Nổi Mề Đay Vào Ban Đêm

Nổi mề đay vào ban đêm gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng giấc ngủ và tinh thần của người bệnh. Đặc biệt là với những người có tiền sử mề đay, tức bệnh thường xuyên lặp đi lặp lại nhiều lần với các triệu chứng dai dẳng. Đây cũng là dấu hiệu nhận biết của bệnh liên quan tới gan - thận nên bạn cần chủ động tới bệnh viện thăm khám kiểm tra. Để hiểu hơn về tình trạng dị ứng nổi mề đay vào buổi tối, mời bạn đọc dành chút thời gian tham khảo bài viết này. 

Bị nổi mề đay vào ban đêm là gì?

Nổi mề đay vào ban đêm là bệnh lý khởi phát khi các mao mạch dưới da phản ứng lại các tác nhân bên ngoài hoặc từ bên trong cơ thể. Bệnh chỉ xảy ra vào ban đêm và phổ biến nhất là từ 10 giờ đêm cho tới 3 giờ sáng. Tình trạng này có thể xuất hiện thoáng chốc rồi biến mất hoặc lặp lại nhiều lần và kéo dài trong vài ngày, thậm chí là vài tuần.

Nổi mề đay vào ban đêm là bệnh lý da liễu khởi phát vào buổi tối
Nổi mề đay vào ban đêm là bệnh lý da liễu khởi phát vào buổi tối

Dựa theo thời gian phát bệnh, mề đay sẽ được chia thành 2 loại cụ thể là mề đay cấp và mề đay mãn tính. Trong đó, mề đay cấp tính thường kéo dài trong vài giờ tới vài ngày. Bệnh hình thành do tác nhân bên ngoài và có thể tự khỏi mà không cần can thiệp y khoa. Còn trường hợp mãn tính, chúng có thể kéo dài trên 6 tuần với các triệu chứng dai dẳng và nghiêm trọng hơn.

Nguyên nhân gây nổi mề đay vào ban đêm

Nguyên nhân gây nổi mề đay vào ban đêm vẫn chưa được xác định cụ thể. Các nhà nghiên cứu chỉ mới tìm thấy sự liên quan giữa bệnh với các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ như:

Do dị ứng

Dị ứng chính là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra hiện tượng dị ứng nổi mề đay vào buổi tối. Khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng vào ban ngày, đặc biệt là vào chiều tối, cơ thể sẽ không phản ứng lại ngay mà thường có xu hướng bộc phát vào ban đêm. Những yếu tố có khả năng gây dị ứng nổi mề đay cao có thể kể đến như:

  • Dị ứng thời tiết: Thường xuất hiện khi thời tiết chuyển mùa từ nóng qua lạnh hoặc mưa nắng thất thường. Điều này khiến cơ thể không kịp thích nghi và gây phản ứng quá mẫn, khiến bạn bị dị ứng mề đay.
  • Dị ứng phấn hoa, lông động vật, khói bụi: Với những cơ địa nhạy cảm, các bạn rất có khả năng bị dị ứng bởi những dị nguyên như lông động vật, khói bụi, phấn hoa,...
  • Dị ứng thực phẩm: Thường là những nhóm thực phẩm có khả năng kích thích tăng sinh quá mức histamin khiến da phản ứng quá kích dẫn tới nổi mề đay. Trong đó, nổi bật nhất là sữa, đậu, lạc, hải sản,...
  • Dị ứng hóa chất, mỹ phẩm: Các loại hóa chất, mỹ phẩm có chứa nhiều hoạt chất tẩy rửa mạnh sẽ khiến da bị kích ứng, bào mòn và gây nên hiện tượng mề đay, mẩn ngứa,... Do đó, bạn cần hạn chế tiếp xúc với chúng hoặc sử dụng đồ bảo hộ để tránh nguy cơ làm tổn thương da.

Nổi mề đay ngứa vào ban đêm do mắc bệnh da liễu

Bị ngứa nổi mề đay vào buổi tối có thể do các bệnh lý về da. Những bệnh lý thường gây ra hiện tượng nổi mề đay có thể kể đến như nấm, ghẻ, viêm da dị ứng, viêm nang lông,... Vậy nên, muốn điều trị bệnh một cách hiệu quả, giảm nguy cơ tái phát, các bệnh cần nắm được nguyên nhân để xử lý vấn đề triệt để.

Do bệnh lý liên quan tới gan

Gan là cơ quan nội tạng giúp thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố. Nếu không may gặp vấn đề, chức năng gan suy giảm do bị nóng gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ, viêm gan, ung thư gan,... có thể khiến các chất độc hại tích tụ và xảy ra hiện tượng nổi mề đay và các dấu hiệu khác như vàng da, vàng mắt,... Ngoài ra, người bệnh còn có cảm giác chán ăn, mệt mỏi, suy nhược cơ thể, đi phân màu nhạt, nước tiểu sậm màu,...

Một số nguyên nhân khác

Mặt khác, những trường hợp bị nổi mề đay ngứa vào ban đêm còn có thể do những nguyên nhân sau:

  • Môi trường sống ẩm thấp, cộng thêm việc vệ sinh cơ thể, vệ sinh phòng ngủ, chăn - ga - gối không đảm bảo khiến nấm mốc, virus, vi khuẩn sinh sôi, phát triển và gây bệnh.
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu hoặc do bị bệnh lý liên quan tới chức năng thận.
  • Tác dụng phụ từ việc dùng thuốc, nhất là thuốc tránh thai, thuốc có chứa penicillin,...
  • Nếu cha mẹ hoặc người thân trong gia đình có tiền sử bị mề đay thì nguy cơ cao bạn cũng bị mắc bệnh lý này.

Nổi mề đay về đêm có thể do tác dụng phụ của thuốc
Nổi mề đay về đêm có thể do tác dụng phụ của thuốc

Triệu chứng của bệnh dị ứng nổi mề đay vào buổi tối

Ngoài việc nắm được nguyên nhân gây bệnh để có cách xử lý đúng. Cá bạn còn cần tìm hiểu về các triệu chứng của tình trạng bị nổi mề đay vào buổi tối để tránh nhầm lẫn với các bệnh lý da liễu khác. Theo đó, nổi mề đay ngứa vào ban đêm sẽ có những dấu hiệu nhận biết điển hình như sau:

  • Bề mặt da bị ngứa dữ dội, nhất là vào ban đêm. Những biểu hiện này có thể xuất hiện đột ngột và biến mất nhanh chóng nhưng nếu có tác động vật lý như cào gãi sẽ khiến da bị tổn thương, khiến mề đay lan rộng.
  • Da bị nổi mẩn đỏ, có thể theo từng nốt hoặc từng mảng to. Kèm theo hiện tượng phù nề, đau rát ở vùng bị da đang bị tổn thương.
  • Một số trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể bị nóng da, sốt nhẹ, thậm chí là là chóng mặt, buồn nôn, khó thở, sốc phản vệ,...

Nổi mề đay vào ban đêm có nguy hiểm không?

Mề đay không phải bệnh lý đe dọa tới tính mạng và trường hợp bị mề đay vào ban đêm cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, những ảnh hưởng mà bệnh gây ra có thể tác động xấu tới chất lượng giấc ngủ cũng như dễ gây ra những hệ lụy khác liên quan tới sức khỏe. Nhất là khi bạn không tiến hành điều trị kịp thời, đúng cách.

Theo đó, nếu không được can thiệp điều trị sớm, nổi mề đay ngứa vào ban đêm có thể gây ra những hệ quả như:

  • Khó ngủ, mất ngủ triền miên gây mệt mỏi, căng thẳng đầu óc, khó tập trung, suy nhược cơ thể,...
  • Luôn trong trạng thái buồn ngủ vào ban ngày, sưng phù lưỡi và mí mắt.
  • Da nhăn nheo, nổi mụn liti.
  • Làm ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi trong trường hợp mang thai.

Nổi mề đay ngứa vào ban đêm khi nào nên gặp bác sĩ?

Mặc dù đa số trường hợp bị nổi mề đay vào ban đêm đều không đáng quan ngại, nhưng nếu xuất hiện các triệu chứng sau thì bạn cần tới gặp bác sĩ ngay:

  • Tình trạng mề đay kéo dài dai dẳng khiến bạn mất ngủ triền miên, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tinh thần và sức khỏe.
  • Da xuất hiện các nốt sần có kích thước nhỏ nhưng nằm rải rác hoặc tạo thành từng mảng lớn.
  • Nổi mề đay kèm hiện tượng bong da, mụn mủ, nổi nốt ngứa li ti, sốt nhẹ.

Tới gặp bác sĩ khi thấy có dấu hiệu khó thở
Tới gặp bác sĩ khi thấy có dấu hiệu khó thở

Cách trị nổi mề đay vào ban đêm

Như đã đề cập, phần lớn các trường hợp bị mề đay về đêm chỉ gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, gây ảnh hưởng tới giấc ngủ, sức khỏe và tinh thần người bệnh. Nếu bệnh không thuyên giảm sau vài giờ, bạn có thể tham khảo áp dụng các mẹo chữa dưới đây.

Chữa nổi mề đay vào ban đêm bằng mẹo dân gian

Trong trường hợp mề đay không quá nghiêm trọng thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng các nguyên liệu tự nhiên để giảm ngứa ngáy, khó chịu. Cụ thể như sau:

Bài thuốc dùng gừng tươi trị mề đay buổi tối

Gừng từ lâu đã được tận dụng trong các bài thuốc Đông y trị cảm cúm, say tàu xe, giảm đau bụng,... Nguyên liệu này cũng có khả năng trị các bệnh lý ngoài da như viêm da, mẩn ngứa và nổi mề đay nhờ có chứa hàm lượng histamin dồi dào.

Để dùng gừng tươi trị mề đay bạn cần thực hiện theo hướng dẫn như sau:

  • Chuẩn bị 1 ít gừng tươi đã được làm sạch và thái chúng thành từng lát - sợi mỏng.
  • Cho gừng, ½ thìa đường cùng 300ml nước vào nồi rồi đun cho sôi.
  • Khi nước gừng còn khoảng 100ml, bạn chia thành 2 - 3 lần uống hết trong ngày.

Sử dụng lá hẹ chữa mề đay ngứa ngáy về đêm

Lá hẹ thường được biết đến là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, chúng còn được nhiều người đánh giá cao ở hiệu quả giải độc, chống viêm và kháng khuẩn. Bên cạnh đó, trong lá hẹ còn có chứa lượng khoáng chất và vitamin B lớn. Nhờ đó, loại lá này có thể giúp làm sạch da, phục hồi vùng da đang bị tổn thương và giảm nhanh cơn ngứa ngáy làm ảnh hưởng tới giấc ngủ.

Cách chữa mề đay với lá hẹ được thực hiện khá đơn giản, bạn có thể tham khảo các bước sau:

  • Nguyên liệu cần có 1 một lượng lá hẹ vừa đủ (tùy theo vùng da bị mề đay) đã được loại bỏ lá úa, sâu bệnh và rửa sạch với nước.
  • Sau khi đã để ráo lá hẹ, bạn cắt chúng thành từng khúc nhỏ rồi bỏ lên chảo sao cho nóng.
  • Tới khi lá hẹ đã chuyển qua màu vàng, bạn lấy chiếc khăn mỏng, bọc lá hẹ bên trong và chườm lên da cho tới khi bọc hẹ nguội thì dừng lại. Nếu cơn ngứa ngáy, sưng viêm vẫn chữa đỡ, hãy lặp lại một lần nữa bằng cách sao nóng lại lá hẹ.

Mẹo dùng lá khế tươi chữa nổi mề đay vào ban đêm

Không nhiều người biết tới khả năng giải độc, thanh nhiệt, kháng viêm và làm dịu nhanh cơn ngứa ngáy khó chịu từ lá khế. Người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng loại lá này để cải thiện các triệu chứng khi bị nổi mề đay vào buổi tối theo cách sau:

  • Chuẩn bị 2 nắm lá khế, rửa sạch rồi ngâm qua với nước muối trong 10 phút.
  • Cho lá vào nồi nấu cùng 2 lít nước và chút muối hạt cho tới khi sôi thì tắt bếp.
  • Đợi nước lá khế nguội bạn dùng ngâm rửa vùng da bị mề đay cho tới khi cơn ngứa ngáy được thuyên giảm.
  • Áp dụng ngày 1 lần.

Mẹo dùng lá khế tươi chữa nổi mề đay vào ban đêm rất hiệu quả
Mẹo dùng lá khế tươi chữa nổi mề đay vào ban đêm rất hiệu quả

Điều trị bằng thuốc Tây

Nếu các mẹo dân gian không thể cải thiện tốt tình trạng nổi mề đay vào ban đêm thì bạn nên tới bệnh viện để thăm khám và tiến hành điều trị theo chỉ dẫn từ bác sĩ. Dựa theo tình trạng và mức độ bệnh lý cụ thể, bác sĩ có thể kê các loại thuốc điều trị nổi mề đay cũng như giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ tốt hơn.

Những loại thuốc thường được chỉ định khi bị nổi mề đay ngứa vào ban đêm gồm có:

  • Thuốc kháng histamin thường được dùng để ngăn ngừa tình trạng giải phóng histamin gây viêm, ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ.
  • Thuốc mỡ hoặc kem bôi có chứa steroid có tác dụng chống viêm, cải thiện triệu chứng nổi mề đay vào buổi tối. Lưu ý, trong quá trình dùng thuốc steroid, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như da mỏng, thay đổi màu da,... Vậy nên không tự ý mua hoặc sử dụng thuốc nếu không có sự chỉ định từ những người có chuyên môn.
  • Bên cạnh đó, bạn sẽ được kê đơn thêm các loại thuốc có tác dụng an thần, gây buồn ngủ để giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ vào ban đêm. Chẳng hạn như Chlorpheniramine, Promethazine, Hydroxyzine hoặc Diphenhydramine,...

Nhìn chung, các loại thuốc trị mề đay sẽ cho hiệu quả ngay tức thì nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro về tác dụng phụ. Để đảm bảo an toàn, bạn cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý mua, sử dụng, thay đổi liều lượng nếu không có sự cho phép từ bác sĩ.

Biện pháp phòng ngừa bị ngứa nổi mề đay vào buổi tối

Nổi mề đay là bệnh mãn tính có thể tái đi tái lại nhiều lần, khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi. Đồng thời ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính thẩm mỹ và làm tăng nguy cơ mất ngủ, mệt mỏi kéo dài. Để ngăn chặn tình trạng này, bạn cần chủ động phòng tránh bệnh theo những lưu ý sau:

  • Tránh xa các yếu tố gây dị ứng như hải sản, đậu phộng, bụi bẩn, phấn hoa, mỹ phẩm,...
  • Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển mùa và nên thoa kem dưỡng ẩm vào mùa hanh khô.
  • Mặc đồ rộng rãi, thoáng mát, tránh mặc đồ bó sát, bị ẩm, mốc hoặc dùng chung đồ với người khác.
  • Nên tắm bằng nước ấm hoặc nước mát, không dùng nước nóng, xà phòng - sữa tắm có độ pH quá cao hay các chất tẩy rửa,...
  • Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, chăn - ga - gối cần được giặt giũ thường xuyên để tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ, nhất là với những đối tượng bị bệnh liên quan tới chức năng gan - thận. Do đây là cơ quan nội tạng giúp đảm đương nhiệm vụ đào thải độc tố, nếu chức năng của gan - thận bị suy yếu sẽ dễ phát sinh các bệnh ngoài da.
  • Không ăn thức ăn lạ, không dùng rượu bia, thuốc lá, thực phẩm cay nóng, nước ngọt có ga,... Thay vào đó, bạn nên ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin, khoáng chất, omega 3 có trong rau -  củ - quả, trái cây tươi,...
  • Tránh cào gãi, cọ xát khiến da bị tổn thương, trầy xước, chảy máu. Bởi điều này có thể làm tăng nguy cơ bị bội nhiễm, nhiễm trùng da hoặc có khả năng để lại sẹo thâm.
  • Sử dụng sữa tắm, mỹ phẩm lành tính, có thành phần dịu nhẹ và an toàn với da để tránh hiện tượng kích ứng, khiến bệnh mề đay trở nên khó kiểm soát hơn.
  • Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về biện pháp chăm sóc da tại nhà để tránh nguy cơ tái phát.
  • Cần cân bằng giữ thời gian nghỉ ngơi và công việc để tránh bị stress, áp lực hoặc suy nhược cơ thể quá mức, ảnh hưởng tới sức khỏe, sức đề kháng.

Nghỉ ngơi đúng giờ, tránh thức khuya
Nghỉ ngơi đúng giờ, tránh thức khuya

Nổi mề đay vào ban đêm là tình trạng không quá nghiêm trọng nhưng cần được quan tâm và điều trị đúng cách. Trường hợp chủ quan, không điều trị có thể khiến bạn gặp phải các biến chứng nguy hiểm như khó thở, phát ban toàn thân, sốc phản vệ và đặc biệt là nguy cơ tim ngừng đập. Để hiểu hơn về tình trạng này, bạn có thể tới bệnh viện thăm khám để được bác sĩ tư vấn kỹ hơn.

Câu hỏi thường gặp

Nổi Mề Đay Kiêng Gì?

Nổi mề đay kiêng gì là từ khóa được nhiều người tìm kiếm khi không may mắc phải bệnh lý da liễu này. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống sinh hoạt và công việc của người mắc. Để tránh bệnh trở nặng, người...

Nổi Mề Đay Có Kiêng Gió Không?

Nổi mề đay có kiêng gió không là câu hỏi thắc mắc của nhiều bạn đang gặp tình trạng da liễu này. Bệnh lý có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi với những triệu chứng điển hình như ngứa ngáy, nổi mẩn cực kỳ khó chịu. Nhiều người thường...

Nổi Mề Đay Có Được Tắm Không?

Từ xa xưa, dân gian đã quan niệm người bị nổi mề đay hoặc một số bệnh da liễu khác thì không nên tắm. Vậy quan niệm này có đúng không, người bị nổi mề đay nên tắm lá gì nhanh khỏi? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để...

Nổi Mề Đay Nằm Quạt Được Không?

Nổi mề đay là tình trạng da liễu phản ứng quá mức với các tác nhân gây dị nguyên. Mặc dù không gây ảnh hưởng tới tính mạng nhưng những triệu chứng của bệnh khiến người mắc cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Chưa kể, có rất nhiều tác nhân...

Nổi Mề Đay Có Nên Ăn Thịt Gà Không?

Nổi mề đay có nên ăn thịt gà không là câu hỏi được nhiều người thắc mắc khi mắc phải bệnh lý này. Như chúng ta cũng biết, thực đơn ăn uống có tác động trực tiếp tới sức khỏe, hệ miễn dịch của cơ thể cũng như chuyển biến...

Nổi Mề Đay Bao Lâu Thì Khỏi?

Mề đay (hay mày đay) là một căn bệnh da liễu xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng. Mề đay có thể xuất hiện ở mọi vị trí ngẫu nhiên trên cơ thể, gây ngứa ngáy, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc...

Bệnh Mề Đay Có Lây Không?

Mề đay là bệnh dị ứng thường gặp, phổ biến mọi lứa tuổi và giới tính. Bệnh gây ra không ít phiền toái, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống và tâm lý người bệnh. Do tính phổ biến nên không ít người đặt ra nghi vấn...

Nổi Mề Đay Nằm Máy Lạnh Được Không? – Chuyên Gia Giải Đáp

Nổi mề đay nằm máy lạnh được không là vấn đề được nhiều người quan tâm, tìm hiểu. Bởi một trong những lý do gây nổi mề đay là do nhiễm phải gió lạnh, khiến da xuất hiện mẩn đỏ kèm cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Để biết chính...

Bệnh liên quan

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *