Nổi Mề Đay Có Kiêng Gió Không? [Chuyên Gia Giải Đáp]

Nổi mề đay có kiêng gió không là câu hỏi thắc mắc của nhiều bạn đang gặp tình trạng da liễu này. Bệnh lý có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi với những triệu chứng điển hình như ngứa ngáy, nổi mẩn cực kỳ khó chịu. Nhiều người thường quan niệm rằng việc ra gió hay đụng nước có thể khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, để giải đáp vấn đề bị nổi mề đay có ra gió được không, mời bạn đọc tham khảo chi tiết trong bài viết dưới đây. 

Nổi mề đay kiêng gió không?

Nổi mề đay là tình trạng da phản ứng với các tác nhân gây dị ứng như thời tiết, phấn hoa, hóa chất, thực phẩm,… Nổi mề đay nên kiêng gió, kiêng nước là quan niệm dân gian được nhiều người truyền tai nhau. Vậy trên thực tế nổi mề đay có kiêng gió không, nổi mề đay có ra gió được không?

Nổi mề đay có cần kiêng gió không còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh
Nổi mề đay có cần kiêng gió không còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh

Theo Đông y, bệnh mề đay là nhóm bệnh phong hàn, xuất hiện do gió, nước lạnh kết hợp với nhau khiến cơ địa bị mẫn cảm và gây hiện tượng nổi mẩn ngoài da. Kèm theo đó là các triệu chứng ngứa ngáy trong khoảng thời gian nhất định. Chính vì thế, nếu bạn là người có cơ địa mẫn cảm với thời tiết thì nên hạn chế ra gió để tránh các triệu chứng trên. 

Còn theo lý giải của Y học hiện đại, nguyên nhân dẫn tới mề đay là do các tác nhân như môi trường, thời tiết. Việc bệnh nhân có cần kiêng gió hay không còn phụ thuộc vào nguyên nhân hình thành bệnh. Theo đó, nổi mề đay cần kiêng gió khi bệnh xuất hiện do yếu tố thời tiết hoặc môi trường. Với trường hợp bị dị ứng gây nổi mề đay do thực phẩm, hóa chất thì không cần kiêng gió. 

Ngoài thắc mắc về việc nổi mề đay có cần tránh gió không, nhiều người còn băn khoăn không biết bệnh mề đay có được nằm quạt hay điều hòa không? Tuy điều là gió nhưng quạt và điều hòa không bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết nên người bệnh không cần phải kiêng. Thậm chí, điều hòa hoặc quạt còn giúp giảm bớt sự khó chịu, giảm tiết mồ hôi, tránh để bệnh chuyển biến nặng hơn khi thời tiết nắng nóng. 

Nhìn chung, khi bị mề đay, bạn không nên kiêng gió hoàn toàn, cũng không nên ở trong phòng kín nhiều ngày. Bạn vẫn có thể ra ngoài nhưng chỉ cần che chắn da cẩn thận và tránh tới những nơi có môi trường không khí ô nhiễm là được.

Trong nhiều trường hợp, người bệnh có tâm thế chủ quan, không kiêng cữ cẩn thận có thể khiến triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Đồng thời làm tăng nguy cơ mắc phải các biến chứng nguy hiểm như:

  • Sưng vùng niêm mạc cổ họng kèm theo tình trạng sưng lưỡi cũng như cảm giác ngứa ngáy tăng dần. 
  • Có cảm giác khó thở, nghẹt thở do cổ họng bị viêm sưng.
  • Choáng váng đầu óc, nhiều trường hợp còn bị ngất.
  • Buồn nôn, sốc phản vệ, ngừng tim. 

Tóm lại, với những trường hợp bị mắc bệnh không phải do tác nhân thời tiết, môi trường gây nên thì bạn vẫn có thể ra gió, tuy nhiên cần hạn chế để ánh nắng chiếu vào. Trường hợp bị mề đay do thời tiết, bạn cần tránh ra gió nhằm tránh gặp phải các biến chứng nguy hiểm nêu trên. 

Nổi Mề Đay Có Được Tắm Không , Tắm Nước Nóng Hay Lạnh?

Nổi mề đay nên kiêng những gì?

Để điều trị bệnh mề đay hiệu quả, nhanh chóng, ngoài kiêng gió, nước, bệnh nhân cũng cần lưu ý kiêng cữ những điều sau đây:

  • Tránh để da tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời do da lúc này rất nhạy cảm. 
  • Không cào gãi làm trầy xước da, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây bệnh.
Không cào gãi khiến da bị trầy xước, tổn thương
Không cào gãi khiến da bị trầy xước, tổn thương
  • Tránh dùng sữa tắm, mỹ phẩm có chứa chất tẩy rửa mạnh.
  • Kiêng rượu, bia, thuốc lá và những đồ uống làm tăng nguy cơ kích ứng khác.
  • Kiêng thực phẩm dễ gây dị ứng như nhộng tằm, hải sản,… 
  • Khi chưa xác định được chính xác nguyên nhân bị nổi mề đay, bạn cần tránh tiếp xúc với thú cưng, động vật có nhiều lông.
  • Cần tắm bằng nước ấm, không tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh. Bởi nước quá nóng sẽ khiến da bị khô, làm tăng cảm giác ngứa ngáy, tróc da. Còn khi tắm bằng nước lạnh, tình trạng nổi mề đay sẽ nặng hơn và có thể lan rộng ra khắp cơ thể. 

Hướng dẫn điều trị nổi mề đay tại nhà

Nếu tình trạng nổi mề đay không quá nghiêm trọng, bạn có thể tham khảo các mẹo chữa mề đay tại nhà theo hướng dẫn dưới đây:

  • Kết hợp sữa tươi không đường và bột yến mạch

Nếu sữa tươi là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng dồi dào, hỗ trợ tốt cho quá trình cấp ẩm và làm mềm da, dịu cơn ngứa thì bột yến mạch lại sở hữu các thành phần chống viêm, loại bỏ tế bào chết hiệu quả. Theo đó, để trị mề đay, bạn trộn 2 – 3 thìa cà phê bột yến mạch với  2 – 3 thìa sữa tươi không đường sao cho hỗn hợp đặc quánh. Bạn dùng hỗn hợp này đắp lên vùng da bị nổi mề đay, massage nhẹ nhàng và kiên trì áp dụng ngày 1 lần. 

  • Tắm bằng lá trà xanh

Trà xanh có vị chát, tính mát nên có khả năng thanh nhiệt, giải độc. Đông y thường dùng thảo dược này để cải thiện các bệnh lý ngoài da như viêm da cơ địa, rôm sảy, nổi mề đay,… và các bệnh nóng trong. 

Theo nghiên cứu khoa học, trà xanh có chứa flavonoid có tính kháng viêm mạnh nên thường được tận dụng để làm nước tắm trị bệnh. Theo đó, bạn cần chuẩn bị 1 nắm lá trà xanh, vò nát và bỏ vào nồi đun với 3 lít nước. Sau đó bạn pha với chút nước lạnh và dùng nước trà xanh tắm mỗi ngày. 

  • Dùng nha đam

Ngoài đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn, nha đam hay lô hội còn là nguồn cung vitamin và các dưỡng chất cấp ẩm cho da. Để tận dụng nguyên liệu này trị bệnh nổi mề đay, bạn cần chuẩn bị 1 nhánh nha đam tươi rửa sạch, gọt vỏ và dùng phần gel bên trong thoa lên chỗ da bị viêm, ngứa ngáy. Sau khoảng 30 phút, bạn vệ sinh lại lớp gel trên da với nước ấm là được. 

Nha đam có khả năng kháng viêm, cấp ẩm hiệu quả
Nha đam có khả năng kháng viêm, cấp ẩm hiệu quả
  • Uống trà hoa cúc

Trong hoa cúc có chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh, chúng cũng rất tốt cho sức khỏe nên bạn có thể dùng trà hoa cúc mỗi ngày để góp phần cải thiện bệnh lý da liễu này. 

Được biết, các mẹo dân gian chỉ có khả năng làm giảm triệu chứng của bệnh mề đay một cách tạm thời. Để điều trị bệnh dứt điểm, tránh biến chứng thì bạn cần tới bệnh viện thăm khám, xác định nguyên nhân và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. 

6 Mẹo Dùng Lá Đinh Lăng Chữa Mề Đay , Ngứa Ngáy Hiệu Quả

Cách phòng ngừa tình trạng nổi mề đay

Mặc dù mề đay không nguy hiểm nhưng để phòng bệnh, tránh những cơn ngứa rát khó chịu và vô số vấn đề phiền toái các. Các bạn nên chủ động phòng mề đay theo những cách sau đây:

  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ để tránh bị tấn công bởi vi khuẩn.
  • Nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt, bởi mặc quần áo quá bó sát, thấm hút mồ hôi kém có thể khiến da bị trầy xước, dễ tích tụ bụi bẩn, vi khuẩn,…
  • Sau khi tắm cần lau khô da mới mặc quần áo, đồng thời nên sử dụng kem dưỡng ẩm có độ pH phù hợp để giúp da luôn mềm mịn.
  • Dọn dẹp nhà cửa thường xuyên để loại bỏ các tác nhân dễ gây dị ứng như nấm mốc, bụi bẩn,…
  • Tránh tiếp xúc với thú cưng, động vật có lông do đây cũng là tác nhân gây dị ứng.
  • Uống đủ 2 – 3 lít nước mỗi ngày đồng thời nên tránh dung nạp những thực phẩm dễ gây kích ứng cho da như hải sản, đậu phộng, đồ ăn chế biến sẵn,… 
  • Thực phẩm nhiều đường và muối sẽ kích thích hệ thần kinh ngoại biên, khiến nốt mề đay trở nên nghiêm trọng. Đồng thời làm suy giảm hệ miễn dịch, tăng nguy cơ mắc mụn nhọt, mẩn ngứa và tăng tỷ lệ tái phát bệnh. 
  • Không chỉ có đồ ngọt, muối, mà thực phẩm cay nóng, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ cũng như bệnh nhân cảm thấy bứt rứt và khó chịu hơn khi đang bị mề đay. Chưa kể đồ cay nóng còn khiến da khô và dễ bong tróc hơn. 
  • Thường xuyên vận động thể dục, thể thao nhằm tăng cường sức đề kháng, bảo vệ da tốt hơn. Tốt nhất bạn nên dành ra 30 phút luyện tập với những bài tập nhẹ nhàng, vừa sức. 
  • Đến bệnh viện thăm khám ngay nếu thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường. Việc chủ quan trong vấn đề điều trị có thể khiến bệnh trở nên khó kiểm soát, dễ phát triển thành bệnh mãn tính cũng như làm tăng nguy cơ dẫn tới biến chứng nguy hiểm. 
Ăn uống khoa học, đảm bảo dinh dưỡng
Ăn uống khoa học, đảm bảo dinh dưỡng

Trên đây là những thông tin giải đáp cho thắc mắc nổi mề đay có kiêng gió không và những cách phòng ngừa hiệu quả. Mề đay là bệnh da liễu phổ biến và rất dễ tái đi tái lại nhiều lần nếu không được kiêng cữ tốt. Do đó, hãy trang bị kiến thực về bệnh, thực hiện chế độ ăn uống – nghỉ ngơi khoa học để tránh gặp phải tình trạng này. 

Nổi Mề Đay Kiêng Gì Nhanh Khỏi Bệnh, Giảm Ngứa Ngáy Tốt?

Array
Vảy Trút Chữa Mề Đay Có Hiệu Quả Không, Sử Dụng Thế Nào?

Vảy Trút Chữa Mề Đay Có Hiệu Quả Không, Sử Dụng Thế Nào?

Nhiều người tin rằng vảy trút có công dụng trị được bách bệnh, vậy nên chúng càng được săn đón và trở nên quý hiếm.…
Nổi Mề Đay Bao Lâu Thì Khỏi Và Cách Phòng Tránh Hiệu Quả?

Nổi Mề Đay Bao Lâu Thì Khỏi Và Cách Phòng Tránh Hiệu Quả?

Mề đay (hay mày đay) là một căn bệnh da liễu xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng.…
Nổi Mề Đay Kiêng Gì Nhanh Khỏi Bệnh, Giảm Ngứa Ngáy Tốt?

Nổi Mề Đay Kiêng Gì Nhanh Khỏi Bệnh, Giảm Ngứa Ngáy Tốt?

Nổi mề đay kiêng gì là từ khóa được nhiều người tìm kiếm khi không may mắc phải bệnh lý da liễu này. Bệnh tuy…
Nổi Mề Đay Có Được Tắm Không, Tắm Nước Nóng Hay Lạnh?

Nổi Mề Đay Có Được Tắm Không, Tắm Nước Nóng Hay Lạnh?

Từ xa xưa, dân gian đã quan niệm người bị nổi mề đay hoặc một số bệnh da liễu khác thì không nên tắm. Vậy…
Nổi Mề Đay Có Nên Ăn Thịt Gà Không? Bác Sĩ Giải Đáp

Nổi Mề Đay Có Nên Ăn Thịt Gà Không? Bác Sĩ Giải Đáp

Nổi mề đay có nên ăn thịt gà không là câu hỏi được nhiều người thắc mắc khi mắc phải bệnh lý này. Như chúng…
Nổi Mề Đay Nằm Máy Lạnh Được Không? - Chuyên Gia Giải Đáp

Nổi Mề Đay Nằm Máy Lạnh Được Không? – Chuyên Gia Giải Đáp

Nổi mề đay nằm máy lạnh được không là vấn đề được nhiều người quan tâm, tìm hiểu. Bởi một trong những lý do gây…
Bệnh Mề Đay Có Lây Không, Làm Cách Nào Để Phòng Tránh?

Bệnh Mề Đay Có Lây Không, Làm Cách Nào Để Phòng Tránh?

Mề đay là bệnh dị ứng thường gặp, phổ biến mọi lứa tuổi và giới tính. Bệnh gây ra không ít phiền toái, làm ảnh…
Nổi Mề Đay Nằm Quạt Được Không, Nên Dùng Thế Nào?

Nổi Mề Đay Nằm Quạt Được Không, Nên Dùng Thế Nào?

Nổi mề đay là tình trạng da liễu phản ứng quá mức với các tác nhân gây dị nguyên. Mặc dù không gây ảnh hưởng…