Chưa có sản phẩm nào trong giỏ hàng
Nhiệt Miệng Sưng Môi: Nguyên Nhân, Cách Điều Trị và Phòng Ngừa
Người bị nhiệt miệng gặp không ít khó khăn trong quá trình ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Thậm chí còn ảnh hưởng tới vẻ đẹp thẩm mỹ khi nhiệt miệng dẫn tới sưng môi. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn tới nhiệt miệng sưng môi và cách điều trị, phòng ngừa tình trạng này như thế nào? Hãy cùng Dr Vitamin tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây!
Các thể nhiệt miệng sưng môi và nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này
Nhiệt miệng là tình trạng miệng bị rộp xảy ra rất phổ biến mà hầu như ai cũng từng mắc phải trong đời. Thông thường, các vết loét miệng thường xuất hiện ở vị trí môi, má trong và khiến vùng da xung quanh chúng bị sưng đỏ. Đó là lý do khiến nhiều người bị nhiệt miệng có phần môi bị sưng, đau. Việc nắm bắt tình trạng và nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này giúp xác định cách điều trị, cải thiện triệu chứng hiệu quả.
Các thể nhiệt miệng phổ biến
Có 3 dạng nhiệt miệng người bệnh thường gặp phải, đó là:
- Nhiệt miệng thể nhỏ: Tới 80% người bị nhiệt miệng gặp phải dạng áp tơ miệng này. Số lượng tổn thương loét có thể từ 1 – 5 vết nhiệt. Ở dạng nhiệt miệng này, vết loét rất nông nhưng gây đau, các nốt nhiệt xuất hiện riêng biệt, có đường kính từ 3mm đến dưới 1cm. Thông thường, tổn thương dạng này sẽ khỏi sau 7 – 10 ngày và không để lại sẹo.
- Nhiệt miệng thể lớn: So với nhiệt miệng thể nhỏ, dạng nhiệt miệng này ít gặp hơn. Các vết loét lớn hơn, sâu hơn, có kích thước từ 1 – 3cm, bờ nổi cao và hay tập trung thành nhóm. Bạn dễ dàng gặp các vết loét này ở môi, họng, hàm ếch mềm,… Người bệnh bị nhiệt miệng sưng môi thể lớn có thể mất tới 6 tuần để các tổn thương hồi phục. Khi khỏi vẫn có thể để lại sẹo và thậm chí còn gây co kéo miệng hầu.
- Nhiệt miệng Herpes: Đây là dạng áp tơ miệng ít gặp nhất. Các vết nhiệt có kích thước nhỏ, chỉ khoảng 1 – 3mm nhưng tập trung thành đám ở một khu vực nhỏ hoặc trên diện rộng.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiệt miệng sưng loét môi
Hiện nay, các chuyên gia cho rằng có rất nhiều tác nhân có thể khiến bạn bị loét miệng sưng môi, cụ thể như:
- Vết loét ở miệng hình thành do thủ thuật nha khoa, đánh răng quá mạnh hay tai nạn thể thao.
- Người bệnh gặp phản ứng dị ứng với một số vi khuẩn trong khoang miệng.
- Người bị loét miệng sưng môi do sử dụng kem đánh răng và nước súc miệng có chứa thành phần Natri Lauryl Sulfate.
- Chế độ ăn uống hàng ngày thiếu vitamin B12, sắt, kẽm, axit Folic.
- Nhạy cảm với các thực phẩm như cà phê, sô cô la, phô mai, trứng, các loại hạt, dâu tây, thực phẩm cay nóng hoặc axit,… cũng là nguyên nhân gây ra nhiệt miệng dẫn tới sưng môi.
- Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt cơ thể có sự thay đổi nội tiết tố.
- Việc thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.
- Nhiễm khuẩn HP (Helicobacter Pylori) gây viêm loét dạ dày và ung thư tá tràng.
Bị nhiệt miệng sưng môi khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn khi ăn uống và giao tiếp, thậm chí còn gây mất thẩm mỹ làm họ tự ti. Bạn hãy áp dụng các phương pháp trị sưng môi nhiệt miệng dưới đây để nhanh chóng lấy lại sự tự tin cùng với một đôi môi khỏe đẹp.
Bị nhiệt miệng sưng môi phải làm sao? 3 cách điều trị hiệu quả
Dưới đây là 3 phương pháp giúp cải thiện tình trạng nhiệt miệng sưng môi nhanh chóng, hiệu quả để bạn tham khảo:
Cải thiện nhiệt miệng sưng môi bằng phương pháp dân gian
Sử dụng các nguyên liệu tự nhiên không chỉ là cách làm đơn giản, an toàn, tiết kiệm chi phí mà còn đem lại hiệu quả rõ rệt. Chính vì vậy, nhiều người khi bị nhiệt miệng sưng môi đã lựa chọn phương pháp này. Một số cách hỗ trợ chữa lở miệng bằng phương pháp dân gian thường được người bệnh áp dụng ngay tại nhà là:
- Súc miệng nước muối: Với công dụng sát khuẩn cao, giúp làm khô các vết viêm loét và ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, súc miệng với nước muối ấm sẽ giúp vệ sinh khoang miệng và vòm họng sạch sẽ. Từ đó tình trạng nhiệt miệng sưng môi sẽ dần thuyên giảm và biến mất. Bạn nên súc miệng 3 – 4 lần mỗi ngày, đặc biệt là vào buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi dậy và sau khi ăn.
- Mật ong: Nổi tiếng từ lâu với công dụng làm lành vết thương và kháng khuẩn tự nhiên, mật ong là nguyên liệu giúp giảm viêm, sưng nhanh chóng. Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần nhúng một nhúm bông sạch vào mật ong rồi chấm trực tiếp vào vùng môi bị sưng đau. Giữ nguyên trong vòng 20 phút để mật ong có thời gian thẩm thấu vào vết thương, sau đó tiến hành rửa sạch với nước lạnh. Đối với phương pháp này, bạn có thể thực hiện mỗi ngày từ 2 – 3 lần.
- Baking Soda: Muối nở Baking Soda giúp cân bằng độ pH và giảm viêm để vết loét chóng lành, giúp bạn cảm thấy dễ chịu. Đầu tiên bạn cần pha nước súc miệng bằng cách hòa tan 5g Baking Soda với khoảng 230ml nước. Sau đó súc miệng trong khoảng 15 – 30 giây rồi nhổ ra.
- Dầu dừa: Trong dầu dừa có chứa axit Lauric giúp kháng khuẩn, giảm đau, giảm sưng do nhiệt miệng gây ra. Chất kháng viêm tự nhiên này cũng có tác dụng khiến vết thương bớt đỏ và đau. Cách làm như sau: Bạn hãy thoa một lượng dầu dừa vừa đủ lên vết nhiệt miệng và phần môi bị sưng mỗi ngày để sớm thấy được hiệu quả. Ngoài ra, bạn cũng có thể súc miệng với dầu dừa 2 – 3 lần mỗi ngày để vết thương trên miệng chóng lành.
Sử dụng thuốc chống viêm chứa Corticoid cải thiện nhiệt miệng
Corticoid có chứa các hoạt chất chống viêm nên đem lại hiệu quả giảm sưng, đau rõ rệt. Tuy nhiên, thuốc cũng có nhiều tác dụng phụ như gây loét dạ dày, rối loạn hệ miễn dịch,…
Do đó, thuốc chống viêm chứa Corticoid thường chỉ được sử dụng trong trường hợp bị nhiệt miệng sưng môi nặng, kéo dài nhiều ngày không khỏi. Đặc biệt, đối với loại thuốc này, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và sử dụng liều lượng theo chỉ dẫn để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Điều trị DỨT ĐIỂM tình trạng nhiệt miệng sưng môi? Tham khảo ngay bộ sản phẩm 100% thảo dược Nha Chu Tán
Thấu hiểu nhu cầu người tiêu dùng Việt hiện nay, CTCP Bệnh viện Thuốc dân tộc cho ra mắt bộ sản phẩm chăm sóc sức khỏe răng miệng 100% từ thiên nhiên – Nha Chu Tán khắc phục vấn đề nhiệt miệng, đặc biệt là tình trạng nhiệt miệng sưng môi.
Nha Chu Tán được nghiên cứu và phát triển bởi đội ngũ chuyên gia đầu ngành tại CTCP Bệnh viện Thuốc dân tộc. Sản phẩm được lấy cảm hứng từ tục nhuộm răng đen của người dân tộc Lự (Lai Châu), trải qua quá trình phân tích, đánh giá và kiểm định để có được công thức hoàn thiện như hiện nay.
Các chuyên gia đánh giá cao về hiệu quả và mức độ an toàn của bộ sản phẩm đối với người dùng Việt Nam. Thông qua minh chứng khoa học từ hơn 600 người bệnh các vấn đề răng miệng từ đơn giản đến chuyên sâu đem đến kết quả hài lòng cho cả nhà sản xuất, chuyên gia và người sử dụng.
TS.Bs Nguyễn Thị Vân Anh – Nguyên Trưởng khoa nội bệnh viện YHCT Trung ương cũng đưa ra những nhận xét khách quan như sau: “Sự ra đời của bộ sản phẩm Nha Chu Tán là “đứa con tinh thần” đáng quý của tôi và các đồng nghiệp. Với mong muốn mang đến cho người Việt những sản phẩm có nguồn gốc 100% từ tự nhiên góp phần nâng cao giá trị nguồn dược liệu Việt nói riêng và tinh hoa Y học cổ truyền nói chung”
Bộ sản phẩm chăm sóc sức khỏe răng miệng Nha Chu Tán nổi bật trên thị trường nhờ nguồn gốc thảo dược 100%, được lựa chọn kết hợp thiên dược từ các chuyên gia đầu ngành tại CTCP Bệnh viện Thuốc dân tộc.
Ưu điểm của bộ sản phẩm Nha Chu Tán tạo nên “cơn sốt” trong xu hướng chăm sóc sức khỏe răng miệng từ thảo dược tự nhiên hiện đại. Cụ thể như sau:
- Phác đồ điều trị ĐÌNH CHỈ – TẤN CÔNG với sự kết hợp cùng lúc hai nhóm thảo dược với công dụng khác nhau nhưng lại tạo nên sự tổng hòa, GẤP ĐÔI ĐIỀU TRỊ vô cùng hiệu quả trong một liệu trình duy nhất.
- Thành phần 100% từ thiên dược tự nhiên nơi núi rừng Tây Bắc, được tuyển chọn trực tiếp từ các chuyên gia, đồng thời nghiên cứu chuyên sâu và gia giảm liều lượng để phù hợp với cơ địa người Việt.
- Quy trình sản xuất khép kín 1 chiều, công nghệ sấy lạnh giúp giữ nguyên hàm lượng dược tính và tối ưu thời gian sử dụng.
- Cam kết an toàn tuyệt đối, hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
- Tác dụng ngăn chặn 7 yếu tố gây bệnh về răng miệng bao gồm: Vi khuẩn kẽ răng, Tổn thương do tác động vật lý, Bỏng nướu do ăn uống, Cặn thức ăn, Vi khuẩn sâu răng, Acid Photphoric làm mòn men răng, Vôi răng hình thành.
- Liệu trình điều trị TÁC ĐỘNG KÉP với hai chế phẩm bao gồm nước súc miệng và thuốc bột hoặc cao lỏng mang lại hiệu quả điều trị dứt điểm, ngăn ngauwf hiệu quả và không tái phát CHỈ SAU 7 NGÀY sử dụng.
Để tìm mua bộ sản phẩm Nha Chu Tán chính hãng, bạn đọc liên hệ ngay đến Dr Vitamin – Thương hiệu phân phối Nha Chu Tán cấp 1 trên thị trường hiện nay hoặc Viện Nha khoa ViDental. Hai đơn vị chăm sóc sức khỏe trên nhận được sự tín nhiệm của đơn vị sản xuất, góp phần cung cung cấp sản phẩm uy tín, chất lượng và hiệu quả được kiểm chứng khoa học ra thị trường Việt.
Bộ sản phẩm liên tục cháy hàng trên quầy kệ của Dr Vitamin trên toàn quốc, đồng thời cũng được các bác sĩ tại ViDental sử dụng kết hợp trong việc điều trị các vấn đề nha khoa phổ biến hiện nay như hôi miệng, nhiệt miệng, viêm lợi, viêm nha chu,…
Nếu bạn cũng đang gặp vấn đề nhiệt miệng sưng môi hay các vấn đề về sức khỏe răng miệng khác hãy nhấc máy lên và liên hệ ngay đến chúng tôi để nhận được tư vấn trực tiếp từ chuyên gia.
Đi khám bác sĩ
Khi bị nhiệt miệng sưng môi mà không biết nên xử lý thế nào, cách tốt nhất là đi tới bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và tư vấn điều trị phù hợp. Ngoài ra, trong một số trường hợp như áp dụng các mẹo dân gian tại nhà nhưng không hiệu quả hoặc tình trạng bệnh nghiêm trọng, kéo dài mãi không khỏi, bạn nên tới ngay cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.
Một số dấu hiệu cho thấy bệnh nhân bị nhiệt, loét miệng và sưng môi nên đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt đó là:
- Khoang miệng bị nhiệt và sưng đỏ mãi không khỏi.
- Nhiệt miệng và sưng môi gây khó khăn trong việc ăn uống, đồng thời khiến người bệnh bị khó thở, thở khò khè.
- Người bệnh bị sốt dai dẳng, bị sụt cân.
- Vùng nhiệt, sưng có dấu hiệu lan rộng ra xung quanh.
Biện pháp chăm sóc, phòng ngừa nhiệt miệng gây sưng môi
Để giảm tần suất bị nhiệt miệng sưng môi, bạn hãy áp dụng các biện pháp chăm sóc, phòng ngừa sau:
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng sau bữa ăn và dùng chỉ nha khoa mỗi ngày một lần để loại bỏ các phần thức ăn thừa bám trong kẽ răng.
- Sử dụng bàn chải đánh răng loại mềm để tránh gây kích ứng làm tổn thương phần mô miệng mỏng manh. Mô miệng bị tổn thương chính là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng loét miệng.
- Không sử dụng kem đánh răng cũng như nước súc miệng có chứa thành phần Natri Lauryl Sulfate.
- Xây dựng thói quen súc miệng bằng nước muối hàng ngày để sát khuẩn khoang miệng và vòm họng. Bạn lưu ý nên sử dụng ngay cả khi không bị nhiệt miệng hoặc đã khỏi bệnh để phòng ngừa tái phát.
- Tránh ăn các thực phẩm gây kích ứng miệng như các loại hạt, bánh quy, khoai tây chiên, một số loại gia vị, thức ăn mặn, cay, nóng và trái cây có tính axit như trái dứa, cam, bưởi,… Tránh tất cả các loại thực phẩm mà bạn bị dị ứng hoặc nhạy cảm.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng nhằm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Bạn nên ăn nhiều trái cây, các loại rau củ và ngũ cốc.
- Áp dụng các biện pháp giúp kiểm soát hoặc giảm căng thẳng như thiền, yoga,… Ngoài ra bạn cũng nên rèn luyện thói quen tập thể dục đều đặn mỗi ngày để khỏe mạnh hơn.
Hy vọng rằng những thông tin về tình trạng nhiệt miệng sưng môi trong bài viết đã giúp bạn biết được nguyên nhân, các cách điều trị và phòng ngừa bệnh. Hãy vận dụng các kiến thức vừa tìm hiểu được vào cuộc sống hàng ngày để chăm sóc sức khỏe răng miệng và đẩy lùi bệnh tật.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!