Nổi Mề Đay Khắp Người

Nổi mề đay khắp người là một trong những bệnh da liễu phổ biến, có thể bắt gặp ở mọi đối tượng và mọi độ tuổi. Bệnh nếu không được quan tâm và xử lý đúng cách có thể gây ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt, thậm chí làm tăng nguy cơ tử vong. Để nắm được nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh hiệu quả, bạn đọc có thể xem thêm trong bài viết dưới đây của chúng tôi. 

Nổi mề đay khắp người là bệnh gì?

Mề đay là bệnh da liễu thường gặp liên quan tới hệ thống miễn dịch của cơ thể. Bệnh xuất hiện khi cơ thể tiếp xúc với các dị nguyên dị ứng như thực phẩm, hóa chất, nấm mốc, phấn hoa, lông thú cưng,... hoặc do một số nguyên nhân khác như ảnh hưởng thời tiết, tác dụng phụ của thuốc,...

Mề đay khắp người cần đặc biệt chú ý để tránh biến chứng
Mề đay khắp người cần đặc biệt chú ý để tránh biến chứng

Bệnh nổi mề đay có thể xuất hiện ở một vài vị trí trên cơ thể hoặc có thể lan rộng ra toàn thân. Làn da lúc này sẽ hình thành nên các mảng đỏ sần với đa dạng kích cỡ, nằm rải rác hoặc dày đặc khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu.

Việc nổi mề đay khắp người không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống sinh hoạt, sức khỏe của người bệnh. Thông thường, bệnh da liễu này sẽ xuất hiện và biến mất sau một thời gian ngắn mà không cần can thiệp điều trị sâu.

Nổi mề đay có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào, nhưng nhóm có nguy cơ cao nhất là người có hệ miễn dịch yếu, trẻ em, phụ nữ mang thai, người cao tuổi, người đang mắc bệnh,... Được biết, nếu muốn kiểm soát triệu chứng của bệnh tốt nhất, tránh để mề đay lan rộng, bạn cần nắm được nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp.

Dựa theo thời gian phát bệnh, các triệu chứng cụ thể mà mề đay được chia thành 2 dạng sau:

  • Mề đay cấp tính: Là thể bệnh kéo dài dưới 6 tuần, các dấu hiệu sẽ biến mất sau vài giờ hoặc vài ngày. Cụ thể, bệnh mề đay cấp tính thường xuất hiện đột ngột ở bất cứ vùng da trên cơ thể. Bệnh hình thành với các nốt sần, phù nề, ngứa ngáy dữ dội. Trong khi phát bệnh, mề đay cấp có thể gây sốt cao, đau quặn bụng, nôn mửa hoặc khó thở,...
  • Mề đay mạn tính: Thời gian kéo dài hơn 6 tuần và các tổn thương trên da có thể tái phát theo từng đợt. Ở thể này, mề đay thường có vệt dài, thành vòng mề đay xuất huyết, nổi sần, mụn nước. Một số trường hợp còn bị mề đay khổng lồ gây sưng phù mắt, mí, mặt hoặc bộ phận sinh dục. Mề đay mãn tính thường sau vài giờ sẽ lặn, chúng không gây ngứa mà chỉ có cảm giác căng tức khó chịu. Do bị sưng phù nên chúng có thể làm ảnh hưởng tới đường hô hấp, làm hẹp thanh quản, cổ họng dẫn tới khó thở phải cấp cứu.

Nguyên nhân gây ngứa nổi mề đay khắp người

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng ngứa nổi mề đay khắp người. Điển hình nhất có thể kể đến các nguyên nhân như:

  • Dị ứng do sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, có chứa nhiều hóa chất độc hại và những thành phần dễ gây kích ứng với cơ thể.
  • Dị ứng thuốc kháng sinh, giảm đau, vắc xin gây ngứa ngáy, nổi mề đay toàn thân.
  • Hải sản, rượu bia, thịt đỏ, cà phê, đậu phộng,... là nhóm thực phẩm có thể gây kích ứng da với một số đối tượng nhất định.

Dị ứng hải sản cũng có thể khiến bạn bị nổi mề đay toàn thân
Dị ứng hải sản cũng có thể khiến bạn bị nổi mề đay toàn thân

  • Thời tiết thay đổi đột ngột, cơ thể không kịp thích nghi dẫn tưới tăng kháng thể quá mức. Từ đó vô tình tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển, gây ngứa ngáy và nổi mề đay.
  • Di truyền cũng là một trong những nguyên nhân gây nổi mề đay mẩn ngứa khắp người. Nếu trong gia đình bạn có bố hoặc mẹ bị bệnh lý này thì khả năng cao bạn cũng có thể bị bệnh.
  • Chức năng gan suy yếu, sức đề kháng kém rất dễ bị các bệnh da liễu.
  • Khói bụi, dị ứng lông động vật, phấn hoa,... cũng là những yếu tố làm tăng nguy cơ bị nổi mề đay.

Triệu chứng nổi mề đay mẩn ngứa khắp người

Dấu hiệu nhận biết nổi mề đay khắp người có thể nhầm lẫn với các bệnh lý da liễu khác nếu không nắm được các triệu chứng cụ thể. Thông thường, bệnh mề đay xuất hiện sẽ có những biểu hiện như sau:

  • Vùng da bị nổi mẩn sẽ ngứa ngáy, nóng rát cực kỳ khó chịu về đêm. Mề đay sẽ lan rộng nhanh chóng ra toàn thân khi bạn cào gãi hoặc kích thích vào vùng da đang bị ngứa.
  • Da xuất hiện các nốt mẩn, phù to, phát ban nổi rải rác khắp cơ thể, tạo thành mảng ngứa với những kích thước lớn nhỏ khac nhau.
  • Hình thành mụn nước nhỏ li ti trên bề mặt da, khi gãi, mụn nước sẽ bị vỡ và gây nhiễm trùng.

Ngoài những triệu chứng cơ bản nêu trên, trong một vài trường hợp nặng, bệnh nhân còn cảm thấy khó thở, buồn nôn, sốc phản vệ hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng.

Bị nổi mề đay khắp người có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia da liễu, nổi mề đay không lây từ người này qua người khác nhưng bệnh có nguy cơ tái phát nhiều lần. Mức độ nguy hiểm của bệnh còn phụ thuộc vào thể trạng, tình trạng mề đay cấp tính hay mạn tính. Khi nhiễm bệnh, cảm giác ngứa ngáy là điều không thể tránh khỏi, đây cũng là lý do khiến làm tăng tổn thương, gây nguy cơ nhiễm trùng, để lại sẹo do cào gãi quá nhiều.

Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, bệnh có thể dẫn tới các biến chứng như chàm mãn tính, nghẹt thở, sưng mạch khí quản, khó thở và đe dọa trực tiếp tới tính mạng người bệnh. Chưa kể, nếu mề đay phát triển trong đường tiêu hóa dễ gây ra các cơn đau thắt bụng, tiêu chảy, nôn mửa. Nguy hiểm nhất chính là mề đay ở não, khiến não bị phù nề, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, tinh thần, tính mạng bệnh nhân.

Có cảm giác khó thở, nôn, buồn nôn
Có cảm giác khó thở, nôn, buồn nôn

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Trong trường hợp thấy da xuất hiện các dấu hiệu dưới đây, bạn cần tới bệnh viện gặp bác sĩ ngay:

  • Sau 2 ngày nhưng triệu chứng mề đay không được cải thiện.
  • Mề đay tạo thành các mảng lan rộng, liên tục tái phát.
  • Có cảm giác sốt nhẹ hoặc không khỏe trong người.
  • Sưng phù dưới da.

Đặc biệt, nếu có các biểu hiện lâm sàng dưới đây, bạn cần được cấp cứu ngay lập tức. Cụ thể như khó nuốt, khó thở, buồn nôn, nôn mửa, choáng váng, ngất xỉu, nhịp tim tăng nhanh, sưng phù xuất hiện không kiểm soát, nhất là ở mặt, miệng hay cổ họng.

Cách chẩn đoán ngứa nổi mề đay khắp người sau sinh

Khi bệnh nhân tới thăm khám, bác sĩ sẽ dựa trên các biểu hiện lâm sàng và hỏi thêm về tiền sử mắc bệnh cũng như việc bạn có tiếp xúc với các chất lạ gần đây không. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ xem xét tới khả năng bạn bị dị ứng liên quan tới các bệnh lý khác như bệnh chàm, hen phế quản hay viêm mạch dị ứng,...

Để chắc chắn hơn, bệnh nhân sẽ được yêu cầu thực hiện thêm một số xét nghiệm kiểm tra da, RAST hay xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang CAP,... để tìm kiếm dị nguyên nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị dị ứng thực phẩm, thuốc,...

Với những trường hợp bị nổi mề đay tự phát mạn tính, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm protein phản ứng C - CRP, xét nghiệm máu và một số xét nghiệm khác nếu nghi ngờ mề đay do bệnh lý khác gây ra.

Cách trị ngứa nổi mề đay toàn thân

Việc chăm sóc đúng cách, điều trị đúng cách sẽ giúp rút ngắn thời gian chữa trị, hạn chế nguy cơ xảy ra biến chứng. Sau khi thăm khám và xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ có thể kê đơn thuốc và hướng dẫn bạn điều trị theo những cách sau:

Chữa mề đay bằng mẹo dân gian

Trong trường hợp bệnh nhẹ, không có các triệu chứng nghiêm trọng, bạn có thể áp dụng biện pháp điều trị bằng mẹo dân giản để cải thiện bệnh. Các mẹo dân gian an toàn, lành tính nên có thể sử dụng được cho nhiều đối tượng khác nhau, hơn nữa chi phí cũng khá rẻ.

Dưới đây là danh sách top 6 cách chữa nổi mề đay khắp người mà bạn có thể tham khảo áp dụng.

  • Sử dụng ngải cứu chữa mề đay: Lấy 1 nắm lá ngải cứu, rửa sạch, ngâm nước muối trong 5 - 10 phút rồi vớt ra để ráo. Bạn cho ngải cứu lên chảo nóng, rang cùng ít muối hạt trong 10 phút rồi dùng hỗn hợp này bỏ vào miếng vải mỏng. Chườm hỗn hợp lên da cho tới khi nguội hẳn thì cho vào chảo sao nóng, đắp tiếp. Lưu ý nhiệt độ để tránh làm da bị tổn thương hoặc bị bỏng.

Sử dụng ngải cứu chữa mề đay tại nhà an toàn
Sử dụng ngải cứu chữa mề đay tại nhà an toàn

  • Mẹo dùng kinh giới chữa mề đay toàn thân: Chuẩn bị 1 nắm lá kinh giới tươi đã được làm sạch và ngâm cùng nước muối pha loãng trong 10 phút. Cho lá kinh giới vào nồi đun cùng 2 lít nước rồi dùng nước xông hơi toàn cơ thể. Phần bã còn lại bạn dùng để chà xát nhẹ lên vùng da bị mẩn ngứa, thực hiện 2 - 3 lần/tuần để giúp loại bỏ độc tố dưới da, giảm ngứa ngáy và giúp cơ thể cảm thấy thư thái hơn.
  • Chữa mề đay toàn thân với lá đinh lăng: Nguyên liệu cần có gồm 1 nắm lá đinh lăng đã được rửa sạch rồi cho vào nồi nấu cùng 2 lít nước. Đun nước trong 20 phút cho sôi rồi cho thêm chút muối, pha thêm ít nước lạnh để tắm. Áp dụng cách chữa mề đay với lá đinh lăng tuần 3 lần cho tới khi tình trạng được cải thiện tốt.
  • Loại bỏ mề đay ngứa ngáy khắp người với lá rau má tươi: Rau má tươi rất tốt cho sức khỏe làn da. Theo đó bạn cần làm sạch 1 nắm lá rau má tươi, có thể dùng cả phần rễ rồi cho vào máy xay nhuyễn. Dùng nước này uống trực tiếp (hoặc cho thêm 1 ít đường) để giúp cơ thể thanh nhiệt, loại bỏ độc tố, giảm mẩn ngứa khó chịu.
  • Dùng dứa tươi: Dùng 1 quả dứa tươi đã được gọt bỏ vỏ, mắt dứa rồi ép lấy nước. Làm sạch vùng da cần điều trị rồi thoa đều nước cốt dứa tươi lên da hoặc có thành cắt chúng thành từng lát mỏng đắp trực tiếp vào da, đặc biệt là những vùng mề đay nổi nốt sần lớn. Nhờ hợp chất bromelain có trong dứa mà loại quả này có khả năng làm giảm tình trạng sưng ngứa do mề đay gây nên.
  • Lá khế: Tinh chất có trong lá khế sẽ giúp đẩy lùi triệu chứng nổi mề đay nhờ tác dụng giải độc, tiêu viêm, giảm ngứa ngáy. Để phát huy công dụng này, bạn cần ngâm 1 nắm lá khế với nước muối pha loãng trong 10 phút rồi rửa sạch lại. Cho lá khế vào nồi nấu cùng 3 lít nước và dùng chúng để pha nước tắm mỗi ngày.

Tây y trị nổi mày đay khắp người

Khác với các cách chữa mề đay bằng mẹo dân gian, việc dùng thuốc Tây trị bệnh sẽ mang lại hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, để tránh tác dụng phụ, bạn cần dùng thuốc trị nổi mề đay theo chỉ định từ bác sĩ:

  • Thuốc kháng histamin H1 được dùng để ức chế hoạt động sản sinh histamin quá mức từ hệ miễn dịch, phòng tránh dị ứng.
  • Thuốc kháng thể omalizumab đơn dòng điều trị mề đay mãn tính. Thuốc được dùng để tiêm mỗi liều 1 lần/tháng.
  • Thuốc corticoid đường uống giúp cải thiện tình trạng sưng viêm, nổi mẩn, ngứa ngáy. Tuy nhiên, thuốc corticoid chỉ được dùng trong thời gian nhất định, bởi nếu dùng quá liều có thể gặp phải các tác dụng nguy hiểm.
  • Thuốc kháng leukotriene dùng trong trường hợp cơ thể không đáp ứng với thuốc kháng histamin.
  • Thuốc chẹn H2 dùng cho những đối tượng cần thu hẹp mạch máu dưới da, giảm phù nề, giảm viêm do nổi mề đay.
  • Trong trường hợp bệnh mề đay có nhiễm trùng, tổn thương ngoài da, gây sốt, đau nhức thì bạn còn được kê thêm thuốc giảm đau. Loại thuốc này sẽ giúp hạ thân nhiệt, giảm đau rát hiệu quả.

Bạn sử dụng thuốc trị mề đay theo hướng dẫn của bác sĩ
Bạn sử dụng thuốc trị mề đay theo hướng dẫn của bác sĩ

Biện pháp phòng tránh dị ứng nổi mề đay khắp người

Nổi mề đay toàn thân ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống sinh hoạt, tâm lý của người bệnh. Do đó, để hạn chế nguy cơ bị nổi mề đay khắp người, ngoài các vấn đề chữa trị, chăm sóc sức khỏe nêu trên, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Giữ vệ sinh sạch sẽ, tắm gội mỗi ngày để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn, mồ hôi, tế bào chết,... Tránh tắm nước quá nóng, nước quá lạnh hay tắm quá lâu.
  • Hạn chế để cơ thể tiếp xúc trực tiếp với gió bụi, không khí lạnh, ô nhiễm.
  • Cung cấp cho cơ thể nguồn dinh dưỡng lành mạnh, nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và chất khoáng như hoa quả tươi, ngũ cốc, thịt nạc,... Tránh ăn thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, giàu đạm, chất béo, đồ cay nóng, thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhiều đường hoặc nhiều muối.
  • Uống đủ 2 - 3 lít nước mỗi ngày, hạn chế dùng nước ngọt, rượu bia, thuốc lá hoặc những chất kích thích có hại cho sức khỏe nói chung và sức khỏe làn da nói riêng.
  • Không dùng mỹ phẩm - sản phẩm chăm sóc da chứa nhiều hóa chất. Đồng thời nên hạn chế tắm hay dùng các vật dụng kỳ cọ khác vì chúng có thể gây tổn thương da, khiến da nhạy cảm, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây bệnh.
  • Tránh cào gãi, chà xát quá mạnh lên da, khi trời hanh khô, có gió thì cần chủ động giữ ấm cho cơ thể, đeo khẩu trang đầy đủ.
  • Chủ động che chắn cơ thể, mặc áo khoác, thoa kem chống nắng mỗi khi ra ngoài.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt, tránh mặc đồ ướt hoặc mặc đồ khi chưa thấm khô nước trên da sau khi tắm.
  • Tránh tự ý mua thuốc, áp dụng mẹo dân gian chữa mề đay khi chưa có sự chỉ định, hướng dẫn hay kê đơn từ bác sĩ.
  • Tới gặp bác sĩ ngay khi thấy các dấu hiệu bất thường trên da để việc điều trị được tiến hành nhanh chóng, phòng ngừa biến chứng hiệu quả.

Nổi mề đay khắp người là tình trạng da liễu cần được quan tâm và điều trị đúng cách để hạn chế xảy ra biến chứng. Đặc biệt là đối với những đối tượng có tiền sử bệnh tái phát nhiều lần, da nhạy cảm. Với những trường hợp bị lần đầu, chưa có nhiều kinh nghiệm điều trị, tốt nhất bạn nên tới gặp bác sĩ để thăm khám, tìm nguyên nhân và hướng xử lý phù hợp, tránh rủi ro đáng tiếc.

Câu hỏi thường gặp

Nổi Mề Đay Kiêng Gì?

Nổi mề đay kiêng gì là từ khóa được nhiều người tìm kiếm khi không may mắc phải bệnh lý da liễu này. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống sinh hoạt và công việc của người mắc. Để tránh bệnh trở nặng, người...

Nổi Mề Đay Có Kiêng Gió Không?

Nổi mề đay có kiêng gió không là câu hỏi thắc mắc của nhiều bạn đang gặp tình trạng da liễu này. Bệnh lý có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi với những triệu chứng điển hình như ngứa ngáy, nổi mẩn cực kỳ khó chịu. Nhiều người thường...

Nổi Mề Đay Có Được Tắm Không?

Từ xa xưa, dân gian đã quan niệm người bị nổi mề đay hoặc một số bệnh da liễu khác thì không nên tắm. Vậy quan niệm này có đúng không, người bị nổi mề đay nên tắm lá gì nhanh khỏi? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để...

Nổi Mề Đay Nằm Quạt Được Không?

Nổi mề đay là tình trạng da liễu phản ứng quá mức với các tác nhân gây dị nguyên. Mặc dù không gây ảnh hưởng tới tính mạng nhưng những triệu chứng của bệnh khiến người mắc cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Chưa kể, có rất nhiều tác nhân...

Nổi Mề Đay Có Nên Ăn Thịt Gà Không?

Nổi mề đay có nên ăn thịt gà không là câu hỏi được nhiều người thắc mắc khi mắc phải bệnh lý này. Như chúng ta cũng biết, thực đơn ăn uống có tác động trực tiếp tới sức khỏe, hệ miễn dịch của cơ thể cũng như chuyển biến...

Nổi Mề Đay Bao Lâu Thì Khỏi?

Mề đay (hay mày đay) là một căn bệnh da liễu xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng. Mề đay có thể xuất hiện ở mọi vị trí ngẫu nhiên trên cơ thể, gây ngứa ngáy, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc...

Bệnh Mề Đay Có Lây Không?

Mề đay là bệnh dị ứng thường gặp, phổ biến mọi lứa tuổi và giới tính. Bệnh gây ra không ít phiền toái, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống và tâm lý người bệnh. Do tính phổ biến nên không ít người đặt ra nghi vấn...

Nổi Mề Đay Nằm Máy Lạnh Được Không? – Chuyên Gia Giải Đáp

Nổi mề đay nằm máy lạnh được không là vấn đề được nhiều người quan tâm, tìm hiểu. Bởi một trong những lý do gây nổi mề đay là do nhiễm phải gió lạnh, khiến da xuất hiện mẩn đỏ kèm cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Để biết chính...

Bệnh liên quan

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *