Vảy Nến Móng Tay

Vảy nến có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, bao gồm móng tay, móng chân. Những trường hợp bị vảy nến móng tay khiến bộ phận này bị biến dạng, sần sùi, thậm chí mất mỏng, cùng với đó người bệnh sẽ có cảm giác đau đớn khó chịu, làm suy giảm chất lượng cuộc sống. Để biết nguyên nhân, các triệu chứng cụ thể cũng như cách điều trị và phòng ngừa bệnh lý tốt nhất, bạn đọc hãy cùng theo dõi nội dung được chia sẻ ở bài viết dưới đây. 

Vảy nến móng tay là bệnh gì?

Vảy nến thể mỏng hay vảy nến móng tay chính là một dạng của bệnh vảy nến chung. Hiện tượng này có tính chất chu kỳ, kéo dài dai dẳng và khó có thể điều trị dứt điểm. Người bệnh khi đó sẽ thấy móng bị dày lên, sần sùi, biến dạng trong khi những vùng da xung quanh không bị tác động.

Các chuyên gia cho biết, vảy nến móng tay liên quan trực tiếp đến hệ thống miễn dịch. Thông thường tế bào da có chu kỳ tái tạo khoảng 28 - 30 ngày, tuy nhiên nếu hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức, kích thích tế bào sản sinh nhanh hơn so với bình thường, rút ngắn chu kỳ chỉ còn 3 - 4 ngày, khiến móng bị dày lên, ửng đỏ, ngứa, dần biến dạng và mất móng.

Theo thống kê có khoảng 2 - 3% dân số thế giới mắc bệnh này với mức độ nặng nhẹ khác nhau. Hầu hết tất cả người bệnh đều có cảm giác đau đớn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, làm giảm thẩm mỹ và còn tác động tiêu cực đến tâm lý, tinh thần của người bệnh.

Vảy nến móng tay gây biến dạng móng, ảnh hưởng thẩm mỹ
Vảy nến móng tay gây biến dạng móng, ảnh hưởng thẩm mỹ

Nguyên nhân

Cho đến thời điểm hiện tại, tất cả các thể bệnh vảy nến, bao gồm vảy nến móng tay đều chưa xác định được chính xác nguyên nhân cụ thể. Tuy nhiên dựa vào thói quen, tình trạng sức khỏe cũng như tiền sử của người bệnh, bác sĩ đưa ra một số yếu tố tác động khiến bệnh hình thành và tăng nguy cơ khởi phát như sau:

  • Di truyền: Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng bệnh vảy nến thể móng xuất hiện do yếu tố gen di truyền nằm ở NST số 6. Khi đó nếu gia đình có bố mẹ, ông bà từng bị vảy nến thì khả năng cao con, cháu sinh ra cũng bị bệnh. Tỷ lệ mắc bệnh sẽ cao hơn nhiều nếu mẹ bị bệnh trong giai đoạn mang thai hoặc cả bố và mẹ đều bị vảy nến.
  • Suy giảm hệ miễn dịch: Với những người có hệ miễn dịch suy giảm, sức đề kháng kém dễ tạo điều kiện để vi khuẩn tấn công, gây bệnh vảy nến móng tay, chân.
  • Căng thẳng, stress: Có thể bạn chưa biết, căng thẳng, stress chính là yếu tố làm khởi phát nhiều loại bệnh, bao gồm bệnh vảy nến. Khi cơ thể bị stress kéo dài sẽ sản sinh ra chất gây viêm và bạn có nguy cơ cao mắc bệnh.
  • Môi trường sống không đảm bảo: Đây cũng được xem là một trong những yếu tố chính gây vảy nến móng tay. Việc thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại, khói bụi, nguồn nước, bầu không khí ô nhiễm sẽ tăng nguy cơ móng tay bị ảnh hưởng, trở nên biến dạng.
  • Do bệnh về móng: Nếu từng gặp những bệnh lý về móng trước đó nhưng không tìm cách chữa trị kịp thời thì về lâu dài bạn rất dễ mắc vảy nến thể móng, gây mất móng.
  • Do chấn thương: Một số chấn thương trong sinh hoạt, lao động hàng ngày có thể va đập vào móng, gây chèn ép, gây biến dạng, xuất hiện bệnh vảy nến móng tay hoặc nấm móng.
  • Yếu tố khác: Ngoài các tác nhân kể trên còn một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ bị vảy nến thể móng đó là chế độ dinh dưỡng thiếu chất, không khoa học, sử dụng chất kích thích thường xuyên, rối loạn nội tiết tố,...

Căng thẳng, áp lực là yếu tố khiến bệnh hình thành
Căng thẳng, áp lực là yếu tố khiến bệnh hình thành

Triệu chứng vảy nến móng

Vảy nến móng tay thường rất dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh lý về da và móng khác, đặc biệt là nấm móng. Do vậy bạn nên tìm hiểu các triệu chứng để có thể phân biệt, từ đó có biện pháp điều trị phù hợp nhất.

  • Móng sần sùi: Đối với những người bị vảy nến thể móng, tế bào keratin chịu trách nhiệm tạo độ cứng cho móng bị mất dần, bởi vậy bề mặt móng bị sần sùi, xuất hiện lỗ nhỏ ở bề mặt móng. Tùy từng mức độ bệnh khác nhau mà số lượng và độ nông sâu của vết rỗ, sần sùi cũng không giống nhau.
  • Bong móng: Khi bị vảy nến móng tay, chân, phần đĩa móng rất dễ bị tách ra, tạo khoảng trống lớn dưới móng tay, từ đó vi khuẩn có điều kiện tấn công, phát triển gây ra tình trạng nhiễm trùng.
  • Thay đổi màu sắc móng: Người bệnh vảy nến móng sẽ nhận thấy phần móng tay, chân của mình chuyển sang màu nâu, vàng hoặc xanh lá. Một số trường hợp nhiễm khuẩn, móng chuyển sang màu tối sẫm hoặc đốm đỏ, trắng xuất hiện ngay trên bề mặt.
  • Biến dạng móng: Khi bị bệnh, cấu trúc tế bào móng bị suy yếu nên móng rất dễ bị vỡ hoặc biến dạng. Lúc này quan sát sẽ thấy trên bề mặt móng có những đường rãnh, lằn với mức độ khác nhau.
  • Xuất hiện lớp sừng dày dưới móng: Đây là triệu chứng thường gặp ở người bị vảy nến thể móng. Lớp sừng dưới da chịu tác động nên phát triển quá mức, dày lên gấp 2 - 3 lần so với bình thường, thậm chí một số trường hợp còn bị chảy máu dưới móng.
  • Đau đớn, khó chịu: Khác với vảy nến thông thường gây ngứa ngáy thì vảy nến móng tay sẽ khiến người bệnh cảm giác đau đớn, đặc biệt là khi móng bị biến dạng, vỡ và bong tróc.

Khi mắc bệnh, móng có thể bong tróc, đổi màu hoặc sần sùi
Khi mắc bệnh, móng có thể bong tróc, đổi màu hoặc sần sùi

Để có thể phân biệt được bệnh vảy nến móng tay và nấm móng, bạn dựa vào một số đặc điểm cụ thể như sau:

  • Vảy nến rất phổ biến, xuất hiện ở mọi độ tuổi, trong khi đó nấm móng thường xuất hiện chủ yếu ở người lớn tuổi, thường xuyên đi giày tất, hay đổ mồ hôi gây bí bách da.
  • Vảy nến móng tay có cấu trúc rời, rụng từ từ còn nấm móng làm xuất hiện những đốm màu vàng ở đầu ngón tay, có mùi hôi khó chịu và dễ bị gãy móng.
  • Vảy nến thể móng tạo cảm giác đau đớn vô cùng khó chịu do móng bị biến dạng, tác động đến vùng da bên dưới, ngược lại nấm móng sẽ ít cảm giác đau hơn, chủ yếu là ngứa ngáy khó chịu.

Tình trạng vảy nến thể móng có nguy hiểm không?

Các chuyên gia cho biết, vảy nến nói chung và vảy nến móng tay nói riêng là bệnh lý ngoài da khá lành tính, thường chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sinh hoạt, không gây nguy hại đến tính mạng. Trong quá trình hình thành và tiến triển, bệnh chỉ làm tổn thương móng, không tác động đến khu vực da xung quanh.

Tuy nhiên, móng tay là bộ phận có vai trò bảo vệ, ngăn ngừa các tác nhân gây hại cho vùng da dưới móng, nếu bị vảy nến móng tay và không được xử lý đúng cách, kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Nhiễm khuẩn: Tình trạng nhiễm khuẩn thường xảy ra ở giai đoạn 3 - 4 của bệnh vảy nến khiến móng tay bị ăn mòn gần hết, để lộ ra lớp da bên trong. Đây chính là môi trường thuận lợi để vi khuẩn tụ cầu xâm nhập, tấn công, gây nhiễm trùng, lúc này người bệnh có cảm giác sưng đau khó chịu.
  • Nhiễm nấm: Nếu móng bị tổn thương, vi nấm cũng dễ dàng xâm nhập vào tế bào thượng bì, khiến da bị nhiễm trùng nghiêm trọng. Vi nấm có thể tấn công vào lớp thượng bì, đẩy nhanh quá trình móng bị hư hỏng, gây đau đớn.
  • Khó khăn khi cầm nắm: Móng bị biến dạng, bong tróc và mất đi sẽ gây khó khăn cho người bệnh trong sinh hoạt, công việc, không thể cầm nắm, tạo tâm lý tự ti, e ngại, không muốn giao tiếp với mọi người.

Vảy nến móng tay gây ra nhiều ảnh hưởng, do đó bạn không nên chủ quan, cần nhanh chóng thăm khám để tìm ra nguyên nhân cũng như có biện pháp điều trị kịp thời, phù hợp.

Xem thêm: Bệnh Vảy Nến Có Lây Không Và Những Điều Không Nên Bỏ Qua

Vảy nến móng tay gây ra nhiều biến chứng nên bạn cần thận trọng
Vảy nến móng tay gây ra nhiều biến chứng nên bạn cần thận trọng 

Cách điều trị bệnh vảy nến móng tay tốt nhất

Vảy nến thể móng là dạng đặc biệt của vảy nến, thường khó điều trị dứt điểm, tuy nhiên vẫn có thể đẩy lùi các triệu chứng, ngăn ngứa tiến triển phức tạp và loại bỏ cảm giác đau đớn khó chịu cho người bệnh thông qua các mẹo dân gian hoặc theo Y học hiện đại.

Trị vảy nến móng tay theo dân gian

Với trường hợp vảy nến móng tay mới xuất hiện, đang ở giai đoạn đầu, các triệu chứng chưa rõ ràng và móng chưa bị biến dạng, người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng các mẹo dân gian để chữa trị. Phương pháp này sử dụng nguyên liệu tự nhiên nên được đánh giá là an toàn, lành tính, đặc biệt có rất nhiều đối tượng thực hiện thành công.

  • Dùng tinh dầu tràm trà: Tinh dầu tràm trà với tác dụng là kháng viêm, có thể ức chế hoạt động và tiêu diệt vi khuẩn, vi nấm rất tốt nên thích hợp sử dụng cho đối tượng bị vảy nến gây nhiễm trùng móng. Khi thực hiện, bạn lấy khoảng 5 - 6 giọt tinh dầu tràm trà hòa tan cùng 200ml nước ấm. Lúc này hãy rửa sạch bàn tay rồi ngâm vào hỗn hợp vừa chuẩn bị trong khoảng 15 phút, sau đó thấm khô. Nên áp dụng mẹo dân gian này mỗi ngày 2 lần vào sáng và tối trước khi đi ngủ để các triệu chứng nhanh chóng được đẩy lùi.
  • Nha đam: Đây được biết đến là nguyên liệu có khả năng cấp ẩm, làm mềm và dịu da khá tốt. Chữa vảy nến bằng nha đam có thể khắc phục được tình trạng móng tay khô, giòn, dễ gãy, đồng thời hoạt chất của nó còn có khả năng kháng viêm, tăng cường hệ miễn dịch, đẩy nhanh quá trình phục hồi tổn thương hiệu quả. Người bệnh lấy phần gel trắng bên trong nha đam thoa lên khu vực móng tay bị bệnh, chú ý vệ sinh sạch móng tay trước khi thực hiện. Kết hợp massage nhẹ nhàng ở vùng da xung quanh, chờ khi gel nha đam khô thì rửa lại với nước, mỗi ngày thoa gel từ 1 - 2 lần và kiên trì để thấy sự cải thiện.
  • Giấm táo: Có thể bạn chưa biết, giấm táo có chứa các thành phần kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn, vi nấm và chống nhiễm trùng rất tốt, đặc biệt còn có tác dụng cân bằng độ pH trên da. Do vậy khi sử dụng giấm táo sẽ đẩy lùi được tình trạng da bong tróc, ngứa ngáy cùng các triệu chứng khác. Cách thực hiện vô cùng đơn giản, người bệnh lấy giấm táo pha cùng nước theo tỷ lệ 2ml giấm : 10ml nước, có thể thêm mật ong và uống trực tiếp, mỗi ngày 2 lần.

Sử dụng giấm táo có thể cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của bệnh
Sử dụng giấm táo có thể cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của bệnh

Chữa bệnh theo Y học hiện đại

Ngoài mẹo dân gian kể trên, có thể chữa vảy nến móng tay theo Y học hiện đại, cho hiệu quả nhanh chóng, có thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh. Với phương pháp này, người bệnh được thăm khám lâm sàng, thực hiện các xét nghiệm liên quan nếu cần thiết, sau đó chỉ định phác đồ điều trị vảy nến phù hợp như dùng thuốc bôi, thuốc uống hoặc quang trị liệu.

Một số loại thuốc bôi trị vảy nến móng tay phổ biến:

  • Thuốc Anthralin: Loại thuốc này được sử dụng rất nhiều đối với bệnh nhân vảy nến thể móng tay, chân, có tác dụng giảm viêm, ức chế quá trình tăng sinh tế bào da quá mức.
  • Tazarotene: Đây là thuốc dùng để khắc phục tình trạng biến đổi màu sắc của móng, giảm tình trạng bong tróc, sần sùi.
  • Tacrolimus: Có tác dụng ức chế hệ miễn dịch hoạt động quá mức, giảm sản sinh tế bào biểu bì.
  • Corticosteroid: Bác sĩ chỉ định loại thuốc này cho bệnh nhân vảy nến móng tay để xử lý vi khuẩn, vi nấm, hỗ trợ đẩy nhanh quá trình lành thương.

Thuốc trị vảy nến móng tay dạng uống cho hiệu quả cao:

Nhóm thuốc này thường được chỉ định cho bệnh nhân bị vảy nến toàn thân hoặc vảy nến móng tay thể nặng, các triệu chứng tiến triển phức tạp và kéo dài dai dẳng. Khi đi vào cơ thể, chúng sẽ hoạt động dựa theo cơ chế làm sạch móng, loại bỏ vi khuẩn, vi nấm cùng các tác nhân gây hại, từ đó đẩy lùi các triệu chứng của bệnh nhanh chóng. Một số loại thuốc thường gặp là: Cyclosporine, Methotrexate, Apremilast, Adalimumab,...

Liệu pháp ánh sáng:

Liệu pháp ánh sáng hay quang trị liệu chỉ áp dụng cho trường hợp bệnh nhẹ hoặc mới khởi phát. Cơ chế hoạt động đó là chiếu đèn có chứa tia cực tím vào khu vực móng bị bệnh để tiêu diệt trực tiếp vi khuẩn, vi nấm gây hại, đồng thời hỗ trợ tái tạo tế bào da mới, đẩy nhanh quá trình phục hồi tổn thương.

Đây được xem là giải pháp hiện đại, giúp cải thiện tính thẩm mỹ của móng, tuy nhiên vẫn tiềm ẩn một số rủi ro nhất định, đó là tia cực tím có nguy cơ làm mất sắc tố da, tăng nguy cơ gây ung thư, đặc biệt chi phí thực hiện khá cao.

Quang trị liệu có thể gây ra tác dụng phụ cho người bệnh
Quang trị liệu có thể gây ra tác dụng phụ cho người bệnh

Lưu ý cần nhớ khi chữa và phòng vảy nến móng tay

Khi bị vảy nến móng tay, để tăng hiệu quả điều trị và phòng ngừa tốt nhất, người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Thường xuyên cắt móng, vệ sinh móng sạch sẽ, đảm bảo khô thoáng.
  • Trong quá trình làm việc nên đeo găng tay bảo vệ, không để tay tiếp xúc với các hóa chất độc hại hay tác nhân gây hại vì đây là những yếu tố kích thích bệnh tiến triển.
  • Nên sử dụng kem dưỡng ẩm cho móng và các vùng da xung quanh móng để tránh tình trạng da khô, nứt nẻ, bong tróc.
  • Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, stress, dành thời gian nghỉ ngơi và tập thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh hình thành.
  • Cần chú ý xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung nhiều vitamin, protein, omega 3, đồng thời tránh xa các loại thịt đỏ, đồ ăn chế biến sẵn, cay nóng, nhiều dầu mỡ, chất kích thích,....
  • Nên thăm khám bác sĩ ngay khi xuất hiện các triệu chứng bất thường, tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ đưa ra.

Vảy nến móng tay là một dạng đặc biệt của vảy nến, có nguy cơ cao gây mất móng, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, làm giảm chất lượng cuộc sống. Bệnh có tính chất dai dẳng và tái phát thường xuyên, do đó bạn nên tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách điều trị phù hợp từ sớm, tránh để xuất hiện những biến chứng nguy hiểm về sau.

Câu hỏi thường gặp

Bị Vảy Nến Có Ăn Được Thịt Gà Không?

Những người bị vảy nến ngoài việc dùng thuốc thì việc xây dựng chế độ ăn uống khoa học, phù hợp cũng là điều vô cùng quan trọng. Bởi có một số loại thực phẩm sẽ làm tăng nguy cơ bị dị ứng, mẩn ngứa, khiến cho tình trạng da...

Bệnh Vảy Nến Có Lây Không?

Vảy nến biểu hiện rất rõ ràng trên da với các mảng đỏ trắng, khô ráp nổi trên da rất mất thẩm mỹ và gây ngứa ngáy nghiêm trọng. Do chưa thực sự hiểu rõ về nguyên nhân cũng như cơ chế hoạt động của hiện tượng này nên nhiều...

Bệnh Vảy Nến Kiêng Ăn Gì?

Các chuyên gia cho biết, chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hình thành và phát triển các triệu chứng của bệnh vảy nến. Do đó khi mắc bệnh, ngoài mẹo dân gian, dùng thuốc hay thăm khám bác sĩ, bạn cần chú ý xây...

Vảy Nến Có Nguy Hiểm Không?

Vảy nến là bệnh da liễu thường gặp, có thể tiến triển dai dẳng theo từng đợt và tái phát liên tục nếu không có biện pháp cải thiện phù hợp. Mặc dù không trực tiếp gây hại cho sức khỏe tổng thể, tuy nhiên tình trạng này lại ảnh...

Bệnh liên quan

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *