Mất Ngủ

Mất ngủ là căn bệnh rất phổ biến hiện nay trong xã hội, bắt gặp ở mọi lứa tuổi, giới tính, ngành nghề, công việc. Theo các chuyên gia sức khỏe đã đánh giá tình trạng mất ngủ này nếu cứ kéo dài có thể ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, hệ thần kinh và là nguồn gốc của nhiều căn bệnh khác. Do đó, việc thăm khám và điều trị càng sớm, càng tốt là rất cần thiết. Và để hiểu hơn về bệnh lý cũng như cách để chữa trị, phòng tránh, mời bạn đọc những thông tin trong bài viết.

Mất ngủ là gì? Phân loại bệnh

Giấc ngủ chính là một trong những cách tốt nhất để hồi phục sức khỏe của con người sau một ngày dài làm việc đầy căng thẳng và mệt mỏi. Theo nghiên cứu mỗi ngày con người cần được ngủ từ 6 - 8 tiếng mới được xem là đủ giấc. Ở trẻ nhỏ thì thời gian này còn cần nhiều hơn khoảng 10 tiếng. Như vậy khi tỉnh dậy mới có thể đủ tinh thần, tỉnh táo, thoải mái nhất để làm mọi việc, sinh hoạt cá nhân.

Mất ngủ  - Bệnh lý rất phổ biến hiện nay trong cuộc sống
Mất ngủ  - Bệnh lý rất phổ biến hiện nay trong cuộc sống

Tuy nhiên vì một lý do nào đó mà bạn bị khó ngủ, không ngủ được, ngủ trằn trọc,... đó được gọi là mất ngủ. Trong tiếng anh, mất ngủ gọi là insomnia giải nghĩa - tình trạng giấc ngủ bị rối loạn. Khi đó, người bệnh sẽ rất khó để đi vào giấc ngủ như người bình thường, họ thấy mệt mỏi, thần kinh căng thẳng, ngủ lại tỉnh giấc, giấc ngủ chập chờn, hay nằm mơ, tỉnh giấc vào giữa đêm, tinh thần không thoải mái, uể oải,...

Theo các báo cáo từ chuyên gia cho biết, mất ngủ là một dạng rối loạn thần kinh, thường gặp nhiều ở độ tuổi là người cao tuổi, người trung niên, do quá trình sản sinh Hormone Melatonin bị ảnh hưởng, rối loạn. Tuy nhiên, trong thời gian trở lại đây, bệnh mất ngủ ngày càng xuất hiện bị trẻ hóa và gặp ở nhiều đối tượng khác nhau, từ người trẻ thanh niên đến người ngoài 30, 40 tuổi....

Đặc biệt là ở những người thường xuyên chịu áp lực từ học tập, thi cử, làm việc văn phòng. Một thống kê cho thấy có khoảng khoảng 25% trường hợp gặp tình trạng mất ngủ khó ngủ rơi vào đối tượng người trẻ từ 18 - 30 tuổi. Trong đó tỷ lệ nữ giới bị khó ngủ cao hơn nam giới rất nhiều, nhất là những người đang bước vào thời kỳ mãn kinh.

Về phân loại bệnh chủ yếu dựa vào mức độ nghiêm trọng của bệnh bao gồm:

Mất ngủ cấp tính

Mất ngủ cấp tính là tình trạng giấc ngủ của người bệnh bị rối loạn trong thời gian vài tuần đến 2 tháng. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến là do thói quen sinh hoạt thay đổi thất thường thiếu khoa học, việc ăn uống không lành mạnh. Hoặc người bệnh đang gặp một bệnh lý nào do ảnh hưởng đến sức khỏe, đang bị áp lực hệ thần kinh, căng thẳng trong công việc,... Để giải quyết tình trạng này khá đơn giản chủ yếu là thay đổi những thói quen trong cuộc sống hằng ngày.

Mất ngủ mãn tính

Đây là tình trạng bệnh vô cùng nguy hiểm và có thể để lại nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Lúc này tình trạng rối loạn giấc ngủ kéo dài, diễn ra liên tục và ngày càng trầm trọng hơn. Việc ngủ không đủ giấc, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, làm việc không năng suất, tâm lý không ổn định, thường xuyên cáu gắt,... lâu dần còn dẫn tới nhiều hệ lụy khác.

Mất ngủ kéo dài sẽ hình thành bệnh mãn tính
Mất ngủ kéo dài sẽ hình thành bệnh mãn tính

Nguyên nhân, triệu chứng gây mất ngủ

Theo các nghiên cứu, có rất nhiều nguyên nhân gây mất ngủ ở các đối tượng hiện nay. Để có thể phòng tránh thì chúng ra cần đặc biệt chú ý đến vấn đề này. Cụ thể những thông tin như sau:

Nguyên nhân gây mất ngủ

Nguyên nhân mất ngủ là vấn đề thắc mắc của rất nhiều người. Trên thực tế có rất nhiều lý do để giải thích cho căn bệnh này và thường nó đến từ chính người bệnh, những thói quen, ăn uống, cách sinh hoạt và tuổi tác của mỗi người. Cụ thể như:

  • Tuổi tác:

Tại sao bị mất ngủ thì nguyên nhân là do tuổi tác, Trường hợp này chỉ gặp ở những đối tượng là người cao tuổi, phần lớn khi đã bắt đầu ngoài 40 tuổi. Lúc cơ thể bắt đầu ngừng sản xuất Melatonin - một dẫn chất hệ thần kinh để con người có thể ngủ được. Khi đó, người cao tuổi bắt đầu có những triệu chứng mất ngủ mệt mỏi, khó ngủ hơn bình thường, ngủ muộn, dậy sớm,...

  • Sử dụng quá nhiều thuốc Tây:

Trong một số loại thuốc Tây thuộc nhóm không kê đơn như thuốc ngủ, thuốc giảm đau, thuốc chống dị ứng có chứa một một vài thành phần nếu sử dụng lâu sẽ gây hại cho cơ thể. Và biến chứng nguy hiểm nhất chính là mất ngủ, rối loạn giấc ngủ cấp độ vừa và nhẹ. Chính vì thế mà các bác sĩ mới thường khuyến cáo bệnh nhân không nên tự ý sử dụng mà cần có sự kê đơn của bác sĩ.

  • Áp lực, căng thẳng, stress kéo dài:

Một trong những nguyên nhân quan trọng và gặp nhiều nhân ở đối tượng người trẻ từ 16 - 30 tuổi hiện nay chính là do áp lực, tâm lý và stress kéo dài gây ra. Và căn nguyên chính là do công việc, cuộc sống, áp lực thi cử, học hành. Khi tình trạng này cứ kéo dài sẽ gây nên nhiều hệ lụy khác về hệ thần kinh, mất ngủ trầm trọng, trầm cảm, rối loạn nhân cách,...

  • Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học:

Những thói quen hằng ngày cũng rất quan trọng đến giấc ngủ, ví dụ việc thường xuyên thức khuya, ăn quá no vào ban đêm, uống rượu bia, chất kích thích, sử dụng điện thoại quá lâu trước khi ngủ,... Những lý do này đều sẽ làm rối loạn chức năng hoạt động của các cơ quan. Thời gian đầu còn chịu được nhưng cứ liên tục diễn ra sẽ khiến người bệnh không thể ngủ được, thậm chí là mất ngủ hoàn toàn và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng khác.

  • Những tác động từ bên ngoài:

Nguyên nhân khó ngủ còn có thể đến từ những tác động bên ngoài như lệch múi giờ khi đi du lịch, du học, thời tiết quá nóng, quá lạnh, khí hậu thay đổi thất thường mà cơ thể chưa kịp thích ứng,... Ngoài ra việc mắc một số bệnh lý như viêm họng, ho, sốt, viêm xoang, bệnh về dạ dày như: xuất huyết tiêu hóa, đau dạ dày, viêm loét dạ dày,... những cơn ho, đau nhức xuất hiện vào ban đêm cũng có thể khiến người bệnh không ngủ được.

Những áp lực, căng thẳng, mệt mỏi được xem là nguyên nhân nhân chính gây nên tình trạng này
Những áp lực, căng thẳng, mệt mỏi được xem là nguyên nhân nhân chính gây nên tình trạng này

Triệu chứng điển hình

Triệu chứng của tình trạng khó ngủ mất ngủ cũng phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh như thế nào. Một số biểu hiện điển hình nhất có thể thấy như sau:

  • Khi gặp tình trạng rối loạn giấc ngủ, người bệnh sẽ cảm thấy rất khó để vào giấc như bình thường. Ví dụ ở những đối tượng khỏe mạnh chỉ cần mất từ 5 - 15 phút là vào giấc nhưng với người bị mất ngủ cấp tính, thời gian này bắt đầu lâu hơn, kéo dài vài tiếng thậm chí là quá nửa đêm.
  • Khi ngủ bị trằn trọc, mơ màng, lúc ngủ lúc tỉnh, thường xuyên bị tỉnh dậy lúc nửa đêm, sau đó không ngủ lại được nữa.
  • Khi tỉnh dậy vào buổi sáng cảm giác cơ thể vô cùng mệt mỏi, uể oải, tinh thần không thoải mái, mất tập trung vào công việc và các hoạt động hằng ngày.
  • Luôn trong trạng thái lờ đờ, khó để giữ được sự tập trung và tỉnh táo trong công việc.
  • Nảy sinh tâm lý khó chịu, cáu gắt với mọi người xung quanh.

Khi thấy những dấu hiệu này cứ xuất hiện liên tục từ vài tuần trở lên, cách tốt nhất là nên đi thăm khám. Điều này sẽ giúp sớm chẩn đoán bệnh và mức độ nghiêm trọng để có hướng điều trị tốt nhất.

Thường xuyên mất ngủ có nguy hiểm không?

Mất ngủ thường xuyên và kéo dài sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe con người, đặc biệt là với người trẻ. Điều này sẽ tiềm ẩn nhiều căn bệnh cũng như tác động không nhỏ đến mọi mặt của đời sống hằng hằng ngày.

Bệnh mất ngủ là dấu hiệu của bệnh gì?

Mất ngủ có thể thể chưa hẳn là căn bệnh nhưng là triệu chứng cảnh báo cơ thể đang mắc phải một bệnh lý nguy hiểm nào đó. Ví dụ như:

  • Mắc chứng trầm cảm: Mất ngủ thường xuyên có thể là biểu hiện của bệnh trầm cảm hoặc chứng rối loạn lo âu. Đây là căn bệnh phát sinh từ trong chính ý thức của con người. Họ thường xuyên lo lắng, lo sợ, cùng hành động bất thường tổn hại đến cơ thể khiến cho họ khó chìm vào giấc ngủ một cách bình thường, hay mơ màng và tỉnh dậy lúc nửa đêm
  • Hội chứng ngưng thở khi ngủ: Đây là một căn bệnh hiếm gặp nhưng tại Việt Nam cũng đã ghi nhận nhiều người gặp phải. Khi mắc hội chứng, cơ thể sẽ bị ngừng thở đột ngột và nếu không kịp thời xử lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng. Chính điều này đã tạo tâm lý bất an, sợ giấc ngủ của người bệnh mới gây nên tình trạng mất ngủ kéo dài và thường xuyên.
  • Trào ngược dạ dày: Mất ngủ cũng có thể là biểu hiện của bệnh lý về dạ dày trong đó điển hình nhất chính là trào ngược dạ dày thực quản. Bởi khi mắc bệnh sẽ có nhiều biểu hiện như đau bụng, buồn nôn, ợ hơi, ợ nóng,... chúng lại thường xuất hiện nhiều vào ban đêm khi nằm xuống. Điều này vô tình khiến người bệnh bị mất ngủ thường xuyên.
  • Một số bệnh lý khác: Ngoài những bệnh kể trên đây thì một vài trường hợp khác bị mất ngủ là biểu hiện của bệnh hen suyễn, tiểu đường, bệnh cường giáp,....

Mất ngủ kéo dài có thể triệu chứng của bệnh trầm cảm
Mất ngủ kéo dài có thể triệu chứng của bệnh trầm cảm

Những tác động khi bị rối loạn giấc ngủ

Giấc ngủ có tác động vô cùng quan trọng đối với cơ thể con người. Nó được xem là chiếc chìa khóa vàng để phục hồi sức khỏe và đủ điều kiện làm mọi việc hàng ngày, tạo ra năng lượng cho hoạt động và những cơ quan khác trong cơ thể. Chính vì thế nếu hỏi mất ngủ kéo dài liên tục có nguy hiểm hay không thì câu trả lời chắc chắn là có thậm chí còn để lại nhiều hậu quả khó lường trước được.

Người bình thường chỉ mất ngủ một hai đêm đã cảm thấy sức khỏe sa sút, xuống cân và tinh thần suy nhược trầm trọng chứ không nói đến mất ngủ thường xuyên. Khi đó, người bệnh phải đứng trước các biến chứng nguy hiểm như:

  • Teo não, đột quỵ: Một nghiên cứu tại trường đại học của Mỹ đã chứng minh, khó ngủ kéo dài sẽ tăng nguy cơ bị teo não đến 25%. Và người trẻ dưới 30 tuổi ngủ ít hơn 5 tiếng/ ngày sẽ dễ bị đột quỵ cao hơn gấp 8 lần so với những người bình thường.
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì: Khi bị mất ngủ tức là các cơ quan trong cơ thể không được nghỉ ngơi. Đặc biệt làm dạ dày co bóp thường xuyên khiến người bệnh luôn cảm thấy đói, thèm ăn và muốn ăn những thực phẩm hàm lượng protein cao hơn bình thường. Trước tình trạng nếu không kiểm soát chế độ ăn uống sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì rất cao.
  • Rối loạn tâm lý và cảm xúc: Tình trạng giấc ngủ bị rối loạn thường xuyên sẽ khiến tâm lý và cảm xúc bị ảnh hưởng khá nhiều. Hệ thần kinh luôn trong trạng thái mệt mỏi, lo âu, bồn chồn. Điều này sẽ dễ khiến người bệnh nảy sinh tâm lý tiêu cực, hạn chế giao tiếp với mọi người, dễ bị stress và trầm cảm hơn.
  • Tác động đến hệ thống tim mạch: Ngủ không đủ giấc có thể khiến hệ thần kinh căng thẳng, mệt mỏi gây áp lực lên hệ thống tim mạch, tuần hoàn máu, Lâu dần không có biện pháp điều trị sẽ bị suy tim, khó thở,...
  • Suy giảm chức năng sinh lý: Hệ quả này có thể gặp ở nam giới và nữ giới. Khi mất ngủ thường xuyên khiến cơ thể không tự sản sinh các hormone sinh dục cần thiết. Ở nam giới sẽ dễ mắc bệnh lý như: Yếu sinh lý, rối loạn cương dương, dương cật không cương cứng,... Ở nữ giới sẽ dễ bị lãnh cảm, không còn ham muốn trong “chuyện ấy”,...
  • Tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư: Ngủ quá ít khiến chất độc ở trong cơ thể không được đào thải tự động ra bên ngoài môi trường. Chúng tích tụ lại bên trong ở các cơ quan hữu thận, gan,... hình thành nên các gốc tự do. Lâu dần đây chính là nguyên nhân hình thành bệnh ung thư ở con người.
  • Ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống sinh hoạt hằng ngày: Tình trạng mất ngủ khiến bản thân người bệnh luôn trong trạng thái không thoải mái, không tỉnh táo, khó tập trung trong mọi việc. Dẫn đến chất lượng công việc bị giảm sút, lại tạo thành áp lực và chính áp lực này lại là nguyên nhân khiến bệnh mất ngủ càng nặng nề hơn và việc điều trị không có kết quả.

Cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, không tỉnh táo, ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày
Cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, không tỉnh táo, ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày

Cách chẩn đoán bệnh lý hiệu quả

Mất ngủ là bệnh lý nguy hiểm, tuy nhiên nếu được phát hiện sớm và kịp thời thì vẫn có thể điều trị khỏi hoặc ít nhất cũng giúp bệnh thuyên giảm hơn. Quan trọng là người bệnh ngay khi thấy những triệu chứng bất thường xảy ra cần đến các cơ sở y tế để thăm khám trước. Từ đó, bác sĩ mới có hướng giải quyết theo từng tình trạng bệnh khác nhau. Cụ thể các hình thức chẩn đoán của bác sĩ bao gồm:

  • Bác sĩ sẽ hỏi về bệnh nhân những dấu hiệu gặp phải trong thời gian trở lại đây: Thường đi ngủ vào lúc nào, thức giấc lúc mấy giờ, có đang chịu áp, lực gì hay không, cuộc sống và công việc ra sao,... Những câu hỏi này sẽ giúp bác sĩ nhiều hơn về cuộc sống của người bệnh để cơ bản xác định được nguyên nhân gây bệnh.
  • Sau đó, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân đi thăm khám tổng quan để kiểm tra trong cơ thể có đang mắc bệnh lý gì hay không. Đồng thời tiến thành xét nghiệm máu để kiểm tra chức năng tuyến giáp và nhiều bộ phận liên quan khác.
  • Nhiều trường hợp bị nghi ngờ mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh ở lại bệnh viện, đeo máy vào ban đêm để kiểm tra giấc ngủ, theo dõi chức năng tim, sóng não và cả những cử động mắt.

Cuối cùng sau khi tất cả các bước thăm khám, kiểm tra đã có kết quả, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị bằng thuốc hay là các hình thức vật lý trị liệu khác cho bệnh nhân.

Bệnh nhân khi gặp tình trạng rối loạn giấc ngủ nên đi thăm khám bác sĩ
Bệnh nhân khi gặp tình trạng rối loạn giấc ngủ nên đi thăm khám bác sĩ

Cách điều trị bệnh mất ngủ an toàn, hiệu quả nhất

Hiện nay nền y học rất phát triển và có nhiều biện pháp để điều trị chứng bệnh này. Nguyên lý điều trị bệnh mất ngủ chính là cải thiện chất lượng giấc ngủ, đảm bảo ngủ đủ số giờ, thư giãn hệ thống thần kinh, giảm mệt mỏi và áp lực. Người bệnh có thể áp dụng điều trị bằng thuốc Tây, thuốc Đông y và cả những bài thuốc dân gian đơn giản mà hiệu quả.

Sử dụng thuốc Tây điều trị

Thông thường chỉ những đối tượng gặp tình trạng mất ngủ thường xuyên kéo dài và bắt đầu có những triệu chứng nguy hiểm thì mới được bác sĩ khuyên nên dùng thuốc tây. Bởi phương pháp này ít nhiều sẽ để lại tác dụng phụ, thậm chí nếu không dùng đúng cách còn khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Khi dùng, người bệnh đặc biệt cần lưu ý hướng dẫn sử dụng, liều dùng của bác sĩ, không tự ý tăng liều lượng.

Thuốc Tây điều trị nhanh chóng thuyên giảm triệu chứng
Thuốc Tây điều trị nhanh chóng thuyên giảm triệu chứng

Một số loại thuốc trị mất ngủ thường được bác sĩ kê đơn như sau:

  • Đối tượng hay bị tỉnh giấc lúc nửa đêm: Thuốc nhóm Nonbenzodiazepines như Zolpidem và Zaleplon.
  • Người không duy trì được giấc ngủ: Những loại thuốc được kê như: Estazolam, Doxepin, Temazepam, Eszopiclone, Zolpidem liều lượng thấp hoặc Suvorexant.
  • Trường hợp không ngủ được hoàn toàn: Nhóm thuốc chính là thuốc an thần, tuyệt đối không tự ý sử dụng và chỉ dùng khi có kê đơn cụ thể: Ramelteon, Zolpidem, Lorazepam, Zaleplon,…
  • Một số loại thuốc cũng được kê đơn tùy vào từng tình trạng: Thuốc đồng vận melatonin (Tasimelteon), thuốc an thần chống loạn thần Diphenhydramine, thuốc chống trầm cảm,...

Thuyên giảm triệu chứng khó ngủ bằng bài thuốc dân gian

Những mẹo vặt dân gian là phương pháp trị bệnh mất ngủ một cách an toàn, lành mạnh được nhiều người áp dụng nhất hiện nay. Với thành phần 100% đến từ thiên nhiên, nhiều tác dụng tốt, cải thiện chất lượng giấc ngủ đồng thời nâng cao sức khỏe và phòng tránh nhiều căn bệnh. Những người đang gặp vấn đề cũng có thể tham khảo và áp dụng cho mình.

  • Sử dụng cây trinh nữ: Trinh nữ là một loại thảo dược thuốc Nam có vị ngọt, tính hàn và ít độc. Thành phần của chúng có tác dụng thanh nhiệt, an thần, giảm mệt mỏi rất hiệu quả. Người bệnh chỉ cần dùng 100gr cây trinh nữ khô sắc cùng nước để uống mỗi ngày thay thế cho nước lọc. Chỉ sau một vài ngày uống đều đặn người bệnh sẽ thấy những hiệu quả tích cực nhất.
  • Dùng cây xạ đen: Xạ đen nổi tiếng với tác dụng điều trị bệnh ung thư, huyết áp và giúp chữa bệnh mất ngủ rất tốt. Trong xạ đen có nhiều thành phần giúp an thần, giảm mệt mỏi ở hệ thống thần kinh. Người bệnh sắc một ít lá xạ đen uống mỗi ngày khoảng 200 - 300ml, không vượt quá liều lượng khuyến cáo này. Kiên trì dùng để thấy hiệu quả tốt nhất mang lại.
  • Dùng dâu tằm: Theo nghiên cứu khoa học đã chứng minh trong thành phần của lá dâu tằm có thể chữa được chứng mất ngủ kinh niên. Cho nên thảo dược này có nhiều trong các bài thuốc chữa mất ngủ, thanh nhiệt và giải độc. Để chữa bệnh mất ngủ, chỉ cần dùng khoảng 100gr lá đâu tằm khô sao vàng hạ thổ và sắc thành nước để uống mỗi ngày.
  • Cây lạc tiên: Trong Đông y cây lạc tiên có vị ngọt, tính mát, giúp cải thiện giấc ngủ, an thần và chống mệt mỏi. Uống nước sắc từ cây lạc tiên mỗi ngày để thấy sức khỏe tốt hơn, tình trạng mất ngủ cũng thuyên giảm đi ít nhiều.

Xem thêm: Mất ngủ uống lá gì? TOP 7 loại lá chữa mất ngủ cực hiệu quả

Mẹo dân gian từ cây lạc tiên giúp an thần, giảm tình trạng khó ngủ
Mẹo dân gian từ cây lạc tiên giúp an thần, giảm tình trạng khó ngủ

Ngoài mẹo dân gian thì có thể áp dụng những bài thuốc Đông y để trị bệnh mất ngủ. Trong Đông y, nguyên nhân gây mất ngủ là do bị tâm tỳ hư, can khí uất, thận âm hư. Do đó nguyên tắc điều trị là giúp điều hòa khí huyết, cải thiện chức năng của các cơ quan trong cơ thể.

Thuốc Đông y nổi tiếng với các thành phần đều là dược liệu, đảm bảo tính an toàn cao, không gây tác dụng phụ. Đồng thời các bài thuốc thường không chỉ có một tác dụng là chữa mất ngủ mà còn giúp an thần, điều hòa khí huyết, đẩy nhanh lưu thông máu và tăng sức đề kháng. Đây là hình thức điều trị mà nhiều bác sĩ khuyên bệnh nhân nên áp dụng nhất.

Sử dụng sản phẩm hỗ trợ

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm giúp hỗ trợ bổ sung và cải thiện giấc ngủ an toàn, hiệu quả. Chúng chứa những thành phần chủ yếu là dược liệu thiên nhiên vừa tăng cường sức khỏe, cải thiện hệ thống thần kinh và giúp chất lượng giấc ngủ tốt hơn rất nhiều. Trong đó phải kể đến như:

Bonisleep - Viên uống giảm căng thẳng hệ thần kinh

Bonisleep - Một sản phẩm đến từ Mỹ của thương Viva Nutraceuticals nổi tiếng toàn cầu với thành phần chính là Lactium hơn 90% giúp nuôi dưỡng hệ thống thần kinh, thư giãn và tái tạo sức sống của não bộ.

Khi dưỡng chất này được dung nạp vào cơ thể một cách tự nhiên, người bệnh tự khắc giảm thiểu những lo âu, mệt mỏi, cân bằng cuộc sống và giúp duy trì giấc ngủ ngon hơn, tốt hơn. Để mang lại những hiệu quả tốt nhất người bệnh cần dùng 2 - 4 viên mỗi ngày để cảm nhận sự thay đổi trong cơ thể. Sản phẩm đang có giá khoảng 450.000 VNĐ hộp 30 viên.

Nature’s Bounty Sleep 3 - Viên uống hỗ trợ giấc ngủ 

Nature’s Bounty Sleep 3 là một sản phẩm giúp chăm sóc giấc ngủ không còn quá xa lạ với nhiều người. Viên uống của thương hiệu Nature’s Bounty đến từ Mỹ với thành phần chính là l-Theanine 200mg & Nighttime tách chiết từ các loại thảo dược tự nhiên. Sử dụng đều đặn và kiên trì giúp người bệnh nhanh chóng ổn định tâm trạng, ngủ ngon hơn, sâu hơn, hỗ trợ điều trị được bệnh mất ngủ lâu năm, kinh niên,...

Nhà sản xuất đã điều chế viên uống thành dạng viên nén dễ dùng, người dùng kiên trì sử dụng mỗi ngày 1 viên là đủ. Giá bán của viên uống Nature’s Bounty Sleep 3 khoảng 600.000 VNĐ.

Sản phẩm viên uống bổ trợ giấc ngủ Nature’s Bounty Sleep 3
Sản phẩm viên uống bổ trợ giấc ngủ Nature’s Bounty Sleep 3

Viên uống Blackmores Valerian Forte

Blackmores Valerian Forte là viên uống có xuất xứ từ Úc của thương hiệu thực phẩm chăm sóc sức khỏe nổi tiếng toàn cầu Blackmores. Thành phần chính trong mỗi viên chính là chiết xuất Valerian, Equiv khô 2.0g gốc và Stand có chứa axit valerian. Những thành dược chất này đều được lấy từ thiên nhiên đảm bảo tính an toàn, lành mạnh và hiệu quả nhất.

Công dụng của sản phẩm chính là giúp an thần, giảm mệt mỏi, căng thẳng, stress và những áp lực trong cuộc sống hằng ngày. Từ đó nâng cao chất lượng giấc ngủ ngon hơn, sâu giấc và giữ một tinh thần thoải mái suốt ngày dài. Người dùng chỉ cần uống ngày một viên trước khi đi ngủ 30 phút đến 1 tiếng đồng hồ. Giá bán của sản phẩm đang ở trong khoảng 350.000 VNĐ hộp.

Viên uống ngủ ngon Blackmores Valerian Forte 200mg
Viên uống ngủ ngon Blackmores Valerian Forte 200mg

Viên uống Kirkland Sleep Aid cải thiện giấc ngủ

Một sản phẩm muốn giới thiệu đến bạn đọc cũng có tác dụng cải thiện chất lượng giấc ngủ ngày một tốt hơn chính là viên uống Kirkland Sleep Aid của thương hiệu Kirkland của Mỹ. Là một trong những sản phẩm chăm sóc giấc ngủ bán chạy nhất trên thị trường hiện nay Kirkland Sleep Aid luôn được rất nhiều khách hàng tin tưởng và lựa chọn sử dụng.

Với thành phần chính là Doxylamine Succinate dưới công nghệ điều chế và tách chiết hiện đại cao cấp. Viên uống có thể phát huy được hết các công dụng giúp đối tượng ăn ngon, ngủ tốt tăng cường sức khỏe hiệu quả nhất. Đồng thời nâng cao hệ thống miễn dịch, giúp người dùng luôn có một tâm trạng thoải mái và tốt nhất trong cuộc sống. Mỗi ngày chỉ cần uống 1 viên là đủ. Giá bán của sản phẩm Kirkland Sleep Aid hiện nay khoảng 450.000 VNĐ/ hộp.

 Kirkland Sleep Aid an toàn cho người dùng
Kirkland Sleep Aid an toàn cho người dùng

Cách phòng ngừa tình trạng bị khó ngủ hiệu quả

Như đã nói mất ngủ là bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe con người và dễ để lại nhiều hệ lụy. Do đó, mỗi chúng ta nên tự có biện pháp để phòng tránh trong cuộc sống hằng ngày.

  • Hình thành thói quen đi ngủ đúng giờ và thức dậy vào khung giờ cố định kể cả ngày thường và ngày nghỉ. Điều này sẽ tạo cho cơ thể một cơ chế đồng hồ sinh học nhắc nhở bản thân.
  • Tuyệt đối không nên ăn quá no hoặc đi ngủ ngay sau khi ăn xong, điều này làm bụng căng tức khó chịu dẫn đến mất ngủ. Ngoài ra bạn cũng nên loại bỏ thói quen thường xuyên ăn đêm. Việc ăn đêm sẽ gây áp lực rất lớn cho dạ dày cũng như hệ thần kinh và cũng không tốt cho sức khỏe nói chung.
  • Hạn chế tối đa những áp lực, căng thẳng trong cuộc sống hằng ngày. Luôn giữ một tâm trạng thoải mái, vui vẻ, tránh phiền muộn và lo âu. Nếu trong cuộc sống có bất kỳ điều gì làm mình không vui hãy cố gắng áp chế, ổn định tinh thần nhất có thể.
  • Trước khi đi ngủ hãy hạn chế việc sử dụng điện thoại, máy tính, các thiết bị điện tử. Ánh sáng xanh từ màn hình sẽ khiến bạn bị mất ngủ, khó ngủ và khó vào giấc hơn.
  • Có một không gian ngủ thật sự thoải mái, bạn có thể dùng sự trợ giúp từ các loại tinh dầu, hương thơm tự nhiên để ổn định hệ thần kinh, trạng thái và cảm xúc.
  • Không sử dụng thuốc ngủ khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ. Tốt nhất nên đi thăm khám bác sĩ khi thấy triệu chứng mất ngủ.
  • Nếu người bệnh đang mắc các bệnh lý về dạ dày, sốt, ho, cảm mạo,... hãy khống chế bệnh thật tốt, và điều trị để giải quyết triệt để.
  • Có lối sống lành mạnh, hạn chế hoặc tốt nhất là không dùng các loại chất kích thích rượu bia, trà, cà phê,... vào buổi tối.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể dục, tăng cường sức khỏe. Bạn có thể áp dụng những bài tập đơn giản hoặc tham gia một bộ môn chuyên nghiệp, chăm chỉ tập để rèn luyện và nầng cao thể chất.

Trên đây là những thông tin về tình trạng bệnh mất ngủ và cách điều trị cũng như nguyên nhân và triệu chứng để bạn sớm nhận biết. Hy vọng với điều này đã giúp bạn hiểu hơn và biết cách chăm sóc sức khỏe của mình, có một lối sống thật sự khoa học và lành mạnh.

DÀNH TẶNG BẠN ĐỌC:

Câu hỏi thường gặp

Trẻ Em Khó Ngủ Phải Làm Sao?

Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng, góp phần quyết định đến sự phát triển của các bé. Tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân khiến giấc ngủ của các con bị rối loạn, ngủ không sâu giấc khiến cha mẹ lo lắng. Vậy trẻ em khó ngủ phải...

Bà Bầu Mất Ngủ Nên Ăn Gì?

Mất ngủ, ngủ không ngon giấc, trằn trọc… là tình trạng rất thường gặp ở phụ nữ khi mang thai. Lúc này, chế độ dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của thai phụ. Vậy bà bầu mất ngủ nên ăn gì...

Mất Ngủ Có Tăng Huyết Áp Không?

Theo thống kê, số lượng người bị mất ngủ hiện nay đang ngày càng gia tăng. Nguyên nhân xuất phát từ nhiều vấn đề khác nhau, bao gồm bệnh lý, dùng thuốc, thói quen sinh hoạt không khoa học,... Một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra tác động...

Khó Ngủ Ăn Gì?

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ trong đó có cả nguyên nhân bệnh lý và những tác động bên ngoài. Tuy đây là tình trạng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng bạn không cần phải quá lo lắng và hoàn toàn có...

Ăn Socola Có Mất Ngủ Không?

Socola là món ăn rất được ưa thích và cũng mang lại những lợi ích nhất định cho sức khỏe. Tuy nhiên, ăn socola có mất ngủ không là vấn đề nhiều người quan tâm vì cho rằng trong thành phần của đồ ăn này có chất gây mất ngủ....

Mất Ngủ Uống Lá Gì?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ như bệnh lý, dinh dưỡng, tinh thần… của người bệnh. Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, chúng ta có thể áp dụng phương pháp sử dụng thảo dược thiên nhiên để cải thiện giấc ngủ một cách an...

Bệnh liên quan

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *