Mụn Thâm Tụ Máu

Mụn thâm tụ máu xảy ra khi bạn nặn mụn, bóp mụn mà không loại bỏ triệt để nhân mụn, mủ viêm bên trong. Nếu không xử lý kịp thời thì chúng sẽ để lại sẹo và ảnh hưởng đến thẩm mỹ làn da. Nội dung trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loại mụn này và cách điều trị nhanh khỏi. 

Mụn thâm tụ máu là gì?

Mụn thâm tụ máu là một dạng của mụn trứng cá bị viêm nhiễm và tụ máu bên trong bởi lực tác động khi nặn mụn hoặc bóp mụn. Bề mặt bên ngoài của nốt mụn này giống như vết thâm đỏ sau mụn. Tuy nhiên, bên trong nhân mụn vẫn chưa được loại bỏ tận gốc, tụ máu và mủ viêm.

Mụn thâm tụ máu ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ làn da
Mụn thâm tụ máu ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ làn da

Mụn thâm có dấu hiệu tụ máu tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng tác động rất lớn đến thẩm mỹ khuôn mặt. Người bệnh sẽ cảm thấy kém tự tin trong giao tiếp và làm suy giảm chất lượng cuộc sống nhanh chóng. Hơn thế nữa, các nốt mụn máu thâm để lâu ngày không điều trị có thể ăn sâu vào bên trong da, gây tổn thương nghiêm trọng và gặp nhiều khó khăn trong việc loại bỏ mụn.

Nguyên nhân gây mụn thâm tụ máu trên da

Mụn thâm tụ máu trên da có thể xảy ra bởi nhiều nguyên do khác nhau. Do chúng là một dạng của mụn trứng cá nên các nguyên nhân gây bệnh cũng tương tự như loại mụn này:

  • Nặn mụn sai cách: Việc nặn mụn không hết, còn sót cồi mụn, mủ viêm hoặc nặn mụn sai phương pháp như dùng lực quá mạnh, gây vỡ các mạch máu là những nguyên nhân phổ biến gây bệnh. Lâu ngày, mủ viêm, máu bầm tích tụ lại dưới bề mặt da và gây mụn.
  • Rối loạn nội tiết tố: Nồng độ hormone Androgen tăng cao sẽ kích thích dầu thừa tiết ra nhiều, kết hợp với vi khuẩn sẽ gây mụn trên da. Mụn máu thâm do nguyên nhân này chủ yếu xảy ra ở người trong độ tuổi dậy thì, phụ nữ đang mang thai hoặc những người dễ bị rối loạn nội tiết tố.
  • Mụn bị nhiễm trùng: Thói quen hay dùng tay sờ vào mụn sẽ làm lây lan vi khuẩn từ tay, khiến nốt mụn bị viêm nhiễm nặng hơn. Điều này sẽ gây nên tình trạng sưng tấy, tụ máu trong nốt mụn và gây đau đớn.
  • Vệ sinh da mặt không kỹ: Làn da không vệ sinh sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, bụi bẩn và tế bào chết tích tụ. Khi đó, các lỗ chân bị bít tắc lâu ngày làm hình thành mụn trên da.
  • Sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng: Dùng các loại mỹ phẩm chứa thành phần độc hại, làm kích ứng da là nguyên nhân gây mụn thâm tụ máu. Ngoài ra, việc trang điểm thường xuyên nhưng không vệ sinh kỹ da mặt cũng khiến mụn chuyển thành mụn thâm.
  • Chế độ ăn uống kém lành mạnh: Ăn quá nhiều đồ cay nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, uống rượu bia sẽ khiến cơ thể tích tụ nhiều độc tố. Về lâu dài, chất độc không được đào thải sẽ tạo điều kiện cho mụn phát triển.

Có nhiều nguyên nhân gây ra loại mụn này
Có nhiều nguyên nhân gây ra loại mụn này

Các cách điều trị mụn thâm tụ máu nhanh khỏi

Các nốt mụn thâm tụ máu cần được xử lý đúng cách và tận gốc để không gây viêm nhiễm và để lại sẹo trên da. Dưới đây là các biện pháp chữa mụn an toàn và hiệu quả mà bạn nên áp dụng.

Điều trị bằng Tây y

Trong trường hợp bị mụn máu thâm nghiêm trọng, bạn cần tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cách điều trị mụn thâm đỏ, tụ máu bằng các biện pháp y học chuyên sâu. Tại đây, bác sĩ sẽ chỉ định bạn sử dụng các loại thuốc đặc trị mụn, làm tan máu và giảm tình trạng viêm nhiễm. Thuốc Tây y thường cho hiệu quả tác động khá tốt và loại bỏ triệt để cồi mụn bên trong. Một số loại thuốc bác sĩ sẽ kê toa cho người bệnh như:

  • Axit salicylic: Đây là một dạng thuốc bôi có tác dụng làm sạch lỗ chân lông, loại bỏ tế bào chết. Thuốc được sử dụng trong trường hợp bị mụn thâm từ nhẹ đến nặng và cần có sự hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa.
  • Retinoids: Loại thuốc bôi này được chiết xuất từ vitamin A với công dụng kiềm dầu thừa cho da. Từ đó giúp hạn chế tình trạng bí bách lỗ chân lông gây nên mụn thâm tụ máu trên da.
  • Thuốc Isotretinoin: Đây là một loại thuốc dạng uống được chỉ định điều trị các loại mụn nghiêm trọng. Khi sử dụng thuốc này, bạn cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ vì thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ nặng ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Thuốc kháng sinh đường uống: Nhóm thuốc này có công dụng loại bỏ các vi khuẩn gây mụn trên da. Thuốc được chỉ định sử dụng mỗi ngày để chữa mụn nhanh chóng.

Uống thuốc Tây y trị mụn
Uống thuốc Tây y trị mụn

Ngoài việc sử dụng các loại thuốc Tây y trị mụn, người bệnh có thể điều trị bằng các phương pháp y tế hiện đại. Khi áp dụng các cách này, bạn cần lựa chọn bệnh viện hoặc cơ sở spa uy tín. Dưới đây là một số biện pháp Tây y hiện đại bạn có thể lựa chọn:

  • Rạch mủ và tháo dịch: Bác sĩ sẽ sử dụng các dụng cụ chuyên dụng để rạch nốt mụn và lấy hết toàn bộ cồi, mủ viêm và máu ứ đọng bên trong. Từ đó giúp hạn chế tình trạng đau đớn và viêm nhiễm do mụn gây ra.
  • Sử dụng tia laser: Cơ chế hoạt động của phương pháp này là chiếu tia laser vào các nốt mụn tụ máu, loại bỏ vi khuẩn và làm sạch sâu làn da.

Xem thêm: Trị Mụn Thâm Lưng Bằng Laser Là Gì? Quy Trình, Chi Phí Và Lưu Ý

Trị mụn thâm bằng mẹo dân gian tại nhà

Nếu bị mụn thâm có máu ở mức độ nhẹ thì bạn có thể tự điều trị tại nhà bằng các mẹo dân gian. Đây là cách chữa mụn đơn giản, dễ thực hiện và ít gây ra các tác dụng phụ ngoài ý muốn. Theo đó, bạn có thể tham khảo một số cách dưới điều trị tại nhà đây:

  • Rau húng quế: Loại rau này có công dụng kháng khuẩn mạnh và chống oxy hóa tốt. Các thành phần trong rau có khả năng ngăn ngừa tình trạng tụ máu trong các nốt mụn và giảm sưng viêm. Bạn chuẩn bị một nắm rau húng quế, rửa sạch và giã lấy nước. Vệ sinh sạch sẽ da mặt rồi thấm ít nước cốt rau thoa lên vùng da bị mụn. Bạn giữ nguyên hỗn hợp 15 phút, rửa sạch lại với nước và thực hiện 2 - 3 lần/tuần.
  • Giấm táo: Các hoạt chất trong giấm táo có tác dụng hỗ trợ loại bỏ mụn thâm tụ máu hiệu quả. Cụ thể, axit tự nhiên trong nguyên liệu này sẽ giúp giảm đau, sưng viêm và đẩy cồi mụn ra ngoài. Bạn hòa tan giấm táo theo tỷ lệ 1 muỗng giấm, 2 muỗng nước. Rửa sạch da mặt rồi thoa hỗn hợp lên vùng da bị mụn, rửa sạch lại sau 15 phút.
  • Chườm đá lạnh: Đá lạnh có tác dụng làm tan máu bầm, cải thiện lưu thông máu và se khít lỗ chân lông. Hơn nữa, nhiệt lạnh còn giúp giảm đau, giảm sưng viêm do mụn gây ra. Bạn lấy một ít đá lạnh cho vào túi chườm, rửa mặt thật sạch rồi đắp túi đá lên da khoảng 10 phút. Bạn áp dụng cách này liên tục mỗi ngày để các nốt mụn nhanh chóng bị loại bỏ.

Thảm khảo: Các Phương Pháp Trị Thâm Đỏ Sau Mụn Nhanh Nhất Tại Nhà

Sử dụng kem bôi trị mụn

Bên cạnh các cách điều trị mụn thâm có máu như trên, người bệnh có thể loại bỏ mụn bằng cách sử dụng các loại kem bôi. Các sản phẩm này vừa có công dụng tiêu diệt mụn, làm sạch da vừa giúp nuôi dưỡng da khỏe đẹp từ bên trong. Dưới đây là một số loại kem bôi bạn có thể tham khảo:

  • Nacurgo Gel: Đây là gel trị mụn hiệu quả được nghiên cứu dựa trên cấu trúc da và điều kiện khí hậu nóng ẩm tại Việt Nam. Sản phẩm giúp loại bỏ mụn hiệu quả, tái tạo tế bào mới cho da và tăng sức đề kháng chống lại các tác nhân gây mụn bên ngoài. Bạn thoa kem mỗi ngày 2 - 3 lần để loại bỏ mụn triệt để.
  • Hiruscar Gel: Với thành phần gồm chiết xuất rau má, vitamin B3, Allantoin, Allium Cepa, loại kem bôi này có tác dụng kháng viêm, giảm thâm, làm tan máu bầm và giúp da trở nên đều màu. Sản phẩm còn có ưu điểm là thẩm thấu nhanh vào da và không gây bết dính.
  • Skinfood Centellascar Ointment Green Tea: Sản phẩm được chiết xuất từ tinh chất rau má, trà xanh giúp làm mờ vết thâm, xoa dịu tổn thương và ngăn ngừa tình trạng oxy hóa trên da. Các nốt mụn thâm tụ máu sẽ được loại bỏ triệt để và không tái phát khi bạn điều trị bằng loại kem bôi này. Mỗi ngày, bạn cần bôi kem 2 - 3 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.

Loại bỏ mụn bằng các loại kem bôi trị mụn
Loại bỏ mụn bằng các loại kem bôi trị mụn

Xem thêm: TOP 10 Loại Kem Trị Mụn Thâm Được Tin Dùng Nhất

Các lưu ý khi bị mụn thâm tụ máu

Mụn thâm tụ máu là tình trạng không hiếm gặp và ảnh hưởng nặng đến tính thẩm mỹ của làn da nếu không điều trị sớm. Ngoài việc điều trị bệnh, người bệnh cần chú ý một số điều như sau:

  • Không nặn mụn, sờ tay lên mụn vì có thể gây nhiễm trùng nặng nốt mụn, thậm chí gây nhiễm trùng da. Từ đó nốt mụn sẽ viêm nhiễm nặng hơn và khó điều trị.
  • Vệ sinh da mặt sạch sẽ mỗi ngày, giữ da mặt luôn khô ráo và dùng kem dưỡng ẩm để cấp ẩm cho da. Đây là những cách chăm sóc da mụn mà bạn nên biết.
  • Lựa chọn các sản phẩm dưỡng da, mỹ phẩm có nguồn gốc rõ ràng, có thương hiệu và thông tin thành phần cụ thể. Ngoài ra, bạn nên sử dụng các sản phẩm có chiết xuất từ thiên nhiên lành tính để giảm tình trạng nổi mụn trên da.
  • Thoa kem chống nắng và che chắn da cẩn thận mỗi khi đi dưới trời nắng hoặc tiếp xúc với khói bụi, hóa chất, vi khuẩn.
  • Thường xuyên giặt giũ chăn, ga, gối, đệm tránh để vi khuẩn có nơi trú ẩn và tấn công lên da mặt gây mụn.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh như giảm thiểu ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, không uống rượu bia và nước ngọt có ga. Thay vào đó, bạn nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, các loại cá thịt tươi cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cần thiết để nuôi dưỡng làn da.
  • Có thời gian nghỉ ngơi và thư giãn sau khi làm việc mệt mỏi, không thức quá khuya hoặc ngủ không đủ giấc bởi những điều này có thể gây hại cho da và khiến mụn hình thành.

Ăn nhiều rau quả để cung cấp vitamin cho da
Ăn nhiều rau quả để cung cấp vitamin cho da

Mụn thâm tụ máu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ khuôn mặt, do vậy bạn cần điều trị mụn tận gốc và nhanh chóng. Cho dù chữa mụn theo bất kỳ phương pháp nào thì bạn cũng cần tuân thủ hướng dẫn cụ thể, dùng đúng liều lượng và áp dụng liên tục để các nốt mụn biến mất nhanh chóng, không gây sẹo, không tái phát.

Câu hỏi thường gặp

Ăn Gì Để Hết Thâm Mụn?

Mụn thâm hình thành và tồn tại lâu trên da một phần là do ảnh hưởng của chế độ ăn uống. Nếu bạn tích cực ăn các thực phẩm tốt cho làn da thì mụn có thể cải thiện nhanh chóng và ngược lại, khi sử dụng đồ ăn gây...

Có Nên Đi Spa Trị Thâm Mụn?

Thâm mụn là vấn đề mà rất nhiều chị em hết sức quan tâm, lo lắng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe làn da và thẩm mỹ. Có nhiều chị em thắc mắc có nên đi spa trị thâm mụn hay không? Dưới đây là lời giải...

Bệnh liên quan

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *