Đột Quỵ Trẻ Hóa

Đột quỵ trẻ hóa đang là vấn đề được quan tâm nhiều nhất hiện nay. Căn bệnh này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí cả tính mạng của những người trẻ. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa bệnh đột quỵ hiệu quả bạn nên tham khảo.

Tại sao bệnh đột quỵ đang ngày càng trẻ hóa?

Đột quỵ là một trong những căn bệnh nguy hiểm thường gặp ở người cao tuổi. Nhưng hiện nay tỷ lệ người trẻ bị đột quỵ ngày càng diễn ra phổ biến. Theo Tổ chức Đột Quỵ Mỹ, có khoảng 15% người bệnh bị đột quỵ trong độ tuổi từ 18-45. Ở Việt Nam độ tuổi bị đột quỵ ở người trẻ cũng đang tăng cao, chiếm khoảng 25% các ca đột quỵ.

Có rất nhiều nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ khiến đột quỵ ngày càng trẻ hóa. Điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.

Chế độ ăn uống không lành mạnh

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên do cuộc sống hiện đại, bận rộn khiến nhiều người trẻ không có nhiều thời gian chăm chút cho bữa ăn của mình. Sử dụng quá nhiều thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, đồ ăn đóng hộp, đồ ăn cay nóng, nhiều gia vị, nhiều đường, ăn khuya, bỏ bữa, không ăn sáng,...

Tất cả đều là những tác nhân khiến người trẻ dễ bị máu nhiễm mỡ, làm tăng nguy cơ bị tích tụ mảng bám, xơ vữa động mạch, tắc nghẽn động mạch. Từ đó làm cản trở quá trình đưa máu lên não.

Đột quỵ trẻ hóa do chế độ ăn uống không lành mạnh
Đột quỵ trẻ hóa do chế độ ăn uống không lành mạnh

Căng thẳng áp lực khiến đột quỵ trẻ hóa

Giới trẻ luôn có những áp lực riêng về chuyện học hành và công việc khiến bản thân dễ rơi vào tình trạng căng thẳng, mệt mỏi. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ gây áp lực lên hệ thần sinh, khiến tim co bóp mạnh và huyết áp tăng cao. Từ đó khiến cho dòng máu chảy về não tăng đột ngột, làm tăng nguy cơ hình thành các cục huyết khối, gây thiếu máu não, xuất huyết não hoặc đột quỵ.

Uống nhiều rượu bia

Rượu bia và các đồ uống có cồn khác là nguyên nhân gây ra tình trạng cao huyết áp, máu nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch. Tất cả những điều này đều làm tăng nguy cơ bị đột quỵ. Vì vậy nếu những người trẻ tuổi có lối sống không lành mạnh, thường xuyên ăn nhậu, uống rượu bia, thuốc lá, thuốc lá điện tử và sử dụng các chất kích thích khác sẽ rất dễ gặp phải tình trạng này.

Thừa cân béo phì

Tiêu thụ những thức ăn nhiều dầu mỡ, đường, chất béo sẽ làm tăng nguy cơ bị thừa cân, béo phì. Khi cân nặng tăng một cách khó kiểm soát sẽ dẫn đến tình trạng máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim. Từ đó làm tăng nguy cơ bị bệnh đột quỵ.

Đột quỵ trẻ hóa do ít vận động

Học sinh, sinh viên, lái xe và người làm việc trong văn phòng,... là những đối tượng có cuộc sống bận rộn nên ít dành thời gian để vận động. Điều này khiến cho cơ thể thường xuyên bị căng thẳng, mệt mỏi, máu huyết khó lưu thông, xương khớp khô cứng. Đây là những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng đột quỵ.

Tăng huyết áp gây đột quỵ trẻ hóa

Huyết áp cao là một bệnh lý nguy hiểm có thể gây đột quỵ ở cả người cao tuổi và người trẻ. Huyết áp tăng cao nếu không được kiểm soát tốt sẽ khiến các mạch máu bị vỡ, gây xuất huyết não. Đột quỵ não có tỷ lệ tử vong tương đối cao, nếu được điều trị khỏi cũng sẽ gây tàn phế suốt đời.

Tắm khuya bằng nước lạnh

Mặc dù vẫn chưa có nghiên cứu nào chỉ ra mối quan hệ giữa bệnh đột quỵ và tắm khuya. Tuy nhiên nếu bạn tắm đêm sau 23 giờ, tắm bằng nước lạnh hoặc ngâm mình trong bồn nước quá lâu sẽ làm tăng sự chênh lệch giữa nhiệt độ của cơ thể với nhiệt độ của môi trường.

Ở một số người, sự hoạt hóa thần kinh giao cảm và bài tiết catecholamine có thể tăng cao khi cơ thể tiếp xúc với nhiệt độ lạnh. Từ đó làm tăng huyết áp, tăng nhịp tim và sức cản ngoại vi. Ngoài ra, khi tắm đêm, người bệnh cũng dễ bị "sốc lạnh", lưu lượng máu lên não bị thay đổi. Từ đó gây ra những tổn thương đến thần kinh và dẫn đến đột quỵ.

Tắm khuya bằng nước lạnh làm tăng nguy cơ bị đột quỵ
Tắm khuya bằng nước lạnh làm tăng nguy cơ bị đột quỵ

Đột quỵ ở người trẻ có triệu chứng gì?

Hiệp hội đột quỵ Hoa Kỳ cho biết, bệnh đột quỵ ở mỗi người sẽ có các dấu hiệu khác nhau. Tổ chức Y tế thế giới đã sử dụng cụm từ BE FAST để nói về các dấu hiệu của bệnh đột quỵ. Đây là 6 chữ cái đầu của mỗi dấu hiệu quả bệnh. Dưới đây là những dấu hiệu cơ bản giúp bạn nhận biết sớm căn bệnh đột quỵ để có những phương pháp điều trị kịp thời.

  • B (Balance): Người bệnh thường bị mất cân bằng, đau đầu, chóng mặt dữ dội.
  • E (Eyesight): Người bệnh bị suy giảm thị lực ở 1 hoặc cả 2 mắt.
  • F (Face): Người bệnh bị méo miệng, liệt mặt, nhân trung bị lệch.
  • A (Arm): Bệnh nhân khó cử động hoặc không thể cử động tay chân, một bên cơ thể bị tê liệt.
  • S (Speech): Người bệnh bị khó nói, dính chữ, nói ngọng, phát ra âm thanh không rõ.
  • T (Time): Khi người bệnh xuất hiện các triệu chứng trên, bạn cần đưa người bệnh đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu càng sớm càng tốt.

Bệnh đột quỵ có thể xảy ra ở bất kỳ ai, dù bạn còn trẻ hay đã về già. Hậu quả của căn bệnh này là vô cùng nghiêm trọng vì thế ngay khi phát hiện các triệu chứng bất thường của sức khỏe bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra.

Xem thêm: Trẻ Em Có Bị Đột Quỵ Không? Nên Làm Gì Khi Trẻ Đột Quỵ?

Biến chứng đột quỵ ở người trẻ

Các biến chứng đột quỵ ở người trẻ tuổi cũng nghiêm trọng như người cao tuổi. Mặc dù những người trẻ có cơ địa và thể lực tốt hơn nên khả năng phục hồi cũng sẽ nhanh hơn. Tuy nhiên trong một số trường hợp bệnh nghiêm trọng có thể khiến người bệnh bị tàn phế suốt đời.

Bên cạnh đó, biến chứng của đột quỵ còn phụ thuộc vào bị trí não bị tổn thương và khoảng thời gian được sơ cứu, cấp cứu. Dưới đây là một số biến chứng phổ biến của bệnh đột quỵ ở người trẻ tuổi bạn có thể chưa biết:

  • Người bệnh gặp khó khăn trong việc nhai nuốt khiến thức ăn hay đồ uống đi vào phổi, dẫn đến viêm phổi.
  • Tình trạng xơ vữa động mạch khiến động mạch bị thu hẹp, xơ cứng, làm tăng nguy cơ bị đau tim.
  • Gây suy giảm trí nhớ nghiêm trọng, làm tăng nguy cơ bị mắc bệnh Alzheimer.
  • Tăng nguy cơ bị trầm cảm.
  • Các chi bị co cứng khiến khả năng vận động bị hạn chế. Nghiêm trọng hơn có thể không đi lại được và phải nằm một chỗ.
  • Mất khả năng ngôn ngữ, người bệnh gặp khó khăn trong việc giao tiếp hoặc diễn đạt bằng ngôn từ cho người khác hiệu.

Bệnh đột quỵ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
Bệnh đột quỵ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Phòng ngừa đột quỵ trẻ hóa

Ở bất kỳ độ tuổi nào bạn cũng cần phòng ngừa bệnh đột quỵ ngay hôm nay để hạn chế xảy ra những tai nạn đáng tiếc. Dưới đây là một vài lưu ý quan trọng mà những người trẻ cần nắm rõ:

  • Chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày, nên ăn uống đầy đủ ngày 3 bữa, không được bỏ bữa sáng, đồng thời không nên ăn quá khuya.
  • Ăn nhiều rau củ quả, hạn chế sử dụng các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ, gia vị, muối, đường, chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, thuốc lá điện tử, ma túy,...
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để tăng cường lưu thông máu trong cơ thể, điều chỉnh cân nặng và cải thiện hệ miễn dịch. Người trẻ có thể tham gia một số bộ môn thể thao như: Đá bóng, cầu lông, gym, yoga, bơi lội, chạy bộ,... để làm giảm nguy cơ mắc bệnh đột quỵ.
  • Luôn giữ được tinh thần vui vẻ thoải mái, giảm bớt căng thẳng, áp lực, stress trong cuộc sống. Bạn hãy dành nhiều thời gian để thư giãn bằng việc đọc sách, nghe nhạc, xem phim, ngồi thiền, nói chuyện với bạn bè người thân,...
  • Những người có bệnh nền như tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao, máu nhiễm mỡ, rung nhĩ,... nên tích cực điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ chuyên khoa.
  • Nếu trong gia đình của bạn từng có người bị đột quỵ, mắc các bệnh tim mạch, nhanh đông máu,... thì nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để loại trừ khả năng bị bệnh.
  • Nên chủ động đi khám bác sĩ định kỳ để kiểm tra các vấn đề về sức khỏe. Từ đó có thể đưa ra được phương án điều trị kịp thời, phù hợp.

Đột quỵ trẻ hóa đang ngày càng có nguy cơ tăng cao, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì vậy phòng ngừa bệnh từ sớm là điều vô cùng quan trọng. Bạn hãy thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt của mình một cách lành mạnh để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, tránh được nhiều bệnh tật nguy hiểm.

Không nên bỏ lỡ: 

Câu hỏi thường gặp

Đột Quỵ Có Chữa Được Không?

Đột quỵ là một căn bệnh nguy hiểm có thể xảy đến với bất kỳ ai. Tỷ lệ bệnh nhân được chữa khỏi và hồi phục sau khi bị đột quỵ là rất thấp. Vậy bị  đột quỵ có chữa được không? Phòng ngừa và sơ cứu căn bệnh này...

Đột Quỵ Xảy Ra Ở Độ Tuổi Nào?

Đột quỵ là một trong những bệnh lý nguy hiểm và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Kể cả sau khi bị đột quỵ người bệnh nếu cứu chữa được cũng sẽ phải đối mặt với các vấn đề như: Rối loạn ngôn ngữ, suy...

Trẻ Em Có Bị Đột Quỵ Không?

Đột quỵ là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vậy câu hỏi ở đây là trẻ em có bị đột quỵ không? Khi trẻ bị đột quỵ cần xử lý như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cùng các bậc...

Sản phẩm liên quan

Bệnh liên quan

Bài viết liên quan

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *