Hắc Lào Ở Chân Tay Nguyên Nhân Do Đâu, Làm Sao Chữa?

Hắc lào ở chân là tình trạng không hề hiếm, đặc biệt là với đất nước có khí hậu nhiệt đới như nước ta. Người bị hắc lào sẽ đối mặt với tình trạng ngứa ngáy, da khô rát, sần sùi, gây  ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt thẩm mỹ. Để chữa bệnh nhanh nhất, bạn cần biết rõ nguyên nhân và áp dụng đúng phương pháp điều trị theo đúng bác sĩ chỉ định.

Hắc lào ở chân là gì?

Hắc lào ở chân là bệnh da liễu xuất hiện do sự xâm nhập và phát triển của nấm nhóm Dermatophytes ở vùng chân. Đây là một loại nấm sống trong môi trường ẩm ướt, kích thước khá nhỏ và không thể nhìn thấy bằng mắt thường.

Hắc lào ở chân do sự xâm nhập và phát triển của nấm nhóm Dermatophytes
Hắc lào ở chân do sự xâm nhập và phát triển của nấm nhóm Dermatophytes

Các chuyên gia đã nghiên cứu và chia bệnh hắc lào ở chân thành 4 hình thái chính, bao gồm:

Hình thái bong vảy

  • Lòng bàn chân có tình trạng bong vảy, màu đỏ hồng.
  • Vảy có thể xuất hiện thành từng đám nhỏ, lan rộng toàn lòng bàn chân.
  • Vảy có thể xuất hiện từ 1 bên – 2 bên chân.
  • Người bệnh chưa cảm thấy quá ngứa ngáy, khó chịu.

Hình thái viêm kẽ

  • Ở kẽ ngón chân thứ 3 và 4 xuất hiện tình trạng viêm nhiễm.
  • Nếu bạn thường xuyên đi giày hoặc vận động nhiều thì sẽ càng rõ rệt.
  • Kẽ ngón chân bị viêm có tình trạng nứt, đỏ, thậm chí có mủ trắng.
  • Người bệnh thấy đau, ngứa nhiều hơn.

Hình thái tổ đỉa

  • Hình thái này khiến người bệnh bị mọc mụn nước, nhưng khó vỡ và nằm sâu dưới da.
  • Nếu bị vỡ, mụn gây cảm giác đau nhức, khó chịu và ngứa nhiều hơn.

Hình thái viêm móng

  • Ở bờ bên hoặc bờ ngoài móng sẽ xuất hiện các đốm trắng to nhỏ tùy theo.
  • Móng có thể chuyển màu vàng, đen, nhìn mất thẩm mỹ.

Nguyên nhân bị hắc lào ở chân

Như đã nói, hắc lào chủ yếu do nấm thuộc nhóm Dermatophytes gây nên. 2 chủng nấm chính gây ra bệnh chính là Trichophyton mentagrophytes và Trichophyton rubrum. Bên cạnh đó, Epidermophyton floccosum cũng là 1 loại nấm gây hắc lào ở bàn chân.

Có nhiều lý do khiến bệnh hắc lào ở chân tay xuất hiện
Có nhiều lý do khiến bệnh hắc lào ở chân tay xuất hiện

Ngoài ra, những yếu tố sau cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng hắc lào ở chân:

  • Bạn tiếp xúc trực tiếp với người đang bị hắc lào hoặc mắc các bệnh ngoài da.
  • Người không vệ sinh sạch sẽ bàn chân, kẽ chân, ít tắm gội.
  • Mặc quần áo ẩm ướt, chưa khô khiến nấm có điều kiện phát triển và gây bệnh.
  • Bơi lội, tắm ở nơi có nước không sạch, vi khuẩn dễ xâm nhập vào da chân và hình thành hắc lào.
  • Dùng chung quần áo, quan hệ tình dục với người đang bị bệnh.

Bên cạnh đó, những đối tượng sau đây được đánh giá là có tỷ lệ bị hắc lào tại chân lớn hơn những đối tượng còn lại:

  • Người có sức đề kháng và hệ miễn dịch yếu kém.
  • Phụ nữ thường xuyên làm móng tay chân.
  • Bệnh nhân tiểu đường.
  • Người sống trong môi trường ẩm thấp, ô nhiễm.

Triệu chứng của bệnh

Nhìn chung, triệu chứng hắc lào ở chân tay cũng giống những vùng da khác. Mới đầu, vùng da phát ban có dạng tròn, màu hồng đỏ, kích thước lớn nhỏ khác nhau. Bạn có thể bắt gặp ở bàn chân, kẽ chân, móng chân, mu bàn chân kèm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.

Bên cạnh đó, bạn cũng gặp phải một số triệu chứng dưới đây:

  • Mùi hôi nếu hắc lào ở kẽ chân.
  • Viền ngoài của vùng da bị bệnh có màu thẫm.
  • Xuất hiện các mụn nước nhỏ, vảy trắng.
  • Mảng da bị tổn thương sần sùi và gồ ghề.
  • Nếu gãi nhiều bạn sẽ thấy da tấy đỏ, phồng lên so với khu vực da khác.
  • Nếu hoạt động nhiều gây đổ mồ hôi chân thì tình trạng ngứa ngáy sẽ nặng hơn.
Bạn sẽ thấy ngứa nhiều hơn nếu thường xuyên đổ mồ hôi
Bạn sẽ thấy ngứa nhiều hơn nếu thường xuyên đổ mồ hôi

Xem thêm

Bị hắc lào ở chân có thực sự nguy hiểm?

Mặc dù là bệnh ngoài da và không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng hắc lào ở chân nếu không được chữa trị sớm sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến thẩm mỹ, đời sống của người bệnh.

  • Da sần sùi, xấu xí: Hắc lào ở chân sẽ làm da xuất hiện vết đốm, vùng da bị tổn thương sẫm màu hơn vùng còn lại. Ngoài ra, da sẽ bị chàm hóa nếu tổn thương lâu ngày không điều trị. Cuối cùng bạn sẽ thấy chân nhiều vết thâm sẹo, vô cùng xấu ví và mất thẩm mỹ.
  • Ảnh hưởng đến tâm lý: Người bệnh khó chịu vì cơn ngứa kéo dài, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Lâu ngày sẽ gây căng thẳng, xuống tinh thần, không thể tập trung làm việc, ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung.
  • Dễ bị bội nhiễm: Các tế bào nấm ký sinh có tốc độ sinh sản khá lớn nên nếu không chữa trị bạn rất dễ bị bội nhiễm. Tình trạng bội nhiễm sẽ làm việc chữa bệnh khó khăn hơn rất nhiều lần.

Gợi ý cách điều trị hắc lào ở chân hiệu quả cao

Để ngăn ngừa triệu chứng bệnh lan rộng và trở nặng, bạn nên điều trị ngay khi nhận thấy những biểu hiện đầu tiên. Dưới đây là một vài cách chữa trị hắc lào ở chân bạn có thể tham khảo.

Sử dụng các loại thuốc Tây

Nếu bị hắc lào ở tay chân bạn có thể dùng thuốc Tây y dạng bôi hoặc uống. Các thuốc này giúp nhanh chóng đẩy lùi triệu chứng, ngăn hắc lào lan rộng và có thể dùng nếu bạn bị toàn thân.

Thuốc Tây giúp nhanh chóng đẩy lùi triệu chứng hắc lào ở chân
Thuốc Tây giúp nhanh chóng đẩy lùi triệu chứng hắc lào ở chân
  • Thuốc bôi chứa axit salicylic: Thuốc dùng trong chữa bệnh ngoài da như hắc lào,lang ben. Thành phần axit salicylic có thể giúp bạt sừng, loại bỏ tế bào chết, ngăn ngừa nấm, vi khuẩn phát triển nên rất phù hợp với bệnh nhân bị hắc lào.
  • Thuốc kháng nấm: Thuốc kháng nấm dạng bôi chứa ketoconazole, terbinafine, clotrimazole…. giúp nhanh chóng giảm sưng, ngứa, đỏ da, giữ da khỏe mạnh và được khuyến cáo dùng mỗi ngày 1 – 2 lần.
  • Dung dịch BSI, ASA: Đây là những dung dịch dùng phổ biến cho bệnh nhân hắc lào. Nhờ thành phần acid salicylic nên chúng giúp bạt sừng, giảm keratin trên da và đồng thời kháng khuẩn, khử trùng cực tốt.
  • Kháng nấm dạng uống: Thuốc dùng trong trường hợp hắc lào lan rộng toàn thân, không đáp ứng khi điều trị tại chỗ. Thuốc thường tiềm ẩn khá nhiều rủi ro nên bạn chỉ dùng dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên môn.

Cách chữa từ tự nhiên

Một vài mẹo dùng thành phần tự nhiên cũng có thể giúp đẩy lùi bệnh hắc lào ở chân, cụ thể:

  • Sử dụng bột nghệ: Bạn dùng bột nghệ hòa cùng nước ấm và chút nước cốt chanh. Sau đó lấy hỗn hợp thoa lên vùng da bị tổn thương, sau 15 phút thì rửa lại cùng với nước ấm và lấy khăn mềm lau khô nhẹ nhàng.
  • Dùng tỏi: Tỏi tươi giúp kháng khuẩn cực tốt. Bạn hãy giã nát tỏi, lấy phần nước thu được thoa lên vùng da chân bị hắc lào mỗi ngày để tái tạo và phục hồi da.
  • Dùng lá trầu không: Bạn dùng 1 nắm lá trầu không rửa sạch đun cùng 1 nồi nước. Sau đó lấy nước thu được để ngâm rửa tay chân mỗi ngày 1 lần, chắc chắn triệu chứng bệnh hắc lào sẽ được đẩy lùi.
Bột nghệ giúp kháng khuẩn, kháng viêm là làm liền da, ngăn sẹo hình thành
Bột nghệ giúp kháng khuẩn, kháng viêm là làm liền da, ngăn sẹo hình thành

Một số cách giúp phòng bệnh hắc lào ở chân

Để phòng tránh bệnh hắc lào ở tay chân, đồng thời đẩy nhanh quá trình chữa bệnh, bạn hãy chú ý một số vấn đề dưới đây:

  • Khi điều trị, hãy vệ sinh da sạch sẽ mỗi ngày 2 lần, mặc đồ thoáng mát và rộng rãi để tránh tăng tiết mồ hôi.
  • Nên dùng sản phẩm chăm sóc da có độ pH vừa phải, 5.5 là hợp lý nhất.
  • Không dùng chung đồ với những ai đang bị bệnh ngoài da nói chung và hắc lào nói riêng.
  • Chủ động thăm khám bác sĩ nếu thấy những dấu hiệu bất thường ở trên da.
  • Nếu sống cùng động vật như chó, mèo thì hãy tắm rửa và vệ sinh chúng thật sạch sẽ.
  • Thường xuyên tập thể dục, thể thao để nâng cao sức đề kháng, ngăn các vi khuẩn, nấm hình thành.
  • Ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước để bổ sung vitamin cho da, tránh da bị khô, bong tróc vảy.

Trên đây là toàn bộ thông tin về nguyên nhân, biểu hiện cũng như cách chữa trị bệnh hắc lào ở chân. Hy vọng bạn đã có cái nhìn chính xác hơn về căn bệnh này và biết cách xử lý đúng nhất để tránh làm bệnh trở nặng cũng như khó chữa hơn. Chúc bạn nhiều sức khỏe.

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Bệnh Hắc Lào Có Chữa Khỏi Được Không, Chữa Thế Nào?

Bệnh Hắc Lào Có Chữa Khỏi Được Không, Chữa Thế Nào?

Hắc lào là một bệnh lý da liễu ai cũng có thể gặp phải, bệnh xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào trên cơ…
Hắc Lào Ở Trẻ Sơ Sinh: Tìm Hiểu Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Hắc Lào Ở Trẻ Sơ Sinh: Tìm Hiểu Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Hắc lào ở trẻ sơ sinh là một căn bệnh da liễu thường gặp ở trẻ nhỏ và khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng.…
Bệnh Hắc Lào Tái Phát Do Đâu, Làm Sao Để Phòng Ngừa?

Bệnh Hắc Lào Tái Phát Do Đâu, Làm Sao Để Phòng Ngừa?

Hắc lào là bệnh ngoài da rất dễ tái phát nếu không được điều trị đúng cách hoặc kiểm soát nguồn lây nhiễm. Tình trạng…
Hắc Lào Vùng Kín Nguy Hiểm Không, Chữa Thế Nào?

Hắc Lào Vùng Kín Nguy Hiểm Không, Chữa Thế Nào?

Hắc lào vùng kín gây ra những triệu chứng khó chịu, làm tổn thương da như ngứa rát, mưng mủ,.... Tình trạng bệnh lý này…
Hắc Lào Ở Háng: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Hiệu Quả

Hắc Lào Ở Háng: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Hiệu Quả

Hắc lào là bệnh ngoài da có thể xuất hiện ở mọi vị trí trên cơ thể, kể cả vùng háng. Đây là khu vực…
3 Cách Trị Hắc Lào Bằng Chuối Xanh Hiệu Quả, An Toàn

3 Cách Trị Hắc Lào Bằng Chuối Xanh Hiệu Quả, An Toàn

Trước sự lo ngại về tác dụng của thuốc tân dược, nhiều người đã tìm tới các biện pháp dân gian để chữa trị. Trong…

Bệnh hắc lào: Nguyên nhân phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh

Hắc lào là bệnh da liễu hình thành trên nhiều vùng cơ thể do một vài loại nấm tấn công. Nếu không được nhận biết…

Bị hắc lào kiêng gì thì tốt? Top những món nên ăn để hỗ trợ điều trị

Bị hắc lào kiêng ăn gì thì tốt cho người bệnh, điều này không phải ai cũng biết. Việc ăn uống đúng cách sẽ ảnh…
Chia sẻ
Bỏ qua