Nói Chuyện Bị Hụt Hơi

Giọng nói bị hụt hơi đi kèm triệu chứng mệt mỏi, khó thở khiến nhiều người gặp khó khăn trong giao tiếp. Vậy nói chuyện bị hụt hơi có nguyên nhân do đâu và cách cải thiện như thế nào, câu trả lời chi tiết sẽ có trong nội dung bài viết dưới đây.

Nói chuyện bị hụt hơi có nguyên nhân do đâu?

Giọng nói được tạo ra bởi sự rung động của hai dây thanh quản cùng áp lực của hơi thở ra từ phổi. Có rất nhiều trường hợp giọng nói đang ở trạng thái bình thường bỗng cảm thấy hơi thở bị hụt khi đang nói. Điều này gây khó khăn trong việc giao tiếp và còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người mắc.

Nói chuyện bị hụt hơi ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp
Nói chuyện bị hụt hơi ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp

Những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nói chuyện bị hụt hơi bao gồm:

Viêm thanh quản

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến giọng nói bị run và hụt hơi, trong đó nổi bật là biểu hiện của viêm thanh quản. Chất lượng của âm thanh được điều chỉnh bởi những cơ bên trong thanh quản cùng với hình dạng và sức căng của dây thanh âm khi có luồng không khí đi qua. Nếu dây thanh âm bị viêm sẽ gây ra hiện tượng đau rát họng, giọng nói bị khàn, hụt hơi khi hát, đặc biệt là nói chuyện bị hụt hơi.

Nói chuyện bị hụt hơi do hạt xơ dây thanh

Khi dây thanh phải hoạt động quá mức như nói nhiều trong thời gian dài, hát to, la hét lớn sẽ làm cho dây thanh môn không được đóng kín. Lúc này sẽ xuất hiện 2 hạt xơ đối xứng trên dây thanh, chân xơ thường rộng. Người bị hạt xơ dây thanh thường nói chuyện mau mệt, hụt hơi và khan tiếng kéo dài.

Do tổn thương dây thần kinh thanh quản

Nếu gặp tai nạn hoặc một số biến chứng sau phẫu thuật liên quan đến đường hô hấp trên sẽ gây tổn thương ở dây thần kinh thanh quản, khi đó dây thanh không khép kín, thậm chí có thể bị liệt. Đây chính là một trong những lý do khiến dây thanh không thể điều khiển để tạo ra giọng nói trong, khỏe, thay vào đó bạn sẽ gặp hiện tượng khan tiếng kéo dài, nói chuyện bị hụt hơi và nói nhanh mệt.

Tổn thương dây thần kinh thanh quản có thể gây khó khăn khi nói chuyện
Tổn thương dây thần kinh thanh quản có thể gây khó khăn khi nói chuyện

Polyp dây thanh

Polyp dây thanh là hiện tượng xuất hiện các hạt nhỏ li ti dọc trên dây thanh quản, có kích thước giống như hạt tấm đến hạt đậu xanh. Polyp sẽ làm thay đổi cấu trúc dây thanh khiến thanh quản không thể khép kín, gây ra tình trạng khan tiếng kéo dài, mất tiếng, giọng nói run, khó thở và hụt hơi.

Nói chuyện bị hụt hơi do các bệnh ung thư

Một số trường hợp khi mắc bệnh ung thư như ung thư vòm họng, ung thư trung thất, ung thư tuyến giáp hay ung thư dây thanh có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến giọng nói. Lúc này người bệnh sẽ có biểu hiện cụ thể là bị hụt hơi, khó thở, khó nuốt, ho ra máu và nguy hiểm hơn là đe dọa đến tính mạng.

Cách cải thiện tình trạng nói chuyện bị hụt hơi

Nếu muốn âm thanh phát ra rõ ràng, trong, không bị hụt hơi, khó thở và mệt mỏi, việc kiểm soát hơi thở là yếu tố quan trọng. Dưới đây là một số biện pháp khắc phục tình trạng nói chuyện bị hụt hơi:

Lấy hơi ngực

Có hoành ở bụng sẽ có tác dụng giúp chúng ta lấy được hơi dày và giữ được hơi lâu hơn. Nếu bạn nhướn vai và phình to ngực khi nói sẽ rất dễ mệt. Do đó hãy đặt tay lên bụng, hít thở thật sâu, chú ý giữ vai và ngực ở nguyên vị trí và bắt đầu “hà” hơi từ từ, chậm rãi và nhẹ nhàng. Việc luyện tập thường xuyên các động tác này có thể giúp hình thành thói quen tốt để cải thiện tình trạng hụt hơi.

Tập luyện lấy hơi ngực để tránh tình trạng hụt hơi
Tập luyện lấy hơi ngực để tránh tình trạng hụt hơi

Mở khẩu hình vừa đủ khi nói

Khi giọng nói bị run và hụt hơi có thể là do bạn mở miệng quá to hoặc quá nhỏ. Lúc này cần điều chỉnh lại khẩu hình bằng cách mở miệng theo chiều rộng, tức là hàm dưới đi xuống, đồng thời khớp nối của hàm trên và hàm dưới được mở ra. Chú ý hạn chế mở theo chiều ngang vì sẽ làm âm thanh bị chói và méo.

Giữ thanh quản thoải mái

Rất nhiều người có thói quen hạ thấp dây thanh quản khi đang nói chuyện hoặc nhướn lên cao. Việc làm này sẽ khiến giọng nói được phát ra không vang, ngược lại còn ồm ồm, the thé, bị hụt hơi và mệt hơn. Do đó bạn hãy giữ cho thanh quản thật thoải mái, nói chuyện với tốc độ bình thường để giọng nói không bị run khi nói chuyện.

Tình trạng nói chuyện bị hụt hơi có thể do một số thói quen hàng ngày, tuy nhiên cũng có thể là cảnh báo những bệnh lý trong cơ thể. Vậy nên khi bị hụt hơi thường xuyên với tần suất nhiều, bạn nên đi thăm khám để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp cải thiện tốt nhất, tránh để ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bệnh liên quan

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *