Suy Nhược Thần Kinh Mất Ngủ Do Đâu Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả

Suy nhược thần kinh mất ngủ là hiện tượng khá nhiều người gặp phải hiện nay, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, chất lượng công việc và cuộc sống. Vậy tình trạng này diễn ra do đâu, cách điều trị là gì, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

Suy nhược thần kinh mất ngủ là bệnh gì?

Suy nhược thần kinh mất ngủ là bệnh lý khiến người bệnh bị rối loạn về giấc ngủ, khó đi vào giấc ngủ hoặc ngủ chập chờn, không sâu giấc. Căn bệnh này gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sinh hoạt thường ngày của người mắc phải.

Suy nhược thần kinh mất ngủ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe
Suy nhược thần kinh mất ngủ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe

Suy nhược thần kinh mất ngủ được chia làm 2 loại chính:

  • Cấp tính: Tình trạng người bệnh bị suy nhược thần kinh, mất ngủ trong một thời gian ngắn, có thể xảy ra trong vài ngày hoặc vài tuần rồi biến mất.
  • Mạn tính: Khi bị mất ngủ mãn tính, tình trạng mất ngủ có thể kéo dài liên tục trong thời gian dài.

Theo thống kê của Học viện Y học giấc ngủ Mỹ, trung bình có 15 – 35% người trưởng thành từng bị mất ngủ cấp tính và có đến 10% người trưởng thành mắc chứng mất ngủ mạn tính. Các bác sĩ, chuyên gia khuyến cáo ngay khi xuất hiện các triệu chứng mất ngủ, người bệnh cần có biện pháp khắc phục, điều trị kịp thời, tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe về lâu dài.

Triệu chứng bệnh suy nhược thần kinh mất ngủ

Người bị mất ngủ do suy nhược thần kinh thường gặp phải các triệu chứng sau:

  • Thường xuyên có cảm giác tỉnh táo khi đi ngủ, trằn trọc, khó đi vào giấc ngủ.
  • Dễ tỉnh giấc nhưng rất khó ngủ trở lại.
  • Ngủ muộn, thức sớm, có cảm giác mệt mỏi khi thức dậy.
  • Không có cảm giác khỏe mạnh, sảng khoái hơn sau giấc ngủ.
  • Lờ đờ, mệt mỏi, hay ngáp và có cảm giác thèm ngủ vào ban ngày.
  • Tâm lý bất ổn, luôn trong trạng thái khó chịu, lo âu, trầm cảm.
  • Nhức đầu, gặp khó khăn trong việc tập trung, ghi nhớ, ảnh hưởng tới công việc, sinh hoạt.

Nguyên nhân dẫn tới suy nhược thần kinh mất ngủ

Suy nhược thần kinh mất ngủ xảy ra chủ yếu do hiện tượng suy giảm chất dẫn truyền thần kinh serotonin. Đây là một loại hormone giúp điều chỉnh cảm xúc, tâm trạng của con người. Khi các tế bào thần kinh không được cung cấp đủ máu, oxy và chất dinh dưỡng, chúng sẽ trở nên căng thẳng, không thể bước vào trạng thái thư giãn, nghỉ ngơi, ảnh hưởng nghiêm trọng tới giấc ngủ.

Nếu không được xử lý kịp thời, mất ngủ kéo dài có thể gây tàn phá não, ảnh hưởng tới khả năng suy nghĩ, điều chỉnh cảm xúc. Đây là nguyên nhân dẫn tới mất ngủ nghiêm trọng hơn. Chính vì thế, ngay khi có các dấu hiệu mất ngủ, căng thẳng thần kinh, hãy liên hệ ngay bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn, khắc phục bệnh kịp thời.

Suy nhược thần kinh mất ngủ khiến người bệnh căng thẳng
Suy nhược thần kinh mất ngủ khiến người bệnh căng thẳng

Suy nhược thần kinh mất ngủ có nguy hiểm không?

Tình trạng suy nhược thần kinh mất ngủ kéo dài sẽ để lại không ít hệ lụy tới sức khỏe của người bệnh. Đồng thời, hiện tượng này còn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng đời sống. Một số hệ lụy bạn có thể gặp phải như sau:

  • Mất tập trung: Mất ngủ khiến não bộ luôn trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, trở nên chậm chạp và khó tập trung, gây cản trở quá trình ghi nhớ, làm việc.
  • Làm giảm hiệu suất của công việc: Theo các chuyên gia, một giấc ngủ trưa ngắn cũng có thể giúp não bộ được thư giãn, lấy lại tinh thần sảng khoái để tiếp tục thực hiện công việc. Tuy nhiên, nếu bạn bị thiếu ngủ thì hoàn toàn ngược lại, hiệu suất công việc sẽ không được đảm bảo.
  • Rối loạn tâm lý: Khi bị thiếu ngủ, những cảm xúc tiêu cực sẽ luôn được sinh ra, khiến người bệnh lúc nào cũng trong trạng thái căng thẳng, mệt mỏi, lo âu, cơ thể uể oải, dễ cáu gắt. Nếu không được xử lý kịp thời, bạn có thể mắc phải các bệnh lý như tự kỷ, trầm cảm, rối loạn lo âu,…
  • Gây bệnh tim mạch: Khi người bệnh mất ngủ, hệ thần kinh phải hoạt động mạnh hơn. Lúc này, huyết áp tăng cao, mạch máu co lại và tạo áp lực lên tim. Đồng thời, người bị mất ngủ có thể cần nhiều lượng insulin hơn để ổn định huyết áp. Trường hợp cơ thể không sản xuất insulin kịp thời, hệ tim mạch có thể bị ảnh hưởng xấu.
  • Gây tăng cân, béo phì: Khi người bệnh mất ngủ, các cơ quan hoạt động không ổn định, không có thời gian tái tạo, phục hồi, dẫn đến lượng calo không được tiêu hao, tích tụ độc tố, mỡ thừa trong cơ thể và gây béo phì.
  • Gia tăng nguy cơ ung thư: Khi ngủ, cơ thể sẽ sản sinh ra hormone melatonin có tác dụng chống lại sự phát triển của các tế bào khối u. Vì vậy, nếu bạn thiếu ngủ, nguy cơ mắc bệnh ung thư sẽ tăng cao.

Các cách điều trị suy nhược thần kinh mất ngủ

Để đẩy lùi chứng mất ngủ, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp khác nhau. Trong đó, mẹo dân gian và sử dụng thuốc Tây Y là 2 cách phổ biến, hiệu quả, được nhiều người lựa chọn.

Mẹo dân gian cải thiện chứng mất ngủ

Từ xưa đến nay, ông cha ta đã lưu truyền rất nhiều mẹo vặt chữa suy nhược thần kinh không dùng thuốc từ các nguyên liệu quen thuộc, dễ kiếm, cụ thể như:

  • Cây trinh nữ

Cây trinh nữ được biết đến là loại thảo dược quen thuộc, có công dụng trong việc cải thiện chứng suy nhược cơ thể, đau đầu và khó ngủ. 

Cây trinh nữ có khả năng cải thiện chất lượng giấc ngủ
Cây trinh nữ có khả năng cải thiện chất lượng giấc ngủ

Nếu bạn bị mất ngủ do suy nhược thần kinh ngoại biên, hãy sắc 20gr trinh nữ khô cùng 200ml nước, đun cho đến khi lượng nước cô đặc còn 100ml. Sau đó, hãy dùng nước sắc thay cho trà và uống hàng ngày để dễ ngủ hơn.

  • Hoa cúc

Nếu bạn đang bị mất ngủ, đừng bỏ qua trà hoa cúc. Hoa cúc có tác dụng giúp tinh thần thư thái, loại bỏ trạng thái căng thẳng, xoa dịu não bộ, giúp người dùng dễ ngủ hơn. Bên cạnh đó, trà hoa cúc còn có nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe như: Tốt cho tim mạch, tăng cường hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa ung thư.

Mỗi ngày, hãy sắc 2 – 3 bông hoa cúc cùng 200ml nước lọc, đun sôi và uống hàng ngày, vào buổi tối, trước khi đi ngủ chừng 1 tiếng. Bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy thư giãn và ngủ tốt hơn.

  • Tâm sen

Tâm sen vốn được biết đến với công dụng bổ tỳ, dưỡng âm, trị mất ngủ vô cùng hiệu quả. Đó là bởi trong tâm sen có chứa nelumbo và nuciferin – 2 hoạt chất có công dụng giảm triệu chứng căng thẳng, mất ngủ vô cùng hiệu quả.

Cách chữa suy nhược thần kinh mất ngủ bằng tâm sen cũng khá đơn giản, dễ thực hiện. Mỗi ngày, bạn chỉ cần hãm 4 – 10gr tâm sen cùng nước sôi, uống như trà. Tình trạng suy nhược thần kinh mất ngủ sẽ được cải thiện nhanh chóng.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng các mẹo dân gian kể trên chỉ phù hợp với những người bị suy nhược thần kinh mất ngủ mức độ nhẹ. Nếu đã áp dụng các cách trên nhưng vẫn không có hiệu quả, hãy tiến hành thăm khám để được bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp.

Dùng thuốc Tây Y chữa mất ngủ

Trong trường hợp suy nhược thần kinh mất ngủ nghiêm trọng, các bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc Tây Y sau:

  • Các loại thuốc kháng histamin: Dimedrol, Clorpheniramin, Promethazine,…;
  • Thuốc ngủ. thuốc an thần:  Zolpidem, Phenobarbital, Olanzapine, Amisulpride, Quetiapine.
  • Thuốc trầm cảm: Clomipramine, Mirtazapine,…
Người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc ngủ, thuốc an thần
Người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc ngủ, thuốc an thần

Các loại thuốc kể trên đều có tác dụng giúp thư giãn tinh thần, tâm trạng người bệnh trở nên nhẹ nhõm, thoải mái và dễ ngủ hơn. Tuy nhiên, chúng đều được bác sĩ khuyến nghị sử dụng không quá 3 ngày.

Việc lạm dụng các loại thuốc trên, uống quá liều lượng, thời gian quy định có thể khiến người bệnh bị phụ thuộc vào thuốc, gặp phải các tác dụng phụ như: Đau đầu, chóng mặt, rối loạn chuyển hóa, buồn nôn,… Do đó, cần tuyệt đối tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ khi muốn sử dụng những thuốc này.

Liệu pháp tâm lý chữa mất ngủ

Liệu pháp tâm lý là phương pháp chữa suy nhược thần kinh mất ngủ tự nhiên, hiệu quả, không gây tác dụng phụ hay ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người bệnh. Phương pháp này chú trọng vào cải thiện tâm trạng, thư giãn, giải tỏa căng thẳng, áp lực, giúp não bộ được nghỉ ngơi. Nhờ vậy, chất lượng giấc ngủ sẽ được cải thiện, người bệnh có thể ngủ dễ dàng, ngủ sâu, đủ giấc hơn.

Một số liệu pháp tâm lý mà người bệnh mất ngủ có thể tham khảo như:

  • Ngồi thiền;
  • Tập dưỡng sinh;
  • Luyện khí công;
  • Tập Yoga;
  • Trị liệu với bác sĩ tâm lý…
Tập thiền giúp giải tỏa căng thẳng, nâng cao chất lượng giấc ngủ
Tập thiền giúp giải tỏa căng thẳng, nâng cao chất lượng giấc ngủ

Lưu ý dành cho bệnh nhân suy nhược thần kinh mất ngủ

Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị, người bệnh cũng cần ghi nhớ một số lưu ý sau để hỗ trợ cải thiện giấc ngủ, phòng tránh các cơn mất ngủ quay trở lại.

  • Trước khi đi ngủ, hãy gác bỏ mọi sự căng thẳng, lo lắng từ công việc hoặc cuộc sống, tuyệt đối không nghĩ tới những chuyện tiêu cực để não bộ được nghỉ ngơi, thư giãn hoàn toàn.
  • Bạn có thể nghe nhạc nhẹ nhàng, đọc sách, nói chuyện thư giãn cùng người thân, bạn bè để giúp não bộ thoải mái hơn, quên đi những áp lực trong cuộc sống.
  • Xây dựng thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ, không nên ngủ hoặc tỉnh dậy quá muộn.
  • Tránh ngủ ban ngày quá nhiều dẫn tới não bộ không thể đi vào giấc ngủ vào ban đêm.
  • Tạo không gian phòng ngủ thoải mái nhất có thể, giữ cho phòng luôn sạch sẽ, thông thoáng, có nhiệt độ chuẩn.
  • Bạn cũng có thể sử dụng máy xông tinh dầu để tạo mùi thơm cũng như mang lại cảm giác thư thái, dễ chịu khi đi ngủ.
  • Không nên ăn hoặc uống sau 9h, tránh việc đầy hơi, chướng bụng hay các cơn tiểu đêm làm phiền giấc ngủ của bạn.
  • Nên tắm bằng nước ấm 1 – 2 tiếng trước khi đi ngủ. Việc này sẽ giúp các cơ được thả lỏng, đầu óc thư giãn, dễ chịu hơn.
  • Tắt các thiết bị điện, hạn chế nhìn vào điện thoại, máy tính ngay trước khi đi ngủ.
  • Không lạm dụng vào thuốc ngủ, thuốc an thần bởi chúng có thể khiến bạn phụ thuộc thuốc, mất đi khả năng ngủ tự nhiên. Đồng thời, sử dụng thuốc lâu dài có thể dẫn đến nhiều biến chứng về tim, gan, thần kinh,…
  • Tuyệt đối tránh xa các chất kích thích như thuốc lá, bia, rượu,… bởi chúng có thể gây ảnh hưởng tới thần kinh và dẫn tới khó ngủ.

Trên đây là những thông tin bạn cần biết về căn bệnh suy nhược thần kinh mất ngủ. Bệnh lý này rất nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người bệnh. Vì vậy, hãy sớm tìm biện pháp điều trị và điều chỉnh chế độ sinh hoạt cho phù hợp.

Mất ngủ đếm cừu là liệu pháp tinh thần khá hiệu quả

Mất ngủ đếm cừu có thực sự hiệu quả? Cách thực hiện thế nào?

Hiện nay có rất nhiều người thường xuyên gặp phải tình trạng mất ngủ, ngủ trằn trọc, không sâu giấc. Một trong những phương pháp…
Mất ngủ mắt thâm quầng là tình trạng thường gặp

Mất ngủ mắt thâm quầng do đâu, chúng ta phải làm sao?

Ngủ không đủ giấc, thường xuyên thức khuya, dị ứng hoặc mệt mỏi là những nguyên nhân có thể khiến mắt bị thâm. Tình trạng…
Chia sẻ
Bỏ qua