Nổi Mề Đay Xung Quanh Mắt

Nổi mề đay xung quanh mắt không chỉ làm khuôn mặt trở nên kém sắc mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng đời sống và công việc của người bệnh. Nếu không được can thiệp xử lý kịp thời, đúng cách, mề đay ở mắt có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Vậy làm sao để nhận biết mề đay quanh mắt, điều trị thế nào mới tốt? Bài viết dưới đây của Dr Vitamin sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết những thắc mắc này. 

Nổi mề đay quanh mắt là gì?

Nổi mề đay quanh mắt là bệnh da liễu thuộc viêm da dị ứng mãn tính. Bệnh thường hình thành và tự hết sau một thời gian nhất định, tuy nhiên hay tái đi tái lại nhiều lần. Ngoài việc khiến vùng da quanh mắt bị khô, đỏ gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ. Nổi mề đay ở mắt còn gây ngứa nóng, tróc vảy và làm suy giảm chất lượng cuộc sống.

Nổi mề đay quanh mắt là bệnh da liễu thuộc viêm da dị ứng mãn tính
Nổi mề đay quanh mắt là bệnh da liễu thuộc viêm da dị ứng mãn tính

Bệnh mề đay thường phát triển từ nhẹ tới nặng trong khoảng thời gian ngắn. Lần tái phát sau sẽ có nguy cơ tiến triển nặng hơn so với các lần trước đó và mức độ nguy hiểm cũng tăng dần. Trường hợp không được quan tâm điều trị đúng cách và kịp thời, bệnh nhân có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm về sức khỏe.

Nguyên nhân gây nổi mề đay quanh mắt

Trên thực tế, người ta vẫn chưa thể xác định được nguyên nhân chính xác gây nên hiện tượng mề đay xung quanh mắt. Chỉ biết rằng, vùng da quanh mắt khi thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân có hại từ môi trường bên ngoài. Điều này khiến cơ thể xuất hiện những phản ứng để chống lại các tác nhân này và gây ra hiện tượng mề đay. Kèm theo đó là triệu chứng nổi mẩn, đỏ ửng da và ngứa ngáy vô cùng khó chịu.

Ngoài ra, bệnh mề đay quanh mắt còn có thể hình thành do những yếu tố sau đây:

  • Nổi mẩn ngứa theo mùa: Thời tiết thay đổi thất thường, không khí ẩm mốc, hanh khô, oi bức, quá nóng hay quá lạnh đều có thể tạo điều kiện để phát triển bệnh lý ngoài da. Khi đó, không chỉ vùng da xung quanh mắt mà bạn có thể bị mề đay, mẩn ngứa ở những vùng da khác, hoặc thậm chí là toàn cơ thể.
  • Do dị ứng tiếp xúc: Có không ít trường hợp bị dị ứng với mỹ phẩm, lông thú nuôi, mạt nhà, hóa chất, khói bụi, phấn hoa hay do nước sinh hoạt bẩn,... Cộng thêm những thói quen xấu như dụi mắt khiến mắt bị tổn thương và gây nên tình trạng phản ứng dị ứng. Đồng thời làm tăng thêm nguy cơ gây nên các bệnh mề đay quanh mắt.
  • Do bị hóa chất bắn vào mắt: Trong quá trình sử dụng mỹ phẩm, dầu gội, sữa tắm, nước rửa bát,... Nếu không cẩn trọng, bạn có thể bị bắn các hóa chất vào mắt và khiến mắt bị sưng, ngứa ngáy, nổi mề đay.
  • Dị ứng thuốc: Ở Việt Nam thói quen tự ý mua thuốc về điều trị tại nhà diễn ra khá phổ biến. Hành động tự mua thuốc hoặc sử dụng thuốc không đúng cách, đúng liều lượng cũng có khả năng gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Trong đó có hiện tượng nổi mề đay quanh mắt. Ngoài ra, cơ thể của bạn cũng có thể bị dị ứng với một số thành phần có trong thuốc, khiến mí mắt bị sưng, nổi mẩn đỏ ngứa ngáy.
  • Dị ứng thực phẩm: Hải sản, rượu bia, thịt gà, trứng, thịt gà, đậu phộng,... là những thực phẩm dễ gây dị ứng cho vùng da quanh mắt.
  • Chấn thương vật lý: Cọ xát, trầy xước, côn trùng cắn cũng có thể gây nên bệnh nổi mề đay ở vị trí này. Đặc biệt là tình trạng bị côn trùng cắn vào vùng da quanh mắt có thể khiến hệ miễn dịch giải phóng các histamin gây phản ứng trên da. Lúc này, da sẽ có cảm giác ngứa ngày, nổi nốt mề đay cùng tình trạng sưng nhức mắt.
  • Lupus ban đỏ dị ứng: Đây là bệnh lý tự miễn liên quan nhiều tới yếu tố di truyền. Bệnh khiến vùng da trên sống mũi nổi ban đỏ, lan rộng qua vùng da quanh sống mũi, 2 bên cánh mũi và dùng quanh xung quanh mắt. Khi bị Lupus ban đỏ dị ứng, bệnh nhân sẽ bị sốt, mệt mỏi, đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm, giảm cân không rõ lý do, đau cơ, đau khớp,...

Tình trạng Lupus ban đỏ dị ứng
Tình trạng Lupus ban đỏ dị ứng

Mề đay ở vùng mắt hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau. Mỗi nguyên nhân sẽ có những cách điều trị và phòng tránh nhất định. Vậy nên chỉ khi bạn nắm được chính xác nguyên nhân gây bệnh thì mới có thể điều trị và ngăn ngừa bệnh mề đay ở mắt một cách hiệu quả.

Triệu chứng bệnh nổi mề đay quanh mắt

Triệu chứng nhận biết bệnh mề đay ở vùng quanh mắt cũng tương tự như hiện tượng nổi mề đay chung. Chỉ có khác ở chỗ, thay vì nổi mề đay ở lưng, tay, chân thì chúng lại xuất hiện ở vùng quanh mắt. Vùng da xung quanh mắt khá mỏng nên rất nhạy cảm, dễ bị kích ứng. Do đó tình trạng nổi mề đay xung quanh mắt sẽ có những biểu hiện điển hình như:

  • Vùng da xung quanh mắt có hiện tượng sưng tấy, có sẩn phù, nổi mẩn đỏ.
  • Có cảm giác ngứa ngáy, nóng rát rất khó chịu theo từng đợt hoặc dai dẳng cả ngày.
  • Vùng da quanh mắt bị khô, có hiện tượng kết vảy và bong ra.
  • Khiến mí mắt và vùng da quanh mắt bị lichen hóa, chai sạn và dày lên.

Những triệu chứng này có thể xuất hiện ở một bên hoặc cả 2 bên mắt. Nếu nổi mề đay quanh mắt do tác nhân dị ứng, triệu chứng sẽ xuất hiện trong vài giờ hoặc vài ngày rồi biến mất. Nếu do yếu tố cơ địa, hệ miễn dịch kém thì các triệu chứng sẽ kéo dài trong nhiều ngày. Mẩn ngứa, mề đay ở vùng mắt chỉ giảm khi bệnh nhân nắm được nắm nguyên nhân để tránh xa tác nhân gây dị ứng cũng như tiến hành điều trị đúng cách.

Biến chứng nổi mề đay quanh mắt

Nổi mề đay nói chung hay nổi mề đay xung quanh mắt sẽ không đáng quan ngại nếu được quan tâm chăm sóc hoặc điều trị kịp thời, đúng cách. Tuy nhiên nếu không có biện pháp khắc phục sớm, bệnh tái diễn nhiều lần, các bạn sẽ có nguy cơ gặp phải các biến chứng như sau:

  • Những triệu chứng khó chịu do bệnh nổi mề đay gây ra có thể làm ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ. Từ đó kéo theo nhiều hệ lụy, gián tiếp tác động tới chất lượng cuộc sống và công việc của người bệnh.
  • Việc dụi mắt hoặc gãi nhiều có thể khiến vùng da bị tổn thương, nhiễm trùng. Ngoài nhiễm trùng da, vi khuẩn có thể xâm nhập vào mắt và gây nhiễm trùng mắt.
  • Hành động thường xuyên gãi ngứa, chà xát liên tục sẽ khiến vùng da bị nổi mề đay lây lan qua những vùng da khác. Từ đó làm tăng cảm giác ngứa ngáy cũng như gây sạm, khiến da bị đổi màu.
  • Sưng mắt kéo dài do bị mề đay nếu không được khắc phục sớm có thể gây ra biến chứng làm suy giảm thị lực.
  • Sạm da, da bị đổi màu ở vùng quanh mắt hoặc làm ảnh hưởng tới các dây thần kinh trong mắt do hành động chà xát, dụi mắt nhiều.

Nổi mề đay quanh mắt nghiêm trọng có thể gây suy giảm thị lực
Nổi mề đay quanh mắt nghiêm trọng có thể gây suy giảm thị lực

Cách điều trị nổi mề đay xung quanh mắt

Ngay khi bệnh khởi phát, triệu chứng bệnh chưa quá nặng, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp chăm sóc da mắt tại nhà để làm giảm cảm giác khó chịu. Nếu bệnh đã tiến triển nặng, các biện pháp dân gian không còn phù hợp, bạn nên nhanh chóng tới bệnh viện thăm khám và kiểm tra, tránh làm ảnh hưởng tới thị lực.

Theo đó, bệnh nổi mề đay xung quanh mắt có thể điều trị theo những cách như sau:

Dùng mẹo dân gian

Ở những bệnh nhân có các biểu hiện nhẹ, bệnh chưa tiến triển nghiêm trọng, bạn có thể áp dụng các mẹo dân gian tại nhà để làm giảm triệu chứng của mề đay quanh mắt như sau:

  • Chườm lạnh: Mẹo chườm lạnh sẽ giúp làm giảm nhanh tình trạng sưng mắt, tấy đỏ và cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Để thực hiện, bạn chỉ cần chuẩn bị 1 chiếc khăn sạch mềm, bọc một vài cục đá bên trong rồi chườm lên vùng mắt trong 10 - 15 phút, cách 2 - 3 tiếng thực hiện 1 lần. Chú ý khi chườm nên di chuyển đá quanh mắt, không để quá lâu tại 1 vị trí và không đắp đá trực tiếp lên da nhằm tránh hiện tượng bỏng lạnh.
  • Vệ sinh da bằng nước muối: Do có tính kháng khuẩn cao, cộng thêm tính an toàn nên nhiều người đã chọn dung dịch nước muối pha loãng với nước tinh khiết để vệ sinh da vùng mắt. Bạn nên thực hiện vệ sinh da quanh mắt 2 - 3 lần/ngày để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn cũng như những tác nhân có hại khác. Người bệnh có thể sử dụng nước muối sinh lý được bán sẵn trên thị trường hoặc dùng muối hạt pha loãng với nước tinh khiết theo cách trên.
  • Cấp ẩm cho da: Giữ ẩm cho da sẽ làm giảm tình trạng khô da gây ngứa ngáy. Cụ thể, bạn có thể sử dụng một số loại tinh dầu thiên nhiên như dầu oliu, dầu dừa, dầu gấc,... nhẹ nhàng thoa lên vùng da quanh mắt để giúp khóa ẩm, cải thiện tình trạng đau nhức. Tuy nhiên cần thận trọng để tinh dầu không dính vào mắt gây phản ứng ngược.
  • Đắp khoai tây: Đây là loại củ có chứa nhiều vitamin, khoáng chất nên thường được ứng dụng trong các công thức chống lão hóa, cân bằng độ ẩm, kháng khuẩn, kháng viêm, giảm ngứa trên da. Hơn nữa, khoai tây cũng rất lành tính, nên nếu bạn đang bị mề đay quanh mắt có thể tận dụng vài lát khoai tây để đắp trực tiếp lên vùng da cần điều trị. Làm 1 lần trong ngày và duy trì đều đặn trong khoảng 5 ngày sẽ thấy tình trạng da, triệu chứng mề đay được cải thiện đáng kể.
  • Dùng nha đam, mật ong: 2 nguyên liệu này đều có tác dụng tốt cho da, đặc biệt là vùng da ở vùng mắt. Khi được kết hợp chung, hỗn hợp sẽ giúp cấp ẩm, chống khô da, kháng viêm và hạn chế tình trạng tróc vảy. Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị nha đam đã được bỏ vỏ, giữ lấy phần gel bên trong và cho xay nhuyễn lấy nước cốt. Trộn lượng nước cốt thu được với một ít mật ong nguyên chất vào thoa lên da. Massage trong vài phút rồi dùng nước ấm rửa lại mặt sau 20 phút, thực hiện ngày cách ngày.

Dùng nha đam, mật ong cấp ẩm và làm dịu da vùng mắt
Dùng nha đam, mật ong cấp ẩm và làm dịu da vùng mắt

Ngoài những biện pháp này, người bệnh cũng cần đảm bảo vệ sinh vùng da quanh mắt trước khi tiến hành áp dụng các mẹo chữa. Nghĩa là bạn cần vệ sinh bụi bẩn, da chết để loại bỏ các yếu tố có hại để các dưỡng chất có trong những biện pháp trên có thể dễ dàng phát huy tác dụng, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.

Sử dụng thuốc điều trị

Như đã chia sẻ, nếu các biện pháp điều trị mề đay xung quanh mắt bằng mẹo dân gian không mang tới kết quả như mong muốn. Các bạn nên thăm khám và chuyển qua dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Những loại thuốc trị nổi mề đay thường được dùng trong trường hợp này gồm có:

  • Thuốc kháng Histamin H1

Thuốc hoạt động dựa trên cơ chế ức chế thụ thể H1 nhằm ngăn chặn quá trình cơ thể giải phóng histamin vào các mô da. Nhờ đó có thể làm giảm cảm giác ngứa ngáy, hạn chế dị ứng lan rộng và trở nặng. Tuy nhiên, để thuốc có thể phát huy tác dụng tốt cũng như hạn chế các tác dụng phụ nguy hiểm, bạn cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Thuốc kháng histamin H1 thường được kê đơn chữa mề đay quanh mắt như Diphenhydramin, Promethazin hydrochloride, Fexofenadine, Chlorpheniramine, Cetirizin, Loratadin,….

  • Thuốc mỡ chứa Corticosteroid

Được sử dụng để làm giảm tình trạng mẩn ngứa, sưng viêm, ngứa ngáy khó chịu trong nhiều ngày. Thuốc mỡ chứa Corticosteroid chỉ được kê khi khi vùng da quanh mắt nổi mề đay nặng hoặc những loại thuốc khác không đáp ứng được. Bởi khi sử dụng, Corticosteroid có thể gây bầm tím tại khu vực tiếp xúc, làm nhiễm trùng mắt hoặc thay đổi màu da.

Mặt khác, người bệnh cũng cần chú ý cẩn thận khi dùng Corticosteroid, tránh để thuốc rây vào mắt. Nếu không may để thuốc rơi vào mắt, bạn nên rửa lại nhiều lần với nước sạch và tới gặp bác sĩ để được kiểm tra, xử lý đúng cách.

Trong trường hợp các triệu chứng vẫn không được cải thiện hoặc có dấu hiệu nghiêm trọng hơn. Bạn nên tới bệnh viện để thăm khám và theo dõi, bởi bệnh lý có thể xảy ra biến chứng gây khó thở, sốc phản vệ, đe dọa tới tính mạng.

Biện pháp hạn chế nổi mề đay xung quanh mắt

Các bệnh lý ngoài da, đặc biệt là tình trạng nổi mề đay xung quanh mắt có thể ngăn ngừa được thông qua những biện pháp sau:

  • Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ trong việc dùng thuốc và chăm sóc vùng da quanh mắt.
  • Tránh dụi mắt, không chà xát mạnh quanh mắt, không gãi để tránh làm da bị tổn thương, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng và ảnh hưởng tới thị lực.

Tránh dụi mắt, chà xát da quá mạnh khiến mắt bị thương, ảnh hưởng tới giác mạc
Tránh dụi mắt, chà xát da quá mạnh khiến mắt bị thương, ảnh hưởng tới giác mạc

  • Tăng cường hàm lượng vitamin, khoáng chất trong chế độ ăn uống hàng ngày với rau xanh, trái cây tươi. Hạn chế dùng thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, thị gà, trứng, đậu phộng,...
  • Không dùng sản phẩm dưỡng da có chứa paraben, formaldehyde, lanolin hay những chất tạo mùi thơm. Do những sản phẩm có khả năng gây kích ứng da cao, dễ làm tăng nguy cơ tái phát bệnh mề đay.
  • Nếu buộc phải tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng, người bệnh cần mặc đồ bảo hộ, mang khẩu trang, kính mắt để bảo vệ da vùng mắt cẩn thận.
  • Nên dùng kem dưỡng mắt mỗi ngày để giúp làm giảm nếp nhăn, dưỡng ẩm hiệu quả.
  • Tắm rửa, nhỏ thuốc mắt hàng ngày để vệ sinh mắt. Đồng thời nên chọn sữa rửa mặt, các sản phẩm chăm sóc da mặt có tính dịu nhẹ, an toàn để tránh làm ảnh hưởng tới vùng da quanh mắt.
  • Hạn chế trang điểm, đặc biệt là kẻ mắt hoặc đeo len.
  • Trường hợp có vấn đề về mắt hoặc thấy các dấu hiệu bất thường xung quanh vùng da mắt thì nên tới bệnh viện thăm khám, kiểm tra và xử lý (nếu cần).

Mong rằng những thông tin được chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về bệnh nổi mề đay xung quanh mắt và cách khắc phục hiệu quả. Hãy tiến hành điều trị ngay nếu trên vùng da quanh mắt có các dấu hiệu bất thường theo chỉ định của bác sĩ để tránh rủi ro đáng tiếc. Nếu trong quá trình điều trị có bất cứ vấn đề nào, bạn nên trao đổi với bác sĩ để việc chữa trị diễn ra thuận lợi, đạt kết quả tốt.

Câu hỏi thường gặp

Nổi Mề Đay Kiêng Gì?

Nổi mề đay kiêng gì là từ khóa được nhiều người tìm kiếm khi không may mắc phải bệnh lý da liễu này. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống sinh hoạt và công việc của người mắc. Để tránh bệnh trở nặng, người...

Nổi Mề Đay Có Kiêng Gió Không?

Nổi mề đay có kiêng gió không là câu hỏi thắc mắc của nhiều bạn đang gặp tình trạng da liễu này. Bệnh lý có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi với những triệu chứng điển hình như ngứa ngáy, nổi mẩn cực kỳ khó chịu. Nhiều người thường...

Nổi Mề Đay Có Được Tắm Không?

Từ xa xưa, dân gian đã quan niệm người bị nổi mề đay hoặc một số bệnh da liễu khác thì không nên tắm. Vậy quan niệm này có đúng không, người bị nổi mề đay nên tắm lá gì nhanh khỏi? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để...

Nổi Mề Đay Nằm Quạt Được Không?

Nổi mề đay là tình trạng da liễu phản ứng quá mức với các tác nhân gây dị nguyên. Mặc dù không gây ảnh hưởng tới tính mạng nhưng những triệu chứng của bệnh khiến người mắc cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Chưa kể, có rất nhiều tác nhân...

Nổi Mề Đay Có Nên Ăn Thịt Gà Không?

Nổi mề đay có nên ăn thịt gà không là câu hỏi được nhiều người thắc mắc khi mắc phải bệnh lý này. Như chúng ta cũng biết, thực đơn ăn uống có tác động trực tiếp tới sức khỏe, hệ miễn dịch của cơ thể cũng như chuyển biến...

Nổi Mề Đay Bao Lâu Thì Khỏi?

Mề đay (hay mày đay) là một căn bệnh da liễu xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng. Mề đay có thể xuất hiện ở mọi vị trí ngẫu nhiên trên cơ thể, gây ngứa ngáy, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc...

Bệnh Mề Đay Có Lây Không?

Mề đay là bệnh dị ứng thường gặp, phổ biến mọi lứa tuổi và giới tính. Bệnh gây ra không ít phiền toái, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống và tâm lý người bệnh. Do tính phổ biến nên không ít người đặt ra nghi vấn...

Nổi Mề Đay Nằm Máy Lạnh Được Không? – Chuyên Gia Giải Đáp

Nổi mề đay nằm máy lạnh được không là vấn đề được nhiều người quan tâm, tìm hiểu. Bởi một trong những lý do gây nổi mề đay là do nhiễm phải gió lạnh, khiến da xuất hiện mẩn đỏ kèm cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Để biết chính...

Bệnh liên quan

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *