Nổi Mề Đay Ở Lưng

Nổi mề đay ở lưng có biểu hiện là các nốt mẩn ngứa nhỏ li ti hoặc mảng lớn, gây ra những cơn ngứa ngáy vô cùng khó chịu. Nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng với sức khỏe và tính thẩm mỹ. Chính vì vậy, ngay khi phát hiện các triệu chứng bất thường, các bạn nên chủ động thăm khám và điều trị. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về căn bệnh này, mời bạn đọc cùng tham khảo.

Hiện tượng nổi mề đay ở lưng

Theo số liệu thống kê, có ít nhất khoảng 20% dân số Việt Nam bị bệnh nổi mề đay ít nhất một lần trong đời. Hơn nữa con số này có xu hướng gia tăng, đặc biệt bùng phát vào thời điểm nắng nóng hoặc giao mùa. Điều này đã chứng minh cho việc mề đay đay đang trở thành căn bệnh da liễu “quốc dân” tại nước ta.

Không chỉ có khả năng gây bệnh ở nhiều đối tượng, lứa tuổi khác nhau, bệnh này còn tiến triển rất nhanh chóng và thường xuyên tái phát. Đây là vấn đề nhức nhối, khiến nhiều người băn khoăn, lo lắng không biết phải làm sao.

Bệnh nổi mề đay nói chung và nổi mề đay ở lưng nói riêng không quá nguy hiểm
Bệnh nổi mề đay nói chung và nổi mề đay ở lưng nói riêng không quá nguy hiểm

Bệnh nổi mề đay nói chung và nổi mề đay ở lưng nói riêng không quá nguy hiểm, tuy nhiên các triệu chứng ngứa ngáy, mẩn đỏ của nó lại ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt của người mắc. Các nốt mẩn ngứa lây lan nhanh chóng ra các vùng da xung quanh, thậm chí là khắp cơ thể gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ làn da. Hơn nữa khi chuyển biến thành bệnh mề đay mãn tính sẽ gây ra những vấn đề tiêu cực đến sức khỏe người bệnh.

3 nguyên nhân chính gây nổi mề đay ở lưng, bụng

Tình trạng nổi mề đay có thể khởi phát ở nhiều vùng da khác nhau trên cơ thể như nổi mề đay ở mặt, tay, lưng, ngực, bụng,... Trong đó lưng là vị trí phổ biến hơn cả, lý do giải thích cho vấn đề này là các nguyên nhân sau đây:

Viêm da

Một số tình trạng viêm da như viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng, nấm da, hoặc bệnh viêm da tiết bã,... đều có thể là nguyên nhân dẫn đến nổi mề đay ở lưng. Triệu chứng chung cho tất cả các bệnh ngoài da này là nổi mẩn đỏ, sẩn ngứa,... thậm chí là đóng vảy, bong tróc da trên diện rộng.

Để được chẩn đoán chính xác tình trạng, xem mình bị nổi mề đay là do loại viêm da nào, các bạn cần đến khám bệnh tại khoa da liễu, bệnh viện da liễu hoặc các phòng khám uy tín. Tại đây, các bác sĩ chuyên khoa sẽ kiểm tra và chỉ định thực hiện các xét nghiệm phù hợp, từ đó đưa ra kết quả đúng nhất.

Do vấn đề về gan

Gan giữ vai trò thải độc cho cơ thể, chính vì vậy một khi cơ quan này bị tổn thương, quá trình đào thải độc tố sẽ bị ách tắc. Điều này dẫn đến tình trạng ngứa ngáy ngoài da. Bạn có thể nhận biết thêm bằng các triệu chứng bệnh gan kèm theo là vàng da, vàng mắt, da thô ráp, xanh xao, cơ thể mệt mỏi,...

Do vấn đề về gan dẫn đến mề đay, mẩn ngứa
Do vấn đề về gan dẫn đến mề đay, mẩn ngứa

Chế độ ăn và sinh hoạt

Bên cạnh các nguyên nhân bệnh lý, tình trạng nổi mề đay ở lưng, bụng chủ yếu xuất hiện do một số vấn đề liên quan đến chế độ sinh hoạt, chăm sóc da, gồm có:

  • Vệ sinh da không đúng cách: Một số người lười tắm vào mùa đông, hoặc cơ thể đổ nhiều mồ hôi nhưng không được làm sạch kỹ càng. Từ đó bụi bẩn và bã nhờn tích tụ trên da, dẫn đến hiện nổi mề đay, mẩn ngứa và sưng viêm, nhất là ở vùng da lưng. Hơn nữa tỷ lệ mắc bệnh do yếu tố này ở nam giới thường cao hơn nữ giới.
  • Ô nhiễm môi trường sống, nguồn nước: Đây cũng là nguyên nhân hàng đầu làm hình thành các bệnh da liễu phổ biến, đặc biệt là viêm da, nổi mề đay, mẩn ngứa. Bệnh chí có thể khỏi hoàn toàn khi người bệnh đổi nguồn nước sạch và chuyển chỗ ở, đồng thời đảm bảo vệ sinh sạch sẽ môi trường sống,...
  • Giặt quần áo không sạch sẽ và mặc đồ bó sát: Việc giặt quần áo không sạch sẽ khiến hóa chất, vi khuẩn tồn đọng lâu ngày trên da từ đó dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, mẩn ngứa. Trong một số trường hợp khác nổi mề đay ở lưng hình thành do thói quen mặc đồ quá chật, bó sát, không thấm hút mồ hôi, đồng thời bụi bẩn tồn đọng lâu ngày trên da.
  • Sử dụng chất kích thích: Gồm có rượu bia, chất kích thích, ma túy,... đều có thể khiến cơ thể người dùng bị dị ứng, sinh ra tình trạng nổi mề đay, mẩn ngứa. Bên cạnh đó, một số chất độc hại khác trong những chất kích thích này còn là nguyên nhân khiến hệ miễn dịch suy yếu, tác động xấu đến lục phủ ngũ tạng. Điều này kéo theo hệ quả là hình thành nhiều bệnh lý, bao gồm cả bệnh nan y.
  • Dị ứng thức ăn và mỹ phẩm: Người bệnh có cơ địa nhạy cảm dễ bị ứng với các thành phần hóa học có trong sữa tắm hoặc các loại dung dịch chăm sóc da. Bên cạnh đó, một số loại thức ăn đồ uống dễ gây dị ứng ứng như hải sản, trứng,... cũng là lý do khiến nhiều người gặp phải tình trạng nổi mề đay.

Dấu hiệu điển hình của bệnh nổi mề đay ở lưng

Tình trạng nổi mề đay có thể khởi phát bất kỳ lúc nào, từ những dấu hiệu ban đầu nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời có thể chuyển biến sang cấp tính, rồi mãn tính. Chính vì vậy, việc nhận biết các triệu chứng của bệnh lý này rất quan trọng. Bạn tuyệt đối không nên bỏ qua các biểu hiện dưới đây:

Dấu hiệu điển hình của bệnh nổi mề đay ở lưng
Dấu hiệu điển hình của bệnh nổi mề đay ở lưng

  • Vùng da lưng xuất hiện các mảng màu đỏ hoặc hồng nhạt.
  • Trên vùng da bệnh nổi bật các nốt mẩn ngứa, sưng tấy có dạng như vết côn trùng đốt với kích nhỏ hoặc to tùy trường hợp.
  • Trong trường hợp bệnh nặng, diện tích vùng tổn thương có thể lây lan nhanh chóng từ một vùng nhỏ sang toàn bộ lưng.
  • Cảm giác ngứa ngáy, khó chịu tại những vùng da mẩn ngứa đặc biệt gia tăng nhiều về đêm, dẫn đến tình trạng cào gãi mất kiểm soát.
  • Một số trường hợp da bị khô, thiếu ẩm, nứt nẻ hoặc nóng nhẹ.
  • Nếu đối tượng là trẻ nhỏ, tình trạng nổi mề đay có thể làm bé quấy khóc, bỏ bú do mệt mỏi.

Thực tế cho thấy các dấu hiệu nổi mề đay ở lưng có xu hướng tăng nhanh, ngày càng khó chịu và có khả năng diễn tiến sang giai đoạn mãn tính, tái phát thường xuyên nếu không được xử lý kịp thời, đúng cách. Đặc biệt nếu đối tượng mắc bệnh là trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai, triệu chứng bệnh rất dễ tiến triển nặng, gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng hơn. Chính vì vậy, ngay khi phát hiện các biểu hiện bất thường, bạn cần tiến hành điều trị nhanh chóng.

Tình trạng nổi mề đay ở lưng có nguy hiểm không?

Tình trạng nổi mề đay ở lưng thông thường có thể tự khỏi sau vài giờ hoặc vài ngày mà không cần can thiệp điều trị. Những cơn ngứa ngáy chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh, gây khó chịu và mệt mỏi Tuy nhiên, trong một số trường hợp nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh. Thậm chí đe dọa đến tính mạng nếu như các nốt mẩn ngứa bị nhiễm trùng.

Đặc biệt khi thấy cơ thể xuất hiện các vấn đề dưới đây, các bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời để kịp thời ngăn chặn các mối nguy hại:

  • Tốc độ lây lan và phát triển của các nốt mề đay diễn ra quá nhanh, đầu tiên chỉ ở lưng sau đó lan rộng ra khắp bụng, mông, đùi, cánh tay và cả mặt,...
  • Tình trạng nổi mề đay kéo dài trên 1 tháng và không có dấu hiệu thuyên giảm dù người bệnh đã áp dụng nhiều biện pháp điều trị.
  • Các khu vực nổi mề đay lan rộng kèm theo tình trạng sưng viêm và có dấu hiệu nghiêm trọng hơn như tấy, sốt,...
  • Người bệnh xuất hiện tình trạng đau lưng, buồn nôn, tiêu chảy,...

Nếu những tình trạng này không được khắc phục kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm là khó thở, sốc phản vệ,... Nguy cơ tử vong trong trường hợp này hoàn toàn có thể xảy ra.

2 phương pháp trị nổi mề đay ở lưng hiệu quả nhất

Bệnh nổi mề đay ở bụng, lưng hiện nay ngày càng phổ biến, khiến nhiều người hoang mang, lo lắng. Để điều trị có nhiều phương pháp, tùy vào cơ địa và tình trạng bệnh lý cụ thể sẽ phù hợp với một cách chữa khác nhau. Do đó, các bạn nên đi khám để kiểm tra và tư vấn từ bác sĩ, từ đó lựa chọn được giải pháp tối ưu nhất, tránh để phát sinh các vấn đề ngoài ý muốn.

Hiện nay 2 phương pháp đang được nhiều người áp dụng để chữa nổi nổi mề đay ở lưng nhất là dùng thuốc Tây và áp dụng mẹo dân gian tại nhà. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về từng cách chữa ngay sau đây.

Các loại thuốc Tây y cho hiệu quả điều trị tình trạng nổi mề đay nhanh chóng
Các loại thuốc Tây y cho hiệu quả điều trị tình trạng nổi mề đay nhanh chóng

Sử dụng thuốc Tây y

Các loại thuốc Tây y cho hiệu quả điều trị tình trạng nổi mề đay nhanh chóng, lại tiện lợi nên ngày càng được nhiều người bệnh lựa chọn. Cụ thể phương pháp chữa trị bằng tân dược giúp kiểm soát tốt các triệu chứng bệnh và ngăn chặn những biến chứng nguy hại đến sức khỏe. Người bệnh chỉ cần chú ý tuân thủ theo sự chỉ dẫn từ bác sĩ chuyên khoa, đảm bảo cuộc sống sinh hoạt đời thường và hiệu suất công việc sẽ không bị ảnh hưởng.

Thông thường, bệnh nhân nổi mề đay ở lưng sẽ được kê đơn sử dụng một số loại thuốc như: Thuốc mỡ bôi bên ngoài da, thuốc bôi có chứa calamine, thuốc bôi có chứa thành phần hydrocortisone, thuốc có chứa corticoid,... Sau một thời gian sử dụng, các phương thuốc sẽ giúp cải thiện và ức chế tác nhân gây bệnh, từ đó đẩy lùi cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh.

Tùy vào tình trạng bệnh cụ thể của từng người, cũng như khả năng đáp ứng với các loại thuốc, bác sĩ sẽ chỉ định các đơn thuốc thích hợp để điều trị tại chỗ. Bên cạnh các nhóm thuốc phía trên, bệnh nhân cần sử dụng thêm các loại thuốc kháng histamin để kiểm soát tốt các phản ứng của cơ thể khi gặp yếu tố dị nguyên, đồng thời ức chế cơn ngứa.

Một số loại thuốc người bệnh có thể sử dụng bao gồm Hydroxyzine, Cetirizin, Acrivastine, Loratadine,... Chi tiết hơn về từng loại:

  • Hydroxyzine: Đây là loại thuốc được kê đơn rất phổ biến tại các cơ sở y tế hiện nay. Bác sĩ thường kê đơn Hydroxyzine cùng với nhóm thuốc kháng histamin để kiểm soát các triệu chứng hiệu quả hơn, đồng thời ức chế phản ứng dị ứng. Nhờ đó đẩy lùi tốt các triệu chứng ngứa ngáy, phát ban, giảm cảm giác khó chịu cho người bệnh.
  • Cetirizin: Thuốc trị mề đay ở lưng Cetirizin dùng được cho trường hợp cấp tính và mãn tính, có khả năng giúp giảm nhanh cơn ngứa ngáy, đỏ da, phát ban. Loại thuốc này được dùng với 2 dạng là dung dịch và viên nén, tùy trường hợp bệnh nhân, bác sĩ sẽ có chỉ dẫn cụ thể.
  • Acrivastine: Loại thuốc này thuộc nhóm kháng H1, mang tới công dụng điều trị nhanh những dấu hiệu bất thường của bệnh mề đay. Cùng với giảm mẩn đỏ, ngứa ngáy, Acrivastine còn giúp tái tạo tế bào da nhanh chóng, đồng thời kích thích hàng rào bảo vệ da hoạt động tốt hơn, từ đó ngừa mề đay tái phát.
  • Loratadine: Đây cũng là loại thuốc được kê đơn khá phổ biến trong điều trị nổi mề đay ở tay, lưng, bụng cùng nhiều vị trí khác trên cơ thể. Thuốc Loratadine hoạt động theo cơ chế 3 vòng kháng histamin, dùng được cho cả trẻ nhỏ 2 tuổi và người trưởng thành. So với nhiều loại thuốc kháng, thuốc này cho hiệu quả khá nhanh, giúp kiểm soát tốt các triệu chứng bệnh lý và ngăn ngừa nguy cơ tái nhiễm.

Trong quá trình sử dụng thuốc tân dược điều trị bệnh, bạn cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để phòng ngừa các tác dụng phụ ngoài ý muốn. Ngoài ra, người bệnh cũng không tùy ý kết hợp các loại thuốc chữa mề đay với nhau, hoặc không tự kê đơn thuốc chữa trị tại nhà. Khi dùng thuốc nếu phát hiện bất kỳ vấn đề bất thường nào, người bệnh cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được tư vấn phương pháp xử lý kịp thời.

Top 8 Thuốc Chữa Trị Nổi Mề Đay Hiệu Quả Tốt Nhất

Trị nổi mề đay ở lưng tại nhà

Bên cạnh dùng thuốc Tây trị nổi mề đay ở bụng, lưng, người bệnh cũng có thể tham khảo các mẹo dân gian ngay tại nhà. Phương pháp này tận dụng tối đa các dược tính của nguyên liệu thiên nhiên. Áp dụng các cách chữa dân gian không chỉ giúp bạn tiết kiệm chi phí điều trị mà còn khắc phục được nhược điểm là nỗi lo tác dụng phụ khi dùng thuốc.

Tuy nhiên, điểm hạn chế khi chữa mề đay tại nhà là chỉ áp dụng cho bệnh thể nhẹ, ở giai đoạn mới khởi phát, cưa phát sinh biến chứng. Còn với trường hợp bệnh đã diễn biến nghiêm trọng, phương pháp này gần như không có khả năng điều trị.

Người bệnh có thể tham khảo một số mẹo chữa bệnh dưới đây để nhanh chóng điều trị triệu chứng bệnh nổi nổi mề đay ở lưng:

Uống trà gừng mật ong

  • Đầu tiên chuẩn bị vài nhánh gừng, đem rửa thật sạch, để cho ráo nước.
  • Băm hoặc giã nhỏ gừng rồi bỏ vào một cốc nước ấm, thêm 1 - 2 thìa mật ong.
  • Khuấy đều hỗn hợp lên, sử dụng ngay để cải thiện triệu chứng.
  • Khi thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu phát ban, tấy đỏ, ngứa ngáy nhiều bạn có thể áp dụng bài thuốc này.

Bôi lá kinh giới giã nát

  • Người bệnh chuẩn bị 1 nắm lá kinh giới tươi, đem rửa sạch, để ráo nước.
  • Cho lá kinh giới vào cối giã nát, sau đó thêm một chút muối vào tiếp tục giã.
  • Tiếp theo dùng hỗn hợp của 2 nguyên liệu này bôi lên vùng da bị mề đay nhiều.
  • Để cải thiện nhanh các triệu chứng, mỗi ngày người bệnh có thể thực hiện phương pháp này 1 lần.

Tắm nước lá khế trị mề đay
Tắm nước lá khế trị mề đay

Tắm nước lá khế

  • Lấy 1 nắm lá khế, đem rửa sạch và ngâm nước muối pha loãng để loại bỏ mọi vi khuẩn, cặn bẩn.
  • Sau đó vớt ra, để ráo và đem đun sôi cùng với 2 - 3 lít nước.
  • Sau khi sôi đun thêm tầm 10 phút nước để các tinh chất có trong lá khế tan ra thì tắt bếp.
  • Đổ nước lá khế ra chậu, chờ đến khi nguội hoặc pha thêm một ít nước lạnh để tắm.
  • Trong quá trình tắm có thể kết hợp dùng bã lá khế chà xát nhẹ lên những vùng da cần điều trị.

Đắp lá tía tô

  • Người bệnh cần chuẩn bị khoảng 100g tía tô, mang rửa sạch rồi ngâm nước muối pha loãng khoảng 15 phút để sát khuẩn.
  • Vớt ra để cho ráo nước rồi đem giã nát.
  • Làm sạch vùng da lưng cần điều trị, rồi đắp hỗn hợp lá tía tô đã giã nát lên.
  • Để trong khoảng 20 phút thì rửa sạch da với nước, mỗi tuần áp dụng 3 - 4 lần là tốt nhất.

Uống nước rau má

  • Cách 1 - Uống nước rau má khô: Người bệnh lấy một lượng lá rau má khô vừa đủ, đem rửa sạch rồi sắc lấy nước uống hàng ngày thay cho nước lọc.
  • Cách 2 - Uống nước ép rau má tươi: Mỗi ngày các bạn ép 1 cốc nước rau má tươi để uống, kiên trì thực hiện đều đặn hàng ngày các triệu chứng sẽ nhanh chóng thuyên giảm.

Các mẹo dân gian chữa nổi mề đay ở lưng từ nguyên liệu thiên nhiên cho hiệu quả chậm, do đó người bệnh cần kiên trì thực hiện. Chú ý trước khi sử dụng cần làm sạch dược liệu, loại bỏ hết bụi bẩn và vi khuẩn trong đó. Cùng với đó, nếu sau một thời gian kiên trì áp dụng nhưng không thấy bệnh có chuyển biến tốt, thậm chí các triệu chứng ngày càng nghiêm trọng hơn thì cần dừng lại và liên hệ với bác sĩ chuyên khoa ngay để được hỗ trợ.

Kinh nghiệm phòng ngừa nổi mề đay ở lưng, bụng

Tình trạng nổi mề đay ở thể nhẹ không quá nguy hiểm với cơ thể, tuy nhiên nếu không chữa trị kịp thời hoặc điều trị sai cách có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính hoặc nghiêm trọng hơn, từ đó sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như sốt, sốc phản vệ, bội nhiễm,... Do đó bên cạnh việc tìm hiểu nguyên nhân, phương pháp điều trị thì việc thực hiện phòng ngừa cũng rất quan trọng để mang đến kết quả điều trị tốt nhất.

Kinh nghiệm phòng ngừa nổi mề đay ở lưng, bụng
Kinh nghiệm phòng ngừa nổi mề đay ở lưng, bụng

Một số hướng dẫn của chuyên gia trong việc phòng ngừa nổi mề đay ở lưng bao gồm:

  • Trước khi ra ngoài khoảng 20 - 30 phút nên bôi kem chống nắng cho những vùng da không có quần áo che chắn. Đồng thời sử dụng mọi biện pháp bảo vệ da khác khi đến nơi công cộng.
  • Chú ý tắm rửa sạch sẽ, massage nhẹ nhàng, tránh chà sát mạnh lên vùng da đang nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy. Đặc biệt với những vị trí khuất như lưng, mông, bẹn cần vệ sinh đầy đủ, tuyệt đối không được bỏ qua.
  • Trong trường hợp bắt buộc phải tiếp xúc với các hóa chất độc hại hoặc những chất có khả năng bào mòn da, bạn cần mặc đồ bảo hộ, đội mũ và đeo bao tay đúng theo quy định.
  • Hạn chế dùng các loại hóa, mỹ phẩm, sữa tắm và nước hoa, đặc biệt là những người có cơ địa nhạy cảm cần cân nhắc kỹ càng nếu muốn sử dụng bất kỳ sản phẩm nào. Tốt nhất chỉ nên dùng một loại phù hợp hoặc lựa chọn những sản phẩm chiết xuất từ thảo dược tự nhiên để ngăn chặn dị ứng, mẩn ngứa, phát ban, nổi mề đay,...
  • Thận trọng khi sử dụng những loại thức ăn lạ, mới ăn lần đầu hoặc một số thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm, cua, cá,... Nếu đã từng bị dị ứng với chúng thì không nên sử dụng ở những lần sau.
  • Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng bao gồm lông động vật, phấn hoa, môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi, hay khói thuốc lá,...
  • Với những người nuôi thú cưng trong nhà cần chú ý vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thay chăn ga thường xuyên. Đồng thời chú ý tẩy giun định kỳ cho chúng và dọn phân vật nuôi, tránh để lây bệnh sang người.
  • Bên cạnh đó, các bạn nên tập luyện thể dục thể thao định kỳ hàng ngày để cơ thể luôn khỏe mạnh, giúp nâng cao sức đề kháng chống lại mọi loại bệnh tật.
  • Mỗi ngày đều đảm bảo nạp đủ lượng nước cơ thể cần, tùy theo cần nặng nhưng trung bình 1 người cần uống từ 2 - 3 lít nước. Đồng thời dùng thêm kem dưỡng ẩm để tăng cường lớp lipid bảo vệ làn da.
  • Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho phù hợp, nên bổ sung trong thực đơn nhiều vitamin, chất xơ, cùng các nguyên tố vi lượng khác từ rau, củ, quả,...
  • Ngoài ra, chủ động quan sát các biểu hiện của cơ thể, ngay khi phát hiện triệu chứng bất thường cần đi khám tại các cơ sở y tế uy tín. Tại đây bạn sẽ được người có chuyên môn kiểm tra, kịp thời phát hiện bệnh và có hướng điều trị kịp thời, tránh biến chứng.

Mong rằng những thông tin về tìnhnổi mề đay ở lưng trạng  chúng tôi cung cấp phía trên hữu ích với các bạn. Mặc dù đây không phải bệnh lý quá nguy hiểm, nhưng không nên chủ quan, vẫn cần chú ý sát sao và thăm khám kịp thời để tránh hậu quả đáng tiếc. Chúc các bạn sức khỏe và nếu cần đội ngũ chuyên gia của chúng tôi tư vấn thêm kiến thức y khoa nào khác, hãy để lại lời nhắn ngay dưới phần bình luận.

Câu hỏi thường gặp

Nổi Mề Đay Kiêng Gì?

Nổi mề đay kiêng gì là từ khóa được nhiều người tìm kiếm khi không may mắc phải bệnh lý da liễu này. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống sinh hoạt và công việc của người mắc. Để tránh bệnh trở nặng, người...

Nổi Mề Đay Có Kiêng Gió Không?

Nổi mề đay có kiêng gió không là câu hỏi thắc mắc của nhiều bạn đang gặp tình trạng da liễu này. Bệnh lý có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi với những triệu chứng điển hình như ngứa ngáy, nổi mẩn cực kỳ khó chịu. Nhiều người thường...

Nổi Mề Đay Có Được Tắm Không?

Từ xa xưa, dân gian đã quan niệm người bị nổi mề đay hoặc một số bệnh da liễu khác thì không nên tắm. Vậy quan niệm này có đúng không, người bị nổi mề đay nên tắm lá gì nhanh khỏi? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để...

Nổi Mề Đay Nằm Quạt Được Không?

Nổi mề đay là tình trạng da liễu phản ứng quá mức với các tác nhân gây dị nguyên. Mặc dù không gây ảnh hưởng tới tính mạng nhưng những triệu chứng của bệnh khiến người mắc cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Chưa kể, có rất nhiều tác nhân...

Nổi Mề Đay Có Nên Ăn Thịt Gà Không?

Nổi mề đay có nên ăn thịt gà không là câu hỏi được nhiều người thắc mắc khi mắc phải bệnh lý này. Như chúng ta cũng biết, thực đơn ăn uống có tác động trực tiếp tới sức khỏe, hệ miễn dịch của cơ thể cũng như chuyển biến...

Nổi Mề Đay Bao Lâu Thì Khỏi?

Mề đay (hay mày đay) là một căn bệnh da liễu xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng. Mề đay có thể xuất hiện ở mọi vị trí ngẫu nhiên trên cơ thể, gây ngứa ngáy, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc...

Bệnh Mề Đay Có Lây Không?

Mề đay là bệnh dị ứng thường gặp, phổ biến mọi lứa tuổi và giới tính. Bệnh gây ra không ít phiền toái, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống và tâm lý người bệnh. Do tính phổ biến nên không ít người đặt ra nghi vấn...

Nổi Mề Đay Nằm Máy Lạnh Được Không? – Chuyên Gia Giải Đáp

Nổi mề đay nằm máy lạnh được không là vấn đề được nhiều người quan tâm, tìm hiểu. Bởi một trong những lý do gây nổi mề đay là do nhiễm phải gió lạnh, khiến da xuất hiện mẩn đỏ kèm cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Để biết chính...

Bệnh liên quan

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *