Khó Thở Khi Mang Thai Tháng Thứ 9: Nguyên Nhân, Giải Pháp Cải Thiện

Khó thở khi mang thai tháng thứ 9 là hiện tượng có đến ¾ mẹ bầu trong suốt thai kỳ gặp phải. Thậm chí một số chị em có thể gặp phải hiện tượng này sớm hơn khi mới chỉ 3 – 4 tháng. Vậy mang thai tháng thứ 9 bị khó thở có nguy hiểm không và làm sao để khắc phục?

Nguyên nhân khiến mẹ bầu khó thở khi mang thai tháng thứ 9

Khi mang thai, mẹ bầu thường gặp phải rất nhiều biểu hiện khác nhau. Trong đó hiện tượng khó thở trong thai kỳ là vấn đề khó tránh khỏi, nhất là khi bước vào những giai đoạn cuối cùng trong hành trình.

Khó thở khi mang thai tháng thứ 9 là một biểu hiện rất dễ gặp
Khó thở khi mang thai tháng thứ 9 là một biểu hiện rất dễ gặp

Các chuyên gia nhận định, do sự thay đổi nhanh chóng của hormone trong cơ thể đã khiến cho mẹ bầu gặp phải phiền toái này. Cụ thể, khi em bé hình thành và phát triển trong bụng mẹ, một loại hormone có tên Progesterone sẽ gia tăng. Chúng ảnh hưởng đến phổi của mẹ và khiến chị em đôi khi cảm thấy khó thở hay thở gấp.

Do đó mẹ bầu hoàn toàn có thể an tâm rằng biểu hiện khó thở khi mang thai những tháng cuối thai kỳ là biểu hiện hết sức bình thường. Ngoài lý do dễ thấy trên, việc khó thở khi mang bầu ở tháng thứ 9 còn xuất phát từ những yếu tố khác như:

Sự phát triển kích thước tử cung ở mẹ bầu

Tháng thứ 9 của thai kỳ là lúc em bé phát triển khá lớn, thai nhi tiếp tục lấy chất dinh dưỡng từ mẹ để tăng cân nhanh chóng. Khi bé lớn dần mỗi ngày, tử cung là nơi làm ổ của con cũng cần được mở rộng để bé có đủ không gian sống.

Khi tử cung phát triển chúng sẽ tác động áp lực lên phần cơ hoành. Đây là cơ quan có hoạt động quan trọng giúp đưa không khí vào trong phổi. Hệ quả của việc này là mẹ bầu thường cảm nhận những cơn khó thở ập đến bất ngờ trong một thời gian ngắn.

Một số trường hợp thai nhi khỏe và quá hiếu động có những cú đạp quá mạnh khiến cho tử cung thay đổi kích thước và ngày càng chèn ép đến cơ hoành. Ở tình huống này, mẹ bầu thậm chí có thể bị ngất đi do không đủ không khí vào phổi.

Tình trạng thiếu máu làm mẹ bầu khó thở khi mang thai tháng thứ 9

Thiếu máu là tình trạng hầu hết chị em phụ nữ mang thai đều gặp phải từ một vài tháng cho đến suốt cả thai kỳ. Nếu trong khi mang bầu mẹ không nạp đủ lượng sắt cần cho cơ thể, nguy cơ mẹ bị thiếu máu sẽ là rất cao.

Xem thêm
Tình trạng này xảy ra có thể do nguyên nhân mẹ bị thiếu máu trong thai kỳ
Tình trạng này xảy ra có thể do nguyên nhân mẹ bị thiếu máu trong thai kỳ

Hiện tượng thiếu máu nếu không được kiểm soát và cải thiện kịp thời có thể khiến chị em thường xuyên mệt mỏi, hoa mắt và khó thở. Do đó nếu mẹ được bác sĩ chẩn đoán bị thiếu sắt, hãy nhanh chóng uống bổ sung các viên uống hay thực phẩm có chứa thành phần này.

Các bệnh lý nền của mẹ

Ngoài ra, tình trạng mẹ bị khó thở khi mang bầu vào những tháng cuối thai kỳ còn có thể xay ra do yếu tố bệnh lý. Cụ thể như:

  • Hen suyễn: Mang thai khiến cho những triệu chứng bệnh hen suyễn trở nên ngày một nặng nề hơn. Nếu chị em bị hen suyễn hãy trao đổi ngay với bác sĩ trong quá trình khám để được hướng dẫn dùng thuốc.
  • Bệnh cơ tim: Đây là bệnh lý dạng suy tim có thể xuất hiện ở trong thai kỳ hoặc sau khi mẹ sinh bé. Các triệu chứng dễ thấy như khó thở tức ngực, mệt mỏi, tim đập nhanh, bị sưng mắt cá chân,…
  • Thuyên tắc phổi: Đây là tình trạng xảy ra khi một hay nhiều cục máu đông bị ứ đọng ở trong động mạch của phổi. Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng đến hô hấp của mẹ, gây đau ngực và khó thở.

Khó thở khi mang thai tháng cuối có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Mặc dù tình trạng khó thở diễn ra khiến các chị em hết sức lo lắng nhưng thật may rằng phần lớn chúng không gây ảnh hưởng gì đến em bé. Mỗi khi khó thở mẹ nên cố gắng thở thành nhiều lần để lượng oxy mẹ nạp vào cơ thể lưu lại trong phổi lâu hơn và đủ oxy cho hai mẹ con.

Để đảm bảo an toàn cho thai nhi trong suốt thai kỳ, mẹ nên thăm khám bác sĩ đều đặn
Để đảm bảo an toàn cho thai nhi trong suốt thai kỳ, mẹ nên thăm khám bác sĩ đều đặn

Trong một vài trường hợp mẹ bầu bị khó thở do bệnh lý, hãy đi khám càng sớm càng tốt tại các đơn vị chuyên khoa bởi để lâu chúng có thể ảnh hưởng xấu đến thai kỳ.

Một số dấu hiệu mẹ cần chú ý để nhận biết tình trạng khó thở của mình đang biểu hiện sự bất ổn:

  • Mạch đập nhanh hơn.
  • Tim đập nhanh, có hiện tượng đánh trống ngực nhanh và mạnh.
  • Mẹ thấy chóng mặt hay ngất xỉu.
  • Cảm giác tức lồng ngực.
  • Môi và các đầu ngón tay hay ngón chân có màu hơi xanh.
  • Ho dai dẳng nhiều ngày không khỏi, có thể xuất hiện máu khi ho.
  • Sốt cao kèm theo hiện tượng ớn lạnh người.
  • Mẹ bầu có tiền sử bị bệnh hen suyễn.

Mẹo hay giúp mẹ bầu giảm bớt khó chịu khi mang thai tháng cuối

Tình trạng khó thở khi mang thai có thể sẽ vẫn tiếp diễn đến khi mẹ sinh bé, làm cho chị em luôn bị khó chịu, mệt mỏi và ngủ chập chờn. Vậy mẹ đã mang thai đến tháng thứ 9 cần làm gì để luôn cảm thấy khỏe hơn và bớt cảm giác khó thở?

Hãy cùng chúng tôi tham khảo một vài mẹo nhỏ giúp giảm khó thở khi bầu 3 tháng, 5 tháng, 9 tháng sau đây:

Thay đổi tư thế nằm ngủ

Rất nhiều chị em có thói quen nằm ngửa khi ngủ và lúc mang bầu cũng vậy. Nhưng ở tháng cuối thai kỳ, bụng bầu của mẹ đã khá to nên hiện tượng khó thở khi nằm hay ngủ rất dễ thấy.

Mẹo nhỏ khi nằm giúp mẹ bớt khó thở trong quá trình mang thai tháng cuối
Mẹo nhỏ khi nằm giúp mẹ bớt khó thở trong quá trình mang thai tháng cuối

Thực chất mẹ bầu ở giai đoạn 9 tháng không nên nằm ngửa bởi khi đó toàn bộ trọng lượng thai nhi sẽ đè lên cơ thể mẹ như: cột sống, mạch máu, đường ruột,… Chúng không chỉ khiến mẹ mắc nhiều bệnh lý và khó thở mà còn làm ảnh hưởng đến lượng máu vận chuyển được đến thai nhi.

Chị em có thể tham khảo phương án nằm nghiêng, đặc biệt là nghiêng sang bên trái để đảm bảo sự thoải mái và tránh gây ảnh hưởng đến em bé nhất. Mẹ cũng nên có một chiếc gối nhỏ và thấp để đệm vào phần bụng khi ngủ, tạo cảm giác êm ái và nhẹ nhàng hơn.

Tập thể dục để cải thiện hơi thở

Một trong những phương pháp giúp mẹ bầu giữ được hơi thở ổn định nhất chính là các bài tập thể dục. Ở tháng thứ 9 mẹ có thể tham khảo những bài tập yoga dành riêng cho bà bầu trước sinh. Các bài này vừa giúp mẹ luyện tập nhịp thở, giảm hụt hơi, vừa tăng khả năng vận động các cơ một cách nhẹ nhàng để chuẩn bị cho quá trình sau này.

Trong quá trình tập mẹ cũng nên lưu ý không nên quá lạm dụng hoặc tập luyện quá sức. Hãy tập vừa đủ khiến cơ thể mình thoải mái và tham khảo ý kiến bác sĩ theo dõi sức khỏe thai kỳ để được tư vấn các bài tập an toàn.

Tập thư giãn

Mang thai luôn là hành trình khiến mẹ có nhiều lo lắng, đặc biệt ở những mẹ mới mang bầu lần đầu. Bước vào tháng thứ 9 của thai kỳ, mẹ có thể nghỉ ngơi và thả lỏng tinh thần hơn để cơ thể được thư giãn.

Hãy hít thở nhẹ nhàng, gạt bỏ những suy nghĩ ra khỏi đầu óc và lắng nghe một bản nhạc hay xem vài bộ phim. Đây cũng là cách giúp mẹ bớt cảm thấy khó chịu khi bị khó thở.

Di chuyển chậm rãi

Vận động quá sức luôn khiến chúng ta bị hụt hơi và khó thở, mẹ bầu sẽ thấy rõ điều này hơn cả. Chị em hãy đi đứng và di chuyển một cách chậm rãi để giảm bớt đi áp lực công việc của tim và phổi.

Ngoài ra khi bị khó thở, bạn hãy thử ngồi dậy hoặc đứng lên ngửa vai, nâng ngực và ngẩng đầu lên cao nhằm giảm bớt áp lực lên khung xương sườn. Điều đó sẽ giúp mẹ dễ thở hơn đôi chút.

Như vậy, bài viết trên đã giải đáp cho chị em về chủ đề “khó thở khi mang thai tháng thứ 9” và các phương pháp để cải thiện tình trạng này. Hãy luôn lắng nghe cơ thể mình và bé cũng như trao đổi các hiện tượng lạ với bác sĩ chuyên môn để đảm bảo luôn có một thai kỳ khỏe mạnh!

Đừng bỏ qua

Bầu 4 Tháng Khó Thở: Nguyên Nhân, Mức Độ Nguy Hiểm Và Cách Xử Lý

Bầu 4 Tháng Khó Thở: Nguyên Nhân, Mức Độ Nguy Hiểm Và Cách Xử Lý

Bà bầu dễ cảm giác khó thở khi mang thai, đặc biệt là trong giai đoạn đầu và giữa của thai kỳ. Đây là triệu…
Bầu 3 Tháng Khó Thở: Nguyên Nhân Do Đâu Và Cách Cải Thiện

Bầu 3 Tháng Khó Thở: Nguyên Nhân Do Đâu Và Cách Cải Thiện

Mẹ bầu 3 tháng khó thở là hiện tượng thường thấy trong giai đoạn này. Nếu các biểu hiện này kéo dài có thể khiến…
Khó Thở Sau Tiêm Vacxin Có Sao Không Và Các Lưu Ý Đặc Biệt Khác

Khó Thở Sau Tiêm Vacxin Có Sao Không Và Các Lưu Ý Đặc Biệt Khác

Khó thở sau tiêm vacxin là một trong những biểu hiện ít phổ biến mà người dân có thể mắc phải. Triệu chứng này có…
Bầu 6 Tháng Khó Thở Có Nguy Hiểm Không? Điều Trị Như Thế Nào?

Bầu 6 Tháng Khó Thở Có Nguy Hiểm Không? Điều Trị Như Thế Nào?

Bầu 6 tháng khó thở là một trong những triệu chứng thường gặp ở phụ nữ mang thai, nhất là khi về đêm. Chứng khó…
Bầu 5 Tháng Khó Thở Do Đâu, Thai Phụ Nên Khắc Phục Thế Nào?

Bầu 5 Tháng Khó Thở Do Đâu, Thai Phụ Nên Khắc Phục Thế Nào?

Bầu 5 tháng khó thở là tình trạng khá phổ biến đối với thai phụ, bởi lúc này cơ thể mẹ bầu thay đổi rất…
Khó Thở Khi Mang Thai Tháng Thứ 8 Có Sao Không? [Giải Đáp]

Khó Thở Khi Mang Thai Tháng Thứ 8 Có Sao Không? [Giải Đáp]

Khó thở khi mang thai tháng thứ 8 là vấn đề mà hầu hết các mẹ bầu đều gặp phải. Tuy là vấn đề phổ…
Chia sẻ
Bỏ qua