Tay Bị Ngứa Nổi Mụn Nước

Tay bị ngứa nổi mụn nước là một trong những căn bệnh phổ biến hiện nay. Nó gây ra nhiều phiền phức và ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt của người mắc phải. Nguyên nhân gây ra bệnh là gì? Bị ngứa nổi mụn nước ở tay điều trị như thế nào? Mời bạn cùng tìm kiếm câu trả lời qua những chia sẻ dưới đây. 

Tay bị ngứa và nổi mụn vì sao
Tay bị ngứa và nổi mụn vì sao

Tay bị ngứa nổi mụn nước nguyên nhân do đâu?

Khi môi trường sống bị ô nhiễm bất kỳ đối tượng nào cũng có nguy cơ mắc bệnh ngứa da. Một trong những bệnh phổ biến là tay bị ngứa nổi mụn nước. Ban đầu, những chiếc mụn li ti có chứa nước ở trong sẽ xuất hiện trên da tay của bạn. Nếu chẳng may mụn bị vỡ do va chạm hoặc cào gãi, phần nước phía trong sẽ nhanh chóng lây lan đến những vùng da khác tạo mụn và gây ngứa ngáy.

Tay bị ngứa nổi mụn nước là biểu hiện của các bệnh như chàm, viêm da dị ứng hay tổ đỉa. Dưới đây, chúng tôi tổng hợp một số nguyên nhân cơ bản gây ra tình trạng bệnh:

  • Chức năng làm việc của gan suy giảm: Khi bạn quá bận rộn, có lịch sinh hoạt, chế độ ăn uống không khoa học sẽ ảnh hưởng không tốt đến gan. Bạn nên loại bỏ một số thói quen như thường xuyên bỏ bữa, ăn dầu mỡ, cay nóng, không ăn rau xanh,... Để cải thiện chức năng lọc và đào thải độc tố tại gan. Khi gan gặp sự cố, trên cơ thể bạn sẽ báo hiệu bằng cách xuất hiện mụn đỏ, ngứa hay tay bị ngứa nổi mụn nước.
  • Da tiếp xúc với những chất dễ kích ứng: Trong cuộc sống có không ít những chất gây kích ứng từ tự nhiên cho đến chất hóa học. Phải kể tên đến như khói bụi, lông chó mèo, phấn hoa hay một số loại mỹ phẩm kém chất lượng. Tất cả đều có tỉ lệ gây bệnh tay bị ngứa nổi mụn nước rất cao. Hệ miễn dịch nhanh chóng sản sinh chất histamin khi cơ thể tiếp xúc với những chất gây dị ứng để bảo vệ cơ thể. Biểu hiện rõ ràng nhất chính là những nốt mẩn ngứa, mụn nước xuất hiện trên da.
  • Tay bị ngứa nổi mụn nước do da quá mẫn cảm: Không ít người trong chúng ta sở hữu một làn da yếu, mẫn cảm bởi sức đề kháng yếu. Những người như vậy dễ gặp những bất thường trên cơ thể, phổ biến là sự xuất hiện của bệnh tay bị ngứa nổi mụn nước.
  • Sự thay đổi bất thường của thời tiết: Khi thời tiết thay đổi đột ngột như tràng đang nắng nóng đột ngột chuyển mưa lạnh. Hay trời oi nóng kéo dài trong thời gian dài sẽ khiến da không kịp thích nghi. Đó là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn trên bề mặt da phát triển, hình thành mụn nước. Tùy vào cơ địa và thể trạng của mỗi người mà mụn có thể mọc ít hoặc nhiều.

Ngoài ra, tay bị ngứa nổi mụn nước do một số nguyên nhân khác: Bạn biết không khi cơ thể gặp stress, căng thẳng, thiếu ngủ kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn là nguyên nhân gây ra mụn. Bên cạnh đó, những người làm việc tại hầm mỏ, cơ khí, khí đốt,... cũng là những môi trường ô nhiễm và dễ bị mụn nước tấn công nếu không sử dụng đồ bảo hộ đúng cách.

TÌM HIỂU NGAY: TRIỆU CHỨNG BỆNH VIÊM DA CƠ ĐỊA [LIÊN QUAN]

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tay bị ngứa nổi mụn nước
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tay bị ngứa nổi mụn nước

Nhận biết dấu hiệu tay bị ngứa nổi mụn nước

Bị ngứa, nổi mụn nước ở tay rất dễ nhận biết nếu bạn quan sát, chú ý sẽ thấy những biểu hiện sau:

  • Bàn tay bị ngứa nổi mụn nước nước sẽ gây ra mụn gồ ghề trên bề mặt da. Phía trong những chiếc mụn nhỏ là dịch trong hoặc dịch mủ, tùy tình trạng bệnh đã bị bội nhiễm vi khuẩn hay chưa.
  • Khi mụn phát triển to hơn sẽ được gọi là bóng nước. Sức lây lan của căn bệnh này vô cùng nhanh, dịch nước mủ trong mụn lan đến đâu thì mụn sẽ xuất hiện tại vị trí đó. Bạn bị ngứa da tay nổi mụn nước thì nguy cơ gặp phải những triệu chứng dưới đây là rất cao.
  • Những đám mụn nước có kích thước nhỏ mọc nhiều ở kẽ tay hay các đầu ngón tay.
  • Trong suốt quá trình mọc mụn nước, vùng da tay bị ngứa nổi mụn nước của bạn sẽ vô cùng ngứa ngáy và khó chịu. Nếu bạn gãi vùng da bị mụn, sẽ làm bong tróc những mảng da đỏ. Khi quan sát kỹ, bạn còn nhận ra những nốt lấm tấm đọng lại trên lớp biểu bì da của mình.
  • Tính từ khi xuất hiện, sau 3 - 5 ngày những đám mụn sẽ mọc nhiều hơn với kích thước to hơn.
  • Nếu chủ quan, không xử lý mụn nước sớm và đúng cách sẽ gây viêm nhiễm, mưng mủ tại vị trí mụn mọc. Những vùng da khác trên cơ thể dễ bị lây lan nếu bạn không cẩn thận để mụn bị vỡ.

Chẩn đoán tay bị ngứa nổi mụn nước

Thông thường các bác sĩ da liễu sẽ dựa vào các dấu hiệu xuất hiện bên ngoài da để chẩn đoán bệnh. Nhưng để có kết luận chính xác tay bị ngứa nổi mụn nước, bạn cần làm một số xét nghiệm.
Hai loại xét nghiệm cần thiết bao gồm:

  • Sinh thiết da: Một phần nhỏ trên mảng da đang bị bệnh sẽ được lấy và kiểm tra tại phòng thí nghiệm. Qua việc sinh thiết da, bác sĩ có thể biết và loại trừ nguyên nhân gây ra mụn nước.
  • Xét nghiệm dị ứng da: Nếu bạn bị nghi ngờ bàn tay bị ngứa nổi mụn nước bị nổi mụn nước ở tay và ngứa do các tác nhân dị ứng sẽ được yêu cầu tiến hành làm loại xét nghiệm này.

Xét nghiệm là cách chính xác giúp bạn biết được tình trạng bệnh
Xét nghiệm là cách chính xác giúp bạn biết được tình trạng bệnh

Tay bị nổi mụn nước và ngứa khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Nếu da tay bị ngứa nổi mụn nước nhẹ và bạn có sự can thiệp cũng như điều trị sớm tại nhà bệnh sẽ nhanh khỏi. Tuy nhiên, sau 5 ngày tự điều trị bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm mà xuất hiện thêm những triệu chứng bất thường bạn nên đến gặp bác sĩ.

Hãy ghi nhớ những biến chứng bất thường dưới đây:

  • Trên da tay xuất hiện mụn nước, cùng lúc đó cơ thể đau đầu, chóng mặt và khó thở.
  • Xung quanh vùng da mọc mụn nước bị sưng đỏ hoặc bị nhiễm trùng.
  • Những đám mụn nước dễ bị tái phát và mọc tại nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể.

Bạn không nên chủ quan bởi khi tay bị ngứa nổi mụn nước cùng lúc xuất hiện các triệu chứng trên là báo hiệu của những căn bệnh nguy hiểm như tiểu đường, rối loạn hệ miễn dịch, thủy đậu, zona,… Phát hiện bệnh và có biện pháp điều trị sớm tránh những biến chứng xấu nhất đến sức khỏe của bạn.

Điều trị tay bị ngứa nổi mụn nước bằng cách nào?

Tay bị ngứa nổi mụn nước thường xuất hiện tại lòng bàn tay và ngón tay. Bệnh dễ tái phát và kéo dài trong thời gian dài gây ra tình trạng đau ngứa và khó chịu. Để điều trị căn bệnh “khó chịu” này bạn cần dựa vào mức độ của bệnh. Bạn có thể lựa chọn 1 trong 4 cách khắc phục dưới đây:

Chữa da tay bị nổi mụn nước tại nhà

Ngay khi bị ngứa nổi mụn nước ở lòng bàn tay bạn có thể áp dụng những mẹo nhỏ dưới đây để xử lý mụn ngay tại nhà.

Sử dụng kem dưỡng ẩm bôi lên vùng da mụn

Những tinh chất dưỡng ẩm có trong kem dưỡng sẽ xoa dịu và cấp ẩm cho làn da. Đây cũng là một trong những bí quyết khắc phục tình trạng ngứa ngáy ở vùng da nổi mụn hiệu quả. Bạn có thể lựa chọn những loại kem dưỡng an toàn và dễ mua như Vaseline, Alavert, Lubriderm, Benadryl,...

Ngoài ra, bạn có thể dùng những loại tinh dầu chiết xuất từ thiên nhiên để cấp ẩm cho da như tinh dầu hoa oải hương, dầu dừa, dầu lá trà,... Khi da đủ nước và khỏe mạnh cùng góp phần làm lành các tổn thương trên da một cách nhanh chóng.

Sử dụng kem dưỡng để chăm sóc tay nổi mụn nước và ngứa
Sử dụng kem dưỡng để chăm sóc tay nổi mụn nước và ngứa

Chườm đá lạnh lên da

Tại các vùng da tay bị ngứa nổi mụn nước sẽ xuất hiện những triệu chứng như ngứa ngáy, khó chịu. Những viên đá lạnh chườm lên da là phương pháp giảm khó chịu cực hiệu quả. Những dây thần kinh cảm giác sẽ bị nhiệt độ lạnh đột ngột từ viên đá làm tê liệt.

  • Các thao tác thực hiện rất đơn giản theo hướng dẫn dưới đây:
  • Đầu tiên bạn rửa tay thật sạch dưới vòi nước.
  • Bạn hãy sử dụng một chiếc khăn xô mềm bọc quanh viên đá rồi nhẹ nhàng mát xa lên da. Mỗi lần thực hiện tối thiểu 15 phút.
  • Bạn thực hiện ngày 2 - 3 lần cho đến khi mụn nước xẹp hẳn trên da.

Đá lạnh sẽ giúp bạn giảm nhanh những cơn ngứa khó chịu
Đá lạnh sẽ giúp bạn giảm nhanh những cơn ngứa khó chịu

Tận dụng kem đánh răng

Kem đánh răng là thứ gia đình nào cũng có, bạn có thể sử dụng ngay kem đánh răng để điều trị tay bị ngứa nổi mụn nước tại nhà. Trong những tuýp kem đánh răng chứa các thành phần kháng khuẩn, khi bôi lên da sẽ làm giảm nhanh sự ngứa ngáy, khó chịu.

Hãy sử dụng kem đánh răng theo những hướng dẫn dưới đây, chắc chắn bạn sẽ bất ngờ về kết quả thu được đó.

  • Bạn rửa sạch vùng tay bị ngứa nổi mụn nước tổn thương bằng nước sạch hoặc nước muối pha loãng.
  • Sử dụng một lượng vừa đủ kem đánh răng rồi thoa nhẹ nhàng lên vùng da có mụn.
  • Thực hiện bôi kem đánh răng 2 - 3 lần một ngày để sớm tiêu diệt những đám mụn nước đáng ghét nhé.

Dùng muối biển để chữa da tay bị nổi mụn nước

Các chuyên gia da liễu cũng khuyên bệnh nhân tay bị ngứa nổi mụn nước của mình nên sử dụng muối biển để khắc phục tình trạng mụn nước xuất hiện trên da. Trong muối biển chứa nhiều hoạt chất làm sạch da hiệu quả. Mới đầu bạn sẽ cảm thấy khó chịu vì cảm giác đau rát khi muối mặn tiếp xúc với da.

  • Đừng quá lo lắng nhé, hãy thực hiện theo hướng dẫn dưới đây để sớm lấy lại được làn da mịn màng.
  • Bạn rửa sạch tay, sau đó nặn sạch mụn nước có trên da tay.
  • Tiếp theo bạn sử dụng muối biển hạt nhẹ nhàng chà và mát xa nhẹ nhàng vùng da vừa nặn mụn.
  • Hãy chăm chỉ thực hiện bí kíp này ngày 2 - 3 lần để tiêu diệt mọi vi khuẩn gây tổn thương trên da nhé!

Bạn đã thử sử dụng muối biển để điều trị mụn ngứa ở tay
Bạn đã thử sử dụng muối biển để điều trị mụn ngứa ở tay

Dùng các loại dược liệu có sẵn trong thiên nhiên

Rất nhiều thảo dược có trong tự nhiên bạn hoàn toàn có thể tận dụng để giúp làm dịu cơn ngứa, hỗ trợ điều trị tình trạng tay bị ngứa nổi mụn nước.

Nha đam

  • Bạn sử dụng một miếng thân cây nha đam, rửa sạch rồi tước bỏ phần vỏ xanh cứng ở phía ngoài.
  • Sử dụng trực tiếp phần gel nha đam vừa thu được để thoa lên vùng da có mụn nước.
  • Mỗi ngày bạn cần thực hiện những thao tác này từ 2 - 3 lần, chăm chỉ áp dụng đến khi mụn nước không còn xuất hiện trên da.

Rau má cho người tay bị ngứa nổi mụn nước

  • Sử dụng một nắm rau má rửa sạch rồi ngâm qua nước muối loãng. Bạn cần biết chắc chắn nguồn gốc và độ an toàn của cây rau má để đảm bảo hiệu quả điều trị.
  • Bạn sử dụng máy xay sinh tố để xay nhuyễn rau má cùng nước. Sau đó lọc thu được phần nước.
  • Sử dụng nước rau má để uống, có thể pha thêm đường để tăng thêm độ thơm ngon và dễ uống.
  • Nước rau má là loại thức uống có công dụng giải nhiệt và đánh bay mụn hiệu quả.

Điều trị tay bị ngứa nổi mụn nước bằng các loại thuốc tây y

Thông thường, nếu bạn áp dụng những phương pháp xử lý tay bị ngứa nổi mụn nước tại nhà không hiệu quả thì mới sử dụng đến thuốc tây y. Dựa vào mức độ tổn thương của tay bị ngứa và nổi mụn nước bác sĩ sẽ chỉ định bạn sử dụng một trong những loại thuốc dưới đây.

  • Corticosteroid: Những loại thuốc và kem có chứa thành phần Corticosteroid sẽ làm giảm nhanh chóng các triệu chứng của bệnh. Sau khi thoa thuốc, bạn có thể sử dụng các gạc tiệt trùng để để băng bó lại vết thương để tổn thương nhanh lành hơn.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Một số loại thuốc như Protopic và Elidel sẽ được bác sĩ chỉ định dùng điều trị bệnh nếu bạn không muốn dùng thuốc Steroid. Nhưng bạn cũng cần lưu ý sử dụng thuốc này sẽ gây ra những tác dụng phụ hoặc bệnh nhiễm trùng da.
  • Thuốc kháng sinh: Nếu những đám mụn bị tấy đỏ, xuất hiện mủ và có nguy cơ bị nhiễm trùng bạn cần sử dụng thuốc kháng sinh.

Để việc điều trị tay bị ngứa nổi mụn nước bằng thuốc tây y đạt hiệu quả cao nhất bạn cần thực hiện theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. Hơn nữa bạn tuyệt đối không cào hoặc gãi khiến mụn nước vỡ và lây lan. Trong suốt quá trình dùng thuốc, bạn nên đi kiểm tra lại theo lịch hẹn của bác sĩ.

Quang trị liệu

Khi tất cả các biện pháp và loại thuốc ở trên không có tác dụng thì bạn sẽ được sử dụng phương pháp quang trị liệu. Các bác sĩ sử dụng tia cực tím để điều trị mụn nước. Tuy có thể điều trị tay bị ngứa nổi mụn nước nhanh chóng nhưng sẽ gây cho da nhiều tổn thương bên lề và tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư da. Trước khi quyết định thực hiện quang trị liệu bạn sẽ được bác sĩ trao đổi về ưu và nhược điểm của phương pháp.

Khi tay bị ngứa nổi mụn nước bạn tuyệt đối không được chủ quan. Cần bình tĩnh xử lý và tìm ra nguyên nhân để có biện pháp khắc phục kịp thời. Hy vọng với những thông tin hữu ích chúng tôi chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn sớm “đánh bay” những chiếc mụn nước xấu xí.

Xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Nổi Mề Đay Kiêng Gì?

Nổi mề đay kiêng gì là từ khóa được nhiều người tìm kiếm khi không may mắc phải bệnh lý da liễu này. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống sinh hoạt và công việc của người mắc. Để tránh bệnh trở nặng, người...

Nổi Mề Đay Có Kiêng Gió Không?

Nổi mề đay có kiêng gió không là câu hỏi thắc mắc của nhiều bạn đang gặp tình trạng da liễu này. Bệnh lý có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi với những triệu chứng điển hình như ngứa ngáy, nổi mẩn cực kỳ khó chịu. Nhiều người thường...

Có Nên Đi Spa Nặn Mụn Ẩn?

Áp dụng các công nghệ, liệu pháp tân tiến, hiện đại tại spa nhằm điều trị mụn ẩn sâu dưới da mang đến hiệu quả cao và an toàn, tuy nhiên cũng đi kèm chi phí cao hơn so với các phương pháp khác khiến nhiều người ngần ngại. Vậy...

Mụn Trứng Cá Có Tự Hết Không?

Mụn trứng cá là cơn ác mộng của rất nhiều người, nhất là đối với lứa tuổi thanh thiếu niên. Tình trạng này có thể gây viêm nhiễm, đau đớn, sưng tấy ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến làn da và thẩm mỹ. Vậy mụn trứng cá có tự hết...

Mụn Mủ Bị Vỡ Phải Làm Sao?

Mụn mủ trên mặt là vấn đề da liễu gây ám ảnh cho rất nhiều người, nhất là các chị em phụ nữ. Nhiều bạn rất lo lắng không biết mụn mủ bị vỡ phải làm sao để tránh nguy cơ bị nhiễm trùng và làm thế nào để da...

Bị Nám Da Không Nên Ăn Gì?

Người bị nám da mặt không nên ăn gì và nên ăn gì là những vấn đề chị em cần lưu ý. Nguyên nhân là do một chế độ ăn uống khoa học, đủ chất không chỉ hỗ trợ điều trị nám hiệu quả hơn mà còn giúp ngăn ngừa...

Bị Mụn Trứng Cá Nên Ăn Gì?

Mụn trứng cá là nỗi ám ảnh của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn nữ. Quá trình điều trị cũng phức tạp, đòi hỏi sự kiên trì và kết hợp nhiều phương pháp khác nhau. Ngoài dùng thuốc, chế độ ăn uống cũng góp phần quyết định đến...

Nổi Mề Đay Có Được Tắm Không?

Từ xa xưa, dân gian đã quan niệm người bị nổi mề đay hoặc một số bệnh da liễu khác thì không nên tắm. Vậy quan niệm này có đúng không, người bị nổi mề đay nên tắm lá gì nhanh khỏi? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để...

Bệnh liên quan

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *