Khó Thở Khi Mang Thai Tháng Thứ 8 Có Sao Không? [Giải Đáp]

Khó thở khi mang thai tháng thứ 8 là vấn đề mà hầu hết các mẹ bầu đều gặp phải. Tuy là vấn đề phổ biến nhưng các mẹ cần quan tâm tìm hiểu nguyên nhân cũng như có cách khắc phục tốt để đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và bé. Dưới đây là những thông tin chi tiết giải đáp về nguyên nhân cũng như cách khắc phục khi bà bầu mang thai tháng thứ 8 bị khó thở. 

Nguyên nhân khiến mẹ bầu cảm thấy khó thở ở tháng thứ 8

Theo các chuyên gia sản phụ khoa, có rất nhiều nguyên nhân khiến phụ nữ mang thai cảm thấy khó thở, trong đó có những nguyên nhân khách quan do sự thay đổi trong cơ thể của mẹ khi mang bầu và cũng có thể do mẹ mắc một vài bệnh lý nào đó. 

Trong quá trình mang thai, hormone của mẹ sẽ thay đổi, đặc biệt là progesterone, chúng sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới phổi. Vì thế chúng sẽ có khả năng kích thích trung tâm hô hấp ở não mẹ bầu và khiến họ cảm thấy khó thở hoặc thở gấp hơn bình thường. 

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới khó thở khi mang thai tháng thứ 8
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới khó thở khi mang thai tháng thứ 8

Bên cạnh đó, khi mang bầu, tử cung của người mẹ cũng lớn dần để thích ứng với sự lớn lên của thai nhi. Khi tử cung mở rộng, chúng sẽ chèn ép lên cơ hoành và khiến bạn mẹ bầu cảm thấy khó thở. Bên cạnh đó, trong khi mang thai, nếu không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, mẹ bầu dễ bị thiếu máu. Tình trạng thiếu máu không được điều trị sớm sẽ dẫn dẫn tới hiện tượng khó thở. 

Ngoài những nguyên nhân nêu trên, khó thở khi mang thai tháng thứ 8 còn xuất phát từ một vài nguyên nhân khác như:

  • Hen suyễn: Nếu mẹ bầu có tiền sử bị hen suyễn thì khi mang thai có thể gặp phải tình trạng khó thở. Bạn cần nói chuyện và trao đổi với bác sĩ để được tư vấn các phương pháp khắc phục an toàn khi có ý định mang thai để bảo vệ cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ nhằm tránh biến chứng xấu. 
  • Bệnh cơ tim chu sản: Là một loại suy tim có thể xảy ra trong quá trình mang thai hoặc ngay sau khi sinh. Bệnh sẽ gây ra các triệu chứng như sưng mắt cá chân, huyết áp thấp, mệt mỏi và tim đập nhanh. Những triệu chứng này đều có nguy cơ dẫn tới tình trạng khó thở khi mẹ đang mang bầu ở tháng thứ 8. 
  • Thuyên tắc phổi: Đây là tình trạng xảy ra khi huyết khối bị kẹt ở trong động mạch phổi. Chúng có thể gây ảnh hưởng tới hoạt động thở, gây đau tức ngực, ho tức ngực khó thở
  • Thiếu máu: Khi bị thiếu máu, cơ thể sẽ phải làm việc nhiều hơn để tạo ra oxy đi khắp cơ quan trong cơ thể. Do phải làm việc nhiều hơn mà cơ thể trở nên mệt mỏi, khiến mẹ bầu cảm thấy khó thở. 
  • Giữ nước: Khi mang thai, một vài trường hợp sẽ gặp phải tình trạng phù nề. Đây là được xem dạng giữ nước khá nghiêm trọng và phổ biến ở mẹ bầu. Phù nề có thể ảnh hưởng tới phổi, xoang mũi và dẫn tới hiện tượng khó thở. 

Khó thở khi mang thai tháng thứ 8 có nguy hiểm không?

Như đã đề cập ở trên, khi mang bầu, chị em phải đối mặt với không ít triệu chứng không mong muốn như: Đau bụng dưới, đau lưng khi mang bầu, đau đầu, tiêu chảy,… và thường gặp nhất và tình trạng khó thở khi mang thai tháng thứ 8. Tùy theo thời điểm trong thai kỳ mà mức độ nguy hiểm của tình trạng khó thở khi mang thai sẽ có sự thay đổi.

Xem thêm

Mức độ nguy hiểm của tình trạng khó thở còn phụ thuộc vào giai đoạn mang thai của phụ nữ
Mức độ nguy hiểm của tình trạng khó thở còn phụ thuộc vào giai đoạn mang thai của phụ nữ

Khó thở khi mang thai là tình trạng sản phụ cảm thấy hơi thở dồn dập do thiếu oxy, nhịp thở sẽ trở nên khó khăn và gấp gáp hơn. Các bạn có cảm giác như mình vừa làm việc nặng nhọc hoặc như một vận động viên thể thao vừa chạy xong. 

Phần lớn, mẹ bầu đều gặp tình trạng này với các mức độ khác nhau và độ nguy hiểm cũng có sự khác biệt. Khó thở thường bắt đầu từ tháng thứ 4 trở đi và đặc biệt là ở cuối thai kỳ khi thai nhi càng lớn. 

Phần lớn, tình trạng khó thở khi mang thai ở tháng thứ tám hầu hết do sinh lý và không nguy hiểm tới tính mạng. Tuy nhiên, khó thở cũng có thể là biểu hiện cảnh báo các vấn đề nghiêm trọng khác. Vì thế mẹ bầu không nên chủ quan khi nhận thấy cơ thể có các dấu hiệu bất thường. 

Trong trường hợp bị tức ngực khó thở nghiêm trọng, ngày càng gia tăng, cơ thể mệt mỏi, tim đập nhanh,… mẹ cần liên hệ với bác sĩ ngay để được hướng dẫn và xử lý kịp thời, tránh xảy ra sự cố đáng tiếc. 

Khi nào mẹ bầu cần tới thăm khám bác sĩ?

Một số mẹ bầu cần phải được điều trị ngay nếu gặp những cơn tức ngực khó thở khi mang thai. Dưới đây là một số biểu hiện cụ thể mà các bạn cần chú ý để được điều trị kịp thời khi có vấn đề xảy ra, cụ thể như sau:

  • Mẹ bầu xuất hiện những cơn khó thở kèm theo biểu hiện ngón tay, ngón chân, môi chuyển dần qua màu nhợt nhạt.
  • Tim sản phụ đập nhanh hay đo thấy nhịp tim cao ở quá ngưỡng cho phép.
  • Mẹ bầu cảm thấy đau tức ngực khi thở.
  • Ho, sốt liên tục.
  • Những bà bầu có tiền sử viêm phổi, hen suyễn… cần đặc biệt chú ý nếu bị khó thở. 
  • Những cơn khó thở ngày càng trở nên dữ dội và khó kiểm soát hơn.
  • Thai phụ xuất hiện hiện tượng thở khò khè thì cần được chuyển tới bệnh viện gấp để thăm khám.
Mẹ bầu cần thăm khám bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường
Mẹ bầu cần thăm khám bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường

Cách cải thiện khó thở khi mang thai tháng thứ 8

Bắt đầu từ tuần thai thứ 32 – 35 của thai kỳ thì cơ thể người mẹ sẽ nặng nề hơn. Vì thai phát triển to ra, đồng thời cũng là giai đoạn bắt đầu quay đầu, di chuyển xuống tử cung nên mẹ có thể chuyển dạ bất cứ khi nào. Do đó, để cải thiện tình trạng khó thở khi mang thai tháng thứ 8, các bạn có thể áp dụng các mẹo như sau:

  • Khi ngồi cần ngồi thẳng lưng, 2 bả vai ngả ra sau một cách thoải mái. Tư thế ngồi này sẽ giúp khoang phổi có nhiều không gian hơn để giãn nở và nạp oxy vào.
  • Lúc đi ngủ, mẹ bầu nên kê cao lưng bằng những gối nệm để cảm thấy dễ chịu hơn. Các bạn tránh nằm ngửa, gối đầu thấp sẽ khiến khó thở hơn và thai cũng ngột ngạt hơn. Thay vào đó hãy nằm nghiêng qua trái để giúp tử cung không bị chèn ép lên động mạch nhằm cải thiện tình trạng khó thở khi nằm ngửa tốt hơn. 
  • Thiếu máu là nguyên nhân hàng đầu khiến thai phụ khó thở. Chính vì thế nên các mẹ bầu cần bổ sung đủ chất sắt qua chế độ ăn uống. Hãy xây dựng cho bản thân thực đơn ăn uống đa dạng, ăn nhiều thực phẩm giàu sắt như thịt nạc, thịt bò, các loại rau xanh đậm, bí đỏ, trứng đỏ,… Nếu không ăn được nhiều, bạn có thể chia nhỏ bữa ăn trong ngày để đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. 
  • Bên cạnh đó, bạn cần ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất, đặc biệt là canxi và các khoáng chất thiết yếu cho bà bầu. Tuyệt đối không hút thuốc, uống rượu – bia hoặc sử dụng các chất kích thích có hại cho cơ thể, cho sự phát triển của thai nhi. 
Nếu bị khó thở khi mang thai tháng thứ 8 cần ăn uống đầy đủ
Nếu bị khó thở khi mang thai tháng thứ 8 cần ăn uống đầy đủ
  • Vận động bằng cách đi bộ, tập yoga giúp các mẹ bầu giảm bớt triệu chứng khó thở. Hãy chọn những bài tập phù hợp cho phụ nữ mang thai ở tháng thứ 8 để giúp điều hòa khí thở, thân thể dẻo dai, mềm mại và hỗ trợ tốt cho quá trình sinh đẻ sau này.
  • Trong thời gian mang bầu, các mẹ cần lắng nghe cơ thể và dành nhiều thời gian để thư giãn và nghỉ ngơi. Thai phụ nên tránh làm việc nhiều dẫn tới căng thẳng, áp lực hoặc làm ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.
  • Khó thở khi mang thai đa số đều do thay đổi hormone gây ra nên rất khó để thay đổi hoặc điều trị dứt điểm. Nếu tình trạng khó thở kéo dài và ngày càng trầm trọng hơn, các bạn nên đi thăm khám để đảm bảo an toàn cũng như có biện pháp cải thiện – giải quyết kịp thời. 
  • Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên chủ động thăm khám kể cả khi cơ thể không có dấu hiệu bất thường. Các mẹ nên chăm chỉ siêu âm, thăm khám đặc biệt hơn vào giai đoạn đầu và cuối thai kỳ. Bởi đây đều là những giai đoạn quan trọng để giúp phát hiện các dấu hiệu bất thường khi người phụ nữ mang thai. 

Nhìn chung, khó thở khi mang thai tháng thứ 8 chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường mà các mẹ bầu đều gặp phải. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có không ít trường hợp các cơn khó thở xuất phát từ bệnh lý gây nên những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Do đó, gia đình và bản thân thai phụ cần theo dõi, đi khám ngay khi có các dấu hiệu bất thường xảy ra. Đồng thời nên tuân thủ theo các hướng dẫn của bác sĩ cũng như thực hiện theo chế độ ăn uống, nghỉ ngơi lành mạnh. 

Tăng cường sức khỏe mẹ bầu và thai nhi, phòng ngừa khó thở hậu Covid nhờ kho tàng sản phẩm của Dr Vitamin

Mẹ bầu ở thai kỳ thứ 8 thường hay gặp phải tình trạng khó thở bởi kích thước thai nhi to nhanh, cơ địa cũng có nhiều dấu hiệu thay đổi. Tuy nhiên, nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên, việc cân bằng chế độ dinh dưỡng để mang lại sự thoải mái trong sinh hoạt cũng như những giấc ngủ tròn đầy lại là yếu tố vô cùng cần thiết. Cơ thể của phụ nữ mang thai cần được bổ sung hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, giúp bé khỏe mạnh, phát triển toàn diện và chào đời an toàn. 

Tại Dr Vitamin, không khó để các bà mẹ có thể tìm kiếm các sản phẩm dành cho thời kỳ mang thai, hỗ trợ sức khỏe của cả mẹ và bé. Đặc biệt, kho tàng sản phẩm của chúng tôi đều được lựa chọn và đánh giá bởi đội ngũ chuyên môn giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực sức khỏe, kết hợp với nhận xét từ các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu trên cả nước. 

Bên cạnh khám phá kho tàng sản phẩm chất lượng hàng đầu tại Dr Vitamin, chị em có thể yên tâm khi trải nghiệm dịch vụ tư vấn sức khỏe từ các bác sĩ chuyên khoa có trình độ cao. Đội ngũ chuyên môn sẽ dựa trên tình trạng của thai kỳ, thời gian mang thai cũng như chế độ ăn uống hiện tại của mẹ bầu để tư vấn các sản phẩm phù hợp với cơ địa, giúp khắc phục các triệu chứng khó chịu giai đoạn đầu và cuối thai kỳ. 

THAM KHẢO Ý KIẾN TỪ CHUYÊN GIA DINH DƯỠNG HÀNG ĐẦU TẠI DR VITAMIN

 

Trong quá trình chăm sóc khách hàng, các chuyên viên tại Dr Vitamin nhận được nhiều câu hỏi về tình trạng khó thở của các mẹ bầu từng trải qua điều trị Covid-19. Không ít những băn khoăn được khách hàng chia sẻ về sức khỏe của cả mẹ và bé đi cùng với đó là hiện tượng khó thở xảy ra thường xuyên, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt cũng như chất lượng giấc ngủ của mẹ bầu. 

Hiểu được những lo lắng, trăn trở đó, chuyên gia y tế Nguyễn Phượng – nhà sáng lập thương hiệu Dr Vitamin, Thạc sĩ Chuyên ngành Quản lý và Chăm sóc sức khỏe đã ra mắt combo hỗ trợ phục hồi hậu Covid dành riêng cho hệ hô hấp. Bộ sản phẩm này không chỉ dành cho các đối tượng có bệnh nền về phổi, tai – mũi – họng mà còn có thể sử dụng để cung cấp các dưỡng chất thiết yếu, hỗ trợ cho quá trình hô hấp thuận lợi, an toàn hơn. 

Bộ sản phẩm bao gồm 5 loại vitamin, khoáng chất có thể sử dụng cho bà bầu, nhằm tăng cường sức đề kháng, tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng của mẹ để bé phát triển nhanh chóng và toàn diện hơn. Các sản phẩm được lựa chọn đưa vào combo chính là:

  • Viên uống Vitamin tổng hợp Blackmores Multivitamin For Men/ For Women
  • Vitamin E 184mg Puritan’s Pride (100 viên)
  • Vitamin B12 5000mcg Kirkland (300 viên)
  • Viên uống Vitamin C DHC dưỡng trắng da tốt nhất – 90 ngày
  • Viên uống bổ sung Kẽm DHC Zinc (30 viên)

100% sản phẩm có trong combo đều được kiểm định chất lượng nghiêm ngặt trước khi phân phối ra thị trường, có nguồn gốc minh bạch. Khách hàng có thể kiểm tra bằng cách quét mã vạch thông qua ứng dụng iCheck, đồng thời kiểm tra tem thương hiệu được gắn trực tiếp lên vỏ hộp từ Dr Vitamin. Ngoài ra, bộ sản phẩm hỗ trợ sức khỏe hậu Covid dành cho sức khỏe hô hấp còn có chức năng ngăn ngừa nguy cơ tái mắc, giảm các triệu chứng phổ biến như khó thở, tức ngực, hụt hơi, mệt mỏi dài ngày. 

Để biết thêm thông tin chi tiết về bộ sản phẩm cực kỳ đặc biệt phía trên, bạn đọc có thể ghé thăm trang thương mại điện tử của Dr Vitamin. Đặt mua sản phẩm ngay tại bài viết này, bạn sẽ trở thành chủ nhân của những phần quà cực kỳ hấp dẫn dưới đây:

  • Ưu đãi 10% với giá từ 1.676.000 VNĐ xuống còn 1.507.050 VNĐ
  • Phiếu mua hàng trị giá lên tới 250K
  • Quà tặng phiên bản giới hạn của thương hiệu Dr Vitamin
  • Miễn phí vận chuyển toàn quốc

Ngoài ra, các chuyên gia y tế sẽ đồng hành cùng tất cả khách hàng trong suốt quá trình trải nghiệm, tư vấn các bí quyết chăm sóc sức khỏe mẹ bầu và thai nhi tốt nhất. Click ngay vào NHẬN ƯU ĐÃI để sở hữu bộ sản phẩm có 1-0-2 trên thị trường dành cho thể chất người Việt. 

Tham khảo ngay

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tức Ngực Buồn Nôn: Nguyên Nhân Và Cách Phòng Ngừa, Điều Trị

Tức Ngực Buồn Nôn: Nguyên Nhân Và Cách Phòng Ngừa, Điều Trị

Đôi khi bạn cảm thấy tức ngực buồn nôn kèm các triệu chứng khác như khó thở, đau bụng, ho,... mà không biết nguyên nhân…
Khó Thở Khi Mang Thai Tháng Thứ 9: Nguyên Nhân, Giải Pháp Cải Thiện

Khó Thở Khi Mang Thai Tháng Thứ 9: Nguyên Nhân, Giải Pháp Cải Thiện

Khó thở khi mang thai tháng thứ 9 là hiện tượng có đến ¾ mẹ bầu trong suốt thai kỳ gặp phải. Thậm chí một…
Tức Ngực Sau Khi Ngủ Dậy Nguyên Nhân Do Đâu Và Cách Cải Thiện?

Tức Ngực Sau Khi Ngủ Dậy Nguyên Nhân Do Đâu Và Cách Cải Thiện?

Những cơn tức ngực sau khi ngủ dậy khiến cơ thể đau nhức, mệt mỏi và vô cùng khó chịu. Đó có thể là các…
Tức Ngực Khó Thở Tim Đập Nhanh: Nguyên Nhân Và Hướng Điều Trị

Tức Ngực Khó Thở Tim Đập Nhanh: Nguyên Nhân Và Hướng Điều Trị

Thông thường tình trạng tức ngực khó thở tim đập nhanh là dấu hiệu cảnh báo bệnh tim. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp,…

Khó Thở Uống Thuốc Gì? Gợi Ý 3 Loại Thuốc Hiệu Quả Nhất

Những người bị mắc bệnh viêm đường hô hấp thường bị khó thở. Đây là tình trạng thường gặp và có thể xuất hiện ở…
Top 8+ Cách Chữa Viêm Họng Bằng Rau Diếp Cá Tốt Nhất

Top 8+ Cách Chữa Viêm Họng Bằng Rau Diếp Cá Tốt Nhất Từ CHUYÊN GIA

Chữa viêm họng bằng rau diếp cá là phương pháp được ông bà ta truyền lại và nhiều người sau khi áp dụng phản hồi…
Khó Thở Sau Khi Ăn Nguyên Dân Do Đâu, Làm Sao Để Xử Lý An Toàn?

Khó Thở Sau Khi Ăn Nguyên Dân Do Đâu, Làm Sao Để Xử Lý An Toàn?

Khó thở sau khi ăn khiến người bệnh cảm giác không ngon miệng và thường kèm theo tình trạng khó chịu, mệt mỏi. Rất nhiều…
Khó Thở Sau Tiêm Vacxin Có Sao Không Và Các Lưu Ý Đặc Biệt Khác

Khó Thở Sau Tiêm Vacxin Có Sao Không Và Các Lưu Ý Đặc Biệt Khác

Khó thở sau tiêm vacxin là một trong những biểu hiện ít phổ biến mà người dân có thể mắc phải. Triệu chứng này có…
Chia sẻ
Bỏ qua