùng dần đến khi bệnh khỏi hẳn.

Cây xăng sê

Cây xăng sê hay còn được gọi là cây ngũ sắc, trong loại thảo dược này chứa thành phần quercetin. Bởi vậy có tác dụng chống oxy hóa, giảm đau, kháng viêm và tiêu diệt các vi khuẩn gây hại, đồng thời chữa lành các vết thương.

Cách thực hiện như sau:

  • Cách 1 - Dùng dạng tươi: Người bệnh chuẩn bị  5 - 6 lá cây xăng sê, rửa sạch và ngâm với nước muối pha loãng. Sau đó lấy nhai trực tiếp với muối và nuốt. Mỗi ngày áp dụng như vậy 2 lần, sau khoảng 15 ngày bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt
  • Cách 2 - Dùng dạng khô: Người bệnh chuẩn bị 40 - 60 lá xăng sê khô, rửa sạch sau đó sắc lấy nước uống. Dùng đều đặn trong vòng 10 ngày, bạn sẽ thấy các cơn đau được thuyên giảm nhanh chóng.

Cây hoàng liên

Cây hoàng liên còn gọi với tên khác là chi liên, được dùng nhiều trong các bài thuốc dân gian chữa bệnh. Vị thuốc này có tác dụng kháng khuẩn, thanh nhiệt giải độc, giảm sưng tiêu viêm nên được sử dụng để điều trị bệnh dạ dày, đặc biệt là nguyên nhân do vi khuẩn HP.

Cách thực hiện như sau:

  • Người bệnh cần chuẩn bị 8g hoàng liên, 15g hoàng cầm, 20g mai mực, 20g mạch nha, 6g cam thảo, 12g sơn chi, 12g đại táo, 500ml nước lọc.
  • Đem tất cả nguyên liệu đi rửa sạch rồi sắc với nước. Đun với lửa nhỏ, đến khi thuốc cạn còn 200ml thì tắt bếp.
  • Chia đôi lượng nước trên ra và dùng uống sau mỗi bữa ăn, lưu ý không để thuốc qua đêm.
  • Duy trì cách làm này liên tục 2 - 3 tuần, bạn đi kiểm tra sẽ thấy bệnh có những chuyển biến tích cực.

Một số biện pháp hỗ trợ điều trị vi khuẩn HP

Ngoài cách dùng thuốc Tây và một số mẹo dân gian tại nhà tiêu diệt vi khuẩn HP, người bệnh cũng có thể áp dụng các biện pháp dưới đây:

  • Vật lý trị liệu: Theo y học cổ truyền, một số huyệt vị có mối liên quan trực tiếp đến dạ dày, đặc biệt là huyệt Trung quản, Hòa vị chỉ thống, Vụ du,... Khi tác động vào các huyệt đạo sẽ tăng cường chức năng thông giáng vị khí, tiết nhiệt, đại bổ trung khí, ôn vị, tán hàn. Đặc biệt giúp thư giãn dạ dày, điều khí khí huyết và ức chế được sự phát triển của khuẩn HP.

Phương pháp bấm huyệt có hiệu quả không?
Phương pháp bấm huyệt có hiệu quả không?

  • Bài thuốc Đông y: Đây là phương pháp điều trị vi khuẩn HP đã có từ lâu đời, đến nay vẫn mang đến công dụng rất tốt và có nhiều ưu điểm vượt trội. Các bài thuốc Đông y tập trung điều trị tận gốc vi khuẩn HP trú ngụ trong dạ dày, sau đó đào thải chúng ra ngoài cơ thể. Đồng thời, hỗ trợ làm lành các vết viêm loét và phục hồi chức năng của dạ dày. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý tìm đến các nhà thuốc Đông y uy tín để thăm khám và bốc thuốc phù hợp với tình trạng bệnh.

Bị nhiễm khuẩn HP nên ăn gì, kiêng gì?

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người bệnh, đồng thời giúp rút ngắn thời gian điều trị vi khuẩn HP và cải thiện chức năng dạ dày.

Thực phẩm tốt cho người bị nhiễm khuẩn HP

Dưới đây là vài gợi ý cho những bạn đang thắc mắc bị vi khuẩn HP nên ăn gì.

  • Thực phẩm chứa Probiotics: Vi khuẩn HP phát triển trong dạ dày có thể khiến nồng độ PH mất cân bằng, các lợi khuẩn trong đường ruột suy giảm. Bởi vậy bổ sung sữa chua, đồ uống lên men tự nhiên,... chứa nhiều Probiotics sẽ giúp cân bằng lại trạng thái của dạ dày. Đồng thời giúp đẩy nhanh quá trình làm lành các vết viêm loét và cải thiện các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, khó tiêu, buồn nôn,...
  • Nhóm chất béo lành mạnh: Điển hình phải kể đến omega 3, omega 6 rất có lợi cho sức khỏe. Các chất béo này không trực tiếp tiêu diệt vi khuẩn HP nhưng giúp giảm viêm nhiễm, làm lành niêm mạc dạ dày đang bị tổn thương. Đồng thời, chúng có khả năng bảo vệ các tế bào khỏi sự xâm lấn của các gốc tự do. Bạn có thể bổ sung qua các thực phẩm như: Cá thu, cá hồi, hạt chia, hạt đậu nành,...
  • Bắp cải và súp lơ xanh: Sulforaphane có trong 2 thực phẩm này có khả năng tiêu diệt vi khuẩn HP tồn tại trong dạ dày. Bên cạnh đó, các loại rau này cũng bổ sung cho cơ thể thêm chất xơ, khoáng chất và chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe. Từ đó chúng giúp cải thiện hệ tiêu hóa và giảm lượng acid dư thừa trong dạ dày.
  • Củ nghệ: Loại gia vị này chứa các thành phần đặc biệt tốt trong việc điều trị các bệnh lý về dạ dày như: Giúp trung hòa acid trong dịch vị, ngăn chứng trào ngược. Đặc biệt là giảm nguy cơ ung thư do nhiễm khuẩn HP lâu năm.
  • Mật ong: Thực phẩm này chứa một lượng lớn acid amin giúp bồi bổ cơ thể, cải thiện sức đề kháng và giảm suy nhược. Ngoài ra, trong mật ong còn có các loại khoáng chất, vitamin C, B2, B4, B6,... hỗ trợ giảm hoạt động của vi khuẩn HP, kháng viêm, tiêu sưng và chữa lành vết thương.

Người bệnh không nên ăn gì?

Tất cả những thực phẩm bạn nạp vào cơ thể đều ảnh hưởng trực tiếp đến dạ dày - cơ quan tiêu hóa thức ăn. Bởi vậy bạn nên chú ý kiêng một số loại sau đây để giúp dạ dày khỏe mạnh và ngăn chặn vi khuẩn  HP phát triển.

  • Trái cây chứa nhiều acid: Các loại quả như quýt, cam, bưởi, cà chua,... chứa nhiều acid. Nếu ăn nhiều, chúng sẽ làm tăng lượng acid và khiến những vết viêm loét tại niêm mạc trở nên trầm trọng hơn. Đây là điều kiện cho vi khuẩn HP có cơ hội bùng phát, gây bệnh lý dai dẳng ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Socola: Caffeine có trong socola có khả năng gây kích ứng niêm mạc dạ dày, tăng cảm giác nóng rát, khó chịu, đặc biệt là khi có vi khuẩn HP.

Người bệnh không nên ăn socola
Người bệnh không nên ăn socola

  • Nhóm chất béo không lành mạnh: Các thực phẩm như thịt mỡ động vật, món ăn chiên rán, nội tạng động vật, đồ ăn nhanh,... có nhiều các chất béo không bão hòa. Điều này khiến dạ dày phải hoạt động với công suất lớn, gây gánh nặng lên cơ quan tiêu hóa. Bởi vậy, người bệnh thường có các biểu hiện đau bụng, đầy hơi, khó tiêu,... và làm chậm quá trình hồi phục lại lớp niêm mạc.
  • Nhóm gia vị cay: Các gia vị cay nóng như mù tạt, ớt, hạt tiêu,... đều gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe dạ dày. Chúng làm các vết viêm loét ăn sâu hơn, suy yếu khả năng tiêu hóa và tăng tiết dịch acid. Từ đây, vi khuẩn HP có môi trường thuận lợi để phát triển.
  • Thực phẩm chứa Carbohydrates: Theo nghiên cứu, vi khuẩn HP sẽ phát triển mạnh mẽ hơn trong môi trường chứa nhiều Carbohydrates. Bởi vậy nếu thường xuyên sử dụng nước ngọt, mì ống,... bạn sẽ có nguy cơ mắc viêm dạ dày do khuẩn HP cao hơn bình thường.
  • Đồ uống có cồn: Lạm dụng rượu bia, cà phê, thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến hệ thần kinh, suy giảm sức đề kháng mà còn nguy hại trực tiếp đến dạ dày, hệ tiêu hóa. Cụ thể, chúng làm các vết viêm loét lan rộng hơn, nguy cơ mắc ung thư dạ dày tăng cao.

Giải pháp phòng ngừa vi khuẩn HP hiệu quả

Vi khuẩn HP khi xâm nhập vào cơ thể gây ra các bệnh lý dạ dày như viêm loét, nghiêm trọng hơn là dẫn đến ung thư dạ dày. Bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao, bởi vậy chúng ta cần hết sức cẩn thận. Dưới đây là một số biện pháp chuyên gia hướng dẫn phòng tránh vi khuẩn HP lây lan trong cộng đồng và gây bệnh.

  • Hạn chế ăn các đồ ăn bày bán trên vỉa hè vì chúng không đảm bảo vệ sinh, chứa nhiều bụi bẩn và vi khuẩn có khả năng lây nhiễm bệnh cao.
  • Ăn đồ đã nấu chín, uống nước đun sôi và tránh xa các thức ăn tái, sống như gỏi cá, tôm, tiết canh,... để bảo vệ dạ dày của bạn trước sự tấn công của vi khuẩn HP.
  • Đảm bảo không gian sống của bạn luôn sạch sẽ, trong lành bằng cách thường xuyên lau dọn nhà cửa, vệ sinh các dụng cụ nhà bếp,...
  • Không dùng chung đồ cá nhân như khăn mặt, bàn chải đánh răng và bát đũa để tránh nguy cơ lây nhiễm từ người này sang người khác.
  • Rửa tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn và chế biến đồ ăn để ngăn vi khuẩn bám vào tay, sau đó lây lan sang các bề mặt khác và đi vào dạ dày.
  • Xử lý các chất thải sạch sẽ và xây dựng hệ thống công trình phụ gọn gàng, đảm bảo vệ sinh để tránh nhiễm vi khuẩn.
  • Bạn nên thăm khám định kỳ hoặc kiểm tra sức khỏe tổng quát 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện vi khuẩn HP cũng như các bệnh lý khác và sớm có hướng điều trị.

Với các kiến thức mà chúng tôi cung cấp trên đây, chắc chắn bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc “Vi khuẩn HP là gì” cũng như biết cách điều trị và phòng tránh bệnh hiệu quả. Hãy luôn chú ý đến mọi biểu hiện của cơ thể để kịp thời phát hiện, thăm khám và xử lý đúng cách. Chúc các bạn luôn giữ được một sức khỏe thật tốt.

CLICK ĐỌC NGAY:

Câu hỏi thường gặp

Bệnh Trĩ Ăn Trái Cây Gì?

Trong chế độ ăn uống của người bệnh trĩ, hoa quả có vai trò rất quan trọng vì có thể giúp cải thiện hệ tiêu hóa, giảm đau và hỗ trợ làm lành bệnh. Các chất dinh dưỡng như vitamin và chất xơ giúp chống táo bón, cải thiện chứng...

Trào Ngược Dạ Dày Có Nên Uống Sữa?

Sữa là thực phẩm rất phổ biến, có thể cung cấp được nhiều dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, đây cũng là nguồn dinh dưỡng rất nhạy cảm, đặc biệt là đối với người bị bệnh về dạ dày. Vậy người bị trào ngược dạ dày có...

Bệnh Viêm Đại Tràng Có Chữa Khỏi Được Không?

Viêm đại tràng là vấn đề có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, tiến triển ở nhiều mức độ và gây ra những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống, thậm chí là đe dọa tính mạng. Với những người đang ám ảnh về...

Viêm Loét Dạ Dày Tá Tràng Nên Ăn Gì?

Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh lý khá phổ biến ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Bệnh có thể gây rối loạn tiêu hóa nặng và dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày. Vậy bị viêm loét dạ dày...

Viêm Loét Dạ Dày Tá Tràng Có Nguy Hiểm Không?

Viêm loét dạ dày tá tràng có nguy hiểm không? Theo các chuyên gia, đây là căn bệnh phổ biến ở độ tuổi từ 30 - 50, tiềm tàng nhiều biến chứng khó lường, thậm chí đe dọa cả tính mạng. Để tìm hiểu chi tiết hơn, người bệnh hãy...

Tại Sao Trào Ngược Dạ Dày Lại Gây Khó Thở?

Trào ngược dạ dày là bệnh lý có thể gây ra nhiều biến chứng rất nguy hiểm đến sức khỏe. Tình trạng này có thể gây ra tắc nghẽn đường hô hấp, khiến người bệnh khó thở, thậm chí có nguy cơ bị hen suyễn. Vậy tại sao trào ngược...

Đau Dạ Dày Có Nên Ăn Sữa Chua?

Đau dạ dày có nên ăn sữa chua? Có tốt cho dạ dày hay không? Ăn vào những thời điểm nào?...Đây là những vấn đề rất được mọi người quan tâm đến. Bởi sữa chua là một thực phẩm bổ sung men tiêu hóa rất tốt cho cơ thể. Để...

Đau Dạ Dày Có Nên Ăn Xôi Không?

Xôi là món ăn quen thuộc của người Việt, tuy nhiên nhiều người có chung thắc mắc bị đau dạ dày có nên ăn xôi không? Bởi lẽ với những người bị đau dạ dày nếu ăn uống không đúng cách sẽ khiến cho cơn đau tái phát và trầm...

Sản phẩm liên quan

Bệnh liên quan

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *