Vảy Nến Ở Trẻ Em

Vảy nến là bệnh viêm da mãn tính không chỉ xuất hiện ở người lớn mà trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh cũng rất dễ mắc phải. Cha mẹ thường nhầm lẫn bệnh vảy nến ở trẻ em với bệnh chàm hay rôm sảy. Dưới đây là những thông tin chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị cũng như những lưu ý khi trẻ bị vảy nến bạn có thể tham khảo.

Vảy nến ở trẻ em là gì?

Vảy nến là một dạng viêm da mãn tính mà rất nhiều người mắc phải trong đó có cả trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh. Do quá trình sản xuất các tế bào da mới được đẩy nhanh khiến chúng tích tụ lại với tốc độ bất thường. Khi đó trên da của trẻ sẽ xuất hiện các mảng màu đỏ, dày lên, đóng thành vảy.

Tùy vào cơ địa của mỗi trẻ mà kích thước, sự phân bố vảy nến cũng sẽ khác nhau. Có thể vảy nến chỉ xuất hiện trên vùng da nhỏ nhưng cũng có trường hợp nặng hơn bị ở toàn thân khiến trẻ cảm thấy ngứa ngáy và rất khó chịu.

Vảy nến ở trẻ nhỏ gây ra nhiều triệu chứng khó chịu
Vảy nến ở trẻ nhỏ gây ra nhiều triệu chứng khó chịu

Một số dạng vảy nến điển hình thường gặp ở trẻ như:

  • Vảy nến đảo ngược: Xuất hiện ở các nếp gấp trên da.
  • Vảy nến da đầu: Các lớp vảy mọc trên da đầu, đường chân tóc, thường gặp vảy nến da đầu ở trẻ sơ sinh.
  • Vảy nến móng: Vùng da đầu móng tay chân bị rạn.
  • Vảy nến giọt cấp tính: Trẻ bị nhiễm trùng sẽ xuất hiện các mảng nhỏ màu đỏ giống như những dấu chấm.
  • Vảy nến mảng mãn tính: Là các mảng da màu đỏ, đóng vảy và xuất hiện ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể.
  • Vảy nến da toàn thân: Trường hợp này hiếm gặp nhưng lại rất nghiêm trọng khi toàn bộ cơ thể trẻ bị đỏ, đóng vảy dẫn đến ngứa ngáy, bỏng rát thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
  • Vảy nến mủ: Các mảng da màu đỏ sẽ xuất hiện mủ bên trong.
  • Vảy nến nhạy cảm ánh sáng: Khi da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời gay gắt quá lâu cũng có thể bị tổn thương.

Bệnh vảy nến ở trẻ em nguyên nhân do đâu?

Đến thời điểm hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh vảy nến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên phần lớn chúng có liên quan đến yếu tố di truyền và rối loạn hệ thống miễn dịch. Trong gia đình nếu bố hoặc mẹ bị bệnh vảy nến thì khả năng con cái cũng sẽ mắc bệnh này là 10%. Đặc biệt nếu cả bố và mẹ đều mắc vảy nến thì tỷ lệ mắc bệnh của con sẽ lên đến 50% hoặc cao hơn.

Ngoài ra bệnh vảy nến ở trẻ em còn một số nguyên nhân như:

  • Trẻ bị thừa cân béo phì.
  • Sử dụng một số loại thuốc Tây dẫn đến tác dụng phụ.
  • Da bị tổn thương, trầy xước do côn trùng xắn dẫn đến viêm nhiễm.
  • Thời tiết lạnh, hanh, khô.
  • Do bị nhiễm trùng sau cảm lạnh.
  • Thiếu hụt vitamin D.
  • Dị ứng thức ăn.
  • Môi trường bị ô nhiễm.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này ở trẻ nhỏ
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này ở trẻ nhỏ

Các triệu chứng bệnh vảy nến ở trẻ em điển hình

Khi trẻ bị mắc bệnh vảy nến những tổn thương trên da sẽ xuất hiện với những biểu hiện cụ thể như:

  • Trên da bé nổi lên những mảng màu đỏ hoặc phủ vảy màu trắng bạc. Điều này khiến cha mẹ rất dễ nhầm lẫn với phát ban hoặc hăm tã ở trẻ sơ sinh.
  • Da bị khô và nứt nẻ, nặng hơn có thể chảy máu.
  • Ngứa, nóng rát, đau nhức vùng da bị vảy nến.
  • Móng tay dày, rỗ hoặc có những đường vân sâu.
  • Những nếp gấp trên da có những vệt đỏ.
  • Trên da đầu xuất hiện những mảng vảy màu đỏ hoặc trắng.
  • Vảy nến xuất hiện ở mí mắt có thể dẫn đến sụp mí, sưng mí ảnh hưởng đến tầm nhìn của trẻ.
  • Trên tai xuất hiện các mảng đỏ sẽ gây bít tắc ảnh hưởng tới khả năng nghe của trẻ.

Bệnh vảy nến trẻ em có nguy hiểm không?

Bệnh vảy nến thường bùng phát theo đợt, tái đi tái lại nhiều lần và không thể điều trị dứt điểm. Mặc dù bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không có phương pháp hỗ trợ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, sinh hoạt hàng ngày cũng như tâm lý của trẻ. Vì vậy, cha mẹ cần quan sát các triệu chứng phát bệnh của con mình, đến gặp bác sĩ sớm để có phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Cách điều trị bệnh vảy nến trẻ em

Như đã nói ở trên, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có cách nào có thể điều trị triệt để được bệnh vảy nến. Tuy nhiên một số giải pháp được đưa ra sẽ giúp kiểm soát bệnh đồng thời giúp trẻ thích ứng dần với bệnh vảy nến.

Phương pháp Tây y

Các bác sĩ sẽ xem xét các yếu tố như tuổi tác của trẻ, mức độ của vảy nến, các bệnh đi kèm,... để quyết định hướng điều trị cụ thể.

Dùng thuốc bôi là phương pháp được nhiều phụ huynh áp dụng
Dùng thuốc bôi là phương pháp được nhiều phụ huynh áp dụng

  • Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mắc bệnh vảy nến nhẹ đến trung bình: Thường được sử dụng các loại thuốc bôi chuyên dụng hoặc kem dưỡng ẩm bôi trực tiếp nên vùng da bị bệnh.
  • Trẻ trên 4 tuổi mắc vảy nến mức độ trung bình đến nặng: Cách tốt nhất là sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, thuốc sinh học, liệu pháp ánh sáng và Retinoids đường uống. Lưu ý là nên tránh điều trị bằng Corticosteroid đường uống vì có khả năng làm bùng phát bệnh nặng hơn khi ngừng thuốc.

Phương pháp dùng mẹo dân gian

Mặc dù vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng tỏ chữa mẹo dân gian có thể điều trị được bệnh vảy nến. Nhưng từ xa xưa cha ông ta đã áp dụng một số phương pháp và mang lại hiệu quả tương đối cao, giúp giảm tình trạng ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh mà bạn có thể áp dụng cho trẻ.

  • Muối Epsom, dầu khoáng hoặc sữa: Những nguyên liệu này đều có tác dụng kháng khuẩn cực mạnh. Ngoài ra chúng còn giúp giảm ngứa, làm mềm da và cải thiện tình trạng viêm viêm hiệu quả. Mẹ chỉ cần pha một trong những loại trên cùng nước ấm và cho bé ngâm trong khoảng 10 phút, mỗi ngày thực hiện một lần là đủ.
  • Dầu oliu hoặc dầu dừa: Dầu dừa, dầu oliu có chứa nhiều vitamin, khoáng chất và các axit béo tốt cho da. Việc massage cơ thể bé mỗi ngày bằng những nguyên liệu này sẽ giúp cung cấp độ ẩm cần thiết cho da, khiến làn da mềm mại, cải thiện tình trạng khô ráp, đóng vảy.
  • Nghệ: Nghệ là dược liệu tự nhiên an toàn và lành tính, có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn và ngừa thâm sẹo hiệu quả. Vì thế mẹ có thể sử dụng để giúp cải thiện tình trạng vảy nến bằng cách thêm một chút vào đồ ăn hàng ngày của trẻ.

Dầu oliu có tác dụng chữa vảy nến cho trẻ khá hiệu quả
Dầu oliu có tác dụng chữa vảy nến cho trẻ khá hiệu quả

Những lưu ý trong quá trình điều trị bệnh vảy nến ở trẻ em

Đối với trẻ em mắc bệnh vảy nến, ngoài việc sử dụng các phương pháp Tây y hay mẹo dân gian được liệt kê bên trên, thì trong quá trình điều trị cha mẹ vẫn cần lưu ý cho con một số vấn đề để nâng cao hiệu quả điều trị, cụ thể như sau:

  • Thường xuyên thoa kem dưỡng ẩm sẽ giúp da của trẻ mềm mại, không còn đau rát.
  • Vùng da bị vảy nến cần được vệ sinh sạch sẽ và giữ khô thoáng.
  • Không để con ở môi trường quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Không để trẻ tiếp xúc với hóa chất, xà phòng, chất tẩy rửa,...
  • Không được cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời gay gắt trong thời gian dài.
  • Tắm nắng cho con khoảng 20 phút/ngày vào thời điểm 8 - 9h sáng sẽ giúp con hấp thụ thêm vitamin D.
  • Trẻ bị vảy nến nên mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát.
  • Cho trẻ ăn những thực phẩm có lợi cho sức khỏe như sữa, rau xanh, trái cây,...

Trên đây là những thông tin về bệnh vảy nến ở trẻ em, nguyên nhân, triệu chứng cũng như những lưu ý trong quá trình điều trị. Hy vọng qua bài viết trên bạn đã có được những phương pháp phù hợp để giúp điều trị và cải thiện tình trạng bệnh cho con mình.

Câu hỏi thường gặp

Bị Vảy Nến Có Ăn Được Thịt Gà Không?

Những người bị vảy nến ngoài việc dùng thuốc thì việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học, phù hợp cũng là điều vô cùng quan trọng. Bởi có một số loại thực phẩm sẽ làm tăng nguy cơ bị dị ứng, mẩn ngứa, khiến cho tình trạng da...

Bệnh Vảy Nến Có Lây Không?

Vảy nến biểu hiện rất rõ ràng trên da với các mảng đỏ trắng, khô ráp nổi trên da rất mất thẩm mỹ và gây ngứa ngáy nghiêm trọng. Do chưa thực sự hiểu rõ về nguyên nhân cũng như cơ chế hoạt động của hiện tượng này nên nhiều...

Bệnh Vảy Nến Kiêng Ăn Gì?

Các chuyên gia cho biết, chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hình thành và phát triển các triệu chứng của bệnh vảy nến. Do đó khi mắc bệnh, ngoài mẹo dân gian, dùng thuốc hay thăm khám bác sĩ, bạn cần chú ý xây...

Vảy Nến Có Nguy Hiểm Không?

Vảy nến là bệnh da liễu thường gặp, có thể tiến triển dai dẳng theo từng đợt và tái phát liên tục nếu không có biện pháp cải thiện phù hợp. Mặc dù không trực tiếp gây hại cho sức khỏe tổng thể, tuy nhiên tình trạng này lại ảnh...

Bệnh liên quan

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *