Huyết Áp Cao Và Huyết Áp Thấp

Theo NHS - Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh, hơn 30% dân số trưởng thành tại đất nước này đang gặp các vấn đề về huyết áp. Trong đó, cả huyết áp cao và huyết áp thấp đều tiềm ẩn nhiều rủi ro khôn lường đối với sức khỏe. Vì vậy, việc sớm phát hiện các triệu chứng nguy cơ, kịp thời can thiệp tránh biến chứng là vô cùng cần thiết.

Định nghĩa huyết áp cao và huyết áp thấp

Huyết áp được hiểu là áp lực của máu lên thành động mạch trong quá trình vận chuyển từ tim đến các cơ quan trong cơ thể. Huyết áp được tạo thành bởi 2 yếu tố: Lực co bóp của tim và sức cản của động mạch, thường thay đổi từ cực đại đến cực tiểu, huyết áp sẽ giảm dần khi máu được đưa xa khỏi tim theo động mạch.

Huyết áp bị chi phối bởi lực co bóp của tim và sức cản động mạch
Huyết áp bị chi phối bởi lực co bóp của tim và sức cản động mạch

Huyết áp được thể hiện thông qua 2 chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương:

  • Huyết áp tâm thu (HATT) - Chỉ số huyết áp trên, đơn vị đo là mmHg.
  • Huyết áp tâm trương (HATTr) - Chỉ số huyết áp dưới, đơn vị đo là mmHg.

Để xác định một người thuộc nhóm huyết áp cao - thấp cần đối chiếu với mức chỉ số sau:

  • Huyết áp bình thường: Chỉ số huyết áp tâm thu (HATT) dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương (HATTr) dưới 80mmHg.
  • Huyết áp cao: Huyết áp tâm thu (HATT) lớn hơn 140mmHG và huyết áp tâm trương (HATTr) lớn hơn 90mmHg thì được chẩn đoán là huyết áp cao.
  • Tiền cao huyết áp: Huyết áp tâm thu (HATT) từ 120-139mmHg hoặc huyết áp tâm trương (HATTr) từ 80-89mmHg.
  • Huyết áp thấp: Huyết áp tâm thu (HATT) dưới 90mmHg hoặc giảm 25 mmHg so với bình thường.

Chỉ số huyết áp thường tăng khi vận động mạnh, tinh thần căng thẳng, lo âu, hồi hộp… huyết áp có thể hạ khi mất sức, tiết nhiều mồ hôi, tiêu chảy, dùng thuốc giãn mạch… Do đó, để kết luận huyết áp cao hay huyết áp thấp, cần theo dõi chỉ số huyết áp trong nhiều ngày, nhiều thời điểm. Huyết áp cần được đo thường xuyên, nhiều lần trong ngày, đo sau 5 phút nằm nghỉ ngơi và sau ít nhất 1 phút ở tư thế đứng.

Những yếu tố nào ảnh hưởng đến huyết áp cao và thấp?

Cả huyết áp cao và huyết áp thấp bị chi phối bởi các yếu tố bên trong lẫn bên ngoài cơ thể. Bao gồm:

Yếu tố bên trong cơ thể

  • Sức bóp của tim: Tim đập nhanh hay chậm đều sẽ tác động trực tiếp lên huyết áp. Khi tim đập càng nhanh sẽ tạo áp lực máu đến thành động mạch càng lớn, từ đó làm huyết áp tăng cao và ngược lại.
  • Sức cản của động mạch: Khi động mạch co giãn tốt sẽ giúp máu lưu thông dễ dàng, giúp huyết áp ổn định. Trường hợp thành mạch đàn hồi kém hoặc đang bị xơ vữa thì lưu lượng máu sẽ lưu thông khó khăn hơn. Vì vậy, sức cản của động mạch càng lớn càng dễ gây cao huyết áp.
  • Lượng máu: Khi lượng máu trong cơ thể thấp, không đủ để gây áp lực lên thành mạch rấy dễ gây huyết áp thấp. Vì vậy, nếu cơ thể bị mất máu khiến lượng máu lưu thông khắp cơ thể thiếu hụt sẽ làm giảm huyết áp.

Lưu lượng máu cũng quyết định đáng kể tình trạng huyết áp
Lưu lượng máu cũng quyết định đáng kể tình trạng huyết áp

Trong đó, sức bóp của tim - sức cản động mạch - lượng máu trong cơ thể có mối quan hệ mật thiết với nhau. Khi một trong 3 yếu tố gặp “trục trặc” sẽ lập tức gây ảnh hưởng đến 2 yếu tố còn lại, từ đó dẫn đến huyết áp cao hoặc huyết áp thấp.

Yếu tố bên ngoài cơ thể

  • Tư thế ngồi: Ngồi hoặc đứng đều ảnh hưởng đến huyết áp trung bình của một người. Việc ngồi sai tư thế sẽ khiến máu lưu thông kém, làm cho huyết áp luôn ở trạng thái không ổn định.
  • Thói quen ăn uống: Việc thường xuyên ăn mặn, dung nạp thức ăn nhiều dầu mỡ, sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích… làm cho thành mạch xơ cứng và gây nên nhiều vấn đề về huyết áp.
  • Sinh hoạt thiếu điều độ: Thức khuya, căng thẳng, mệt mỏi, ít vận động… là nguyên nhân khiến huyết áp không ổn định kèm theo đó là nhiều vấn đề sức khỏe.

Bên cạnh đó, các yếu tố bên ngoài cơ thể đôi khi cũng tác động làm ảnh hưởng tới huyết áp như thời tiết, nhiệt độ từ môi trường. Đâu là các vấn đề khách quan vừa gây phiền toái cho sức khoẻ vừa làm giảm tăng huyết áp, nhất là trong trường hợp thời tiết cực đoan như nắng nóng.

Xem thêm: Huyết Áp Cao Gây Ra Bệnh Gì? Ngăn Ngừa Biến Chứng Thế Nào

Những biểu hiện của huyết áp cao và huyết áp thấp

Là 2 tình trạng sức khoẻ riêng biệt, nhưng các biểu hiện của huyết áp cao và huyết áp thấp lại khá tương đồng với nhau. Trong đó, điển hình nhất là là triệu chứng như: Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, xây xẩm mặt mũi, mặt ửng đỏ… Vì vậy mà rất nhiều bệnh nhân nhầm lẫn huyết áp cao - thấp.

Triệu chứng cao huyết áp

Huyết áp cao luôn diễn biến thầm lặng và thường không có những triệu chứng rõ ràng. Với trường hợp bệnh nhẹ, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng thoáng qua như: Chóng mặt, hoa mắt, ù tai, nhức đầu, mất ngủ gián đoạn… Song cũng nhiều bệnh nhân lại đối diện với những dấu hiệu dữ dội hơn như:

  • Đau nhói ở tim.
  • Thở gấp, đánh trống ngực.
  • Giảm thị lực.
  • Mặt đỏ phừng.
  • Nôn ói.
  • Hồi hộp, hốt hoảng…

Huyết áp cao gây đau nhói ở tim cùng cảm giác hồi hộp
Huyết áp cao gây đau nhói ở tim cùng cảm giác hồi hộp

Triệu chứng huyết áp thấp

Khi thay đổi tư thế đột ngột, bệnh nhân huyết áp thấp thường gặp tình trạng chóng mặt. Đồng thời, tụt huyết áp còn khiến người bệnh đau đầu, nhất là khi căng thẳng, cơn đau thường trầm trọng nhất ở vùng đỉnh đầu rồi lan tỏa ra các vùng xung quanh.

Một số trường hợp nặng hơn có thể xuất hiện tình trạng mờ mắt, mất thính giác, ngất xỉu… Kèm theo đó tim đập nhanh, giảm tập trung, cơ thể mệt mỏi cũng là những triệu chứng thường thấy ở bệnh nhân huyết áp thấp.

Giữa huyết áp cao và huyết áp thấp cái nào nguy hiểm hơn?

Các bác sĩ nhận định, cả hai tình trạng huyết áp cao và huyết áp thấp đều gây những tổn thương nhất định cho cơ thể. Việc không kịp thời phát hiện và có biện pháp can thiệp sẽ tiềm ẩn nguy cơ đột quỵ, nhồi mạch máu não cấp, suy tim…

Đối với huyết áp cao

Huyết áp cao có xu hướng gia tăng theo tuổi tác và đang ngày càng trở nên phổ biến. Đây là nguyên nhân gây tử vong kèm theo nhiều di chứng thần kinh hàng đầu như: Liệt nửa người, đột quỵ, hôn mê, suy tim, thiếu máu, suy thận mạn, biến chứng ở mắt… đe dọa nguy cơ tử vong.

Cụ thể, khi không được phát hiện sớm và kịp thời can thiệp, huyết áp cao có thể dẫn đến hàng loạt vấn đề sức khỏe như:

  • Biến chứng tức thời: Tai biến mạch máu não (đột quỵ), nhồi máu cơ tim, bóc tách động mạch chủ, phù phổi cấp, suy thận cấp… Không ít trường hợp bệnh nhân đột quỵ do huyết áp cao nhưng không được sơ cứu đúng cách và can thiệp kịp thời đã gây nguy hiểm đến tính mạng.
  • Biến chứng lâu dài: Xảy ra ở bệnh nhân bị cao huyết áp nhưng không được phát hiện, điều trị phù hợp. Nguy cơ tiềm ẩn: Tim to, suy tim, đau thắt ngực do cơ tim thiếu máu cục bộ, rối loạn tiền đình, vấn đề về mắt, suy thận mạn…

Cao huyết áp tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm
Cao huyết áp tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm

Đối với huyết áp thấp

Nếu so sánh huyết áp cao và huyết áp thấp thì huyết áp thấp trước mắt không gây ra các biến chứng như tai biến mạch máu não, nghẽn cơ tim nên rất nhiều bệnh nhân thường chủ quan với căn bệnh này. Thực tế, huyết áp thấp có thể tiềm ẩn những rủi ro sức khỏe nghiêm trọng không kém huyết áp cao nếu không kịp thời phát hiện và điều trị.

Nếu bệnh nhân tụt huyết áp nhiều lần sẽ khiến thần kinh suy giảm, mất đi khả năng tự điều chỉnh cung cấp oxy và dưỡng chất cho não, tim, thận… rồi từng bước gây thêm tổn thương cho các cơ quan quan trọng này. Khi không được can thiệp, huyết áp thấp có thể gây đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy thận,... đe dọa tính mạng người bệnh.

Không ít trường hợp huyết áp thấp phải đối mặt với tai biến mạch máu não, phần lớn là nhồi máu não với tỷ lệ 30% số ca. Ngoài ra, cơn tụt huyết áp cấp cũng có thể gây sốc, đe doạ tính mạng những bệnh nhân đang lái xe, làm việc trên cao… Việc để huyết áp thấp kéo dài không điều trị có thể khiến thận, gan, tim, phổi nhanh chóng suy yếu, đe doạ sức khoẻ tổng thể.

Bệnh gây nhiều phiền toái nếu không có biện pháp can thiệp phù hợp
Bệnh gây nhiều phiền toái nếu không có biện pháp can thiệp phù hợp

Chủ động phòng ngừa và kiểm soát huyết áp

Chủ động phòng bệnh và có các biện pháp điều trị vấn đề huyết áp phù hợp sẽ giúp mỗi người nâng cao sức khỏe, duy trì tuổi thọ lâu dài. Tùy vào tình trạng huyết áp thấp hay huyết áp cao mà mỗi người có thể áp dụng những biện pháp sau:

Huyết áp cao

Chủ động xây dựng lối sống lành mạnh là yếu tố quan trọng giúp ngăn ngừa, kiểm soát tốt các nguy cơ gây huyết áp cao.

Ăn uống lành mạnh:

Một chế độ ăn uống khoa học, đủ chất không những giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng tuổi thọ mà còn phòng ngừa, kiểm soát huyết áp hiệu quả. Bệnh nhân nên:

  • Tăng cường bổ sung trái cây, các loại rau củ, ngũ cốc và protein từ cá…
  • Hạn chế dung nạp các thực phẩm nhiều natri, tối đa 2300mg/ngày. Nên kiểm soát lượng natri bằng cách tự nấu ăn, hạn chế đồ ăn nhanh và thức ăn đóng hộp.
  • Tránh sử dụng đường tinh luyện, nên thay thế bằng đường ăn kiêng.

Tăng cường hoạt động thể chất: Việc thường xuyên tham gia thể dục thể thao giúp huyết áp giảm tự nhiên, đồng thời nâng cao sức khỏe tim mạch. Lý tưởng nhất, mỗi ngày bạn nên dành ra 30 phút vận động, duy trì 5 lần/tuần.

Kiểm soát cân nặng: Nếu đang trong tình trạng thừa cân, béo phì kèm theo huyết áp cao bạn cần phải điều chỉnh ngay cân nặng. Đây là yếu tố khiến tình trạng huyết áp thêm trầm trọng, thậm chí tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng.

Bỏ thuốc lá, rượu bia: Rượu bia và các chất kích thích nói chung như cà phê, đồ uống có cồn… có thể làm hỏng mô và khiến thành mạch máu xơ cứng. Vì vậy, việc loại bỏ những yếu tố này giúp kiểm soát và ngăn ngừa hiệu quả các triệu chứng của bệnh cao huyết áp.

Kiểm soát căng thẳng: Nghỉ ngơi, thư giãn đầu óc là cách giúp giải tỏa căng thẳng hiệu quả. Bên cạnh đó, bệnh nhân cao huyết áp cũng có thể tham khảo một số bộ môn như thiền, yoga,... để cơ thể được thả lỏng và luôn trong trạng thái tốt nhất.

Theo dõi huyết áp và khám định kỳ: Để kịp thời có những can thiệp phù hợp, tránh biến chứng do huyết áp cao, mỗi người nên chủ động theo dõi chỉ số tại nhà. Đồng thời, nên đi khám sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng/lần hoặc khi nhận thấy các bất thường của cơ thể.

Chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh giúp phòng bệnh hiệu quả
Chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh giúp phòng bệnh hiệu quả

Huyết áp thấp

Nếu huyết áp thấp chỉ gây ra những triệu chứng nhẹ thì bệnh nhân không cần điều trị, biện pháp tốt nhất là nên điều chỉnh chế độ sinh hoạt và ăn uống. Trường hợp bị huyết áp thấp do thuốc bệnh nhân nên ngừng sử dụng hoàn toàn, sau đó tham khảo ý kiến bác sĩ.

Tuỳ thuộc vào tình trạng sức khoẻ và mức độ bệnh, mỗi người có thể tham khảo các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát huyết áp thấp như sau:

  • Ăn nhiều muối hơn: Natri trong muối giúp tăng huyết áp nên việc bổ sung là cần thiết. Tuy nhiên, cần tránh lạm dụng vì dư thừa natri có thể dẫn đến suy tim, suy thận và nhiều vấn đề sức khoẻ khác.
  • Uống nhiều nước: Nước chiếm đến hơn 70% cơ thể, là yếu tố cần thiết cho mọi hoạt động sống của cơ thể. Người huyết áp thấp nên uống nhiều nước để cân bằng sức khỏe.
  • Sử dụng tất đàn hồi: Dụng cụ này giúp giảm đau, cải thiện đáng kể tình trạng giãn tĩnh mạch ở chân, giảm tụ máu hiệu quả.
  • Ăn uống lành mạnh: Tăng cường bổ sung protein, vitamin C, vitamin B,... Nói không với rượu bia vì đây là nguyên nhân gây mất nước, giảm huyết áp.
  • Thay đổi tư thế chậm rãi: Cử động nhẹ nhàng khi chuyển từ tư thế nằm sang ngồi và đứng dậy giúp giảm bớt triệu chứng huyết áp thấp.
  • Luyện tập thể dục đều đặn: Tham gia các môn thể thao vừa sức, phù hợp với lứa tuổi giúp tăng cường lưu thông máu, cải thiện hiệu quả tình trạng huyết áp thấp.
  • Theo dõi huyết áp và khám sức khỏe định kỳ: Bệnh nhân nên chủ động theo dõi huyết áp tại nhà, kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần để nắm được tình trạng sức khoẻ.

Cả huyết áp cao và huyết áp thấp đều là những vấn đề sức khỏe cần được quan tâm, việc chủ quan xem nhẹ có thể dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Vì vậy, nếu nhận thấy những biểu hiện bất thường hãy sớm đến bệnh viện thăm khám để nhận tư vấn từ bác sĩ.

Tìm hiểu thêm: 

Bệnh liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *