Nổi Mề Đay Kiêng Gì Nhanh Khỏi Bệnh, Giảm Ngứa Ngáy Tốt?

Nổi mề đay kiêng gì là từ khóa được nhiều người tìm kiếm khi không may mắc phải bệnh lý da liễu này. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống sinh hoạt và công việc của người mắc. Để tránh bệnh trở nặng, người bệnh cần tuân thủ theo một số yêu cầu nhất định. Cụ thể ra sao, mời bạn đọc bớt chút thời gian tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi. 

Nổi mề đay kiêng gì giúp giảm cơn ngứa hiệu quả?

Nổi mề đay là tình trạng da phản ứng với các yếu tố dị nguyên, dấu hiệu ban đầu khi phát bệnh là các nốt sần màu hồng, đỏ như muỗi đốt, kèm theo cảm giác ngứa ngáy và vô cùng khó chịu. Càng gãi, các nốt sần sẽ càng lan rộng và có thể phát ban toàn cơ thể, đặc biệt là vùng lưng và bụng, mặt, cổ,…. 

Nổi mề đay là tình trạng da phản ứng với các yếu tố dị nguyên
Nổi mề đay là tình trạng da phản ứng với các yếu tố dị nguyên

Chính bởi cảm giác ngứa ngáy kèm theo các nốt mẩn kém thẩm mỹ sẽ khiến người bệnh gặp không ít rắc rối trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Vậy nên để nhanh chóng thoát khỏi tình trạng trên, các bạn cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Đồng thời nên chú ý hơn tới chế độ chăm sóc bản thân, ăn uống, ngủ nghỉ và sinh hoạt hợp lý. 

Dưới đây là những thông tin giải đáp cho vấn đề nổi mề đay kiêng gì để giúp giảm cơn ngứa ngáy hiệu quả, thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi tổn thương trên da. Cụ thể như sau:

Hạn chế sử dụng mỹ phẩm

Mỹ phẩm cũng là một trong số những nguyên nhân hàng đầu gây dị ứng nổi mề đay. Khi sử dụng mỹ phẩm, cơ thể của bạn có thể bị kích ứng bởi các thành phần có trong sản phẩm. Thậm chí, với những làn da nhạy cảm, việc makeup hay tô son cũng có thể khiến họ bị nổi mẩn, ngứa ngáy. 

Do đó, nếu thấy các triệu chứng của bệnh mề đay, bạn cần tránh sử dụng mỹ phẩm, đặc biệt là những sản phẩm không rõ nguồn gốc. Bên cạnh đó cũng nên chú ý hơn tới các sản phẩm chăm sóc da, sữa tắm, nước rửa bát hoặc các chất tẩy rửa khác. Với các sản phẩm làm sạch và chăm sóc da, nên ưu tiên chọn sản phẩm có thành phần dịu nhẹ. Trong trường hợp cần tiếp xúc với hóa chất, chất tẩy rửa thì nên đeo găng tay, găng chân và đồ bảo hộ cẩn thận. 

Nổi mề đay kiêng gì? Không gãi, chà xát da quá mạnh

Dị ứng mề đay điển hình với các cơn ngứa ngáy âm ỉ hoặc dữ dội. Phản ứng của người bệnh lúc này là gãi, cào hoặc chà xát mạnh lên da để cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên hành động này lại có thể khiến da bị trầy xước, dẫn tới chảy máu, mẩn ngứa lan rộng. Một vài trường hợp còn khiến da bị lở loét, viêm và nhiễm trùng. 

Tránh dùng chất kích thích

Cồn và các chất kích thích như cà phê, rượu bia, thuốc lá, trà đặc chính là các tác nhân gây dị ứng ở mức độ cao. Không chỉ vậy, chúng còn làm tăng độc tố tích tụ trong gan, khiến da ngứa ngáy dữ dội và tiến triển dai dẳng, gây khó khăn cho việc điều trị. 

Tránh dùng chất kích thích khi bị nổi mề đay
Tránh dùng chất kích thích khi bị nổi mề đay

Thay dùng chất kích thích, đồ uống không lành mạnh, các bạn nên ưu tiên uống nước ép trái cây, nước lọc để giúp cơ thể đào thải độc tố, hạn chế tình trạng khô và lão hóa da. 

Không lạm dụng thuốc bôi ngoài da

Phần lớn các trường hợp bị nổi mề đay đều dùng thuốc bôi ngoài da để điều trị với những thành phần chủ đạo như Corticoid hay Histamin. Trong trường hợp sử dụng vượt mức cho phép, hoặc dùng trong thời gian quá dài có thể gây ra hiện tượng nhờn thuốc. Tồi tệ hơn là khiến da mỏng, yếu và làm suy giảm sức đề kháng của da.  

Đồ hải sản

Nổi mề đay nên ăn gì và kiêng ăn gì được rất nhiều người quan tâm. Theo đó, người đang bị mề đay nên hạn chế ăn đồ hải sản. Do tôm, cua, thịt bò, cá biển,… có chứa hàm lượng chất đạm cao nên dễ gây dị ứng, đặc biệt là với những đối tượng có cơ địa nhạy cảm. 

Hơn nữa, khi cơ thể đang bị suy giảm hệ miễn dịch, việc dung nạp nhóm thực phẩm giàu đạm sẽ gây áp lực cho hệ tiêu hóa, tác động xấu tới khả năng hồi phục của da. Nếu không hạn chế, bệnh có thể trở nên trầm trọng và khó điều trị hơn.  

Thực phẩm nhiều đường và muối

Muối và đường đều là những nguyên liệu quen thuộc trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên việc dùng quá nhiều đường và muối có thể kích thích hệ thần kinh ngoại biên, khiến vùng da bị mề đay trở nên nghiêm trọng.

Ngoài ra, đồ ngọt còn tác động xấu tới hệ miễn dịch, làm các vết mẩn ngứa trên da khó lành cũng như làm tăng tỷ lệ tái phát. Mặt khác chúng cũng khiến bạn dễ mắc bệnh tiểu đường, tăng nguy cơ bị thận và một số bệnh lý nguy hiểm khác. 

Nổi mề đay kiêng thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ

Khi nhắc tới vấn đề dị ứng nổi mề đay kiêng gì, chúng ta không thể bỏ qua các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ. Đồ chiên rán dầu mỡ, hạt tiêu, ớt cay,… khiến các bộ phận trên cơ thể hoạt động quá công suất, gây nóng trong và tạo nên cảm giác bức bách, khó chịu. Thêm vào đó, chúng cũng dễ khiến da bị khô, bong tróc nhiều hơn.

Nổi mề đay kiêng thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ
Nổi mề đay kiêng thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ

Muốn bệnh nhanh khỏi, ngoài việc bị nổi mề đay phải kiêng gì, người bệnh cũng nên bổ sung thêm các loại rau xanh, trái cây để tăng cường chất xơ, vitamin để tăng cường sức đề kháng. Đồng thời nên chủ động thăm khám và thực hiện theo đúng chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ để giúp da nhanh chóng phục hồi. 

Nổi mề đay cần kiêng nước, gió và ánh nắng mặt trời không?

Theo quan niệm dân gian, mề đay nên kiêng gió, nước và thậm chí là ánh nắng mặt trời. Vậy điều này có đúng không? Được biết, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng nổi mề đay. Trong đó có nhiễm phong (gió), khi mắc phải triệu chứng này, hệ miễn dịch sẽ phản ứng lại với môi trường và gây nên hiện tượng nổi mẩn, ngứa ngáy vô cùng khó chịu. 

Do đó, mọi người vẫn thường khuyên chúng ta nên kiêng gió, nước lạnh để tránh để bệnh phát triển nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là bạn chỉ được ở trong phòng, tách biệt với môi trường bên ngoài. Thay vào đó, bạn có thể che chắn cho da, tránh để chúng tiếp xúc trực tiếp với gió, ánh nắng mặt trời và các dị nguyên có thể gây hại khác. 

Khác với gió, nước không cần kiêng, bạn chỉ hạn chế đụng vào nước khi không cần thiết. Bởi khi cơ thể nổi mề đay, gây ngứa ngáy, viêm nhiễm thì cần sử dụng nước để làm sạch bụi bẩn, mồ hôi, giảm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cũng như hỗ trợ trị bệnh hiệu quả. 

Lời khuyên khi bị nổi mề đay

Mề đay về cơ bản khá lành tính, chúng sẽ thuyên giảm sau một thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu chủ quan, không điều trị hoặc điều trị sai cách có thể khiến bệnh trở nặng và phát triển thành thể mãn tính. Vậy trong thời gian bị mề đay, các bạn cần chú ý gì để giúp bệnh chóng khỏi?

  • Đầu tiên, hãy chủ động cách ly với các yếu tố dễ gây dị nguyên như lông động vật, phấn hoa, mủ thực vật, nọc độc côn trùng, xà phòng, mỹ phẩm chứa chất kích ứng, dung môi công nghiệp, nước hoa,…
  • Trong quá trình bị mề đay, da sẽ trở nên khô ráp, bong tróc nhiều và có xu hướng tổn thương hơn nhiều so với da khỏe mạnh. Vì thế, bạn cần dưỡng ẩm da từ 2 – 3 lần/ngày nhằm phục hồi lớp lipid và tăng khả năng miễn dịch cho da trước các tác nhân có hại.
  • Mề đay mẩn ngứa không cần kiêng tắm, việc vệ sinh cơ thể mỗi ngày sẽ giúp loại bỏ dị nguyên, làm sạch da cũng như hỗ trợ làm giảm triệu chứng mẩn ngứa một cách đáng kể.
  • Không nên cào gãi, chà xát da quá mạnh khiến da bị tổn thương, chảy máu hoặc kích thích mề đay lan rộng. 
  • Không tắm quá lâu hay sử dụng nước quá nóng hoặc quá lạnh. Theo các bác sĩ da liễu, bạn chỉ nên tắm từ 1 – 2 lần mỗi ngày, mỗi lần không quá 10 phút. Đồng thời nên chú ý lựa chọn sản phẩm làm sạch da có độ pH cân bằng, thành phần dịu nhẹ, an toàn với da. 
Dị ứng mề đay không kiêng tắm nhưng tránh gãi, chà xát mạnh
Dị ứng mề đay không kiêng tắm nhưng tránh gãi, chà xát mạnh
  • Nếu việc điều trị bằng thuốc không mang lại hiệu quả, thậm chí là xuất hiện các triệu chứng bất thường khác thì bạn nên tới bệnh viện để kiểm tra tổng quát. Bởi trên thực tế, tình trạng ngứa da còn là biểu hiện của các bệnh lý về gan, bệnh tuyến giáp hay do ký sinh trùng gây ra. 
  • Giữ ấm cơ thể, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tạo không gian làm việc – nghỉ ngơi thoáng mát. 

Vấn đề nổi mề đay kiêng gì và cần lưu ý gì đã được chúng tôi giải đáp chi tiết trong bài viết này. Hy vọng với những thông tin được cung cấp, bạn đọc có thể có thêm gợi ý trong việc điều trị và chăm sóc da tốt hơn. 

Nổi Mề Đay Có Được Tắm Không , Tắm Nước Nóng Hay Lạnh?

Array
Nổi Mề Đay Nằm Máy Lạnh Được Không? - Chuyên Gia Giải Đáp

Nổi Mề Đay Nằm Máy Lạnh Được Không? – Chuyên Gia Giải Đáp

Nổi mề đay nằm máy lạnh được không là vấn đề được nhiều người quan tâm, tìm hiểu. Bởi một trong những lý do gây…
Bệnh Mề Đay Có Lây Không, Làm Cách Nào Để Phòng Tránh?

Bệnh Mề Đay Có Lây Không, Làm Cách Nào Để Phòng Tránh?

Mề đay là bệnh dị ứng thường gặp, phổ biến mọi lứa tuổi và giới tính. Bệnh gây ra không ít phiền toái, làm ảnh…
Nổi Mề Đay Có Nên Ăn Thịt Gà Không? Bác Sĩ Giải Đáp

Nổi Mề Đay Có Nên Ăn Thịt Gà Không? Bác Sĩ Giải Đáp

Nổi mề đay có nên ăn thịt gà không là câu hỏi được nhiều người thắc mắc khi mắc phải bệnh lý này. Như chúng…
Nổi Mề Đay Có Kiêng Gió Không? [Chuyên Gia Giải Đáp]

Nổi Mề Đay Có Kiêng Gió Không? [Chuyên Gia Giải Đáp]

Nổi mề đay có kiêng gió không là câu hỏi thắc mắc của nhiều bạn đang gặp tình trạng da liễu này. Bệnh lý có…
Nổi Mề Đay Nằm Quạt Được Không, Nên Dùng Thế Nào?

Nổi Mề Đay Nằm Quạt Được Không, Nên Dùng Thế Nào?

Nổi mề đay là tình trạng da liễu phản ứng quá mức với các tác nhân gây dị nguyên. Mặc dù không gây ảnh hưởng…
Nổi Mề Đay Bao Lâu Thì Khỏi Và Cách Phòng Tránh Hiệu Quả?

Nổi Mề Đay Bao Lâu Thì Khỏi Và Cách Phòng Tránh Hiệu Quả?

Mề đay (hay mày đay) là một căn bệnh da liễu xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng.…
Nổi Mề Đay Có Được Tắm Không, Tắm Nước Nóng Hay Lạnh?

Nổi Mề Đay Có Được Tắm Không, Tắm Nước Nóng Hay Lạnh?

Từ xa xưa, dân gian đã quan niệm người bị nổi mề đay hoặc một số bệnh da liễu khác thì không nên tắm. Vậy…
Vảy Trút Chữa Mề Đay Có Hiệu Quả Không, Sử Dụng Thế Nào?

Vảy Trút Chữa Mề Đay Có Hiệu Quả Không, Sử Dụng Thế Nào?

Nhiều người tin rằng vảy trút có công dụng trị được bách bệnh, vậy nên chúng càng được săn đón và trở nên quý hiếm.…