Top 8 Thuốc Chữa Trị Nổi Mề Đay Hiệu Quả Tốt Nhất

Các loại thuốc trị mề đay tốt nhất hiện nay và được bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng là Acrivastine, Dexclorpheniramin, Hydroxyzine, Loratadine,… Việc dùng thuốc trị bệnh cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn in trên bao bì hoặc hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả mang lại.

thuốc trị nổi mề đay
Dùng thuốc Tây y điều trị mề đay là phương pháp được nhiều người áp dụng hiện nay

8 loại thuốc trị nổi mề đay tốt nhất hiện nay

Nổi mề đay khiến người bệnh phải đối mặt với triệu chứng ngứa ngáy rất khó chịu, đặc biệt là khi nhiệt độ giảm thấp. Đây là bệnh lý không nguy hiểm nhưng gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Hầu hết các trường hợp bệnh đều thuyên giảm sau khi chăm sóc và điều trị đúng cách.

Sử dụng thuốc là phương pháp điều trị mề đay ở mặt hoặc toàn thân được dùng phổ biến hiện nay. Tác dụng chính của thuốc là làm dịu da, kiểm soát triệu chứng cơ năng và ngăn ngừa kích hoạt viêm nhiễm tại vùng da bị tổn thương. Dưới đây là một số loại thuốc điều trị mề đay tốt nhất hiện nay bạn có thể tham khảo:

1. Thuốc trị mề đay Acrivastine

Acrivastine thuộc nhóm thuốc kháng histamin thế hệ 2, đây là một trong những loại thuốc điều trị mề đay được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Với thành phần chính là Acrivastine 9mg, thuốc có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng do bệnh nổi mề đay gây ra.

Loại thuốc này chỉ nên sử dụng để điều trị bệnh nổi mề đay cho trẻ trên 12 tuổi với liều lượng là 8mg/lần và dùng 3 lần/ngày. Nên uống thuốc vào sau mỗi bữa ăn cùng với một ly nước lớn, tuyệt đối không nhai hoặc nghiền nát thuốc trước khi uống.

Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi lạm dụng thuốc là chóng mặt, sưng môi, khó thở, nhịp tim tăng,… Chống chỉ định thuốc với trẻ em dưới 12 tuổi và người trên 65 tuổi, tiền sử co giật hay động kinh, bị suy thận,…

Giá thành tham khảo: Thuốc Acrivastine trị mề đay được bán trên thị trường với giá khoảng 450.000 – 500.000 VNĐ/hộp x 5 vỉ với 10 viên/vỉ.

thuốc trị mề đay Acrivastine
Acrivastine là thuốc trị mề đay được sử dụng khá phổ biến trong y tế

2. Trị mề đay bằng thuốc Dexclorpheniramin 

Dexclorpheniramin thuộc nhóm thuốc kháng histamin H1, có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh nổi mề đay khá hiệu quả. Với thành phần chính là Dexclorpheniramin maleate, thuốc có tác dụng kiểm soát nhanh chóng triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ trên da và dị ứng. Ngoài ra, thuốc còn có thể đẩy lùi một số biểu hiện đi kèm như ho, đau đầu, hắt hơi, sổ mũi,…

Thuốc Dexclorpheniramin trị mề đay được điều chế dưới dạng viên uống. Bạn có thể sử dụng theo liều lượng khuyến cáo sau đây:

  • Thuốc Dexclorpheniramin 2mg: Dùng cho trẻ em từ 6 – 12 tuổi với liều lượng 2 lần/ngày và mỗi lần nữa viên. Trẻ em trên 12 tháng tuổi nên dùng 1 viên/lần và mỗi ngày 3 lần.
  • Thuốc Dexclorpheniramin 6mg: Dùng cho người trên 15 tuổi với liều lượng 2 lần/ngày và mỗi lần là 1 viên.

Một số tác dụng phụ có thể gặp phải sau khi dùng thuốc Dexclorpheniramin điều trị bệnh là mệt mỏi, buồn ngủ, táo bón, khô miệng, khó thở, phát ban, sốc phản vệ,… Tuyệt đối không dùng thuốc nếu bị dị ứng mẩn cảm với thành phần dược tính trong thuốc, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.

Giá thành tham khảo: Thuốc Dexclorpheniramin điều trị mề đay được bán trên thị trường với giá khoảng 170.000 VNĐ/hộp x 10 vỉ với 15 viên/vỉ.

3. Thuốc trị mề đay Diphenhydramine

Khi bị nổi mề đay, bạn cũng có thể dùng thuốc Diphenhydramine để cải thiện triệu chứng của bệnh. Diphenhydramine thuộc nhóm thuốc kháng histamin với tác dụng chính là ức chế hoạt động của hệ miễn dịch và quá trình sản sinh histamine. Từ đó, các triệu chứng ngứa ngáy và nổi mẩn đỏ do mề đay sẽ được cải thiện đáng kể.

Một số thành phần chính trong thuốc là Diphenhydramine, allantoin và kẽm acetate. Khi các thành phần này đi vào cơ thể sẽ kiểm soát các triệu chứng của bệnh nổi mề đay như ngứa ngáy, đau rát, nổi mẩn đỏ,… Ngoài ra, thuốc còn được tận dụng để kiểm soát một số triệu chứng tại đường hô hấp như sổ mũi, hắt hơi, chảy mũi,…

Thuốc trị mề đay Diphenhydramine
Thuốc Diphenhydramine có thể cải thiện tình trạng nổi mề đay do nhiều nguyên nhân khác nhau

Thuốc Diphenhydramine hiện được bào chế dưới dạng viên uống, tiêm bắp và tiêm tĩnh mạch. Người bệnh cần sử dụng với liều lượng phù hợp để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Cụ thể là:

  • Người lớn: Uống từ  25 – 50mg/lần và hai lần uống cần cách nhau từ 4 – 6 tiếng. Còn với liều tiêm tĩnh mạch là khoảng 10 – 50mg/ngày.
  • Trẻ em: Dùng từ 6.25 – 12.5mg/lần cho trẻ dưới 6 tuổi và 12.5 – 25mg/lần cho trẻ từ 6 – 12 tuổi. Hai lần uống thuốc phải cách nhau từ 4 – 6 tiếng. Còn với liều tiêm ở trẻ nhỏ là khoảng 1.25mg/kg.

Nếu sử dụng thuốc Diphenhydramine quá liều sẽ gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh kèm theo các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, buồn ngủ, mất tập trung,… Với những trường hợp nặng còn có thể gây suy hô hấp hay co thắt phế quản. Phụ nữ có thai và đang cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng thuốc.

Giá thành tham khảo: Hiện tại thuốc trị mề đay Diphenhydramine vẫn chưa có giá niêm yết cụ thể.

4. Thuốc Fexofenadine trị mề đay

Fexofenadine cũng là một trong những loại thuốc điều trị mề đay mang lại hiệu quả tốt và được sử dụng phổ biến hiện nay. Thành phần dược tính trong thuốc khi đi vào cơ thể sẽ có tác dụng cải thiện triệu chứng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ và nóng rát da do bệnh nổi mề đay gây ra. Ngoài ra, thuốc còn có thể đẩy lùi một số triệu chứng dị ứng đi kèm như nghẹt mũi, hắt hơi, ngứa họng,…

Loại thuốc này có thể sử dụng để điều trị bệnh nổi mề đay cho mọi độ tuổi. Tuy nhiên, liều lượng sẽ có sự thay đổi giữa từng nhóm đối tượng. Cụ thể là:

  • Người trên 12 tuổi: Sử dụng 180mg/lần/ngày hoặc chia thành 2 lần để uống
  • Trẻ em từ 6 – 11 tuổi: Uống 30mg/lần và sử dụng 2 lần/ngày
  • Bệnh nhân suy thận: Uống 1 viên 60mg/ngày.

Nếu bạn sử dụng thuốc Fexofenadine quá liều sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh và gây ra một số triệu chứng như buồn nôn, nôn, mệt mỏi, buồn ngủ, rối loạn tiêu hóa,… Tuyệt đối không kê đơn thuốc Fexofenadine để điều trị bệnh cho trẻ dưới 6 tuổi và những người bị dị ứng mẫn cảm với thành phần dược tính có trong thuốc.

Thuốc trị mề đay Fexofenadine
Thuốc trị mề đay Fexofenadine mang lại hiệu quả tốt và nhanh chóng

Giá thành tham khảo: Thuốc điều trị mề đay Fexofenadine được bán trên thị trường với giá khoảng 190.000 VNĐ/hộp x 10 vỉ với 10 viên/vỉ.

5. Trị mề đay bằng thuốc Hydroxyzine 

Hydroxyzine cũng là một trong những loại thuốc trị mề đay mang lại hiệu quả rất tốt. Thành phần chính của thuốc là Hydroxyzine Hydrochloride, có tác dụng ức chế quá trình sản sinh histamin (tác nhân gây dị ứng) bên trong cơ thể. Từ đó, các triệu chứng của bệnh nổi mề đay như ngứa ngáy, nổi mẩn ngứa,… sẽ được cải thiện đáng kể.

Thuốc Hydroxyzine hiện được điều chế dưới dạng uống và bôi. Dựa vào tình trạng bệnh ở từng đối tượng cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc cũng như liều lượng sao cho phù hợp. Liều lượng theo khuyến cáo được in trên bao bì là:

  • Người già: Dùng 10mg/lần, uống khoảng 3 – 4 lần/ngày. Sau đó, tăng liều lượng lên khoảng 25mg/lần để tăng hiệu quả điều trị.
  • Trẻ em trên 12 tuổi và người lớn: Uống khoảng 25mg/lần và chỉ dùng 1 lần/ngày vào sau bữa ăn. Bạn có thể tăng dần liều lượng lên nếu không thấy hiệu quả.
  • Trẻ em từ 6 – 12 tuổi: Dùng từ 15 – 25mg/ngày rồi tăng liều lên khoảng 50 – 100mg/ngày.
  • Trẻ từ 6 tháng – 6 tuổi: Uống từ 5 – 15mg/lần và dùng tối đa 50mg/ngày.

Dùng thuốc Hydroxyzine trị nổi mề đay có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, khô miệng, đau nhức cơ khớp,… Tuyệt đối không dùng thuốc nếu bị dị ứng mẫn cảm với thành phần dược tính trong thuốc, đang mang thai, đang cho con bú hoặc đang dùng thuốc ức chế thần kinh.

Giá thành tham khảo: Thuốc Hydroxyzine trị mề đay được bán trên thị trường với giá khoảng 80.000 VNĐ/hộp x 10 vỉ với 10 viên/vỉ.

6. Thuốc trị mề đay Loratadine

Đây là thuốc kháng histamin được điều chế dưới dạng viên uống. Thuốc được sử dụng khá phổ biến trong điều trị bệnh nổi mề đay. Tác dụng chính của thuốc là giảm ngứa ngáy và nổi mề đay, mang lại hiệu quả điều trị lâu dài và ngăn ngừa tái phát bệnh trở lại. Ở một số trường hợp, thuốc còn được kê đơn để điều trị bệnh viêm mũi dị ứng và viêm kết mạc dị ứng.

Loratadine là thuốc trị mề đay
Loratadine là thuốc trị mề đay được kê đơn khá phổ biến

Thuốc Loratadine điều trị mề đay được sử dụng thông qua đường uống. Liều lượng dùng thuốc sẽ có sự khác nhau ở mỗi đối tượng. Cụ thể là:

  • Người lớn: Sử dụng với liều lượng 10mg/lần/ngày vào sau bữa ăn.
  • Trẻ trên 6 tuổi: Sử dụng với liều lượng tương tự người lớn
  • Trẻ em từ 2 – 6 tuổi: Sử dụng thuốc dưới dạng siro với liều lượng 5mg/lần

Một số tác dụng phụ có thể gặp phải sau khi dùng thuốc Loratadine điều trị mề đay là khô miệng, khô mũi, hắt hơi, đau đầu, viêm kết mạc,… Tuyệt đối không dùng thuốc trị bệnh nếu đang mang thai hoặc đang cho con bú.

Giá thành tham khảo: Thuốc điều trị mề đay Loratadine được bán trên thị trường với giá khoảng 12.000 VNĐ/hộp x 2 vỉ với 10 viên/vỉ.

7. Trị mề đay bằng thuốc Methylprednisolon 

Methyprednisolon là thuốc biệt dược thuộc nhóm corticosteroid. Thành phần dược tính trong thuốc có khả năng cải thiện tình trạng dị ứng, kháng viêm và ức chế phản ứng quá mức của hệ miễn dịch. Rất thích hợp sử dụng để điều trị các bệnh lý như nổi mề đay, viêm da tiếp xúc, viêm da tróc vảy,…

Loại thuốc này thường được bác sĩ kê đơn điều trị bằng đường uống. Liều dùng sẽ có sự thay đổi dựa vào tình trạng bệnh ở từng trường hợp cụ thể.

  • Người lớn: Dùng từ 60 – 120mg/ngày, nên chia thành 2 hoặc 3 liều để sử dụng và lặp lại liều sau khoảng giờ.
  • Trẻ em: Dùng từ 10 – 30 mg/kg/ngày, nên chia thành 3 lần để uống trong ngày.
Trị mề đay bằng thuốc Methylprednisolon
Cải thiện các triệu chứng của bệnh nổi mề đay bằng thuốc Methylprednisolon

Một số tác dụng phụ có thể gặp sau khi sử dụng thuốc là đau khớp, mất ngủ, rối loạn tiêu hóa, tác động đến hệ thần kinh hoặc khởi phát bệnh tiểu đường. Tuyệt đối không dùng thuốc nếu bị dị ứng mẩn cảm với thành phần dược tính trong thuốc, tiền sử bệnh lý về đường tiêu hóa hoặc tâm thần.

Giá thành tham khảo: Thuốc trị mề đay Prednisolon được bán trên thị trường với mức giá khoảng 130.000 VNĐ/hộp x 3 vỉ với 10 viên/vỉ.

8. Thuốc trị mề đay Prednisolon

Prednisolon thuộc nhóm thuốc corticosteroid, thường được sử dụng để cải thiện tình trạng nổi mề đay dị ứng. Thuốc được điều chế dưới dạng viên nén với liều lượng khá đa dạng (từ 2 – 5 mg) để đáp ứng với nhu cầu sử dụng của nhiều nhóm đối tượng khác nhau. Ngoài ra, thuốc còn được điều chế dưới dạng siro uống, dung dịch tiêm,…

Thành phần chính của thuốc là hoạt chất Prednisolon 5mg cùng một số tá dược vừa đủ khác. Thuốc thường được sử dụng để cải thiện một số vấn đề về da như dị ứng, vảy nến, sưng đỏ và ngứa ngáy do nổi mề đay,… Khi bị nổi mề đay, bạn có thể sử dụng theo liều lượng sau đây:

  • Người lớn: Uống tối đa 60mg/ngày, nên chia thành 2 – 4 lần để uống.
  • Trẻ em: Uống với liều lượng 0.14 – 2mg/kg/ngày và nên uống với tần suất 4 lần/ngày.

Nếu bị dị ứng với thành phần dược tính trong thuốc thì không nên dùng thuốc để trị bệnh. Với những người đang có dấu hiệu sốc nhiễm khuẩn, nhiễm trùng da, phụ nữ mang thai và cho con bú cũng không nên tự ý dùng thuốc.

Giá thành tham khảo: Thuốc Prednisolon trị mề đay mẩn ngứa được bán trên thị trường với giá khoảng 49.000 VNĐ/họp x 10 vỉ với 10 viên/vỉ.

Lưu ý khi dùng thuốc trị mề đay

Sử dụng thuốc Tây y điều trị mề đay mang lại hiệu quả nhanh chóng bằng cách ngăn chặn phản ứng thái quá quả hệ miễn dịch. Tuy nhiên, khả năng phát sinh tác dụng phụ sau khi dùng thuốc là rất cao. Vì thế, khi sử dụng thuốc điều trị mề đay bạn cần phải lưu ý những điều sau đây:

Lưu ý khi dùng thuốc trị mề đay
Nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe cũng như hiệu quả mang lại
  • Tuân thủ theo đúng hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả mang lại. Tuyệt đối không tự ý tăng giảm liều lượng của thuốc, đặc biệt là với thuốc uống.
  • Thông báo cho bác sĩ về tiền sử dị ứng của cơ thể hoặc các thành phần thuốc mà cơ thể bị dị ứng. Dựa vào đó, bác sĩ có thể lựa chọn loại thuốc điều trị sao cho phù hợp.
  • Không tự ý dùng kết hợp nhiều loại thuốc với nhau để trị bệnh, tránh tình trạng tương tác thuốc gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Tránh tiếp xúc với tác nhân gây bệnh trong suốt quá trình điều trị.
  • Không sử dụng loại thuốc mà cơ thể bị dị ứng, tránh để tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Nếu xuất hiện tác dụng phụ ngay sau khi dùng thuốc, cần ngừng thuốc ngay lập tức và báo cho bác sĩ để được hướng dẫn xử lý đúng cách.
  • Hình thành thói quen ăn uống và sinh hoạt khoa học giúp bổ sung đầy đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Cần hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm dễ gây dị ứng, kiêng uống rượu khi nổi mề đay, thuốc lá,…
  • Duy trì thói quen tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng, giúp cơ thể có thể chống lại sự tấn công của tác nhân gây hại.
  • Trường hợp bạn muốn cải thiện bệnh bằng phương pháp dân gian như chữa mề đay bằng lá hẹ, lá trầu không,… nên tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi áp dụng.

Trên đây là thông tin về các loại thuốc điều trị mề đay tốt nhất hiện nay cũng như lưu ý khi dùng bạn có thể tham khảo. Dùng thuốc Tây y điều trị bệnh mang lại hiệu quả nhanh nhưng rất dễ phát sinh tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

TOP 7+ Loại Thuốc Trị Nổi Mề Đay Của Nhật Được Nhiều Người Tin Dùng

TOP 7 Loại Thuốc Trị Nổi Mề Đay Của Nhật Nhiều Người Tin Dùng

Thuốc trị nổi mề đay của Nhật được rất nhiều người bệnh quan tâm bởi hiệu quả và độ an toàn cao. Mỗi loại thuốc…
Chia sẻ
Bỏ qua