Mụn Mủ Ở Vùng Kín: Nguyên Nhân, Cách Chữa Trị Và Các Lưu Ý

Mụn mủ ở vùng kín không chỉ gây ngứa ngáy, đau rát mà còn khiến bạn cảm thấy tự ti nên không đi khám sớm. Rất nhiều người chủ quan tự nặn mụn ngay tại nhà và dẫn đến tình trạng mụn viêm nhiễm nặng hơn và gây sẹo. Để hiểu rõ hơn về loại mụn này và phương pháp chữa trị phù hợp, bạn đọc hãy tham khảo nội dung trong bài viết dưới đây. 

Mọc mụn mủ ở vùng kín là gì? Có nguy hiểm không?

Mụn mủ có thể xuất hiện ở mọi vị trí trên cơ thể khi lỗ chân lông bị bít tắc, kể cả cơ quan sinh dục. Đây là loại mụn chứa chất lỏng màu trắng ngà bên trong và khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, đau nhức. 

Nổi mụn mủ ở vùng kín là vấn đề khiến nhiều người lo ngại, cảm thấy tự ti và không chịu thăm khám sớm. Hầu hết đợi đến khi mụn chuyển biến nặng thì người bệnh mới đi khám. Điều này làm cản trở quá trình điều trị bệnh, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và sức khỏe của mỗi người. 

Mụn mủ ở vùng kín gây ngứa ngáy và khó chịu
Mụn mủ ở vùng kín gây ngứa ngáy và khó chịu

Cụ thể, mụn mủ vùng kín có thể gây ra các tác hại như:

  • Mụn gây ngứa ngáy, khó chịu, đi kèm mùi hôi tanh và gây đau rát khi quan hệ tình dục.
  • Mụn mủ có thể lây nhiễm cho người khác.
  • Trong thời gian mang thai, chị em phụ nữ bị nổi mụn mủ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.
  • Mụn nổi kéo dài sẽ gây viêm tắc vòi trứng, viêm nhiễm cổ tử cung ở nữ hoặc ảnh hưởng đến ống dẫn tinh ở nam giới. 

Nổi mụn mủ ở vùng kín là mắc bệnh gì?

Xuất hiện mụn có mủ ở vùng kín là dấu hiệu mà người bệnh không nên bỏ qua bởi đây có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Theo đó, mụn mủ xuất hiện cảnh báo một số căn bệnh như: 

  • Viêm nang lông: Cạo lông vùng kín gây ra các vết xước, mặc quần áo chật gây chà xát mạnh vào da là những thói quen xấu. Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào vùng da tổn thương và hình thành các nốt mụn.
  • Mụn rộp sinh dục: Mụn mủ ở vùng kín có thể là triệu chứng của bệnh mụn rộp sinh dục. Các nốt mụn lây lan khi quan hệ tình dục không an toàn. Trong trường hợp bệnh nặng, mụn sẽ gây ngứa ngáy nhiều và mùi hôi khó chịu.
  • Viêm bao quy đầu: Nổi mụn mủ ở vùng kín nam giới có thể là triệu chứng của bệnh viêm bao quy đầu. Lúc này, dương vật xuất hiện các nốt mụn đỏ, tròn, có mủ trắng và tiết mùi hôi.
  • Viêm âm đạo: Đây là căn bệnh phổ biến ở nhiều chị em phụ nữ. Các triệu chứng thường gặp của bệnh như nổi mụn mủ vùng kín, khí hư có màu trắng, xám, đục… 
  • Viêm tuyến mồ hôi mủ: Đây là một bệnh lý mãn tính của tuyến mồ hôi. Căn bệnh này có thể gây ra tình trạng nổi mụn khắp cơ thể, trong đó có cả vùng kín.

Nguyên nhân gây mụn mủ ở vùng kín

Mọc mụn mủ ở vùng kín có thể xảy ra từ nhiều nguyên nhân khác nhau, chủ yếu do thói quen sinh hoạt không lành mạnh. Các nguyên nhân gây mụn mủ phổ biến như: 

  • Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ: Vùng kín là nơi trú ẩn của nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Nếu vệ sinh vùng kín không sạch sẽ thì vi khuẩn sẽ có cơ hội sinh sôi, phát triển và xâm nhập vào bên trong gây ra các bệnh lý như đã đề cập ở trên. Từ đó có thể gây ra tình trạng nổi mụn mủ.
  • Quan hệ tình dục không an toàn: Nam và nữ quan hệ không an toàn thì rất dễ làm lây lan vi khuẩn, virus. Điều này có thể gây viêm nhiễm vùng kín và tạo điều kiện để vi khuẩn gây mụn tấn công.
  • Mặc quần lót quá chật: Thói quen mặc quần lót quá chật sẽ khiến mồ hôi ở vùng kín không được thấm hút và thoát ra ngoài. Khi đó, các vi khuẩn sẽ có cơ hội sinh sôi và tấn công. Đây cũng là nguyên nhân thường gặp làm xuất hiện mụn mủ trắng ở vùng kín.
  • Dị ứng hóa chất: Một số trường hợp bị nổi mụn mủ ở vùng kín do tiếp xúc với các loại hóa chất, cụ thể như sữa tắm, xà phòng, chất tạo hương, bao cao su… Da nhạy cảm với các chất như trên thì có nguy cơ hình thành mụn mủ và các loại mụn khác trên da. 
Có nhiều nguyên nhân khiến vùng kín bị nổi mụn
Có nhiều nguyên nhân khiến vùng kín bị nổi mụn

Các cách điều trị khi bị nổi mụn mủ ở vùng kín

Mỗi trường hợp bệnh sẽ có những cách thức điều trị khác nhau tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ, cơ địa của người bệnh. Dưới đây là các cách trị mụn mủ phổ biến nhất bạn có thể tham khảo:

Trị mụn mủ bằng các phương pháp Tây y

Thuốc Tây y trị mụn mủ vùng kín có công dụng chính là loại bỏ vi khuẩn, ngừa mụn và giảm thâm sẹo. Một số loại thuốc trị mụn mủ thường được bác sĩ kê toa cho bệnh nhân sử dụng như:

  • Benzoyl Peroxide: Thuốc được nhiều chuyên gia đánh giá cao trong việc tiêu diệt và ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn. Bên cạnh đó, hoạt chất trong thuốc còn giúp lấy sạch mủ và giúp lỗ chân lông thông thoáng. Nhân mụn không có cơ hội tồn tại và lây lan sang các vùng da lân cận.
  • Acid Salicylic: Đây là một loại dược phẩm có công dụng tẩy da chết, kháng viêm, giảm ngứa và đau rát do mụn mủ gây ra. Loại thuốc này thường được bác sĩ chỉ định sử dụng cho những ai mắc bệnh mụn mủ vùng kín.
  • Retinoids: Thuốc được dùng điều trị cho tất cả các loại mụn với công dụng loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn gây mụn tồn đọng trên da. Hơn nữa, thuốc còn giúp lấy sạch nhân mụn và giảm thâm sẹo. 
Bạn có thể dùng các loại thuốc bôi trị mụn
Bạn có thể dùng các loại thuốc bôi trị mụn

Đối với trường hợp mụn mủ vùng kín cho bệnh mụn rộp sinh dục, viêm bao quy đầu…, bạn cần đến bệnh viện thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Theo đó, người bệnh có thể được chỉ định loại bỏ mụn theo các phương pháp hiện đại như:

  • Phương pháp ALA-PDT: Trong trường hợp người bệnh bị nổi mụn mủ ở mức độ nặng, các bác sĩ sẽ áp dụng chữa trị theo phương pháp này. ALA-PDT là cách trị mụn mủ sử dụng chất cảm quang đặc biệt và một lượng oxy chiếu lên vùng bị mụn, giúp loại bỏ các vết mụn mủ, giảm nguy cơ tái phát bệnh.
  • Phương pháp tia laser: Phương pháp này sẽ tận dụng năng lượng lấy từ tia laser có các bước sóng khác nhau nhằm loại bỏ các vi khuẩn, tiêu diệt hết cồi mụn bên trong. Hơn nữa, chúng còn giúp làm mờ vết thâm và làm sáng da. 

Dùng các nguyên liệu tự nhiên

Sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên trị mụn mủ là phương pháp an toàn và hiệu quả ai cũng có thể làm được. Bạn có thể áp dụng một số mẹo dưới đây để loại bỏ sạch mụn và lấy lại làn da khỏe khoắn:

  • Nha đam: Nhờ vitamin C, chất dưỡng ẩm tự nhiên mà nha đam có công dụng kháng khuẩn, chống oxy hóa giảm mụn. Bạn lấy một bẹ nha đam, gọt vỏ rồi cạo lấy gel bên trong. Vệ sinh vùng da cần điều trị sạch sẽ và đắp gel nha đam trong khoảng 20 phút. Rửa sạch da với nước mát.
  • Lá kinh giới: Đây là dược liệu có tính sát khuẩn rất tốt và thường được nhiều người sử dụng để chữa mụn ở vùng kín. Bạn lấy một nắm lá kinh giới, rửa sạch, xay nhuyễn rồi chắt lấy nước cốt lá. Thoa nước cốt lên vùng da bị mụn mủ trong 15 phút rồi rửa sạch với nước.
Lá kinh giới có tác dụng loại bỏ mụn, giảm viêm
Lá kinh giới có tác dụng loại bỏ mụn, giảm viêm
  • Lá tía tô: Loại lá này có chứa nhiều vitamin C, A và các khoáng chất giúp giảm viêm, sát khuẩn và loại bỏ mụn trên da. Bạn sử dụng một nắm lá tía tô, xay nhuyễn rồi đắp lên vùng kín trong khoảng 20 phút. Bạn cần chú ý vệ sinh sạch sẽ vùng da trước và sau khi đắp lá tía tô.

Các lưu ý khi điều trị mụn mủ ở vùng kín

Trong quá trình điều trị mụn mủ ở vùng kín, người bệnh cần chú ý đến một số vấn đề như sau:

  • Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày, đặc biệt trong thời gian hành kinh hoặc trước và sau khi quan hệ.
  • Hạn chế sử dụng dao cạo để loại bỏ lông vùng kín vì điều này có thể gây ra vết thương hở và dẫn đến tình trạng viêm nang lông.
  • Không nên sử dụng dung dịch vệ sinh hoặc xà phòng có hóa chất hoặc tính tẩy rửa mạnh để làm sạch vùng kín.
  • Chọn các loại đồ lót rộng rãi, thoải mái và có tính thấm hút mồ hôi tốt. Bạn lưu ý giặt sạch và phơi khô tránh để vi khuẩn bám lên đồ và gây hại cho da.
  • Tránh quan hệ tình dục không an toàn như quan hệ với nhiều bạn tình, quan hệ trong thời gian hành kinh vì dễ khiến virus, vi khuẩn gây bệnh lây lan.
  • Bổ sung nhiều loại trái cây, rau củ cho cơ thể và tập luyện thể thao thường xuyên để duy trì một sức khỏe ổn định.
Bổ sung vitamin, khoáng chất từ trái cây để nuôi dưỡng da từ bên trong
Bổ sung vitamin, khoáng chất từ trái cây để nuôi dưỡng da từ bên trong

Mụn mủ ở vùng kín chắc chắn là vấn đề mà rất nhiều người e ngại khi gặp phải. Khi mắc phải tình trạng này, bạn cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa sớm để nắm được mức độ viêm nhiễm và có hướng điều trị kịp thời.

Tham khảo

Chia sẻ
Bỏ qua