Mắc chứng thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?

Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không là vấn đề rất được quan tâm, do bệnh lý này gây đau đớn và ảnh hưởng khả năng vận động rất lớn. Dưới đây là những thông tin giải đáp cho người bệnh để cải thiện sức khỏe một cách tốt nhất. 

Người mắc thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không? Chuyên gia nói gì?

Thoái hóa khớp gối là một tình trạng tổn thương xương dưới sụn, sụn khớp gối do các yếu tố mất cân bằng sinh học hoặc cơ học gây ra. Ngoài ra, phần sụn khớp bị thoái hóa này có thể khiến đệm khớp bị mất đi, các xương đầu gối chạm vào nhau gây ra những phản ứng viêm làm người bệnh có triệu chứng đau và sưng.

Ngoài ra, khi bị thoái hóa khớp, khả năng tiết dịch của khớp gối cũng bị ảnh hưởng khiến người bệnh bị cứng khớp và làm giảm đáng kể khả năng vận động. Chính vì thế, thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm.

Mắc chứng thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh
Mắc chứng thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh

Theo các chuyên gia về xương khớp, người bệnh khi bị thoái hóa khớp ở dạng nhẹ hoặc trung bình nên giữ thói quen đi bộ hàng ngày. Vì bài tập nhẹ nhàng này có thể mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe như sau:

  • Giúp tăng tiết dịch nhầy ở ổ khớp: Việc đi bộ hàng ngày và tập luyện nhẹ nhàng giúp màng bao hoạt dịch khớp gối tăng tiết nhầy hiệu quả. Từ đó có thể cải thiện và phòng ngừa tình trạng cứng khớp, khô khớp hiệu quả, giúp các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người bệnh trở nên dễ dàng hơn.
  • Kích thích được quá trình tuần hoàn máu của cơ thể: Việc đi bộ mỗi ngày có thể giúp người bệnh cải thiện quá trình lưu thông máu. Từ đó làm tăng cường khả năng phục hồi khớp gối bị thoái hóa.
  • Giúp giảm đau: Việc đi bộ từ 15 đến 30 phút mỗi ngày có thể giúp người bệnh giảm đau khá tốt, cải thiện được khả năng vận động và giúp khớp gối linh hoạt hơn.
  • Duy trì cân nặng thật ổn định: Việc duy trì hoạt động đi bộ có thể cải thiện được cân nặng của người bệnh, giúp cân nặng luôn ở mức an toàn, từ đó giảm áp lực của trọng lượng cơ thể lên khớp gối.

Bên cạnh đó, việc đi bộ thường xuyên giúp người bệnh phòng ngừa được tình trạng căng cơ, tập vật lý trị liệu cho khớp gối, điều chỉnh được hơi thở và tăng cường sức khỏe tổng thể. Tuy vậy, các chuyên gia cũng đưa ra khuyến cáo cho người bị thoái hóa khớp gối ở dạng nặng là cần phải hạn chế đi lại.

Khi bệnh trở nặng, việc đi đứng sẽ khiến khớp gối chịu nhiều áp lực hơn, các mặt sụn bị thoái hóa sẽ gặp phải tổn thương nặng nề. Việc đi lại nhiều trong khi bệnh nặng sẽ gây ra các phản ứng viêm, hình thành sang chấn hai đầu xương khớp, dẫn tới hiện tượng đau nhức nghiêm trọng.

Chính vì thế, người bệnh chỉ nên đi bộ khi mới phát hiện tình trạng bệnh và tuyệt đối không thực hiện các động tác mạnh như chạy nhảy, bẻ lưng, xoay gối và cúi gập người.

Người bị thoái hóa khớp gối nên tập gì để cải thiện bệnh tốt nhất?

Hướng dẫn cách đi bộ đúng cho người thoái hóa khớp gối

Để giúp nâng cao sức khỏe tổng thể, cải thiện được chức năng hoạt động của xương khớp, bảo vệ khớp gối tránh nhiễm trùng, người bệnh cần phải biết đến cách đi bộ đúng như sau:

Người bệnh cần đi bộ đúng cách để tránh ảnh hưởng đến khớp gối
Người bệnh cần đi bộ đúng cách để tránh ảnh hưởng đến khớp gối
  • Phải khởi động trước, sau khi đi bộ

Đây là nguyên tắc cần phải thực hiện khi đi bộ cho bất cứ ai, nhất là với người bị thoái hóa khớp gối. Việc khởi động cần được thực hiện khoảng 10 phút trước khi đi bộ giúp làm giãn cơ, nóng khớp, từ đó giảm nguy cơ chấn thương và bạn có thể đi lại dễ dàng hơn.

Các bài tập khởi động nên thực hiện là gập duỗi gối hoặc bài tập căng cơ cẳng chân. Cùng với đó, người bệnh nên dùng lực bàn tay để xoa bóp nhẹ nhàng vùng khớp gối. Đối với các bài tập sau khi đi bộ, người bệnh nên vận động đầu gối nhẹ nhàng trước khi nghỉ ngơi để giảm căng thẳng cho đầu gối.

  • Rút ngắn khoảng cách bước chân

Một trong những lưu ý quan trọng cho người bệnh khi thực hiện bài tập đi bộ là cần rút ngắn lại khoảng cách giữa các bước chân. Nếu bước đi nhanh với các bước quá dài sẽ khiến khớp gối bị kích thích mạnh, tạo nên cơn đau cấp tính.

Tuy vậy, bạn cũng không nên bước đi quá chậm khi tập luyện. Hãy duy trì khoảng cách bước đi và tốc độ vừa phải để cảm thấy thoải mái nhất.

  • Về thời gian đi bộ

Các chuyên gia khuyến cáo, đối với người có vấn đề về xương khớp không được đi bộ quá 30 phút mỗi lần tập luyện và không nên đi đường quá dài trong thời gian liên tục. Cách tốt nhất cho người bệnh là chia nhỏ thời gian đi bộ và nghỉ ngơi sau mỗi đoạn đường đi.

Nếu đi bộ quá lâu với quãng đường dài sẽ làm tăng áp lực lên khớp gối. Do trọng lượng của cơ thể bị dồn xuống chân, từ đó gây ra cơn đau và khiến tổn thương thêm nghiêm trọng.

Những lưu ý khi đi bộ cần bạn ghi nhớ

Ngoài việc đánh giá đúng tình trạng bệnh của mình và biết cách đi bộ đúng, người bị thoái hóa khớp gối còn cần phải lưu ý thêm một số vấn đề sau:

Người bệnh không nên đi quá sức và cần nghỉ ngơi khi có triệu chứng đau
Người bệnh không nên đi quá sức và cần nghỉ ngơi khi có triệu chứng đau
  • Cần duy trì được thói quen đi bộ hàng ngày khi bị thoái hóa khớp gối nhẹ. Trong trường hợp bị bệnh nặng, người bệnh nên hạn chế đi lại để tránh gây phản tác dụng.
  • Trước khi đi bộ hoặc tập luyện các bài tập khác, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia xương khớp để lựa chọn được bài tập phù hợp với tình trạng bệnh của bản thân.
  • Khi đi bộ, người bệnh cần phải lựa chọn giày phù hợp, tạo sự thoải mái, êm chân và chống trơn trượt.
  • Cần lựa chọn trang phục đi bộ thoải mái, rộng rãi, thấm hút mồ hôi tốt để dễ dàng vận động.
  • Nếu các cơn đau xuất hiện, bạn không nên cố gắng đi bộ mà nên nghỉ ngơi và xoa bóp khớp để giảm đau.
  • Thời điểm thích hợp nhất để đi bộ là vào buổi sáng hoặc buổi chiều. Người bệnh nên đi bộ trong thời điểm này và ở những nơi thoáng mát, sạch sẽ, trong lành.

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không? Người bệnh chỉ nên đi bộ khi các triệu chứng bệnh nhẹ hoặc đã thuyên giảm để hỗ trợ cải thiện bệnh hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm:

Array
Người bị thoái hóa khớp gối có nên đạp xe không?

Thoái hóa khớp gối có nên đạp xe? Người bệnh cần lưu ý gì?

Thoái hóa khớp gối - Một bệnh lý về xương khớp gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh cũng như các hoạt…
Bị thoái hóa khớp gối nên tập gì

Bị Thoái Hóa Khớp Gối Nên Tập Gì Để Cải Thiện Bệnh Hiệu Quả?

Để điều trị thoái hóa khớp gối hiệu quả, cần có một chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học kết hợp với tập luyện…
Thoái hóa khớp gối nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh là thắc mắc của rất nhiều người

Thoái hóa khớp gối nên ăn gì và kiêng gì để cải thiện tình trạng bệnh?

Thoái hóa khớp khiến người bệnh bị đau đớn, khó chịu mỗi khi vận động mạnh. Thậm chí, tình trạng này còn gây cản trở…